Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8982 người đang online, trong đó có 1366 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122516 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Nhà máy điện của nông dân
    TT - Trong tình hình căng thẳng điện như hiện nay, nông dân nhiều nơi đã có sáng kiến tự chế các “nhà máy” điện phục vụ việc sản xuất, sinh hoạt của mình và cả người dân trong thôn xóm.



    [​IMG]
    Như “đống sắt vụn” nhưng máy phát điện biogas của ông Hai Mun giải nhiệt được những ngày nắng nóng, cúp điện - Ảnh: Quốc Việt Các thanh niên đang dán mắt, reo hò ầm ĩ trước tivi màn hình lớn phát trực tiếp trận đấu bóng đá World Cup 2010. Mấy chiếc quạt máy quay vù vù giải nhiệt thời tiết nóng bức. Phía sau nhà, trại heo cũng được thông gió và làm mát bằng các dàn máy lạnh tự chế. Nhìn cảnh người dân sử dụng đồ điện thoải mái này, hiếm ai nghĩ điện lưới khu vực này đã bị “liệt” hoàn toàn vì cúp điện...
    Không sợ cúp điện
    Thấy tôi vã mồ hôi vì đường xa, ông Trần Văn Tâm ở ấp Phú Trung, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM, kêu con bật thêm quạt, rồi mở tủ lạnh lấy nước mát mời khách. Tôi ngạc nhiên vì trước lúc ghé vô đây đã được biết khu này bị cúp điện cả ngày. Ông Tâm mở thêm mấy cái bóng đèn, cười rổn rảng: “Nói thiệt bụng có cúp điện cả tháng tui cũng không ngán”. Tôi đảo mắt tìm máy phát điện chạy xăng, dầu nhưng không thấy. Ông Tâm hiểu ý: “Dân quê mần đâu ra tiền mà xài máy xăng. Tụi tui phải tự chế thôi”.

    Tự cứu
    Ngoài máy phát điện biogas hoặc sức nước, nhiều nông dân còn tự mày mò chế tạo các máy phát điện chạy xăng. Họ mua những loại dynamo cỡ nhỏ, rẻ tiền rồi biến đổi lại những chiếc máy chạy xe, ghe tàu cũ, kể cả máy cày hư ở nhà để gắn kết đồng bộ thành máy phát điện. Sản phẩm tự chế của các “kỹ sư hai lúa” này tuy tạm bợ và công suất nhỏ nhưng có thể tạm thắp sáng, xem tivi và chạy quạt giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, cúp điện.
    Theo ông Tâm, tôi ra sau nhà tham quan “nhà máy” điện đặc biệt của gia đình. Thật bất ngờ, đó lại là một chiếc máy cũ kỹ, gỉ sét, được lắp ráp tạm bợ như đống sắt vụn. Ấn tượng duy nhất là những dây nhợ lằng nhằng nối vào nó. Đầu vào của máy là ống nhựa lớn như dây dẫn bình gas, còn đầu ra là mấy sợi dây điện khá lớn.
    Theo ông Tâm, máy này đang phát đến 10kW điện nên phải cần dây điện lớn để đủ tải cho những thiết bị máy bơm, tivi, tủ lạnh, quạt máy, bóng đèn. Tuy nhiên, “mạch máu” quan trọng nhất của máy phát điện tự chế này lại là đoạn ống nhựa có một đầu nối vào máy, còn đầu kia nối với... hầm phân heo.
    Chờ tôi lên nhà trên tận hưởng các thiết bị điện tiện ích trong mùa nắng nóng và điện lưới quốc gia bị chập chờn, ông Tâm mới hướng dẫn tôi tìm hiểu cặn kẽ máy phát điện độc đáo của mình. “Bình xăng” của máy phát điện này là một... hố bom to chành ành ở vườn sau. Phân heo từ trại nuôi kế bên chảy tọt xuống đó.
    Ông Tâm thu khí biogas bằng cách trùm bạt nhựa kín lên mặt hố bom. Một ống nhựa dẫn khí biogas thu được từ hố bom nối vào máy phát điện. Và thế là trong lúc người dân ở các khu vực khác đang khốn khổ vì cúp điện, lúc nào ông Tâm cũng có 10kW điện tự chủ của riêng mình.
    Gia đình sử dụng không hết điện, ông Tâm câu dây điện cho thêm hàng xóm, bà con ở kế bên. Họ xài ké điện thừa nhưng vẫn sử dụng được tivi, quạt máy, bóng đèn, máy bơm nước... thoải mái mà không cần điện lưới quốc gia. Tính ra, mỗi tháng ông Tâm tiết kiệm khoảng 3 triệu đồng so với giá điện nhà nước. Ông tiết lộ kế hoạch sắp tới sẽ phát triển số lượng đàn heo và tăng máy phát điện lên 15-20kW nhờ thêm lượng biogas chạy máy. Lúc đó, ông sẽ dư thêm điện để chia cho nhiều nhà hàng xóm hơn.
    Gần nhà ông Tâm, ngôi nhà cao tầng của chị Nguyễn Thị Thảo cũng đang sáng rực ánh đèn trong lúc điện lưới đang cúp. Ngoài sử dụng các đồ điện thông thường như quạt, đèn, tivi, tủ lạnh, máy giặt..., nhà chị còn chạy cả máy lạnh trong phòng ngủ, máy hàn ở xưởng cơ khí. Và tất cả đều trông chờ vào máy phát điện chạy bằng... hầm phân heo.
    Ở ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, nhà các ông Hai Mun, Sáu Sanh... cũng chạy máy quạt mát rượi và thoải mái reo hò với bóng đá World Cup giữa ngày cúp điện. Ông Hai Mun cười khà khà chỉ tôi xem năng lượng chạy máy phát điện 5kW của mình không phải bằng xăng dầu, cũng không phải bằng phân heo, mà từ... phân bò và “gia tăng” một chút phân gà.
    Rời Củ Chi, tôi qua các địa phương khác cũng chứng kiến nhiều nông dân đang chủ động thay thế dần nguồn điện lưới quốc gia bằng điện từ nguồn phân thải chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Dục, ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, kể đã tự phát điện được hơn 10 năm. Chiếc máy 7,5kW của ông có thể chạy suốt ngày bằng biogas từ trại heo 1.000 con. Ngoài điện phục vụ gia đình và trại heo, ông còn tự cung đủ điện để chạy nhà máy xay xát nông sản và thức ăn gia súc. “Cái hay nhất là mình có thể chủ động hoàn toàn được nguồn điện bất cứ lúc nào mà không cần lưới điện nhà nước...” - ông Dục tâm sự.


    [​IMG]
    Giữa ngày cúp điện nhưng “hai lúa” Trần Văn Tâm vẫn phát được điện để xem bóng đá - Ảnh: Quốc Việt Tâm sự lý do chế tạo máy, những “hai lúa”
    không bó tay chịu đựng sinh hoạt khổ sở vì cúp điện này nói ban đầu cũng chỉ vì điện lưới quốc gia không bảo đảm nhu cầu điện của họ. Sau đó, họ nhanh chóng thấy rõ tiện ích khi vừa chủ động được nguồn điện rẻ tiền vừa giải quyết vấn đề môi trường. Việc xử lý chất thải và mùi hôi, ruồi nhặng từ các trại chăn nuôi trước đây luôn là nỗi ám ảnh của cả chủ nuôi lẫn dân địa phương.
    Từ khi các máy phát điện biogas được phổ biến, các trại chăn nuôi hạ được giá thành, bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt họ đã tự vượt qua tình trạng ngắc ngoải phụ thuộc sự chập chờn của lưới điện quốc gia.
    Phát minh “độc”
    Nhớ lại hồi anh Phong, chồng mình, mày mò nghiên cứu chế tạo máy phát điện biogas, chị Nguyễn Thị Thảo cười tự hào: “Bận đó nhiều người chê ông xã tui quá xá. Họ nói cạnh tranh với các kỹ sư chi cho mệt, mua máy phát điện chạy xăng cho khỏe. Nhưng ổng vẫn mày mò làm. Đến khi máy phát điện chạy bằng phân heo của ổng thành công, chính những người chê bai lúc trước lại đến hỏi han công nghệ”.
    Kể chuyện mình, ông Trần Văn Tâm cũng cười khà khà nói phải mất gần một năm học hỏi và mày mò nghiên cứu chế tạo máy phát điện. Đầu tiên, ông sử dụng phân chăn nuôi để làm biogas nấu nướng nhưng vẫn thừa gas. Sau đó, ông nghĩ nếu nguồn khí này đốt lửa được cũng sẽ chạy được máy phát điện. Ông lùng sục máy xe hơi phế thải và mua dynamo phát điện về nghiên cứu gắn kết đồng bộ. Sau khi tự tay “phá nát” hai chiếc máy xe, ông đã có thể mày mò được công nghệ phát điện từ phân thải chăn nuôi. Ông chế tạo luôn một lúc hai chiếc máy 7,5kWvà 10kW để thay phiên nhau cung cấp điện suốt những ngày điện lưới bị cúp.
    Theo ông Tâm, công nghệ chế tạo máy phát điện bằng biogas hiện nay đã phổ biến rộng và rẻ tiền, dễ sử dụng. Mấu chốt quan trọng nhất là nguồn cung năng lượng cho máy từ phân thải chăn nuôi. Chỉ đàn heo hay trâu, bò từ 30 con trở lên đã có thể cung cấp được biogas cho những máy phát điện cỡ nhỏ. Riêng những trại heo công nghiệp có quy mô từ vài trăm đến vài ngàn con thì vận hành được máy phát điện 10-50kW.
    Hiện nay, ngoài chế tạo máy phát điện sử dụng gia đình, những “hai lúa” này còn cung cấp cả máy cho khách hàng có nhu cầu. Riêng ông Tâm đã bán được khoảng 30 máy đi khắp miền Tây, Đông Nam bộ, miền Trung... Trong đó có máy lên đến 20kW, đủ điện sử dụng cho cả xóm dân. Giá thành mỗi máy của ông bán chỉ 10-20 triệu đồng, được bảo hành và có thể sử dụng nhiều năm nếu bảo trì kỹ.
    Ở Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Dục đã bán gần 70 máy phát điện của mình. Chiếc máy lớn nhất mà ông chế tạo lên đến 60kW có thể thắp sáng và chạy quạt mát cho cả ấp dân cư trong những đêm hè mất điện, nóng bức. Đặc biệt, ông từng khảo sát, thiết kế một số máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước ở các con suối vùng cao.
    “Bà con trên đây thường chăn nuôi nhỏ, không đủ biogas để chạy máy phát điện nên phải sử dụng sức nước” - ông Dục cho biết thêm việc lắp ráp máy phát điện từ các con suối đơn giản, nhưng đòi hỏi người lắp ráp phải đi khảo sát thực tế. Với những con suối nhỏ, điện phát yếu nhưng cũng có thể thắp sáng được vài bóng đèn hay tivi nhỏ để giải quyết nhu cầu giải trí cho dân vùng cao.
    QUỐC VIỆT
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hà Tĩnh:
    Nuôi chồn lông nhung - Hướng đi mới giúp người nông dân Quang Lộc xoá đói giảm nghèo

    Cập nhật lúc: 14:55 04/10/2012
    [​IMG]
    Anh Trần Chí Dũng, xóm Yên Bình, xã Quang Lộc chăm sóc đàn chồn giống
    Thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã Quang Lộc ở huyện Can Lộc đã tăng cường vận động nhân dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới. Nuôi chồn nhung là mô hình đang có triển vọng và đạt hiệu quả kinh tế cao người dân.


    Qua các phương tiện thông tin đại chúng và phổ biến của cán bộ địa phương, gia đình anh Trần Chí Dũng xóm Yên Bình, xã Quang Lộc hiểu được rằng để xây dựng NTM thì trước hết phải tăng cường phát triển kinh tế gia đình, vì vậy ngoài việc chăn nuôi các vật nuôi truyền thống, anh đã chọn chồn lông nhung du nhập để nuôi thử nghiệm.

    Đầu năm 2012 anh đi ra tận Hoà Bình “tầm sư, học đạo” kỹ thuật nuôi chồn nhung. Sau khi có kỹ thuật, anh Dũng mạnh dạn đầu tư trên 70 triệu đồng để mua về 16 cặp chồn lông nhung nuôi trong 3 chuồng tại gia đình, mỗi cặp trị giá 4 triệu đồng, cùng với chi phí 2,5 triệu đồng/chuồng nuôi trại. Mặc dù là đối tượng nuôi mới lần đầu tiên đưa nuôi song nhờ được học hỏi về kỹ thuật nuôi nhím nên đàn chồn lông nhung đã thể hiện sự thích nghi trên vùng quê mới. Anh Dũng cho biết: “Nuôi chồn nhung chỉ đầu tư một khoản tiền ban đầu để mua giống, thức ăn rất phong phú có thể là thức ăn xanh, thức ăn tinh hoặc củ quả, phế phụ phẩm nông nghiệp”.

    [​IMG]
    Nuôi chồn lông nhung hướng đi mới của người dân xã Quang Lộc

    Theo kinh nghiệm của anh Dũng, chồn nhung là động vật hoang dã nên nuôi rất dễ, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo chuồng luôn khô, thoáng, thì chồn rất ít khi bị bệnh, chỉ có bị bệnh tiêu chảy trị được bằng thuốc đi ngoài dạng viên của người. Khi chồn cái có biểu hiện kêu, phá chuồng, bỏ ăn phải bắt chồn ra ô khác để cho giao phối, giai đoạn mang bầu lại bắt trở lại vào chuồng ban đầu. Chồn lông nhung có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa; mỗi lứa trung bình từ 3-4 con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày, thời gian cai sữa cho chồn con là 20-21 ngày. Thường sau khi cai sữa xong từ 1-3 ngày, chồn cái lại động dục, đây là thời điểm người chăn nuôi có thể cho giao phối lần tiếp theo. Đối với chồn hậu bị chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh sản, vào khoảng 50-60 ngày chúng có những biểu hiện động dục đầu tiên. Tuy nhiên, không nên để chồn tự do ghép đôi giao phối ở thời điểm này mà nên để chồn khoảng 70-80 ngày tuổi đối với con cái, 90-100 ngày tuổi đối với con đực mới cho giao phối vì thời điểm đó chồn mới phát triển thành thục các cơ quan sinh dục. Tỷ lệ ghép phối, đối với chồn được nuôi theo nhóm quần thể có thể ghép phối theo tỷ lệ 1 đực 4 cái.

    Hiện nay, trên địa bàn xã Quang Lộc không riêng gia đình anh Dũng mà còn nhiều hộ đã tham gia mô hình này. Toàn bộ đầu ra của sản phẩm các gia đình đều được Công ty Hoà Bình đến tận nơi thu mua chồn giống và chồn thịt, với giá từ 800 nghìn -1 triệu đồng/con (0,8 - 1kg), sau khi trừ các khoản chi phí lợi nhuận từ 500 - 600 ngàn đồng/con. Từ những kết quả bước đầu đó có thể nói nuôi chồn lông nhung là hướng đi mới giúp người nông dân Quang Lộc xoá đói giảm nghèo, hướng tới làm giàu.

    Mạnh dạn với một hướng đi mới như nuôi chồn nhung của những hộ gia đình ở xã Quang Lộc không chỉ thể hiện khát vọng làm giàu chính đáng trên quê hương mình mà đây còn là cũng đã thể hiện quyết tâm cao góp sức mình trong bước đường đi đến thành công xây dựng NTM tại địa phương.

    Ngô Đức Thắng

    Con này thuộc loài chuột , gọi chồn là sai !

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cá trê Phú Quốc có tên khoa học và được công nhận


    Cập nhật lúc 08h13' ngày 22/09/2011



    [​IMG] Xem thêm: cá trê phú quốc, clarias gracilentus ng, dang & nguyen, cá trê, nguồn giống, sinh sản, nhân giống

    Cá trê Phú Quốc - một loài cá mới được phát hiện tại Việt Nam đã được định danh và có tên khoa học là Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen và đã được thế giới công nhận.
    Bước đầu đã nhân giống cho cá sinh sản thành công ở huyện Giồng Riềng và đang hoàn thiện quy trình sinh sản, chủ động nguồn giống chất lượng để nông dân nuôi cá thương phẩm tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang.
    Thạc sỹ Đặng Khánh Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, chủ đề tài nghiên cứu khoa học về cá trê Phú Quốc cho biết, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ hơn 200 triệu đồng để nghiên cứu đề tài khoa học về cá trê Phú Quốc và chuẩn bị báo cáo nghiệm thu vào tháng 10.
    [​IMG]
    Cá trê Clarias gracilentus Ng
    Cá trê Phú Quốc giống với cá loài C. nieuhofii, C. pseudonieuhofii C. nigricans, nhưng có thể phân biệt với các loài trên về các chỉ tiêu hình thái, đặc điểm các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không dính liền nhau, thân dài.
    Loài cá trê này sống theo khe suối nước ngọt trên đảo Phú Quốc, có đặc tính hung dữ và hoạt động nhanh nhẹn hơn nhiều so với các loài cá trê thường biết.
    [​IMG]
    Cá trê suối còn được người dân Phú Quốc gọi cá trình suối và đã sinh sống, tồn tại ở hòn đảo này nhiều thập kỷ.
    Hiện nay, loài cá trê này còn lại rất ít do người dân đánh bắt nhiều, trong khi khả năng sinh sản tự nhiên kém. Vì vậy, việc nhân tạo giống cá trê Phú Quốc thành công là niềm khích lệ đối nhiều hộ nông dân nuôi trồng hải sản tại huyện đảo và những địa phương khác.
    Mới đây, ngày 17/9 tại huyện đảo Phú Quốc, hội thảo thực nghiệm nuôi cá trê Phú Quốc thương phẩm bằng con giống nhân tạo đã được tổ chức nhằm bảo tồn loài cá này (vì đây là loài cá đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc); đồng thời góp phần tăng thu nhập cho nông dân theo xu thế phát triển du lịch, là món ăn đặc sản mới của đảo.

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Người “khai sinh” cá trê Phú Quốc

    Thật không quá lời khi nói Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang là người “khai sinh” cá trê Phú Quốc được thế giới công nhận có tên khoa học Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Chính sự phát hiện và dày công nghiên cứu này, chị Hồng vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen Phụ nữ sáng tạo năm 2011.

    Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng nói: Trong nhiều lần ra công tác ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tình cờ chị phát hiện một loài “cá lạ” có hình dáng giống cá trê vàng, trê trắng, cá ngát nhưng thân có dạng hình ống giống cá chình. Hỏi cư dân xứ đảo, người này gọi “cá chình suối”, người kia nói “cá trê Phú Quốc”, thịt rất thơm ngon, thuộc loại quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, vì họ ít khi bắt được cá. Hơn nữa, không phải người dân Phú Quốc nào cũng đều biết cá chình suối hoặc được thưởng thức hương vị của nó.

    [​IMG]
    Cá trê Phú Quốc. Ảnh minh họa.

    Làm gì để bảo tồn, khôi phục loài cá quý hiếm này trước nguy cơ mất đi, đồng thời phát triển nó trở thành một đặc sản của đảo Phú Quốc là những trăn trở, suy nghĩ trong tâm trí chị Hồng. Sau một thời gian ấp ủ, đắn đo, thạc sỹ Đặng Khánh Hồng mạnh dạn viết đề cương và được Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê suối ở đảo Phú Quốc”. Sau 3 năm miệt mài nghiên cứu, tháng 10/2011, đề tài báo cáo nghiệm thu và thành công vượt ngoài sự mong đợi của thạc sỹ Đặng Khánh Hồng.

    Chị Hồng cho biết: Đây là loài cá mới ở Việt Nam, phát hiện trên đảo Phú Quốc được định danh có tên khoa học và thế giới công nhận năm 2011. Cá trê suối Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011 là loài cá mà theo những tài liệu hiện có chỉ được tìm thấy ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; đây là loài cá đặc sản nằm trong khu dự trữ sinh quyển. Cá trê Phú Quốc giống với các loài C. nieuhofii, C. pseudonieuhofii và C. nigricans, nhưng có thể phân biệt với các loài kể trên về các chỉ tiêu hình thái ở đặc điểm các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không dính liền nhau, thân dài hình ống; cá có cơ quan hô hấp phụ là cơ quan hoa khế nên có thể sống trong môi trường thiếu ô xy.

    Để triển khai thực hiện đề tài, thạc sỹ Đặng Khánh Hồng mời thạc sỹ Nguyễn Văn Tư, Phó trưởng Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng phối hợp nghiên cứu và sử dụng tên “Cá trê Phú Quốc” thay cho tên cá chình suối mà cư dân nơi hòn đảo này đã gọi. Qúa trình nghiên cứu nhận thấy cá trê Phú Quốc không giống với các loài cá trê thông thường ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu trao đổi với tiến sĩ Heok Hee Ng, một nhà ngư loại học ở Viện bảo tàng Raffles, Đại học quốc gia Singapore là tác giả của nhiều công trình về các loài cá trê mới của Châu Á và được ông đề nghị công bố cá trê Phú Quốc là loài chưa được mô tả của thế giới. Nhóm nghiên cứu gửi mẫu cá trê Phú Quốc đến Viện bảo tàng Raffles và mời tiến sĩ Heok Hee Ng cùng tham gia công bố đây là loài mới của thế giới.

    Chị Hồng cho biết: Nhóm nghiên cứu thống nhất đặt tên cá trê Phú Quốc là Clarias gracilentus. “Gracilentus” theo tiếng Latinh có nghĩa là mảnh mai. Sau khi một bài báo khoa học về cá trê Phú Quốc đăng trên tạp chí chuyên ngành Zootaxa, cá trê Phú Quốc đã chính thức có tên khoa học Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Đây là loài thuộc lớp cá xương: Osteichthyes; bộ cá nheo: Siluriformes; họ cá trê: Clariidae; giống cá trê: Clarias Scopoli 1777. Chị Hồng cho biết thêm, trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đã được nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về loài cá chình suối do một số người lớn tuổi ở đảo Phú Quốc kể lại đều khẳng định loài cá này rất quý, tinh khôn, hung dữ và đặc biệt có sức sống mạnh mẽ. Họ kể rằng, khi cư dân đánh bắt được cá to, dài khoảng 80 cm, không thể dùng hết một lần thì họ cắt khúc đuôi ăn trước, với phần đầu còn lại, cá vẫn sống 7 - 10 ngày.

    Tháng 7/2009, nhóm nghiên cứu tiến hành nhiều thực nghiệm kích thích cá sinh sản, ương nuôi cá giống và đến tháng 8 - 9/2011 đã cho sinh sản hàng loạt cá trê Phú Quốc bố mẹ, đồng thời kết hợp triển khai nhiều mô hình trình diễn nuôi cá thương phẩm tại đảo này. Hiện nay, chị Hồng đang ương đàn cá giống đầu tay hơn 7.000 con để cung cấp cho người nuôi ở đảo Phú Quốc, đồng thời đã nuôi 4 bể cá thương phẩm (diện tích 100 m²/bể), với mật độ 500 con/bể, tỷ lệ sống trên 80%. Sau 12 tháng nuôi cá cho thu hoạch 2 - 3 con/kg, trừ chi phí đầu tư sản xuất lợi nhuận 5 - 10 triệu đồng/bể.

    Kết quả nuôi cá thương phẩm cho thấy cá trê Phú Quốc tăng trưởng và phát triển tốt với thức ăn viên công nghiệp, các mô hình trình diễn đều đạt năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, dễ nuôi. Chị Hồng khẳng định: Nếu đầu tư nuôi 200 bể cá, sau một năm sẽ thu lãi 1 - 2 tỷ đồng, vừa tận dụng thời gian nông nhàn, tạo việc làm cho người dân, nhất là phụ nữ trên đảo Phú Quốc, vừa bảo tồn được loài cá quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, cung cấp món ăn đặc sản cho khách du lịch.

    Hiện nay, ngoài việc nhân rộng mô hình nuôi cá trê Phú Quốc thương phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nông dân, chị Hồng tiếp tục nghiên cứu thực hiện nhiều dự án đề tài khác giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả kinh tế. Cụ thể là “Nuôi cua biển và tôm trong rừng phòng hộ” ở 2 huyện An Biên, An Minh; “Nâng cao năng lực nông hộ nghèo từ phát triển nuôi bò” ở xã Minh Hòa (Châu Thành); “Nuôi bò để cải thiện sinh kế cho hộ nghèo” ở 2 xã Định An và Vĩnh Hòa Hưng Nam (Gò Quao)…

    Chia sẻ với mọi người bằng lòng yêu nghề và yêu người, chị Hồng bộc bạch: Tôi xuất thân từ gia đình nông dân nên thấu hiểu nỗi vất vả của nông dân. Thương nông dân nghèo quần quật trên đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm ra hạt lúa, củ khoai, con tôm, con cá… nhưng ít người giàu lên được, gặp khi mùa màng thất bát, thiên tai xảy ra thì trắng tay. Vì lẽ đó, tôi cố gắng nghiên cứu để tìm ra những mô hình kinh tế có hiệu quả, bền vững để góp phần giúp nông dân sản xuất đạt kết quả lợi nhuận cao, vươn lên làm giàu chính đáng./.

    Lê Huy Hải
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sản xuất nhân tạo giống cá trê Phú Quốc
    Thứ sáu, 21/10/2011, 08:15 GMT+7
    [​IMG]
    Từ lâu, những người dân sống ở phía bắc đảo Phú Quốc thường khai thác và sử dụng một loài cá trê có hình dáng đẹp và thịt thơm ngon, gọi là “cá chình suối” do cá có dạng hình ống (giống hình dạng cá chình) hay “cá trê suối” do cá sống trong các bưng suối trong rừng.
    Theo các vị cao niên đã từng biết đến cá này thì đây là loài cá quý, tinh khôn, hung dữ và có sức sống mạnh mẽ. Nhận thấy đây là cá quý và có nguy cơ tuyệt chủng do sự khai thác không được kiểm soát, ThS. Đặng Khánh Hồng, phó giám đốc Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Kiên Giang đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê suối ở đảo Phú Quốc”.
    Để xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá trê Phú Quốc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thực nghiệm kích thích cá sinh sản và ươm nuôi cá giống. Trong các thực nghiệm, cá bố mẹ được cho sinh sản với chất kích thích là HCG (******** tố nhau thai), gieo tinh nhân tạo, ấp trứng trong các dụng cụ có sục khí và ươm giống với thức ăn ban đầu là trứng nước (Moina) và trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri). Trong tháng 8 và 9/2011, nhóm nghiên cứu đã cho sinh sản hàng loạt cá trê bố mẹ và hàng trăm ngàn cá giống đang được ươm tại huyện đảo Phú Quốc.
    Cùng với việc cho cá bố mẹ sinh sản, trong hai năm 2010 và 2011, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Kiên Giang cũng đã triển khai nhiều mô hình trình diễn nuôi thịt cá trê Phú Quốc ở các nông hộ ngay tại đảo. Kết quả nuôi thịt cho thấy cá trê Phú Quốc có thể tăng trưởng tốt với thức ăn viên. Các mô hình trình diễn đều đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.



    MAI CHI
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá trê Phú Quốc – Nghề nhiều triển vọng

    07-09-2012
    Cá trê Phú Quốc. Trước khi có cái tên chính thức này, chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Do đặc điểm chỉ sống ở suối, thân dài hình ống, hơi dẹp về phía dưới đuôi trông giống cá chình, nhưng phần đầu lại giống cá trê, thế nên lâu nay người dân địa phương hay gọi là “cá trê suối”, “cá chình suối”, có người ghép 2 chữ thành “cá trê – chình suối”. Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng ai cũng biết chúng chỉ có một và loài cá này phẩm chất thịt ngon, đang được nhiều thực khách ưa chuộng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thực tế những năm qua, giá cá trê Phú Quốc thương phẩm ngày càng tăng, có thời điểm gần 200.000 đồng/kg. Nên những cuộc khai thác ngoài tự nhiên tăng lên dày đặc hơn. Một mặt khai thác cá lớn để bán cho tiêu dùng, mặt khác khai thác cá giống phục vụ nhu cầu nuôi trong ao hồ. Vì lẽ đó, đã làm cho nguồn cá ngoài tự nhiên dần dần bị cạn kiệt. Đó là chưa kể đến chuyện nuôi cá trê Phú Quốc theo kiểu “vỗ béo” như thế cũng còn vướn không ít khó khăn.
    Như hộ của ông Huỳnh Ngọc Ẩn ở xã Cửa Cạn, đã có thâm niên nhiều năm nuôi cá Trê Phú Quốc theo kiểu vỗ béo nhưng ông vẫn gặp khó khăn với loài cá vốn có lối sống hoang dã này.
    Trước thực tế đó, từ năm 2008, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, lập dự án “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm, cá trê suối ở đảo Phú Quốc”, do Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ đề tài. Sau 3 năm theo dõi, nghiên cứu và kết hợp với nhiều cộng sự trong và ngoài nước, cuối năm 2011, cái tên khoa học chính thức của loài cá sống nước ngọt này được Thế giới công nhận đó là Cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Tuy nhiên, để ngắn gọn dễ hiểu, người ta cho phép gọi là Cá Trê Phú Quốc.
    Được biết đây là một loài cá mới ở Việt Nam, chỉ được tìm thấy duy nhất trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nên chúng cũng được xem là một đặc sản quý của địa phương này và cần được bảo tồn. Đó cũng là lý do khá đặc biệt mà để tài nghiên cứu này hướng đến. Cũng trong năm 2011 Trung tâm KNKN tỉnh kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Quốc, tiến hành đầu tư thí điểm 4 mô hình nuôi cá trê Phú Quốc trên bể lót bạt. Quy mô mỗi mô hình 100 m2, thả 500 con giống. Sau gần 1 năm theo dõi, mô hình được người dân đánh giá là đạt hiệu quả.
    Theo chiết tính của người dân, với số lượng 500 con giống, sau 12 tháng thả nuôi, tính hao hụt cho phép là từ 10% – 20%, giá bán khoảng 120 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/kg, bà con sẽ còn thu lãi gần 15 triệu đồng; trong khi vốn đầu tư chỉ khoảng 10 triệu đồng.
    Nhiều bà con cho biết, nếu có điều kiện về nguồn nước ngọt thì nuôi cá trong ao đất sẽ giảm chi phí hơn, bởi ao đất dễ thay nước nên bà con sẽ có điều kiện tăng lượng thức ăn bằng cá tươi thay vì cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, nuôi trong ao đất bà con khó kiểm soát đàn cá hơn trên ao lót bạt. Vì vậy, nuôi cá trê trên ao lót bạt phù hợp với nhiều đối tượng nông dân hơn, dễ đầu tư hơn và sẽ là mô hình được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
    Kết quả hiện nay cho thấy, tuy vẫn có hao hụt nhiều nhưng ngành chức năng đã khẳng định cá trê Phú Quốc vẫn thích nghi với môi trường nuôi trong ao hồ và phù hợp được với thức ăn công nghiệp, không xảy ra dịch bệnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những người yêu thích loài cá này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đáng mừng hơn là nhóm thực hiện đề tài đã cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo thành công. Do đó, trong thời gian tới, bà con sẽ có nguồn con giống ổn định, đồng đều để phục vụ nhu cầu nuôi loài cá đặc sản này trên đảo.
    Đến nay, sau 4 năm triển khai, dự án được đánh giá là thành công về mặt kỹ thuật. Nghĩa là đã khẳng định được cá trê Phú Quốc sinh trưởng và sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhân tạo. Tuy nhiên, vấn đề mà bà con quan tâm hiện nay là yếu tố thị trường. Mặc dù là đặc sản của Phú Quốc nhưng Cá Trê Phú Quốc vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng, sức tiêu thụ chưa mạnh, do đó, sau khi nuôi cá xong việc tiêu thụ cá đang khiến bà con gặp khó khăn.
    Những đợt cá giống nhân tạo đầu với số lượng trên 35 ngàn con, đang cho thấy có nhiều triển vọng để nuôi và bảo tồn nguồn cá này. Mặt khác, Phú Quốc vốn nổi tiếng là vùng đất rất hấp dẫn về du lịch với nhiều sản vật phong phú và không kém phần lạ lẫm, trong tương lai nơi đây tiếp tục là vùng đất đầy hứa hẹn để phát triển về mọi mặt. Hy vọng rồi đây người ta sẽ không những biết vùng đảo này với nước mắm, hồ tiêu, ốc hương, bào ngư, hải mã,… mà còn biết đến một đặc sản không vùng nào có được đó là cá trê suối Phú Quốc, và chính đặc sản này sẽ còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế cho nông hộ tại địa phương.
    Thúy Hằng
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhân nuôi thành công cá trê suối Phú Quốc Cập nhật lúc :11:17 AM, 18/02/2012
    Cá trê Phú Quốc (còn gọi là cá chình suối, hay cá trê suối) là loài cá quý hiếm, chỉ có ở Phú Quốc, Kiên Giang.


    Nhóm nghiên cứu do ThS. Đặng Khánh Hồng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư Kiên Giang làm chủ nhiệm đề tài đã có một nghiên cứu về loài cá này, xác định đây là loài cá mới trên thế giới.

    Sau khi bài báo khoa học về cá trê Phú Quốc được công bố trên tạp chí chuyên ngành Zootaxa, cá chình suối đã chính thức có tên là Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011.

    [​IMG]
    Cá trê suối (Ảnh: Trương Anh Sáng)
    Mấy năm trở về trước, người dân sống ở ven các dòng suối chỉ quen khai thác, chưa biết nuôi thương phẩm nên số lượng cá ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ khi cá trê suối Phú Quốc được Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư Kiên Giang nhân giống thành công, đến nay, cả huyện có trên dưới 50 hộ nuôi. Tỷ lệ sống của cá rất cao, cho sản lượng thu hoạch từ 90-100kg/1 ao (100m2), trọng lượng cá đạt trung bình 0,55kg/con. Cá thương phẩm có giá 120.000đ/kg ở địa phương, 200.000đ/kg ở Rạch Giá. Sau 12 tháng nuôi, mỗi hộ thu lợi nhuận hơn 11,1 triệu đồng/ao.

    Cá trê suối Phú Quốc có phẩm chất thịt thơm ngon, hơi dai, chắc thịt. Cá có thể làm nhiều món như nấu canh chua, nấu mẻ, nướng cuốn bánh tráng, hấp hèm.. và hiện đang được xem là đặc sản của Phú Quốc.

    Trương Anh Sáng
  8. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296
    Hay quá, cám ơn pác chủ top.[};-
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phương pháp nuôi sâu gạo(superworm)




    Cách đây không lâu, tôi có viết sơ qua về cách nuôi và gây giống sâu superworm như là một món thức ăn để đổi món cho cá rồng . Trong bài ấy, tôi chỉ viết thoáng qua, không chi tiết và một vài bí quyết để kích sâu superworms sanh sản, vì thiết nghĩ bên Vietnam mình chưa có giống sâu này . Nhưng tôi đã nhầm to, hôm qua có một bác trong đây đã pm cho tôi, và hỏi về cách gây giống sâu cá rồng, vì đã có lấy được giống sâu này, nên tôi thiết nghĩ một bài viết chi tiết cặn kẽ và một vài bí quyết sẻ giúp các bạn chơi cá rồng vừa đỡ tốn tiền, vừa bổ ích cho sức khỏe của cá rồng, vì sâu superworms rất được cá rồng ưa chuông. Superworms đối với cá rồng tôi nghĩ cũng ngon như tôm hùm đối với chúng ta . [​IMG] [​IMG] . Xin lưu ý môt điều là cá rồng sau khi an sâu superworm trong vài ngày, sẻ đâm ra nghiện như nghiện ma túy, và sẻ từ chối tất cả mọi thứ thức ăn khác mà chúng đã quen ăn . Vì thế, các bạn nào đang có ý định cho cá rồng ăn loại sâu này nên cẩn thận đấy [​IMG] . Tôi sẻ đính kèm một số ảnh trong bài viết để minh họa cho những gì tôi miêu tả trong bài viết .Tất cả các ảnh minh họa đính kèm là ảnh của tôi chụp trong quá khứ và hiện tại, vì tôi đã và đang nuôi giống sâu này cho đám cá rồng của tôi ăn .
    Sâu superworm có tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm . Chúng rất dể nuôi, và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẻ sống đến 6-7 tháng . Yếu tố sống lâu, và không cần sự bảo quản kỷ làm cho giống sâu superworm trở thành món thức ăn rất được ưa chuộng cho các nghệ nhân chơi các loài chim cảnh ăn sâu, và dĩ nhiên là các bạn chơi cá rồng .
    Phương thức nuôi dưỡng sâu superworm
    Sâu superworm có thể nuôi được trong một thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lit nước . Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm . Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con sâu superworms . Thức ăn chủ yếu của chúng là từ lớp cám thức ăn của gà con .Ngoài ra táo, khoai tây, cà rốt, cắt từng lát mỏng, và rau xà lách là nguồn thức ăn cung cấp nước cho giống sâu này . Khoảng 2-3 tháng, bạn nên thay lớp cám trong thùng, vì bọn sâu này sẻ ăn hết loại cám này . Môt điều nên ghi nhớ là các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu, nên được thay mổi 3-4 ngày/lần, vì nếu thiếu chúng, sâu sẻ tự ăn thịt lẩn nhau để thay thế cho nguồn nước .
    Nếu bạn muốn thêm chất bổ dưỡng cho cá rồng hay các chú chim quý của mình, thì có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô đã có sẳn vitamins, khi chúng đã ăn no, thì thảy cho cá hay chim ăn trong vòng 24 tiếng sau sâu đã ăn các loại thức ăn bổ dưỡng kia . Nuôi sâu superworms chỉ có thế, rất đơn giản và sạch sẻ nhẹ nhàng, nhưng kết quả thì tuyệt vời, vì nếu bạn muốn cá rồng lớn nhanh, các cơ bắp phát triên tốt, và bản ngang to, thì sâu superworms là nguồn thức ăn tuyệt vời .
    Một điều xin lưu ý là sâu superworms chịu lanh rất dỡ, ở nhiệt độ dưới 17 độ C, bọn chúng sẻ chết một cách mau lẹ . Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu là là từ 21-27 độ C .
    Phương cách gây giống sâu superworms
    Nếu bạn muốn nuôi để lấy giống , thì mọi chuyện lại khác, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẩn, và nắm bắt vài quyết để kích thích giống sâu này từ sâu ---> con nhộng ----> con bọ ---> giao phối và đẻ trứng --->sâu .
    Nếu bạn nào có ý định gây giống xin đọc kỷ phần này, bí quyết rất đơn giản . [​IMG]
    Nếu bạn chỉ nuôi mà không kích thích giống sâu này, thì bọn chúng sẻ chẳng bao giờ thành con nhộng cả, vì chúng sẻ ăn, ăn và sau 6-7 tháng thì lăn ra mà chết . Muốn kích thích chúng thành con nhộng, bạn nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu superworm vào, và đậy nấp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Trong trường hợp của tôi, tôi dùng các hộp đưng film chup ảnh loại 25mm (35mm film canister) . Nấp đậy nên khoét lổ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối như vừa miêu tả trên, chúng sẻ bị "stress" trầm trọng, và sẻ biến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Khi bắt đầu, bạn nên chọn 50-100 con sâu superworms để biết chắc trong 50-100 con này, bạn sẻ có đủ sâu đực và sâu cái .
    [​IMG]
    Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần , sâu vì bị bắt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẻ trở thành con nhộng . Con nhộng trong thời gian 2-3 tuần sẻ không ăn uống chi cả, mà sẻ từ từ biến dạng thành con bo.
    Sau khi biến dạng thành con bọ, sau khoảng 24-48 tiếng, chúng sẻ cứng cáp, lúc này bạn có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra anh sắng (không bao giờ để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẻ chết trong khoảng 1/2 tiêng), nơi chúng sẻ giao hợp và sinh sản . Bên trong thùng, như đã miêu tả ở trên là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3 cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các con bọ, không nên để chung các con bọ đen với đám sâu superworms . Trong khoảng 2 tuần đầu, con bọ sẻ không làm chi cả, mà chỉ hút nước từ các miếng táo được lát mỏng . Đây là một bí quyết thứ hai, vì con bọ sẻ không làm chi cả cho đến khi chúng uống đầy đủ nước, vì thế trong thời gian 2 tuần này, bạn nên thay táo hay khoai tây mổi 2- 3 ngày . Sau khoảng 2 tuần, chúng sẻ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trúng gà đả được đặc sẳn cho chúng . Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẻ giao hợp và đẻ trứng . Phần lớn chúng làm chuyện truyền giống phần nhiều về đêm . Trứng sẻ rất nhỏ li ti, khó lòng mà thấy được, nhưng bạn hảy vững tin là trứng sâu nằm trên các vỉ trứng . Trứng sẻ nở ở nhiệt độ từ 22-27 độ C. Trong thời gian này, không nên đụng cham, di chuyển bất ky mọi vật gì trong thùng, cứ để cho các em nó được tư nhiên mà làm chuyện ấy, bạn mà tay máy tay chân, thì hỏng hết mọi chuyện đấy [​IMG]
    [​IMG] Không nên để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, vì nếu trường hợp đó xảy ra, trứng sẻ khó lòng mà nở được . Mổi mọt con bọ cái có thể đẻ được 500-800 trứng . Các con bọ đen, sau sẻ chết đi khoảng 4-6 tuần sau khi biến dạng thành con bọ . Nhưng lúc này bạn đã có cả hàng vạn con sâu superworms, hay nhiều hơn thế nửa cho cá rồng hay chim ăn, nên các con bọ này có chết đi, thì chúng ta lại gầy bầy mới [​IMG]
    [​IMG]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://agriviet.com/home/threads/66008-Huong-dan-nuoi-superworm#axzz1b7G3Nf63

    Kinh nghiệm nuôi siêu sâu của nick winwin79 diễn đàn Agriviet :

    Hướng dẫn nuôi superworm

    Thông qua học hỏi kỹ thuật từ diễn đàn của Agriviet, Tui đã mày mò nuôi superworm hơn 2 năm qua, tuy chưa thể nói là thành công, nhưng có một số kinh nghiệm Tui muốn chia sẽ và nhận sự đóng góp của ACE. Đây chỉ là ý kiến cá nhân, nếu có gì không hợp ý với quý ACE xin vui lòng bỏ qua.

    1. Những điều kiện để nuôi superworm:


    - Nếu bạn có nhiều thời gian rãnh.

    - Nếu bạn có mặt bằng trống mà không làm gì.
    - Nếu bạn có thể tận dụng được nguồn rau xanh, hoa quả, hàng bông, khoai mỳ, ngô (bắp)...

    Nếu bạn không có những lợi thế trên thì không nên nuôi làm gì, sẽ không có lời đâu, đừng tin vào những lời có cánh "dễ ăn" trên các diễn đàn mà lầm!


    2. Điều kiện về chuồng trại và dịch hại.



    Về chuồng nuôi:

    Nếu có nhiều tiền thì xây phòng kín, gắn điều hòa, nhưng sẽ tốn tiền điện và lỗ chắc.

    Bình thường thì chọn nơi khô ráo, thoáng, nhiều gió, xa các ao hồ cống rãnh.

    Xây như thế nào thì tùy vào các bạn nhưng phải đảm bảo các điều kiện cao:

    1. Chống dột tốt.
    2. Nhiệt độ không quá cao (từ 37 độ C trở lên là superworm bắt đầu ngủm rồi).
    3. Chống chuột, chống kiến.
    4. Thông gió tốt, rất quan trọng nha, thông gió sẽ làm giảm độ ẩm trong chuồng nuôi và làm mát chuồng nuôi, nóng quá sâu chết, ẩm quá mốc sẽ mộc đầy thức ăn, phát sinh thêm con mạt.

    Sau khi có chuồng thì làm giàn để khay nuôi sâu lên, giàn kệ có thể làm bằng sắt v lỗ hoặc mua cây gỗ cũ về làm. Kích thước của giàn, của kệ thiết kế cho phù hợp với loại dụng cụ mà bạn dùng để nuôi sâu, bọ.


    Kinh nghiệm: "Bạn chỉ có thể nuôi sâu một lớp dầy không quá 7 cm", nuôi dầy quá sâu bị nóng do nhiệt của chính nó tạo ra, mà hông có biện pháp giải nhiệt tốt thì nó sẽ chết... chắc.

    Về dụng cụ để nuôi sâu: Bạn có thể dùng bất cứ loại nào sâu đây: Khay, xô, chậu, thùng, lu, hủ... miễn là phải làm sao để sâu bọ khỏi bò ra ngoài tùm lum thôi.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này