1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3309 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122869 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hốt bạc từ sâu và rắn mối

    23 năm tâm huyết với nghề dạy học, thầy giáo Phạm Văn Bé ở ấp Đức Ngãi I, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, Long An, còn có niềm say mê chăn nuôi.


    Ngoài lương giáo viên, mỗi tháng thầy Bé còn thu lãi trên 42 triệu đồng từ bán sâu (sâu super Worm) và rắn mối.
    Thầy Bé tâm sự, năm 2009 thấy phong trào nuôi chim cảnh ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận nở rộ, nhu cầu thức ăn cho chim rất lớn, thầy quyết định nuôi sâu để bán. Thầy lên mạng tìm tài liệu về nuôi sâu. Đến nay với 200m2 đất phía sau nhà, thầy làm 240 khay, để nuôi sâu.


    [​IMG]

    Thầy Phạm Văn Bé (trái) giới thiệu khu nuôi sâu.

    Thầy Bé cho biết, sâu từ lúc đẻ trứng đến lúc bán khoảng 2 tháng, trung bình mỗi tháng thầy bán 400kg sâu, giá hiện nay khoảng 120.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi khoảng 36 triệu đồng/tháng. Đầu ra của sâu chủ yếu ở các điểm bán thức ăn cho cá và chim cảnh ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Cũng cùng với thời điểm nuôi sâu, thầy Bé nuôi thử rắn mối trên diện tích 3.000m2 đất sau nhà.
    Thầy cho biết, lúc đầu do hầu hết số rắn mối mua về đều từ nguồn đi câu, chúng bị thương ở miệng, khi thả nuôi, chúng không ăn mồi được, nên chết dần chết mòn. Thầy tìm tài liệu nói về đặc tính, cách sống, cách săn mồi của rắn mối để tìm cách nuôi đạt hiệu quả. Và thầy đã nuôi thành công rắn mối thương phẩm và rắn mối bố mẹ. Đến nay, thầy thả nuôi khoảng 40.000 con rắn mối thương phẩm và rắn mối giống.
    Thầy Bé cho biết, rắn mối từ lúc đẻ đến lúc bán được và sinh sản khoảng 3,5 tháng, thức ăn chủ yếu là cá phân mua ở chợ về nấu nhừ với gạo, rồi cho rắn mối ăn. Khi phát hiện rắn mối mang thai, thì bắt ra nhốt ở một ngăn riêng, để phát triển nguồn giống, số còn lại thì bán rắn mối thịt. Hiện nay, trung bình mỗi tháng thầy bán khoảng 20kg rắn mối, mỗi kg giá khoảng 500.000 đồng, trừ chi phí thầy thu lãi trên 8 triệu đồng. Đầu ra của rắn mối chủ yếu là các nhà hàng đặc sản ở TP.Hồ Chí Minh.
    Ông Nguyễn Hoàng Tân- Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) huyện Đức Hòa cho biết: “Thầy Bé vừa là một giáo viên giỏi, vừa là một ND chăn nuôi giỏi và là một Mạnh Thường Quân hay giúp đỡ các hộ nghèo trong vùng. Từ năm 2009 đến nay, thầy Bé được công nhận ND sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và đang được đề nghị Hội ND tỉnh Long An công nhận ND sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
    Nguồn tin:DanViet




    Mỗi tháng lãi hơn 40 chai ! :-bd

    Mà chỉ làm tay trái thôi đấy ! =D>


    Mở trại nuôi sâu đi @hoatimbanglang ơi ! Chỉ cần có từ 10 m2 là nuôi được rồi !
    Hà Nội có nhu cầu mặt hàng này mạnh đấy ! :)>-

    Con này cho cá rồng và chim ăn, mình ăn cũng ngon nữa ! =P~=P~=P~

  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bỏ chứng, mở trang trại nuôi sâu ???
    Để giết thời gian những lúc sầu ?
    Để đãi bạn bè trong Nhà Nóng ?
    Chỉ sợ ai họ bảo mình NGẦU ...


    :-o:-o:-o:-o:-o
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vừa dạy, vừa buôn chứng, nuôi sâu !
    Đời vui phơi phới , chẳng hề sầu !
    Chứng lên thì bán sâu nuôi chứng !
    Chứng tèo thì bán chứng nuôi nhau !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong ao
    Cập nhật lúc: 15:34 28/09/2012
    [​IMG]
    Cá chình Nhật
    Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn nên có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp nên ở nhiệt độ 6,8, ít bị ảnh hưởng của nước mưa. Ðáy ao là cát hoặc cát bùn.

    2. Mật độ thả

    Chỉ thả giống sau khi tẩy dọn ao kỹ. Thời điểm thả từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4, khi nhiệt độ nước > 13 độ C. Mật độ thả tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi, phương thức nuôi và kích thước cá giống.

    Nếu muốn đạt năng suất 15 tấn/ha, thả 12-15 con/m2 (cỡ 20g/con) hoặc 9-12 con/m2 (cỡ 50g/con). Nếu muốn đạt năng suất 100 tấn/ha, thả 300-350 con/m2.

    3. Quản lý ao nuôi

    3.1. Thức ăn và cho ăn

    Có thể sử dụng 2 loại thức ăn là tươi và thức ăn công nghiệp. Cho ăn theo nguyên tắc 4 định: định chất, định lượng, định thời gian, định địa điểm.

    + Định chất: Thức ăn có độ đạm . Nếu dùng thức ăn tươi, cần phải tươi, rửa sạch, sát trùng kỹ sau đó cắt nhỏ mới đem cho ăn. Thức ăn nuôi cá chình phải có tỷ lệ đạm 45%, mỡ 3%, cellulo 1%, can xi 2,5%, phôtpho 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 - 75%, tinh bột 25 - 30% và một ít vi lượng, vitamin.

    Thức ăn tươi sống là cá, trai, hến. Trước khi cho ăn, cần trần cho thịt cá gần chín sau đó dùng dây thép xâu xuyên lại treo trong ao. Cũng có thể bỏ cá vào trong lồng lưới sắt. Nếu cho ăn trai hến thì nên thái thành miếng nhỏ cho ăn.

    Thức ăn tổng hợp nên lấy thức ăn động vật làm chính, thí dụ như bột cá, nhộng tằm. Cá Chình không ăn thức ăn chìm xuống dưới đáy bị ô nhiễm, do đó thức ăn tổng hợp không chìm, không bị rữa mới tốt. Nguyên liệu phụ có thể là khô dầu, các chất khoáng, vitamine, bột máu, men v.v... Để cho thức ăn tổng hợp lâu tan trong nước có thể dùng bột củ đậu, khoai lang đánh nhuyễn trộn với thức ăn đã nghiền sẵn.

    Bổ sung dưỡng chất:

    Thời gian tiêu hóa hết thức ăn của cá chình là 6 giờ. Thông thường người ta phải trộn thêm vào thức ăn cá chình một ít men bia, men tiêu hóa đường, elisa của khuẩn đơn bào và vi khuẩn sống trong ruột v.v…

    • Men bia: là hỗn hợp các nấm men và bã bia sau khi đã sấy khô. Men bia chứa 40–50% protein thô, 1 lượng lớn vitamine nhóm B và kích tố sinh trưởng chưa biết tên. Có thể phối hợp với tỷ lệ 2 – 3%.

    • Men đường mật: Chứa nhiều sinh tố nhóm B, thu được bằng cách phun trong chân không ở nhiệt độ thấp. Có mùi rất thơm, làm tăng tính ăn của cá Chình.

    • Elisa của khuẩn đơn bào: thu được trong quá trình lên men đường củ cải, có vị thơm ngọt của men, cho cảm giác ngon, có nhiều các protein, chất khoáng, vitamine và nhiều chất kich thích sinh trưởng chưa biết tên. Chất này dễ tiêu hóa, cá Chình thích ăn. Hàm lượng protein thô trên 65%, chất béo thô trên 4,5%. Tỷ lệ pha trộn vào thức ăn khoảng 1 – 2%.

    • Hỗn hợp các vi khuẩn sống bao gồm các chủng Lactobacillus.sp, Pediococcus acidilatici cùng với các chất nuôi cấy. Mỗi gam hỗn hợp này có khoảng trên 120.000 vi khuẩn sống. Nó có tác dụng tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng ở phần ruột non và gia tăng nhu động phần ruột già rút ngắn thời gian tiêu hóa thức ăn. Trong ruột cá những vi sinh vật này sẽ cạnh tranh với các vi sinh vật có hại về mặt không gian và chất dinh dưỡng làm cho chúng không phát triển được thậm chí bị tiêu diệt. Đặc biệt là loài Pediococcus acidilatici có tính kháng cự khá mạnh, sức ức chế vi sinh tạp có thể mạnh gấp 10 lần vi khuẩn Lactobacillus.

    • Các chất bổ gan, mật:

    Để tăng cường chức năng tiêu hóa, khả năng chịu đựng điều kiện chất lượng nước kém do nuôi với mật độ cao hoặc lạm dụng sử dụng hóa chất cần thiết phải bổ sung vào thức ăn một lượng thuốc bắc, axit mật (bile acid) và những chất bổ gan mật khác.

    + Sài hồ (Bupleurum chinense) có tính đắng, hơi hàn, có chứa nhiều steroidal saponins, các loại axit béo thăng hoa, có tác dụng kháng virus, diệt ký sinh trùng và giữ cho gan khỏi bị tổn thương.

    + Bản lam căn (Radix Isatidis ) tên tiếng Anh là Indigowoad Root có vị đắng, tính hàn. Thành phần chủ yếu gồm có Indican có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Mỗi kg thức ăn bổ sung độ 10 – 15g thuốc này.

    + Axit mật (Bile acid): có thể xúc tiến hấp thụ mỡ, vitamine, cholesterol. Giải các chất độc trong thức ăn có nhiều mỡ để lâu ngày. Mỗi tấn thức ăn bổ sung khoảng 100g.

    + Định địa điểm: phải cố định vị trí đặt sàng cho ăn. Sàng cho ăn là khung hình vuông kích cỡ 90 x 50 cm căng lưới nilon, mắt lưới to nhỏ phụ thuộc vào kích cỡ cá. Nên đặt sàng ăn ở chỗ tối, kín gió.

    + Định lượng: Thức ăn tươi mỗi ngày cho ăn 20 – 30% tổng khối lượng cá trong ao; thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp cho ăn 3 – 4% tổng khối lượng cá trong ao. Khi nhiệt độ thấp hoặc quá nóng vào mùa hè (trên 30oC) nên giảm bớt khẩu phần. Yêu cầu thức ăn thả xuống sau 20 phút phải ăn hết.

    + Định thời gian: cho ăn 1 lần vào lúc 9 giờ sáng.

    5 phút sau khi trộn đều thức ăn với dầu, nước, cho cá ăn ngay, khoảng 2/5 số thức ăn nổi trên mặt nước, 3/5 rơi xuống khay đựng thức ăn là được.

    Sàn cho ăn nên đặt ở vị trí giữa hoặc gần đáy, nhưng cũng có thể để sát tầng mặt để tiện quan sát hoạt động bắt mồi của cá. Bên trên sàn cho ăn nên che ánh nắng mặt trời. Cho ăn vào lúc 8 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.

    Đề phòng cá chình bỏ ăn, có thể dùng các phương pháp sau:

    • Phải che nơi cho ăn.

    • Cần tăng thêm điểm cho ăn để số cá thể tản mát vẫn có thể tìm được thức ăn.

    • Có thể đưa thức ăn vào lồng có kích cỡ mắt lưới khác nhau để cá to không cạnh tranh thức ăn với cá nhỏ. 

    • Nên có biện pháp phòng bệnh sớm đối với các loại bệnh như: bệnh đốm trắng, trùng bánh xe, sán lá Dactylogyrus v.v…Nếu những loài này ký sinh sẽ làm cho chúng yếu dễ tạo điều kiện con khác ăn thịt.

    • Trong cùng một ao nên thả cá giống cùng cỡ, cá nhỏ rất dễ bị cá lớn truy đuổi, suốt ngày trốn tránh, không kiếm được thức ăn. Nên phân loại cá hàng tháng.

    3.2. Lọc phân đàn

    Định kỳ phân cỡ cá 1 tháng/lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn. Trước khi phân cỡ để cá nhịn từ 1 - 2 ngày, lùa ao để cá bài tiết hết thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cá, không dùng tay bắt cá.

    3.3. Quản lý chất lượng nước

    Ao nuôi năng suất 15 tấn/ha cần lắp bộ sục khí 1,5 – 2,0 kw cho 1000 m2. Căn cứ vào thời tiết cụ thể mà mỗi ngày mở máy 3 – 4 lần giúp cho ôxy phân phối đều trong các tầng nước. Trước khi cho cá ăn, nên mở sục khí đề phòng thiếu ôxy cục bộ do cá tập trung ăn tại một chỗ.

    Nếu có điều kiện thì nuôi bằng nước chảy. Nếu nuôi trong ao nước tĩnh, cần thay 1/10 lượng nước trong ao khi nhiệt độ cao. Nên thay nước vào lúc trời mát. Khi có mưa to hoặc nước lũ, cần ngừng cho ăn, không thay nước. Trường hợp ao bị nước lũ tràn vào, nên dùng thuốc tím 1,5 ppm hoặc vôi sống 15-20 ppm để ổn định chất lượng nước. Không nên sử dụng nước lũ để thay nước ao.

    BBT
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tiết lộ của người "nuôi hổ như nuôi lợn"

    Theo VietNamNet | 17/10/2012 - 08:28


    Ông chủ nuôi hổ trái phép ở Nghệ An cho biết nghề nuôi Chúa Sơn Lâm có thể gặp rủi ro rất lớn. Tiếp tục trò chuyện sau khi dẫn chúng tôi mục sở thị đàn hổ, ông chủ C. kể tiếp về những vất vả trong cái nghề “chẳng giống ai” này.
    “Làm cái nghề này lãi lớn nhưng cũng cực và nhiều rủi ro lắm. Vốn lớn, chi phí thức ăn thì cực nhiều và nếu không cẩn thận thì sẽ mất hàng trăm triệu trong phút chốc nếu hổ bị bệnh mà không có kinh nghiệm chăm sóc”, C. nói.

    Vừa là người nuôi nhưng C. cũng đã phải học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi. Anh vừa là bảo mẫu chăm sóc nhưng cũng vừa là bác sỹ thú y.
    [​IMG]
    Bốn con hổ tạ tại nhà C. được nuôi nhốt trong căn phòng chưa đầy 15m2.
    C. bảo, nguy hiểm nhất là bệnh đi ngoài ra phân trắng. Khi đó thì coi như hết phương cứu chữa. Những lúc đó chỉ còn cách chuẩn bị đá để ướp xác hổ rồi tìm cách bán.

    ‘Nhiều người nuôi cũng đã phải khóc ròng khi hổ chết, nhiều nhà mới đưa về một cặp hổ, mới được ba bữa thì chết, cũng có nhà chết 6 - 7 con rồi. Mất tiền tỷ đấy. Nuôi con ni khó lắm. Cũng ít nhà dám nuôi vì vốn nhiều mà dễ chết.

    Đã có nhiều hộ bại sản vì hổ chết liên tục, mà tiền vốn thì lại vay ngân hàng. Không có duyên không nuôi được con này đâu. Giờ to như thế này thì không sợ chết nữa. Mà có chết thì cũng bỏ vào đá rồi bán rẻ’’, C. tâm sự.

    Theo H., em trai C. thì rủi ro trong nghề này là rất cao. Hổ dưới 3kg chết khá nhiều nên nguồn hàng hổ con đông đá dành cho khách có nhu cầu ngâm rượu ở đây khi nào cũng có.
    Mỗi con hổ giống có giá vài trăm triệu, thế nhưng khi chết đi, đông đá thì chỉ bán được từ 20 đến 30 triệu đồng. "Có nhà bắt 2 con chết cả 2, khóc cả nhà, khiếp tới giờ luôn" - C. bảo.

    "Con ni (hổ) cũng hay bị cảm suốt. Những lúc đó chúng tôi cho uống thuốc như người. Cũng tự chữa bằng kinh nghiệm chứ ai mà dám mời bác sỹ. Và những lần chữa theo cách đó thì chúng đều khỏi bệnh cảm", em trai C. nói thêm.
    [​IMG]
    Theo C., nuôi hổ đưa lại nguồn thu nhập cao nhưng độ rủi ro rất cao. Có nhiều gia đình tan gia bại sản vì hổ chết liên tục.
    Theo C. giai đoạn từ 5kg đến dưới 30kg thì hổ dễ chết nhất vì mới nuôi, sức đề kháng còn yếu. Con nào nuôi lên quá 30kg thì gần như ổn.

    Khi đi mua hổ giống, C. là người trực tiếp liên hệ với đầu nậu bán hổ con. Giá mỗi con hổ giống từ 3-5kg khoảng 180 triệu.
    Những con hổ lớn hơn thì lại có giá rẻ hơn vì khó nuôi hơn. "Đưa hổ ra khỏi nhà họ thì là của mình, có chết thì chủ bán cũng không chịu trách nhiệm. Thế nên nhà nào nuôi cũng phải nuôi ít nhất 2 con, đề phòng có con chết còn gỡ được vốn".

    Theo C., hổ là loài vật rất phàm ăn. Mỗi tháng hết khoảng 6 triệu tiền thức ăn. Chủ yếu là thịt bò, lợn, gà. Đến giai đoạn hổ trưởng thành thì chi phí thức ăn sẽ giảm đi vì lúc này chỉ mua các loại đầu, chân, cánh gà từ các siêu thị. Trung bình mỗi tháng một con tăng được 5kg.

    ''Bốn con hổ này tôi mới nuôi được hơn 1 năm nay. Chúng lớn khá nhanh. Giờ đã đạt trọng lượng trên 1 tạ rồi. Có thể xuất chuồng được rồi"- C. tiếp tục nói.

    C. bảo, hổ trưởng thành thường được bán cho nhu cầu nấu lấy cao. Giá hổ sống khoảng 4- 5 triệu/kg, bao gồm cả phí vận chuyển. Khách mua thường là những doanh nghiệp giàu có và giới quan chức. Khi xuất chuồng thì buộc phải bắn thuốc mê rồi vận chuyển vào ban đêm.
    [​IMG]
    Hổ dễ chết nhất khi dưới 30kg. Người nuôi phải am hiểu lĩnh vực thú ý để chữa bệnh cho chúng khi bị ốm.
    C. cho hay đợt này chắc do khó khăn chung nên khách mua hổ nấu cao cũng giảm hẳn.

    Việc nuôi nhốt hổ cả năm trời cũng khiến cho C. gặp nhiều chuyện bi hài.
    C. bảo, do anh chăm sóc hổ từ nhỏ nên chẳng rời được chúng lâu. Trong nhà còn có bố và em trai nhưng không ai thay anh chăm chúng được vì sợ hổ vồ.
    Thế nên, ngày nào cũng phải ở trong nhà để chăm sóc, cho chúng ăn, tắm rửa. Chỉ ra ngoài khi đi mua thức ăn, nhưng cũng chỉ vài ba tiếng rồi về.

    Theo anh em nhà C., cũng có nhà có lần hổ bị sổng chuồng ra ngoài do quên cài chốt cửa. Nhưng rất may là khi đó hổ còn nhỏ, và phát hiện ngay nên người nuôi đã bắt chúng quay trở lại.

    Điều quan trọng hơn và có tính chất quyết định là việc giữ kín được thông tin về việc nuôi nhốt trái phép này. Chỉ có người nhà và anh em thân thiết mới biết.
    Còn chuyện làm sao có thể nuôi mà không bị phát hiện và khi vận chuyển không bị bắt thì không phải lo...




    Người này phải mua thức ăn cho hổ, mình có cút , gà , ếch , cá ... nếu nuôi hổ có thể lựa những con cút, gà ... kém chất lượng cho hổ ăn thì sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn .
    Vấn đề là tìm cho ra ai bán hổ con và làm sao xin được giấy phép của kiểm lâm cho phép nuôi .


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trồng sen thoát nghèo



    [​IMG]
    Ao sen của anh Hòa Đến xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hỏi đến anh Lâm Thanh Hoà- nông dân trẻ trở thành triệu phú từ cây sen thì ai cũng biết. Với diện tích khoảng 4 ha, anh chọn mô hình nuôi cá kết hợp trồng sen và rau màu. Nguồn sen giống anh mua tận bên Đồng Tháp để đảm bảo chất lượng cao, khả năng phát triển tốt, ít sâu bệnh, tuổi thọ kéo dài. Ao sen của anh thu hoạch rộ trong thời gian từ hai đến ba tháng, bình quân 2 ngày anh hái gương (ngó) sen một lần tuỳ theo độ phát triển. Thuận lợi ở chỗ là thương lái đến tận ao thu mua vận chuyển đi các tỉnh lân cận và TP HCM. Giá bán bình quân xấp xỉ 50.000 đ/kg, trừ hết chi phí mỗi công sẽ lãi trên 20 triệu đồng chỉ sau 60 ngày chăm sóc.
    Dưới nước anh thả nuôi cá lóc, cá thát lát không phải tốn nhiều thức ăn, cá phát triển khá nhanh do thích hợp với bóng râm của tàng sen. Tận dụng những bờ liếp xung quanh ao, anh trồng thêm sả, ớt để tăng thêm thu nhập. Dự tính mùa này anh sẽ thu lãi vài mươi triệu đồng từ nguồn bán cá và rau màu phụ.
    Thoe anh Hòa, khó khăn lớn nhất là phải theo dõi rất kỹ, thường xuyên các loại côn trùng cắn phá lá sen làm gương sen héo đi không phát triển tốt được. Khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng phải phun đều bằng thiết bị chuyên dùng, không xịt bằng dụng cụ bơm tay. Mô hình này đang được nhân rộng do hiệu quả kinh tế cao, ít khả năng rủi ro, đầu ra sản phẩm khá ổn định.
    Tuy có vất vả hơn nhưng thu nhập hàng năm của anh lên đến cả trăm triệu đồng từ nguồn bán gương sen, nuôi cá, trồng màu. Giờ đây anh đã có của dư của để tái tạo và phát triển SX với quy mô lớn hơn.



  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi rắn mối, hái ra tiền:
    Phất lên nhờ rắn mối


    Đầu 2008, anh Nguyễn Văn Thuyết (P1, TP. Bạc Liêu) bỏ ra vỏn vẹn 150 ngàn đồng mua 15 con rắn mối giống. Đến nay, anh đã có đàn rắn mối hơn 70.000 con và thu về hàng tỷ đồng/năm.
    Nhìn vào cung cách ăn mặc giản dị đến tuềnh toàng, nước da rám nắng nửa cánh gián nửa bánh mật, khuôn mặt lúc nào cũng có vẻ suy tư trông đến khắc khổ của anh Thuyết, tôi không thể tin rằng anh là thạc sĩ khoa học Thể dục-thể thao, đang làm nghiên cứu sinh tại Học viện TD-TT Quảng Đông (Trung Quốc), hiện là giáo viên dạy thể dục Trường THPT Chuyên Bạc Liêu (TP. Bạc Liêu), là chủ 5 trại rắn mối trị giá hàng tỷ đồng.
    Từ nhỏ anh Thuyết đã có thói quen bắt rắn mối nướng ăn và thấy thịt thơm ngon hơn cả thịt gà. Đầu năm 2008, anh bỏ ra 150 ngàn đồng mua của những người đi câu rắn mối được cả thảy 15 con. 5 đực, 10 cái. Với 15 con giống, anh cho rắn mối đẻ để lấy giống thuần chủng và anh đã nhanh chóng có 150 con rắn giống F1 đầu tiên.
    Anh Thuyết chia sẻ, lứa đầu rắn mối chỉ đẻ khoảng 8 - 10 con, bắt đầu từ lứa thứ 2 trở đi, đẻ khoảng 15 con. Mỗi năm chúng đẻ 2 lứa. Ban đầu anh Thuyết chỉ nuôi rắn mối làm thức ăn thêm cho gia đình, nhưng đến khoảng năm 2010, vì rắn đẻ rất nhiều và liên tục, lại không xảy ra bệnh tật mà cứ đua nhau sinh sôi nảy nở như nấm sau mưa, đàn rắn mối của anh đã lên đến 50.000 con. Thấy nhiều người hỏi mua, anh mạnh bạo thử sức với loài động vật hoang dã mang tên rắn mối.
    [​IMG]
    Anh Thuyết hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mối cho đại diện báo Bạc Liêu
    Khoảng 10h sáng, chúng tôi có mặt tại trại rắn mối của anh Thuyết. Đập vào mắt tôi là những chú rắn mối bóng nhẫy đang nằm phơi nắng dưới nền xi măng, một số con nằm vắt vẻo trên ngọn cây kiểng, số khác lấp ló trong những ống gạch và những liếp tôn. Thấy tiếng chân người, chúng thoáng giật mình toan chạy trốn, nhưng lát sau, người giật mình lại là tôi, một chú rắn mối thản nhiên chui vào ống quần khiến tôi phát hoảng.
    Khi anh Thuyết vãi xuống nền chuồng vài nắm tép bò, một cách thong thả và điềm tĩnh, những chú rắn mối nhẹ nhàng di chuyển đến chỗ thức ăn và bắt đầu “đánh chén”. Anh Thuyết cho biết, món khoái khẩu của rắn mối, theo tài liệu thì là mối, nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy, món chúng thích ăn nhất là trứng kiến vàng. Ngoài ra chúng có thể ăn sâu gạo, sâu Superworms, (hai loại này có thể tự làm hoặc mua ở những chỗ bán chim cảnh), tép bò, cá băm nhỏ, côn trùng các loại…
    Từ 2010 đến nay, nhiều người dân bản địa đã tìm đến anh hỏi mua rắn về nhậu hoặc làm thức ăn cho gia đình. Anh Thuyết cho biết, 1kg rắn mối khoảng 18-30 con có giá từ 400-500 ngàn đồng. Một con rắn mối giống có giá 15.000 đồng, trong khi vốn đầu tư chỉ 4.000 đồng, bắt đầu tính lúc rắn mới đẻ đến khi xuất chuồng.
    Với chi phí thấp và lượng rắn đẻ thường xuyên, giá bán lại hấp dẫn như vậy, mỗi năm anh Thuyết thu về không dưới 1 tỷ đồng. Nhiều người ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Quảng Nam, Thái Bình…đến mua rắn giống nhưng nhiều khi không đủ bán.

    Anh Thuyết không giấu nghề và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối cho những ai quan tâm. Vừa qua anh đã hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mối cho một số cán bộ Báo Bạc Liêu, Đài PT-TH Bình Dương… Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ anh Thuyết theo hộp thư điện tử: thuyet271178@yahoo.com.vn hoặc ĐT: 0947.411.522. Chia sẻ lý do quyết định chọn con đường nuôi rắn mối để làm giàu, anh Thuyết lạc quan:“Nhiều người nuôi dế, cào cào còn thành tỷ phú thì tại sao con rắn mối còn mới và ít tay nuôi lại không thể thành tỷ phú ? ”. Khi chúng tôi thắc mắc về đầu ra, anh Thuyết khoát tay, tỏ ý sự hồ nghi của chúng tôi là không cần thiết: “Về rắn giống, tôi đã phải từ chối không ít hợp đồng. Lý do là mình không đủ giống để bán, nếu khách mua số lượng khoảng vài trăm con thì có thể bắt ngay. Nhưng, có những người mua số lượng vài ngàn con thì phải đặt cọc trước để giữ mối.
    Về rắn thịt, nhà hàng Hồ Nam (khu du lịch sinh thái Hồ Nam - P1, TP. Bạc Liêu) đặt vấn đề ký hợp đồng dài hạn với tôi; họ yêu cầu tôi cung cấp sản phẩm cho họ quanh năm, khi nào họ cần là phải giao, nhưng tôi không dám ký. Vì đã không biết thì thôi, khi đã biết giá trị dinh dưỡng của rắn mối, sức ăn sẽ rất lớn, lúc đó mình lấy đâu ra rắn để cung cấp cho họ”, anh Thuyết nói như thanh minh.

  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73

    Trời con bọ này dài quá, bán có ai mua kg?
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73

    Em đang nghiên cứu món này
    có tài liệu nào anh cung cấp thêm cho em nha[r32)]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Em bọ này đang bị lạc bầy ! [:D]
    Bầy của em là bầy chân dài
    ! :-*
    Hôm nọ em buồn nên lạc lối
    ! :p
    Nhà em thì ở tận bên này :

    http://f319.com/giaoluu/1559416/page-45

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này