Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6803 người đang online, trong đó có 846 thành viên. 17:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122519 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mời chú tham khảo các tin sau đây, có cả thuận và nghịch nhé !
    Đây là tin thuận :

    Làm giàu từ nuôi chim cút
    ® 18.01.2012 10:08 | 1967 hits ®

    Ông Đỗ Đức Quy (58 tuổi) ở thôn 5, xã Đức Liễu (Bù Đăng) là một trong những hộ đầu tiên của xã áp dụng mô hình nuôi cút. Chỉ trong 2 năm, nghề nuôi cút đã giúp đời sống gia đình ông trở nên khấm khá, với mức thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

    [​IMG]

    Ông Quy cho cút ăn ngày 2 lần
    Năm 2010, ông Quy đầu tư 110 triệu đồng mua giống và làm chuồng nuôi. Ban đầu ông nuôi 4.000 con và chỉ mang tính thử nghiệm vì chưa có kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi. Sau một thời gian, thấy nuôi cút cho lợi nhuận cao, gia đình ông mạnh dạn đầu tư tăng lên 10 ngàn con/năm. Mỗi ngày ông Quy xuất từ 7.500-8.000 trứng. Từ việc bán trứng cút đã mang lại nguồn thu nhập cho gia đình ông 6 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ chi phí. Cút nuôi được 8-9 tháng, hiệu suất đẻ trứng giảm, ông xuất bán cút thịt để thay lứa mới. Mỗi năm, xổ chuồng một lần được 1 tấn, thu được 70 triệu đồng. Tận dụng nguồn phân cút, ông Quy bán cho các hộ trồng cao su, cà phê và điều trong xã. Với 7,5 tấn phân cút, đem lại nguồn thu 12 triệu đồng/tháng. Về đầu ra, ông không phải lo bởi trứng cút được tiểu thương ở các chợ Bù Đăng, Sao Bọng, Thống Nhất, Phước Bình... bao tiêu, đặt hàng trước. Có thời điểm “cháy” hàng, số lượng trứng cút không đủ để cung cấp ra thị trường.
    Ông Quy cho biết, nuôi cút không cần phải sử dụng nhiều diện tích đất như trồng cây ăn trái hay nuôi cá. Hiện tại, với hơn 5.000m2 đất, tận dụng gỗ trong nhà, ông Quy nuôi cút bằng các *****g gỗ, xung quanh đan thép, đặt chuồng chồng lên nhau. Với 250 ô chuồng, chia thành 6 dãy, anh kê giấy cứng hút ẩm và những lớp gỗ mỏng, để thoáng một khoảng đựng phân chim. Chuồng cút cao 1,5m, cách mặt đất 5-7cm. Hệ thống chuồng nuôi cút khá đơn giản. Ông Quy lắp đặt một hệ thống máng ăn bằng tôn chạy dọc chuồng cút, thức ăn của cút là cám hỗn hợp con cò C34, 7790, giàu chất bột, đạm, khoáng vi để cút nhanh đẻ trứng. Bên cạnh đó, hệ thống máng uống nước bằng nhựa được lắp chạy dọc khắp chuồng cút. Ông Quy nói: “Nước uống phải sạch, chuồng cần thoáng mát để giảm bệnh tật cho cút. Cần phải thắp điện trong chuồng để giữ nhiệt độ khoảng 300C là hợp lý nhất”. Nhờ luôn giữ sạch sẽ, thoáng mát nên cút của gia đình không bị bệnh dịch. Hiện ông đang có ý định mở rộng thêm chuồng nuôi vì lợi nhuận cao, vốn xoay vòng nhanh mà chi phí lại thấp.
    Nhờ xây dựng mô hình nuôi cút phù hợp, biết tính toán và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi nên mỗi năm, gia đình ông Quy thu về hơn 100 triệu đồng, đời sống gia đình ông đã khấm khá hơn trước. Nhiều hộ trong xã đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm từ mô hình này.

    (Theo Báo Bình Phước)
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vtv.vn/Article/Get/Lam-giau-tu-nuoi-chim-cut-97a82c51d2.html

    Làm giàu từ nuôi chim cút

    Mỗi ngày thu về khoản lợi nhuận hơn 1,5 triệu đồng là câu chuyện từ mô hình làm ăn của anh Huỳnh Văn Khanh, một nông dân tại tỉnh Tiền Giang. Ở đây, việc lựa chọn chim cút làm đối tượng vật nuôi chính là chìa khóa thành công sau một thời gian loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế gia đình.

    [​IMG]

    Từ 7 công đất chuyên canh cam sành, anh Huỳnh Văn Khanh phát triển thành 2 dãy chuồng nuôi chim cút lấy trứng. Cũng nhờ sự chuyển đổi này mà 3 năm nay, kinh tế gia đình anh Khanh luôn được đảm bảo và có tích lũy đều đặn.

    Từ bước khởi đầu với 2.000 chim cút nuôi theo hình thức hộ gia đình, đến nay anh Huỳnh Văn Khanh đã phát triển lên qui mô trang trại bán công nghiệp với tổng đàn hơn 30.000 con. Điểm nổi bật ở mô hình này, anh sử dụng chuồng có thiết kế gọn nhẹ, tiết kiệm diện tích, có hệ thống nước uống tự động và đặc biệt hệ thống máng ăn nhằm hạn chế sự rơi vãi của cám.

    Anh Khanh cho biết, thức ăn cho chim cút là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của người chăn nuôi. Tùy theo kinh nghiệm của mỗi người, mà thức ăn cho chim cút có thể được bổ sung một số vi lượng cần thiết khác nhau để chim cút đẻ nhiều trứng.

    Hiện nay, tỉ lệ chim cút cho trứng mỗi ngày ở trại của anh Khanh là từ 82% - 90%, một tỉ lệ khá cao mà không phải người chăn nuôi nào cũng có thể thực hiện được. Theo đó, mỗi ngày anh xuất bán trên 16.000 trứng, với giá 350 đồng/trứng cút lạt và 450 đồng/trứng cút lộn.

    Anh Huỳnh Văn Khanh – Nông dân xã Hoà Tịnh, chợ Gạo, Tiền Giang cho biết: “Nuôi khoảng 9 tháng thì mình bán chim cút, lúc đó chim cút cho tỉ lệ trứng không còn cao nữa. 1 kg chim cút từ 5 đến 5,5 con giá 50.000 đồng. Phân chim thì ở đây có bà con trồng thanh long, tôi gom lại bán 1 bao giá 8.000 đồng, cỡ 5 ngày được 120 bao”.

    Anh Võ Đạt Thành – Cán bộ Nông nghiệp xã Hoà Tịnh cho biết: “Sản xuất nông nghiệp hiện nay thấp do giá cả bấp bênh, do đó bà con chuyển qua chăn nuôi, đặc biệt là nuôi chim cút với qui mô khá lớn, cho thu nhập khá cao, đời sống cũng ổn định”.

    Hiện nay, chỉ với 700 mét vuông đất và 2 dãy chuồng, anh Huỳnh Văn Khanh đã có thể thu về khoản lợi nhuận hơn 45 triệu đồng mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí.
    Để đạt được kết quả trên, anh Khanh đã phải bỏ thời gian cũng như công sức để mày mò tìm hiểu kĩ thuật, qui trình chăm sóc loài vật nuôi này. Theo anh, người chăn nuôi chỉ có thể làm giàu nếu biết thay đổi qui trình sản xuất. Đó là hướng tới sản xuất qui mô, trang trại, đảm bảo an toàn sinh học thay vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ như trước.

    Tác giả : Tấn Hưng
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=8278

    Đất ít - nuôi chim cút lời to

    Ngày đăng: 17/09/2009
    Theo Thanh Cường/ Báo Đồng Nai


    [​IMG]
    Ông Huỳnh thu trứng cút để bán.


    Chỉ cần diện tích đất không lớn để lập trại nuôi cút, mỗi tháng ông Lê Văn Huỳnh, ở ấp 2, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) thu về gần 40 triệu đồng, sau khi đã trừ mọi chi phí mua thức ăn và thuê công lao động. Hiện mô hình nuôi cút của ông đang thu hút được nhiều nông dân trong huyện tham quan, học tập.

    Ông Lê Văn Huỳnh nuôi chim cút lấy trứng từ tháng 3-2009. Ông đầu tư gần 500 triệu đồng để làm chuồng trại khoảng 300m2 và mua 20 ngàn con giống về thả. Theo ông Huỳnh, việc nuôi chim cút xem ra cũng khá đơn giản. Do cút là một loài chim nên ưa nơi cao ráo và thoáng mát, vì vậy chuồng nuôi chim cút nên làm bằng lưới để tạo độ thông thoáng, lồng nuôi làm bằng cây, được chia làm nhiều tầng cách nhau khoảng 20cm và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh các chứng bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và đường tiêu hóa thường xảy ra đối với chim cút. Đặc biệt, ông Huỳnh còn áp dụng hệ thống nước uống nhỏ giọt cho chim cút, với hệ thống này, ông vừa giảm được chi phí thuê nhân công, lại đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch cả ngày lẫn đêm, vì đặc tính ở chim cút là hay uống nước. Với kỹ thuật chăm sóc chim cút khá khoa học và bài bản nên hàng ngày có đến 90% cút đẻ trứng. Với giá bán 280 đồng/trứng, sau khi trừ chi phí, mỗi ngày ông thu lời từ 1,3 - 1,5 triệu đồng. Chu kỳ nuôi chim cút chỉ kéo dài khoảng 12 tháng là xuất bán thịt, với giá từ 35 - 40 ngàn/kg thì ông cũng có đủ vốn để tái đầu tư con giống mới cho lứa nuôi tiếp theo. Ngoài ra, tiền bán phân cút trên 2 triệu đồng/tuần cũng là khoản thu nhập đáng kể. Hiện tại, ông tiếp tục đầu tư thêm trại nuôi cút thứ hai với quy mô tương tự, khoảng 20 ngàn con. Ông Huỳnh cho biết, thị trường tiêu thụ trứng khá thuận lợi, không chỉ tại Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, mà còn tại các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận...



  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.dost-bentre.gov.vn/chuyen-muc/nghien-cuu-trien-khai/2297-nuoi-cut.html

    Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cút
    Thứ hai, 15/11/2010 09:33
    Ông Lê Văn Ba ở ấp Hưng Long, xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc là một nông dân tiêu biểu trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khoảng 70 mét vuông diện tích chuồng trại chăn nuôi cút, mỗi tháng ông có lợi nhuận gần 2 triệu đồng.

    Hiện ông có 9 công vườn dừa trồng xen ca cao đã cho thu nhập ổn định. Thấy thời gian nhàn rỗi, ông quyết định chăn nuôi thêm để tăng thu nhập.
    [​IMG]
    Ông Ba đang thu hoạch trứng.
    Đầu năm 2009, ông Ba học hỏi kinh nghiệm nuôi cút của nông dân ở huyện Châu Thành. Thấy hiệu quả cao, ông Ba bắt đầu làm chuồng, rồi mua 1.000 con cút con về nuôi. Giá mỗi con giống 3 tuần tuổi khoảng 4.000 đồng. Số vốn ban đầu ông bỏ ra khoảng 8 triệu đồng tiền con giống, chuồng trại, thức ăn. Chuồng được chia ra thành từng hộc nhỏ. Mỗi hộc 50 con được đặt có độ nghiêng để dễ dàng thu trứng. Sau ba tuần nuôi, cút bắt đầu cho trứng. Trung bình cút cho trứng đạt 90% tổng đàn. Giá trứng khoảng 3.400 đồng/chục. Thương lái đến tận nhà để thu mua.

    Thấy hiệu quả cao từ con cút, ông Ba đầu tư mua thêm khoảng 2.000 con, tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. Con giống cũng được chọn mua ở xã An Hóa, huyện Châu Thành có nguồn gốc rõ ràng. Tỷ lệ thất thoát con giống rất thấp. Chuồng trại cũng được đầu tư đổi mới. Lúc đầu, ông sử dụng tre làm chuồng thì hiện nay đã được chuyển sang lồng lưới. Hệ thống nước uống được lắp đặt tự động trong chuồng đã qua diệt khuẩn.

    “Chuồng nuôi được đầu tư khá đơn giản. Chuồng được làm bằng cây lá nhưng phải kín xung quanh để tránh gió lùa. Trong chuồng ông đốt thêm đèn để sưởi ấp cho cút. Nuôi cút không tốn công chăn sóc nhiều như nuôi gà hay nuôi vịt”-ông Ba nói.

    Công chăm sóc đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu không nhiều nên người nuôi có lợi cao. Qua ba tuần nuôi, người chăn nuôi đã có thể bán trứng để trang trải chi phí thức ăn.

    Thời gian cho trứng kéo dài khoảng một năm. Khi thấy năng suất giảm, anh Ba mới thay giống mới. Tận dụng nguồn phân cút, ông Ba còn nuôi thêm cá trong mương vườn để tăng thu nhập.

    Đây là mô hình có thể nhân rộng trong hội viên nông dân. Đặc biệt là đối với những người có ít vốn và diện tích đất canh tác. Ông Lê Văn Ráo-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Lộc cho biết: Mô hình nuôi cút là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Mô hình này không tốn nhiều công chăm sóc và vốn đầu tư ban đầu. Đây là mô hình giảm nghèo hiệu quả, người nông dân có thể áp dụng để tăng thu nhập cho gia đình. Hội Nông dân Hoà Lộc đang từng bước khuyến khích nông dân-nhất là các hộ có ít vốn và đất sản xuất chuyển sang chăn nuôi cút.
    Thu Duyên
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201110/Nuoi-cut-de-de-co-lai-2104286/
    Nuôi cút đẻ dễ có lãi!

    Cập nhật lúc 22:32, Thứ Sáu, 21/10/2011 (GMT+7)
    Thống Nhất là huyện có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất trong tỉnh và cũng là nơi có nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có nghề nuôi cút đẻ…
    Thấy bà con trong xã nuôi heo, gà có lãi khá, chị Nguyễn Bích Phượng, ngụ ấp Hưng Nghĩa (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất) cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng để có được khu vực chăn nuôi đúng nghĩa, phải bỏ vốn nhiều song thời gian thu hồi đủ thì chưa thể tính trước. Hơn nữa, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp nên chị Phượng quyết định thử sức với nghề nuôi cút đẻ.
    [​IMG]
    Chị Phượng thu hoạch trứng cút. Ảnh: T.H Với diện tích gần 200m2, ban đầu chị Phượng mua 10 ngàn cút giống 3 tuần tuổi về nuôi, nhưng không khỏi lo lắng vì sợ thất bại. Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ lao động và tìm tòi, học hỏi kỹ thuật từ những trang trại làm ăn hiệu quả, chỉ sau 2 tuần, đàn cút nuôi của chị Phương bắt đầu đẻ trứng. Sau lứa đầu tiên thu lợi nhuận khá, chị Phượng tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi lên 500 chuồng và 12 ngàn con cút đẻ. Thời điểm này, giá trứng cút chỉ gần 400 đồng/trứng, trừ mọi chi phí, mỗi tháng chị Phượng thu lời trên 30 triệu đồng.
    Chị Phượng cho biết, nuôi cút theo kiểu cũ thì các chuồng được xếp chồng lên nhau, 2 - 3 ngày mới dọn phân một lần. Cách bố trí này làm cho nhiệt độ tăng lên khiến cút bị ngạt và đẻ ít. Còn cách nuôi hiện nay, chuồng cút được xếp như bậc thang, phân rớt trực tiếp xuống đất nên tương đối sạch sẽ. Ngoài ra, chuồng hình “bậc thang” tạo không gian thông thoáng làm cút gia tăng hiệu suất đẻ trứng. Với mô hình này, người nuôi sẽ phát hiện ngay chuồng cút nào bị bệnh để kịp thời chữa trị. Theo chị Phượng, nuôi cút khá đơn giản và chi phí thấp, nếu không gặp rủi ro thì chỉ sau một tháng rưỡi, người nuôi sẽ có lời. Đáng lưu ý là cút rất “kỵ” và sẽ không đẻ trứng nếu chuồng trại dơ bẩn. Do đó, để bảo đảm cho cút sinh sản, khu vực chăn nuôi cần được làm vệ sinh và phun xịt khử trùng thường xuyên.
    Theo chị Phượng, đặc điểm của cút nuôi là mỗi ngày đều đẻ trứng và liên tục trong suốt 8 tháng cho đến 1 năm mới dứt. Nếu trừ đi tỷ lệ 3-4 con/ngày bị chết vì trứng to không đẻ được, mỗi lứa cút trang trại này sẽ thu lợi gần 300 triệu đồng.
    Thanh Hải

    Có lý, @SINH-TU nhỉ ?
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Và đây là tin nghịch, cần cân nhắc kỹ, @SINH-TU nhé !

    http://www.niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=16644
    Nguy cơ người nuôi cút bỏ nghề

    Ngày đăng: 25/06/2012
    Minh Tuấn/Báo Kinh Tế Nông thôn


    [​IMG]
    Những hộ gia đình nuôi cút...


    Hàng trăm hộ nuôi cút ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đang lâm vào cảnh “ngậm thì đắng” vì trứng cút mất giá, lượng tiêu thụ giảm mạnh. Nhiều hộ nuôi chịu thua lỗ, bắt đầu bỏ đàn vì không đủ sức cầm cự.

    Hàng trăm hộ nuôi cút ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) đang lâm vào cảnh “ngậm thì đắng” vì trứng cút mất giá, lượng tiêu thụ giảm mạnh. Nhiều hộ nuôi chịu thua lỗ, bắt đầu bỏ đàn vì không đủ sức cầm cự.
    Ông Đặng Văn Trúc ở xã Hòa Hiệp Bắc nuôi 4.000 con cút, giờ đang trên bờ vực phá sản, cho biết: “Người dân huyện Đông Hòa biết đến nghề nuôi cút từ vài năm trước. Thời ấy, giá trứng cút khá cao, khoảng 4.000 đồng/chục nên các gia đình thu lãi bình quân trên 50 triệu đồng/năm. Thế nhưng, hơn hai tháng nay, mỗi ngày, gia đình tôi lỗ trên 2 triệu đồng vì giá trứng cút giảm mạnh, chỉ còn 2.400 đồng/chục. Điều đáng nói là dù giá giảm mạnh nhưng chẳng ai tới hỏi mua”.
    Bình quân mỗi đàn cút 10.000 con cho 9.000 quả trứng/ngày, bán với giá 2.400 đồng/chục thì thu vào khoảng 2,1 triệu đồng, trong khi đó, chi phí thức ăn lên tới 2,7 triệu đồng, cộng chi phí nhân công, thuốc men, đèn điện, mỗi ngày người nuôi lỗ khoảng 700.000 đồng. “Gia đình tôi đang tính cách bán bớt để giảm đàn, dành tiền mua thức ăn cho cút đang sinh sản, chứ các đại lý không cho mua chịu như trước nữa. Tôi cũng vay mượn 20 triệu đồng để mua thức ăn cho cút nhưng chẳng mấy chốc đã sạch trơn”, ông Trúc nói.
    Không riêng gia đình ông Trúc mà nhiều hộ nuôi cút khác ở Đông Hòa cũng đang trong tình trạng khánh kiệt, bắt đầu thải mạnh đàn, có hộ bỏ nghề vì không còn đủ sức cầm cự. Ông Huỳnh Tấn ở xã Hòa Hiệp Bắc chia sẻ: “Đã hơn hai tháng nay, mỗi ngày tôi chịu lỗ 700.000 đồng, tính đến giờ, gia đình tôi đã mất 42 triệu đồng cho đàn cút 10.000 con này. Vợ chồng tôi đang kiếm người mua cút thịt để giảm đàn, chứ không cầm cự nổi nữa, đã hơn 1 tuần nay, không thương lái nào đến mua trứng”.
    Cũng theo ông Tấn, giá trứng cút giảm mạnh nhưng giá thức ăn vẫn giữ ở mức cao. Trước đây, các đại lý sẵn sàng cho nợ tiền thức ăn nuôi cút theo hình thức gối đầu, mua chuyến sau trả tiền chuyến trước. Tuy nhiên, giờ họ áp dụng kiểu “tiền trao cháo múc”. Điều này khiến người nuôi cút gặp nhiều khó khăn vì vốn đầu tư nuôi cút quá lớn. Để gây được đàn cút 10.000 con, ông Tấn phải đầu tư khoảng 60 triệu đồng tiền giống, nuôi thêm 2 tháng với chi phí thức ăn khoảng 120 triệu đồng, vị chi giá thành một con cút đẻ khoảng 18.000 đồng. Nhưng với giá cút thịt 6.500 đồng/con như hiện nay thì mỗi con cút thải bán thịt, người nuôi lỗ 11.500 đồng.
    Theo ông Trương Đình Hữu, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đông Hòa, từ trước đến nay, tổng đàn cút của huyện duy trì khoảng 900.000 con, trong đó cút đẻ 450.000 con và 450.000 con cút úm, lượng trứng mỗi ngày hơn 180.000 quả, tập trung ở hai xã Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Trung. Tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, giá trứng cút giảm, người nuôi thua lỗ, các hộ bắt đầu giảm đàn, hiện đàn cút của huyện chỉ còn 250.000 con cút đẻ, đàn cút úm để dự phòng không còn.


    Thấy những người đi trước phất lên giàu nhanh, nhà nhà người người đua nhau nuôi cút dẫn đến cung vượt cầu và thế là giá bán sản phẩm tuột dốc , trong khi giá thức ăn vẫn tăng không ngừng.

    Thua lỗ là điều không tránh khỏi !
    Tìm hiểu thêm cung cầu tại địa phương, @SINH-TU nhé !
    Anh sẽ nuôi cút nhưng không lo đầu ra vì đã có rắn, kỳ đà xử lý những con cút thải loại.
    Nhập chó berger thuần chủng từ Đức về và nhân giống, bán chó con cho chủ các biệt thự là 1 bước trong dự tính của anh, bọn này thì không hề chê cút quay !
    Phân cút dùng nuôi trùn quế, dòi ( dùng bọn này nuôi cá, ếch , gà, vịt , tắc kè, kỳ tôm và bản thân con cút cũng khoái khẩu trùn, dòi ) , ủ hoai bón cho cây trồng, đặc biệt ớt sẽ rất cay khi được bón bằng phân cút .
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Nuôi chim cút ở Quảng Ngãi



  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chế phẩm sinh học là gì?

    Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được sản xuất ra, trong các sản phẩm đó có chứa các vi sinh vật sống hoặc được triết xuất từ tự nhiên hoặc sinh vật sống mà có tác dụng tích cực đến vật nuôi, cây trồng, cải tạo môi trường....
    Vậy chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là gì? Chế phẩm sinh học "Vườn Sinh Thái" là một chất bổ dưỡng cao cấp, dạng lỏng.Thành phần chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái gồm có 18 loại axit amin, các loại enzym, khoáng đa lượng, vi lượng, các vi sinh vật có lợi và các vitamin cần thiết

    Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng vào các trang web sau:
    http://www.chephamsinhhocvuonsinhthai.com/
    http://www.chephamvuonsinhthai.com/
    http://www.chephamsinhhoc.net/
    http://www.chephamsinhhoc.org/
    http://www.chephamsinhhoc.info/

    CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LÀ GÌ?

    Là chế phẩm phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm
    Trong vài năm gần đây, việc sử dụng Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia cầm, gia súc đã được biết đến nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo sẽ giúp tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo vượt ngưỡng 50%; giải quyết tốt môi trường chăn nuôi vốn là một khó khăn cho chăn nuôi, nhất là tại các vùng ven của các đô thị như TP. HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng..., tạo ra những sản phẩm an toàn về mặt chất lượng.
    Những nhóm che pham sinh hoc cần được người nuôi quan tâm. Sau một thời gian thí nghiệm trên vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông TP HCM đã hoàn thành quy trình theo dõi vai trò của chế phẩm sinh hoc trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
    Bà con nông dân có thể sử dụng Vườn Sinh Thái là 1 loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi nhưng trước hết cần chú ý tới những nhóm chế phẩm sinh học sau:
    Thành phần enzyme trong che pham sinh hoc "Vườn Sinh Thái" giúp vật nuôi tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong chăn nuôi.Với thành phần này, che pham sinh hoc "Vườn Sinh Thái" chứa men giúp tiêu hóa chất Xơ, chất đạm và tinh bột, là loại chế phẩm sinh học có nhiều công dụng trong việc tăng trưởng đàn gia cầm, gia súc hiện nay.
    Thành phần vi sinh vật trong "Vườn Sinh Thái" che pham sinh hoc dưới dạng đậm đặc sẽ kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó sẽ vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hóa thức ăn nhanh, nâng cao khả năng sinh sản."Vườn Sinh Thái" chế phẩm sinh học được sử dụng trong chăn nuôi heo con theo mẹ rất hiệu quả.
    Thành phần khoáng vi lượng trong chế phẩm sinh hoc "Vườn Sinh Thái" có chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với hợp chất hữu cơ như Aminoacid hoặc peptid giúp cho việc hấp thu khoángchất qua thành ruột được tốt hơn do đó tăng cường khả năng sinh học của khoáng chất trong cơ thể gia súc, gia cầm. Thành phần này sẽ bổ sung nguyên tố vi lượng mà cơ thể đang cần, giúp con vật phòng trị được một số bệnh về dinh dưỡng, tăng khả năng miễn nhiễm, gia tăng hiệu quả sinh sản.

    Địa chỉ liên hệ: 105, Phan Đăng Lưu, F7, Phú Nhuận, TPHCM
    Điện thoại tư vấn:
    Tel: 0976.543.435 gặp Duy
    Tel: 01685459668 gặp Đào
    Tel: 0933009733 gặp Minh (phụ trách khu vực Trảng Bom (Đồng Nai) và các khu lân cận)
    Để xem các video khác vui lòng click vào 1 trong các link sau đây

    http://www.youtube.com/watch?v=2vFpnEboY30
    http://www.youtube.com/watch?v=Rus9GhQP_QM
    http://www.youtube.com/watch?v=RBWzr5TEJSo
    http://www.youtube.com/watch?v=pv2hGJ0gjfk
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    CHẾ PHẨM SINH HỌC CHO CÚT ĐẺ NHIỀU HƠN 90%, CHIM CÚT kHỎE MẠNH

    Gửi @SINH-TU

  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này