Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5818 người đang online, trong đó có 574 thành viên. 19:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122522 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi chim cút



    Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta, nuôi chim cút có nhiều lợi điểm sau:
    - Vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại.
    - Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh, nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày do đó
    I. Giống chim cút
    Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qua/ năm.
    Trên lưng, đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh. Lông bụng, lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt.
    Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng . Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng, đầu, cổ, đuôi có màu xám lẫn đen.
    Chim đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám, mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim Cút đực trưởng thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có.Chim Cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy. Chim đực bé hơn chim mái (chim mái có khối lượng 197gam, chim đực: 155gam). Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng 260-270 quả/mái/ năm.
    Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ. Thông thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt.
    II. Chuồng nuôi và dụng cụ
    1 Chuồng
    - Cách xa khu dân cư, có nguồn nước sạch và chiều dài của chuồng chạy theo hướng mặt trời mọc và lặn
    - Kích thước: chiều rộng2.5 m.
    - Dùng lưới sắt để ngăn các vách chuồng giữ cho chim và chuột không lọt vào chuồng, nền chuồng bằng ximăng, hơi dốc để dễ dàng vệ sinh, dọn rửa
    - Nếu có nhiều dãy chuồng, nên bố trí mỗi chuồng cách nhau 10 m để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
    2. Lồng :
    Nên sử dụng các loại vật liẹu sẵn có để tiết kiệm chi phí.
    Loại lồng

    Độ tuổi (ngày)

    Kích thước (cm)

    Kích cỡ nền lưới (cm)

    Đặc điểm sàn lồng

    Số lượng

    Lồng úm

    1-10

    70*90*20

    0.8*0.8Bằng phẳng

    200

    Lồng chim con

    11-2070*90*20

    0.8*0.8

    Bằng phẳng100

    Lồng hậu bị

    21-30

    70*90*15

    1.0*1.0

    Bằng phẳng

    20

    Lồng chim đẻ

    31

    50*90*15

    1.2*1.2

    Hơi nghiêng

    25


    3. Máng uống:
    Giai đoạn úm dùng bình nước uống loại nhỏ, tỉ lệ 3bình/200 con. Sau khi úm xong, thay máng dàiở bên ngoài lồng cho chim uống nước.
    [FONT=Verdana]4. Máng ăn:
    [FONT=Verdana]Thời kỳ nuôi con trong lồng úm dùng máng ăn kích cỡ 6*40*2cm, tỉ lệ 3máng/200 con. Sau khi úm xong, thay máng ăn đặt bên ngoài chuồng, mặt trên máng ăn cần có lưới kích cỡ mắt 0.8*0.8 cm phủ lên tránh hiện tượng chim bới tung thức ăn lên, làm rơi vãi và tiêu hao thức ăn.
    [FONT=Verdana][SIZE=3]III. Úm Chim con:[/SIZE][/FONT][SIZE=3]
    [FONT=Verdana]Nhiệt độ úm thay đổi theo ngày tuổi:
    [FONT=Verdana]Ngày tuổi

    [/FONT][FONT=Verdana]Nhiệt độ (c )

    [/FONT][FONT=Verdana]Thời gian úm/ngày

    [/FONT][FONT=Verdana]1-3

    [/FONT][FONT=Verdana]34-35

    [/FONT][FONT=Verdana]24giờ

    [/FONT][FONT=Verdana]4-7

    [/FONT][FONT=Verdana]32-33

    [/FONT][FONT=Verdana]Ban đêm hoặc trời lạnh

    [/FONT][FONT=Verdana]8-10[/FONT]

    [FONT=Verdana]30-31[/FONT]

    [FONT=Verdana]Ban đêm hoặc trời lạnh[/FONT]

    [FONT=Verdana]11

    [/FONT][FONT=Verdana]28-29

    [/FONT][FONT=Verdana]Ban đêm hoặc trời lạnh

    [/FONT]
    [FONT=Verdana]Khi úm chim non tùy thuộc vào nhiệt độ và thòi tiết để điều chỉnh thời gian úm và nhiệt độ cho phù hợp.[/FONT][/FONT][/SIZE][/FONT][/FONT]

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    IV. Cho ăn
    Lượng thức ăn phụ thuộc vào ngày tuổi và trọng lượng cơ thể
    Ngày tuổi
    Lượng thức ăn
    Trọng lượng cơ thể (g)
    0
    0
    8
    1-7
    4
    26
    8-14
    8
    65
    15-21
    11
    97
    22-28
    14
    118
    29-35
    17
    135
    36-42
    19
    148
    43
    22-25
    150-200

    Giai đoạn từ 0-30 ngày tuổi nên cho chim non ăn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm, dễ tiêu hóa, cho ăn nhiều lần trong ngày.
    Giai đoạn 31-42 ngày tuổi, thay đổi dần tỉ lệ thức ăn cho chim cút đẻ và chim non, cho ăn vừa dủ để chim không quá béo và đẻ sớm.
    Giai đoạn đẻ, dùng thức ăn cho chim cút đẻ, cho ăn vào ban ngày và ban đêm cần có đủ ánh sáng để chim ăn được nhiều hơn.
    V. Chiếu sáng
    Ngày tuổi
    Giờ chiếu sáng/ ngày
    Phương pháp
    Mục đích
    1-3
    24
    24giờ
    Để cung cấp nhiệt và để chim non ăn được nhiều
    4-14
    24
    Ban đêm hoặc trời lạnh, mưa
    Cung cấp nhiệt và cho cút ăn
    15-28
    20-16
    Ban đêm nhưng thời gian giảm bớt
    Hạn chế sự phát dục (đẻ) sớm
    29-42
    12
    Không chiếu sáng vào ban đêm
    Hạn chế đẻ sớm
    42
    14-17
    Tăng thời gian chiếu sáng
    Kích thích thành thục và tăng khả năng ăn vào

    VI. Phòng dịch bệnh:
    Các bệnh thường gặp ở cút: Dịch tả, marek, thương hàn, cầu trùng, coryza
    Phòng bênh:
    - Mua giống tại nơi tin tưởng
    - Giữu gìn vệ sinh và sát trùng định kỳ
    - Cách ly
    - Làm vacine
    Ngày tuổi
    Loại vaccine
    Phương pháp
    1
    ND-B1
    Phun sương
    21
    ND- LaSota
    Hòa vào nước
    Cách 3 tháng
    ND- LaSota
    Hòa vào nước

    VII. Thu hoạch và loại thải
    Chim cút bắt đầu đẻ vào 40-45 ngày tuổi, tăng nhanh sau 80-120 ngày tuổi sau đó giảm dần.
    Loại thải những con đẻ không đạt khi tỉ lệ đẻ trong đàn giảm còn 70%, loại thỉa đàn khi tỉ lệ đẻ còn 20-30%
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thành công từ mô hình ương tôm giống trong bể bạt [​IMG] [​IMG] Thứ năm, 11/10/2012 09:23
    Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân. Nhận thấy nhiều nông dân đầu tư nuôi tôm càng xanh ngày càng nhiều do đó nhu cầu về con giống là rất cần thiết nên nhiều năm nay anh Nguyễn Kỳ Viên ở ấp An Hòa, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam đã tìm hiểu học hỏi và ương thành công tôm giống trong bể bạt phục vụ nguồn con giống cho bà con nuôi tôm tại địa phương.
    [​IMG]
    Mô hình nuôi tôm trong bể bạt của anh Nguyễn Kỳ Viên.
    Trong khoảng 5 năm về trước thông qua lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình ương các loài thủy sản trong và ngoài huyện, anh Viên đã bắt đầu thử nghiệm làm vèo ương tôm giống. Đã 5 năm kinh nghiệm trong thực hiện quy trình ương tôm giống, anh Viên trở thành chủ cơ sở sản xuất tôm giống, cung cấp giống cho những hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện.

    Anh Viên cho biết, trước đây anh ương tôm giống trong vèo lưới nhưng qua nhiều năm thực hiện anh thấy đạt hiệu quả không cao và khó khăn trong khâu chăm sóc. Anh ương 6 vèo lưới, mỗi vèo có diện tích 8m2 với 80.000 con tôm post. Do ương trong vèo ảnh hưởng bởi nguồn nước khó kiểm soát nên tôm bị hao hụt cao, tỷ lệ sống chỉ đạt từ 60-70%. Lợi nhuận không khá, khoảng hai năm sau, anh tiến hành đào ao chuyển sang mô hình ương tôm giống trong bể bạt. Vụ đầu, anh ương thành công và thời gian sau anh chuyển hoàn toàn các vèo lưới sang nuôi trong 3 bể bạt với diện tích 70m2 mỗi ao. Sau khi cải tạo ao đất, anh Viên mua tôm post từ các trại giống về thả ương.

    Chia sẻ kỹ thuật ương tôm giống, anh Viên cho biết: “Ban đầu khi mua tôm post về ương, tôi không thả trực tiếp xuống bể mà thả tôm post vào thau sau đó cho nước vào từ từ nhằm hạ độ mặn và điều hòa nhiệt độ, tránh tôm khi thả trực tiếp xuống nguồn nước nhằm làm thuần nhiệt và độ mặn tránh tôm bị sốc khi thả thẳng ra môi trường nước ngọt.

    Theo anh Viên, kỹ thuật ương tôm giống tương đối dễ. Mật độ thả nuôi 1.000 con/m2, trong bể nuôi cần thả vài tàu lá dừa làm giá thể cho tôm con trú ngụ. Tôm con chỉ ăn thức ăn công nghiệp, mỗi ngày anh cho tôm ăn 5 lần. Cứ cách 4 giờ anh tiến hành cho tôm ăn một lần. Trong suốt thời gian nuôi trong khoảng 2 tuần đầu anh không thay nước nhằm giữ màu nước ổn định, tôm mới thả ra môi trường tự nhiên tránh cho tôm khỏi bị động nước. Ở những lần sau, cứ mỗi tuần anh thay nước hai lần đảm bảo nguồn nước sạch cho tôm phát triển và giảm rủi ro tôm chết do nguồn nước bị ô nhiễm.

    Anh đầu tư 3 bể bạt, mỗi bể có diện tích 70m2, chi phí đầu tư ao và cả con giống khoảng 8 triệu đồng mỗi bể. Khi mua tôm post giá chỉ 160 đồng/con, qua thời gian nuôi dưỡng, sau 30 ngày ương tôm đạt trọng lượng 3cm/con. Thị trường tiêu thụ tôm giống rất thuận lợi. Giá tôm giống hiện nay từ 600-800 đồng/con. Mỗi năm, anh tiến hành ương từ 3-4 vụ, xuất bán từ 120.000-150.000 con tôm giống chủ yếu cung cấp tôm giống cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện. Sau thu hoạch, anh thu lãi từ 50-60 triệu đồng mỗi năm.

    So sánh hiệu quả từ ương tôm giống trong vèo lưới và trong bể bạt anh Viên cho biết: Nuôi trong bể bạt tỷ lệ tôm sống đạt từ 85-90%, cao hơn so với ương trong vèo lưới. Để đạt hiệu quả cao, bể nuôi cần đảm bảo nguồn nước phải sạch. Trước khi thả tôm post anh xử lý nước bằng Clo hoặc thuốc tím để diệt đi mầm bệnh trong nguồn nước nhằm giảm tỷ lệ hao hụt tôm giống. Nhạy bén trong quá trình sản xuất, ham học hỏi kinh nghiệm, thành công từ mô hình ương tôm giống trong bể bạt anh Viên phấn khởi nói: “Ương tôm giống trong bể bạt không phải tốn nhiều diện tích đất, nông dân có thể làm kinh tế hiệu quả, lợi nhuận thu nhập tương đối khá. Nhiều năm qua, gia đình tôi khá lên nhờ mô hình này”.

    Hiện nay, phong trào nuôi tôm càng xanh trong mương vườn phát triển mạnh, hiện ngành nông nghiệp huyện đang khuyến khích người dân nuôi tôm càng xanh xen canh trong mương vườn góp phần tăng thêm thu nhập. Thành công từ mô hình ương tôm giống của anh Viên sẽ góp phần tạo ra nguồn tôm giống tại chỗ đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của người dân địa phương.
    Thu Phương
    Đài Truyền thanh Mỏ Cày Nam
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Anh Nguyễn Hồng Hải nuôi thử nghiệm Nhông thành công [​IMG] [​IMG] Thứ năm, 11/10/2012 09:29
    Thời gian gần đây, ông Nguyễn Hồng Hải ở ấp An Bình 2, xã An Hòa Tây (Ba Tri) được nhiều người biết đến vì đã nuôi thử nghiệm Nhông thành công, gợi mở một mô hình chăn nuôi độc đáo ở địa phương.

    [​IMG]
    Ông Hải đang chăm sóc Nhông.
    Trang trại nuôi Nhông của ông Hải khác lạ so với bao trang trại chăn nuôi khác, bởi loài Nhông sinh sống chủ yếu trong lòng đất, chỉ nhô lên mặt đất những lúc kiếm ăn. Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi Nhông ở vùng cát tỉnh Bình Thuận, cách đây 8 tháng, ông mạnh dạn đầu tư 20 triệu đồng mua 1.000 con Nhông giống và tận dụng đất giồng sau nhà xây dựng chuồng với diện tích 150 m2 để nuôi.

    Nhông là loài bò sát sinh trưởng nhanh, kháng bệnh cao, ít bị rủi ro lại không phải tốn nhiều vốn. Nuôi Nhông, người nông dân không phải tốn nhiều thời gian. Mỗi ngày, ông Hải chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút cho Nhông ăn. Thức ăn cho Nhông là rau màu các loại nên hạn chế chi phí đến mức tối thiểu.

    Thức ăn không cầu kỳ, ngay cả chuồng trại để nuôi Nhông cũng khá đơn giản. Chỉ cần xây dựng nơi có nhiều ánh nắng, đào sâu xuống lòng đất 0,6 m rồi đổ đất cát vào, xung quanh trồng một số cây xanh tạo nhiệt độ thích hợp cho không gian, môi trường sống giống với tự nhiên để Nhông phát triển tốt. Để Nhông không thoát ra ngoài, khi làm chuồng phải xây tường xung quanh, dưới đáy tráng bê tông, đồng thời bên trên có lưới bao không cho các loại chim ăn.

    Ông Nguyễn Hồng Hải chia sẻ kinh nghiệm: “Khi làm chuồng, lúc tráng bê tông đáy phải chừa khe hở để nước trong chuồng thoát đi, không bị đọng lại, song khe phải vừa phải không để Nhông chui ra ngoài. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong lòng đất đổ vào chuồng để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Nhông. Khi Nhông sinh sản thì bỏ nhiều vật dụng vào chuồng làm nơi trú ẩn cho Nhông con, tránh Nhông lớn ăn thịt vì đây là loài diệt chủng”.

    Nhông nuôi sau 8 tháng sẽ xuất chuồng, đây cũng là thời điểm bắt đầu sinh sản. Nhờ thích hợp với vùng đất ở địa phương nên Nhông của ông Hải phát triển không thua gì Nhông ở Bình Thuận. Hiện nay, Nhông của ông bình quân 4 con cân nặng 1 kg, ước thu hoạch trên 200 kg Nhông thương phẩm. Hiện tại, giá Nhông thịt là 350.000 đồng kg, Nhông giống sinh sản 300.000 đồng 1 cặp. Nếu hiện tại thu hoạch Nhông bán thịt, trừ chi phí, ông Hải thu lãi trên 40 triệu đồng.

    Ông Nguyễn Công danh, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hòa Tây cho biết: “Anh Nguyễn Hồng Hải mạnh dạn đầu tư nuôi thử nghiệm Nhông và đã thành công. Đây là mô hình mới ở địa phương. An Hòa Tây rất có ưu thế về nguồn thức ăn. Sắp tới, xã sẽ nhân rộng mô hình này cho nông dân để phát triển kinh tế. Tuy nhiên để phát triển mô hình này, xã sẽ phối hợp với ngân hàng giải quyết cho nông dân vay vốn nếu có nhu cầu, đồng thời phối hợp với ngành chức năng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả cao”.

    An Hòa Tây là vùng trọng điểm rau màu của huyện với trên 120 ha sản xuất quanh năm. Đây cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho Nhông và là một trong những lợi thế của địa phương để phát triển mô hình chăn nuôi này.

    Tin rằng trong thời gian tới mô hình nuôi Nhông của ông Nguyễn Hồng Hải sẽ được nhân rộng ở An Hòa Tây. Qua đó, vật nuôi mới này sẽ tạo thu nhập không nhỏ cho nhiều nông hộ nơi đây.
    Trần Xiện
    Đài Truyền thanh Ba Tri

    http://www.dost-bentre.gov.vn/chuyen-muc/sang-kien-sang-tao/2792-nuoi-nhong.html
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73

    Cám ơn anh, em thấy mô hình này phù hợp với mình
    Em kg có nhiều đất, chỉ khoảng 300m2 thôi
    Tuy nhiên, cũng phải tính đến những rủi ro về giá, nhu cầu và dịch bệnh [:D]
  7. pthung64

    pthung64 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    5.272
    Nhà nông VN làm VAC(Vườn Ao Chuông) giỏi thật. Tôi cũng làm VAC (Vui An Chơi) không kém:)):)):))
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nên dành 10 đến 20 m2 chia ra làm 4 bể nuôi ếch, ếch to ngon mình nhậu hoặc bán, ếch và cút dạt thì nuôi rắn ráo trâu, loại này hiền hơn mèo nữa.
    Nuôi kết hợp nhiều con đạt hiệu quả hơn là chỉ nuôi 1 thứ.
    Dành thêm 10 m2 nuôi cá trê phi, xây bể ngay cạnh và thấp hơn bể nuôi ếch để đón nước thải từ hồ ếch thì chú khỏi cần cho ăn TĂCN mà vẫn có cá để bán .
    Cá trê sẽ ăn phân , tảo và da ếch lột ra . Tận dụng thức ăn thừa, đầu và ruột cá , phế phẩm nhà bếp nói chung cho cá ăn, nếu gần nhà hàng thì xin hoặc mua rẻ thức ăn thừa để nuôi cá cũng tốt.
    Dòng cá trê rất tạp ăn và chịu được nước dơ, ít oxy, dể nuôi hơn các loài cá khác .

    Bể nuôi ếch và cá nên có nắng chiếu vào để tảo sinh sôi cho cá ăn, cũng có thể thả 1 ít ốc bươu vào cho nó ăn tảo , rêu bám thành bể.


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tưới nhỏ giọt – Giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp


    [​IMG]

    Vừa qua, tại Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề “Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất rau hoa”. Diễn đàn đã thu hút trên 520 đại biểu, đặc biệt có sự tham gia của trên 20 doanh nghiệp. Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu đến bà con nông dân những sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật của đơn vị mình. Chúng tôi xin đăng tải công nghệ mà công ty CP Công Nghệ Tưới Khang Thịnh - Đại diện và phân phối độc quyền của Hãng Netafim tại Việt Nam đã trình bày tại Diễn đàn - Công nghệ tưới nhỏ giọt


    Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

    Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

    Để có hệ thống tưới nhỏ giọt đạt yêu cầu, nhất là trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nó phải là một hệ thống vận hành một cách tinh tế và “cảm nhận” được sự lớn lên, phát triển từng ngày cho mỗi loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày, và phải cung cấp nước tưới và phân bón thích hợp nhất để đạt kết quả vụ mùa như mong muốn của nhà nông.

    Các hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ được thiết kế, lắp đặt dựa trên một nguyên lý chung: bộ trung tâm thông thường gồm có bộ lọc, đồng hồ đo áp lực nước, bộ châm dinh dưỡng, van xả khí; các đường ống chính, ống nhánh, và ống nhỏ giọt; và van điều áp để điều chỉnh áp lực trong hệ thống ống. Có rất nhiều các loại thiết bị nhỏ giọt phù hợp sử dụng cho các loại cây trồng khác nhau.

    Các thiết bị chính của một hệ thống tưới nhỏ giọt:

    1. Ống nhỏ giọt (Drip inline ): Ống nhỏ giọt là những ống dẫn nước bằng nhựa PE với đường kính ống và độ dày ống khác nhau được gắn chìm bên trong giọt rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của cây trồng và suất đầu tư mà chúng ta có thể lựa chọn loại dây nhỏ ống những đầu nhỏ giọt với khoảng cách và lưu lượng của đầu nhỏ giọt để sử dụng.

    2. Hệ thống Lọc: Hệ thống lọc là phần quan trọng nhất của hệ thống tưới nhỏ giọt. Có nhiều loại lọc khác nhau: lọc màng, lọc đĩa, lọc giá thể, lọc tách cát. Các hệ thống lọc sẽ được vệ sinh lõi lọc bằng tay, bán tự động và tự động theo áp lực hoặc thời gian. Tùy theo chất lượng nguồn nước, Netafim sẽ cung cấp một hệ thống lọc đảm bảo dây nhỏ giọt hoạt động tốt, nước và phân bón hoà tan sau khi đi qua hệ thống lọc sẽ được đưa vào hệ thống nhỏ giọt cung cấp cho cây trồng.

    3. Hệ thống định lượng và châm phân bón: 60% công dụng của hệ thống tưới nhỏ giọt là sử dụng phân bón qua hệ thống. Phân bón hòa tan trong nước được đưa chính xác vào bộ rễ tích cực của cây trồng hàng ngày hoặc nhiều lần trong một ngày với liều lượng xác định.

    Bộ định lượng và châm phân bón có thể điều khiển tự động để hút phân từ 5 kênh châm phân khác nhau với tỷ lệ đấu trộn theo khối lượng và được kiểm soát bằng độ dẫn điện và độ pH của dung dịch tưới. Các trang trại nhỏ hoặc suất đầu tư thấp có thể sử dụng những bộ châm phân bón đơn giản bằng cơ cho từng loại phân bón với việc kiểm soát khối lượng phân cung cấp ở mức độ tương đối.

    4. Hệ thống điều khiển tưới tự động: Hệ thống tưới sẽ được điều khiển bằng lưu lượng, thời gian hay bằng những sensor cảm biến ẩm độ hay nhiệt độ. Hệ thống điều khiển sẽ đóng mở máy bơm và van điện để tưới theo rất nhiều những chương trình tưới được lập trình sẵn. Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây Cable hay tín hiệu sóng radio) cho những diện tích lớn từ vài trăm đến hàng ngàn hecta.

    5. Đối với cây trồng trong chậu, Công ty Netafim cung cấp ống Capinet với lưu lượng 2L/h, cắm thắng vào thân ống nhánh PE không cần đầu nối. Đầu nhỏ giọt nằm trong ống mềm 3mm và nước sẽ đi xuyên qua đầu nhỏ giọt để đến điểm cần tưới. Các đoạn ống Capinet có chiều dài từ 0.6 đến 1.2m và đảm bảo độ đồng đều về lưu lượng ở những độ dài khác nhau của ống.

    Ưu điểm dễ nhận thấy khi ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác rau và hoa trong nhà kính, là người nông dân có thể tiết kiệm được từ 30 đến 50% lượng nước tưới, tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, tiết kiệm công chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Thông qua hệ thống này, việc duy trì độ ẩm phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng được thuận tiện và chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp tưới khác. Như vậy nhìn một cách tổng thể, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ giúp người nông dân nâng cao mật độ canh tác, tăng năng suất, và quan trọng hơn là chất lượng nông sản luôn được đảm bảo qua việc quản lý được dinh dưỡng cây trồng.

    Một nông dân trồng hoa cúc ở Đà Lạt chia sẻ: “Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để sản xuất cúc, nông dân tiết kiệm được phân. Thông qua hệ thống này, có thể sử dụng được các loại phân hóa lỏng để bơm thẳng vào rễ cây thì năng suất sẽ tăng hơn. Nếu mà không sử dụng công nghệ này thì không sử dụng được các loại phân hóa lỏng đó. Khi sử dụng hệ thông này, mình phải sử dụng với chu kỳ ổn định: ví dụ một tuần bón phân 3 lần thì cứ thế mà mình làm một tuần 3 lần. Năng suất có thể tăng gấp đôi, cành hoa dài, mập…”.

    Một nông dân khác trồng hoa hồng phân tích: “Vì hoa hồng là cây dài ngày, nếu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đất giảm sự bạc màu, đất không bị nén, bản thân người nông dân kiểm soát được phân bón-đây là vấn đề rất là quan trọng vì nếu bỏ nhiều phân qúa trong 10 năm sẽ làm cho đất bị thoái hoá. Nếu mình kiểm soát được thì hạn chế sự thoái hóa của đất đi. Thường mình làm hoa hồng trong nhà mái che thì ẩm độ cao, mà tưới nhỏ giọt thì kiểm soát được độ ẩm…”.

    Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào canh tác sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tố hơn cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù phải bỏ tiền đầu tư một lần trong khi nhiều lúc giá nông sản cao thấp thất thường, tuy nhiên hiểu rõ được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vi tưới, người trồng Rau Hoa trên địa bàn Lâm Đồng vẫn đã và đang đầu tư từng bước hệ thống tưới nhỏ giọt. Nhận thức được rằng muốn mở rộng thị trường, muốn đưa cây rau và hoa xuất khẩu…. thì yếu tố theo chốt vẫn là nâng cao chất lượng nông sản, tính cạnh tranh cao, để đạt được điều đó, con đường ngắn nhất vẫn là ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, trong đó có công nghệ tưới.

    Nói đến hệ thống tưới nhỏ giọt phải kể đến tập đoàn Netafim - Israel nổi tiếng thế giới về Công nghệ tưới tiết kiệm nước. Netafim hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên mà đang hoạt động trên phạm vi toàn cầu, đã cung cấp thiết bị cho 110 quốc gia trên thế giới, tại các vùng khí hậu khác nhau với doanh số năm 2010 hơn 800 triệu USD.

    Tại Việt Nam – Công ty TNHH TM DV Khang Thịnh là nhà phân phối độc quyền thiết bị tưới và nhà kính của hãng Netafim. Địa chỉ liên hệ của công ty:

    85 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.
    ĐT: 083 844 5850; Fax: 083 8476877; email: khangthinh@irritech.vn
    Website : www.irritech.vn - Vũ Kiên Trung 0913808816
    Văn phòng đại diện tại Đà lạt: Số 16B Phan Chu Trinh, Tp Đà Lạt.
    Tel: 0633 550058; Fax: 0633 810252; email: kt.dalat@irritech.vn


    - Tư vấn và thiết kế miễn phí hệ thống tưới và kiểm soát dinh dưỡng cây trồng
    - Cung cấp thiết bị tưới phun, tưới nhỏ giọt, thiết bị kiểm soát dinh dưỡng.
    - Tư vấn và cung cấp nhà kính và thiết bị sử dụng trong nhà kính
    - Dự án chìa khóa trao tay cho lãnh vực nhà kính công nghệ cao.


    BBT
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Theo yêu cầu của @SINH-TU [};-

    Chuồng trại chăn nuôi chim cút


    [​IMG]

    Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh,


    1. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
    Sau khi xây dựng, chuồng nuôi chim cút cần tạo ra được tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với nhu cầu sinh lý của chim, cụ thể là:
    a. Nhiệt độ thích hợp
    Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý, khả năng sinh sản, làm xáo trộn chu kỳ đẻ trứng bình thường của chim. Do đó, chuồng nuôi cần giữ cho nhiệt độ càng ổn định và thích hợp càng tốt.

    Trong điều kiện nóng ẩm, sức sản xuất của chim bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chim cút không có tuyến mồ hôi, lại có bộ lông vũ bao phủ nên chim rất khó thoát nhiệt khi gặp nóng. Trong trường hợp nhiệt độ chuồng nuôi cao, cơ thể chim chỉ có thể hạ nhiệt bằng cách xoà cánh, uống thêm nước, dồn máu từ cơ quan nội tạng ra mạch máu ngoại vi, chim há mỏ ra để thở làm tăng tần số hô hấp, thải nhiều nước, khí CO2, làm giảm lượng H2CO3 dẫn đến kiềm hoá máu, thay đổi áp suất thẩm thấu của máu. Những biến đổi này sẽ làm cho chim không thể thực hiện các chức năng sinh lý bình thường, rối loạn trao đổi chất.
    Điều kiện nóng ẩm còn làm cho chim giảm lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt, giảm khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ nuôi sống; giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch. Tăng hiện tượng mổ cắn nhau, tăng nhu cầu về diện tích chuồng nuôi, nhu cầu về không khí sạch và chi phí làm mát. Hậu quả chung là làm giảm sức sản xuất và giảm hiệu quả chăn nuôi.
    b. Thoáng khí
    Nhu cầu không khí sạch của chim cút tương tự như của các loài gia cầm khác: 21% oxy; các khí độc như CO2 và hàm lượng các khí độc hại khác: NH3, H2S… không được vượt quá 0,3%. Để đảm bảo nhu cầu đó, chuồng nuôi cút cần có độ thoáng mát cao, thường xuyên không khí sạch được luân chuyển trong chuồng nuôi.
    c. Yên tĩnh
    Chim cút nuôi hiện nay có nguồn gốc là cút rừng sống hoang dã, chui lủi… có bản tính cút rất nhút nhát. Dù đã được thuần hoá từ lâu, nhưng chim cút nuôi vẫn giữ được nhiều bản tính của tổ tiên, thần kinh nhạy bén, lại có thính giác và thị giác rất phát triển nên chúng dễ bị kích động bởi các tác động của môi trường, đặc biệt là âm thanh, ánh sáng, người lạ. Do đó, để cút sinh trưởng, sinh sản tốt, cần giữ một môi trường yên tĩnh và không xáo trộn.
    Hiện tượng xấu thường thấy nhất trong các chuồng nuôi là khi có tiếng động mạnh hoặc có người lạ vào chuồng… chim cút sẽ đột ngột bay dựng lên, đập đầu vào trần, vỡ đầu hay ít nhất cũng bị chấn thương sọ não. Nếu bị stress nhiều, kéo dài, chẳng hạn khi chuyển chuồng, tiêm phòng… sẽ xuất hiện hiện tượng phân ướt như sáp, màu vàng nâu.
    d. Vệ sinh
    Cùng với sự phát triển của đàn chim cút, gần đây mật độ vi trùng gây bệnh trong các khu vực chăn nuôi cũng tăng cao. Việc tuyển chọn con giống có khả năng miễn dịch và năng suất trứng cao là yêu cầu cấp bách. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng một môi trường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để cho cút phát triển, phát huy được tối đa tiềm năng di truyền của phẩm giống.
    e. Đề phòng mèo chuột
    Khác với chăn nuôi gà, vịt- các loài gia cầm có khối lượng tương đối lớn và khỏe, chim cút có cơ thể nhỏ, rất "vừa" ăn đối với mèo hoang và chuột. Thực tế chăn nuôi chim cút cho thấy, đây là món ăn "khoái khẩu" của cả chuột và mèo, có đàn chim cút đã bị mèo, chuột ăn thịt và cắn chết hàng trăm con chỉ trong 1 đêm, gây tổn thất rất lớn, làm nản lòng người chăn nuôi. Vì vậy, khi thiết kế chuồng trại, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng… người chăn nuôi phải luôn chú ý đến việc chống các động vật nguy hại và nguy hiểm này. Vì chúng rất phổ biến, lại luôn sống cạnh con người nên việc tiêu diệt chúng là điều không đơn giản.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này