Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5137 người đang online, trong đó có 410 thành viên. 23:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 122064 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi thỏ ở gia đình

    Thỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, không tranh chấp lương thực với người và gia súc khác, có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá tự nhiên.

    Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, mà con người dễ hấp thụ, hàm lượng Protein và nước cao, hàm lượng mỡ lại thấp hơn các động vật khác. Hiện nay thịt thỏ đang được dùng nhiều ở các nhà hàng, khách sạn trong nước.

    Đầu tư chuồng trại thấp, cần ít diện tích, tận dụng được các nguyên vật liệu của địa phương và công lao động gia đình.
    Là loại động vật thí nghiệm tốt, rẻ, thông dụng cho các cơ sở nghiên cứu nhân y và thú y, chế thuốc, chế văcxin...
    Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác, có thể dùng để bón cây, nuôi cá, nuôi giun làm thức ăn cho gà, vịt, cá...


    Các giống thỏ đang được nuôi ở Việt Nam
    1. Thỏ dê: Trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3,5 kg mầu lông thường loang, trắng vàng, đen xám, chân, tai dài, đầu to, bụng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt 46%.
    2. Thỏ xám và thỏ đen: Hai giống này thuộc nhóm tầm trung, được Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây chọn lọc và nhân thuần. Trọng lượng thỏ trưởng thành nặng 3,8 - 4,5 kg; thỏ đen có mầu lông đen tuyền, thỏ xám có màu xám tro dưới bụng hơi sáng hơn. Cả hai giống đều có mắt đen, tai và đầu ngắn, nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ 50%.

    3. Thỏ New - Zealand trắng: Đây là giống thỏ tầm trung được nhập vào nước ta từ Hungari năm 1977, màu lông trắng tuyền, mắt hồng, xương chân, đầu nhỏ, tai ngắn, nặng tối đa 4,5 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 55%, thích nghi với điều kiện sống ở nước ta.



    Các loại thức ăn dùng cho thỏ
    Có rất nhiều loại thức ăn dùng cho thỏ mà ta có thể tận dụng được.
    - Thức ăn xanh gồm: Các sản phẩm cây trồng, cỏ tự nhiên ngoài đồng, các loại lá tự nhiên sẵn có, lá dâm bụt, lá sắn, lá chè, lá ổi...
    - Thức ăn tinh gồm: các loại lương thực, hạt ngũ cốc, khoai, sắn khô và các phụ phẩm nông nghiệp.
    Ta có thể tận dụng các phụ phẩm để chế biến thức ăn tinh cho thỏ đảm bảo khẩu phần đủ dinh dưỡng theo công thức.

    Kỹ thuật làm chuồng trại
    L ồng chuồng thỏ có thể làm tận dụng bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương: tre, gỗ, sắt phế thải nhưng phải đảm bảo các loại tre, gỗ phải chắc và bố trí sao cho thỏ không gặm được vì thỏ là loại động vật gặm nhấm.
    Quy cách làm chuồng: Mỗi ô dài 90 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, 4 chân cao 50 cm, một chuồng có thể làm nhiều ô như vậy, mỗi ô có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 - 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống.
    Đáy l ồng phải nhẵn, phẳng, sao cho thỏ không gặm được, phải có lỗ hoặc khe hở để thoát phân và nước tiểu.
    - Lưu ý: Làm đáy
    l ồng có thể tháo lắp ra được để thuận lợi cho việc vệ sinh.
    Xung quanh chuồng và các ngăn giữa các ô
    l ồng có thể làm bằng lưới sắt hoặc đóng bằng các thanh tre vót tròn. Đảm bảo thỏ không thể chui ra được, các động vật khác đặc biệt là chuột không chui vào chuồng cắn thỏ.
    Trong mỗi ô
    l ồng bố trí một giá để thức ăn xanh, một máng thức ăn tinh có thể làm bằng sành sứ, tôn, sắt. Dụng cụ uống nước có thể là máng chậu đổ bằng xi măng cao 8 - 10 cm, rộng 10 - 15 cm để thỏ không lật đổ được.
    Ổ để cho thỏ đẻ có thể làm bằng gỗ mỏng có khung nẹp chắc chắn quy cách dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 20 cm.
    L ồng chuồng có thể đặt dưới gốc cây có bóng mát ở ngoài vườn, đầu nhà có mái che, chống được mưa nắng, hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt
    l ồng phải đảm bảo thông thoáng sạch sẽ, chống gió lùa mạnh, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, quét dọn vệ sinh và thoát được phân rác dễ dàng.

    Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
    1. Nuôi dưỡng thỏ hậu bị giống và thỏ chửa
    - Chọn thỏ đực, thỏ cái làm giống trên cơ sở các chỉ tiêu chọn lọc phẩm cấp giống và chọn lọc ngoại hình. Lúc thỏ 3 tháng tuổi phải nhốt riêng từng ngăn,
    l ồng chuồng để tránh cắn nhau và giao phối tự do. Thời gian này không nên cho thỏ ăn nhiều tinh bột hoặc các thức ăn giàu năng lượng dễ làm cho thỏ quá béo dẫn đến thỏ cái không động dục.
    - Tỷ lệ thỏ đực, thỏ cái trong đàn: Để bảo đảm tỷ lệ thụ thai cao thông thường trong đàn nuôi ghép 1 thỏ đực với 5 - 10 thỏ cái.
    - Khi thỏ đạt 5 - 6 tháng tuổi ta có thể phối giống lần đầu cho thỏ.
    - Nên phối giống cho thỏ vào sáng sớm bằng cách đưa thỏ cái sang
    l ồng thỏ đực. Muốn đạt được tỷ lệ thụ thai cao, cho thỏ phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 tiếng.
    - Thời gian chửa của thỏ là 28 - 32 ngày có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình hoặc cho thỏ đực phối thử sau 10 - 14 ngày. Nếu thỏ chửa thì không chịu đực nữa.
    Trong thời gian thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều sinh tố A, D, E và tăng thức ăn giàu Protein để dưỡng thai tốt.

    2. Nuôi dưỡng thỏ đẻ và thỏ nuôi con

    - Cần chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ chu đáo vệ sinh đưa vào
    l ồng trước 2 - 3 ngày.
    - Thỏ thường đẻ vào ban đêm, mỗi lứa thỏ khoảng 6 - 10 con hoặc nhiều hơn, trước khi đẻ có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ, ta nên tác động hỗ trợ thu gọn ổ, lấy giẻ sạch mềm lót làm ổ cho thỏ.
    - Thỏ mẹ sau đẻ khoảng 3 - 4 ngày là thỏ có thể động dục và phối giống đực.
    Thời gian này thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con, cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, nước uống đầy đủ, nên bổ xung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh và tiết sữa nhiều.

    3. Nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ

    Thỏ con sau đẻ 15h mới bắt đầu bú mẹ, trong 18 ngày đầu thỏ sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.
    Trong giai đoạn này thường xuyên kiểm tra thỏ con bú no hay không, nếu bú no thì da căng, phẳng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm, nếu thỏ đói da nhăn nheo nằm cựa quậy liên tục. Trong trường hợp này cần xem xét kỹ để có biện pháp khắc phục.
    Khi đàn con được 18 - 21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng đã biết ăn thức ăn với mẹ. Lúc 23 - 25 ngày tuổi có thể hấp thu được 50% nhu cầu dinh dưỡng từ thức ăn của mẹ. Từ ngày thứ 26 sữa mẹ chỉ đáp ứng 20 - 30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con. Vì vậy khi thỏ con ra ổ cần chú ý tới đàn con bú mẹ và ăn được thức ăn bao nhiêu để cung cấp thêm khẩu phần cho thỏ mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ con, thức ăn thô xanh giai đoạn này phải là loại rau cỏ non để thỏ con tập ăn.
    Sản lượng sữa của thỏ mẹ cao nhất vào ngày 15 - 21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ 35 - 42 thì cạn hẳn. Cho nên có thể cai sữa thỏ con vào lúc 28 - 42 ngày tuổi.

    Vệ sinh phòng bệnh
    Hàng ngày dọn vệ sinh
    l ồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ.
    - Nếu thấy thỏ có hiện tượng phân hôi, nhão sau đó lỏng dần thấm dính đét lông quanh hậu môn, thỏ kém ăn, lờ đờ uống nước nhiều đó là bệnh tiêu chảy.
    * Cách phòng bệnh: Cho ăn chế độ ăn hợp lý đặc biệt khi chuyển thức ăn phải chuyển từ từ, thức ăn chứa nhiều nước cần phơi hao bớt nước trước khi cho ăn. Nếu thỏ bị nặng thì cho uống Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày. Uống 3 ngày liên tục.
    - Nếu thấy thỏ xù lông, kém ăn, gầy dần đôi khi ỉa chảy phân có màu đỏ thì đó là bệnh cầu trùng. Bệnh này rất phổ biến ở thỏ.
    * Cách phòng trị: Hàng ngày quét dọn đáy
    l ồng, rửa máng ăn, máng uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy l ồng. Các loại thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi, mốc hay bị biến chất đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời kỳ, đặc biệt là nhu cầu Vitamin, khoáng, muối. Sau khi cai sữa dùng các loại thuốc: ESB3, Cocstop - Sb3 trộn vào thức ăn tinh cho thỏ ăn 7 ngày liên tục rồi nghỉ 5 ngày lại cho ăn tiếp 7 ngày nữa.
    Nếu thỏ ngứa, rụng lông và bong vẩy: Thỏ ngứa lấy 2 chân trước cào vuốt vào mồm, lắc đầu, rúc đầu vào thành
    l ồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân sau dậm dật xuống đáy l ồng đó là thỏ bị ghẻ.
    * Cách phòng trị: Ta có thể dùng thuốc ghẻ lvemectin tiêm dưới da 1 lần cho thỏ từ 2 tháng tuổi với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng, hoặc dùng Đepterex để bôi.

    Link:
    http://agriviet.com/home/threads/104171-Ky-thuat-nuoi-tho-o-gia-dinh#ixzz29sVVgisn
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ngô tím Fancy 111, quà quê độc đáo

    LÊ BỀN -
    Thứ Hai, 08/10/2012, 10:39 (GMT+7)
    Cty Atvanta Việt Nam vừa "tung" ra một giống ngô nếp lai mới mang tên Fancy 111 có màu hạt tím sẫm. Nhiều khả năng, Fancy 111 sẽ là “đối thủ nặng ký” có thể so kè với thị trường các giống ngô nếp ăn tươi tại phía Bắc.
    Một số khu vực ngoại thành Hà Nội, các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc (Vĩnh Phúc)... đã dần hình thành vùng SX chuyên nghiệp giống ngô nếp phục vụ nhu cầu ăn tươi cho thị trường. Vụ HT vừa qua, tại khu vực trồng ngô nếp ở xã Nguyên Khê (Đông Anh, Hà Nội) đã xuất hiện giống ngô nếp tím Fancy 111.
    Lần đầu tiên giống ngô này được Cty Atvanta VN đưa ra SX thí điểm tại miền Bắc với diện tích 1,5 sào. Hiện tại, chỉ sau 60 ngày gieo trồng, ngô đã cho thu hoạch có thể ăn tươi với chất lượng rất hoàn hảo lẫn hình thức hết sức mãn nhãn. Mặc dù hạt lai F1 có màu trắng, nhưng khi trồng và thu hoạch thương phẩm, cả hạt và bắp của giống Fancy 111 lại có màu sắc 100% tím sậm.
    Đứng bên ruộng ngô bắp nào bắp nấy bóc vỏ ra đều tím ngăn ngắt, anh Nguyễn Văn Thứ, thôn Tiên Hồng, xã Nguyên Khê vừa trồng thử 1,5 sào giống Fancy 111 cười khà khà kể: “Lúc ngô bắt đầu ra hạt, nhà tôi ra ruộng thử bóc vỏ bắp xem ngô ra hạt thế nào, bỗng tá hỏa vì thấy bắp nào bắp nấy đều tím ngắt. Vợ tôi chạy về bảo, hay là cái Cty gì đó cho nhầm giống tầm bậy, bởi ban đầu, hạt giống có màu trắng cơ mà! Sau này mới biết, chính màu tím kỳ diệu đó mới chính là… bí kíp của Fancy 111”.
    [​IMG]
    Bắp lai tím Fancy 111 SX thử tại xã Nguyên Khê
    Anh Thứ cho biết vụ hè thu, khu vực chuyên canh ngô nếp tại xã Nguyên Khê thường gặp mưa nhiều và xen kẽ các ngày nắng gắt nên hầu hết các giống ngô đều bị bệnh “gỉ sắt” gây sọc lá, cháy lá rất nặng. Trong khi đó giống Fancy 111 mặc dù gieo trồng cùng mật độ với các giống khác, cùng chế độ chăm sóc, nhưng ưu điểm của Fancy 111 là khả năng thích nghi và kháng bệnh rất tốt. Theo quan sát của PV, mặc dù ngô đã đến ngày thu hoạch ăn tươi nhưng hoàn toàn sạch bệnh, lá cứng, xanh, bộ lá và cờ khá thưa và thoáng.
    Bắp Fancy 111 ngoài màu sắc tím đặc trưng còn khá dài và to, hạt xếp khít và kín tới đầu bi, vỏ hạt mỏng. Tại buổi kiểm tra và đánh giá kết quả SX thử giống Fancy 111 tại xã Nguyên Khê do Cty Atvanta VN tổ chức vừa qua, trọng lượng bắp của giống Fancy 111 là 3,5-4 kg/10 bắp. Về chất lượng ăn tươi, Fancy 111 có mùi thơm nhẹ và rất dẻo, ăn có vị hơi ngọt và đậm, do vỏ hạt mỏng nên không thô sáp.
    Anh Nguyễn Văn Thành (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội), một “trùm” buôn ngô nếp phục vụ ăn tươi cho các quận nội thành Hà Nội lâu năm cho biết, hiện nay, mỗi ngày có khoảng 5 chủ buôn gom hàng và bỏ mối cho các “xe đẩy” (bán dạo) từ 20.000-30.000 bắp ngô nếp từ các vùng SX ngô nếp truyền thống tại một số địa phương ở miền Bắc.
    Qua kiểm tra và ăn thử ngô tím Fancy 111, anh Thành khẳng định giống này hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với các giống ngô nếp khác cả về năng suất, hình thức và chất lượng. “Hiện tại, chúng tôi đang nhập hàng ngô nếp bắp tươi với giá từ 2.800 đ/bắp và bán lại cho các chủ nhỏ hoặc xe đẩy khoảng 3.000-3.200 đ/bắp.
    Ưu điểm của bắp tươi Fancy 111 là rất thích hợp với việc nấu chín bằng cách hấp, nên rất phù hợp cho các đầu mối xe đẩy. Vì vậy sau khi kiểm tra chất lượng giống Fancy 111 tại hộ anh Nguyễn Văn Thứ, tôi đã đặt mua toàn bộ 1,5 sào ngô có số lượng gần 1.700 bắp bằng giá thị trường. Tôi nghĩ Fancy 111 rất có tiềm năng tiêu thụ tốt cho thị trường ăn tươi ở Hà Nội”, anh Thành khẳng định.

    Ngô nếp lai Fancy 111 có xuất xứ từ Thái Lan do Cty Atvanta VN lai tạo. Màu tím hạt ngô được quy định bởi sắc tố Anthocyanin - một loại hợp chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo báo cáo của Trường ĐH Ohio State (Mỹ), hợp chất trong bắp tím có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng khẳng định bắp tím có tác dụng chống ung thư nhờ chức năng chống oxy hóa của sắc tố anthocyanin.
    Cũng theo các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Doshisha (Nhật Bản), một trong những sắc tố anthocyanin có trong bắp tím có tên cyanidin 3-O-beta-D-glucoside có tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường. Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Hallym (Hàn Quốc) thì chứng minh rằng, sắc tố anthocyanin trong bắp tím có tác dụng giảm viêm, sưng.
    Nhiều nghiên cứu khác của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khẳng định, bắp tím rất tốt cho tim mạch, giúp ích cho các bệnh nhân cao huyết áp. Vì vậy, bắp tím Fancy 111 có nhiều tiềm năng sẽ mở rộng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá thác lác trong bể xi măng

    KS -
    Thứ Hai, 29/10/2012, 11:53 (GMT+7)

    [​IMG]
    Anh Khoa kiểm tra cá thác lác cườm 4 tháng tuổi
    Được hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi cá của Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên), anh Huỳnh Thúc Khoa, thôn Phú Hiệp 1, xã Hòa Hiệp Trung đã nuôi thử cá thác lác cườm trong bể xi măng. Năm 2010, sau khi được hỗ trợ 6.000 con cá giống, kích thước 4 - 5 cm với giá đầu tư 3.500 đ/con, anh Khoa liền chuyển 200 m2 nuôi cá lóc sang nuôi cá thác lác cườm trong bể xi măng.
    Lúc đầu nuôi do thiếu kinh nghiệm nên giai đoạn mới thả cho đến tầm nuôi hơn 1 tháng tỷ lệ cá bị hao hụt rất lớn. Thế nhưng càng về sau anh càng nắm vững kỹ thuật nuôi nên đã khắc phục tình trạng trên, cá rất khỏe, lớn nhanh. Kết quả sau gần 8 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 0,5 - 0,6 kg/con, thu 1,2 tấn, bán với giá 80.000 - 90.000 đ/kg, trừ chi phí lãi 35 triệu đồng.
    Việc nuôi cá thác lác cườm mang lại lợi nhuận hơn hẳn so với nuôi cá lóc như tỷ lệ hao hụt, chi phí thấp lại ít tốn thời gian chăm sóc. Hơn nữa giá cá thương phẩm lại ổn định, tiêu thụ mạnh, vì vậy tháng 8/2011, anh tiếp tục thả 6.000 con. Nhờ rút kinh nghiệm từ đợt trước, sau 8 tháng nuôi anh thu 2 tấn, bán với giá 70.000 - 90.000 đ/kg, trừ tất cả chi phí lãi gần 50 triệu đồng.
    Năm nay anh Khoa cũng thả với số lượng trên, sau 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 0,3 kg và sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết. Theo anh, với lứa cá này hứa hẹn mang lại thu nhập khá hơn so với 2 lần nuôi trước vì trước Tết giá cá thương phẩm thường tăng mạnh.
    Theo anh Khoa, để hạn chế hao hụt ban đầu do không chăm sóc tốt, cho ăn chưa phù hợp, thì người nuôi nên mua cá con có kích cỡ 6 - 7 cm, mật độ nuôi 20 con/m2. Thời điểm thả cá tốt nhất là vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
    Trước khi thả, cần chú ý ngâm bao đựng cá trong ao từ 15 - 20 phút để tránh cá bị sốc do thay đổi môi trường và nhiệt độ. Bên cạnh đó định kỳ 10 ngày phải thay nước lần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước trong ao. Đồng thời giữ mực nước nuôi cá luôn ổn định từ 0,8 - 1 m.
    Mặt khác để giúp cá lớn nhanh nên cho cá thác lác ăn thức ăn tươi sống như cá biển, cá đồng, ốc... Hạn chế thức ăn có tỷ lệ chất béo cao vì dễ gây rối loạn tiêu hóa cho cá và cho ăn 2 lần/ngày. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 10 - 15% trọng lượng cá từ lúc 1 - 3 tháng sau khi thả, và từ 5 - 7% trọng lượng cá từ 3 - 8 tháng. Ngoài ra thường xuyên bổ sung vitamin C và premix cho cá.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá chạch lấu l ồng bè

    LÊ HOÀNG VŨ -
    Thứ Hai, 29/10/2012, 11:53 (GMT+7)
    Ông Võ Văn Thọ ở ấp 1, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang) đã nuôi được 4 bè cá chạch lấu trên sông Bình Di

    [​IMG]

    Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 - 300 gram/con vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.
    Theo ThS Phan Phương Loan, Bộ môn Thủy sản, ĐH An Giang, bộ môn đã ương thành công giống cá chạch lấu và được tỉnh hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đề tài khoa học SX giống nhân tạo cá chạch lấu. Nếu ngư dân có nhu cầu nuôi sẽ được cung cấp đầy đủ con giống và kỹ thuật để đạt hiệu quả.

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá tai tượng, lãi 500 triệu/năm

    Nguyễn Thị Phương Dung -
    Thứ Sáu, 30/12/2011, 9:54 (GMT+7)
    [​IMG]

    Đó là mô hình của ông Đỗ Hiếu Liêm, 67 tuổi, ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

    Tổng diện tích đất vườn của ông là 17.000m2, trong đó diện tích mặt nước là 1.500m2. Với diện tích mặt nước này ông nuôi cá tai tượng hằng năm thu lãi trên 500 triệu đồng. Một số kinh nghiệm nuôi cá tai tượng của ông:
    Khi thu hoạch cá xong ao phải được cải tạo thật kỹ bằng cách: tháo cạn nước ao, vét lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi, phơi đáy ao lâu hơn so nuôi các loài cá khác (phải trên 10 ngày), lấy nước vào ao, dùng hóa chất xử lý nước để ổn định môi trường nước. Khi nước có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả cá giống. Mua giống chọn nơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, chọn con cá khỏe, không bị sây sát, tương đối đều cỡ và có giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng.
    Trên diện tích 1.500m2, ông có nhiều ao. Nuôi theo hai giai đoạn: Ao nhỏ ông thả cá giống ương nuôi khoảng 8-10 tháng để cá đạt trọng lượng khoảng 0,3 – 0,5 kg/con rồi tiếp tục san qua ao lớn nuôi đến đạt kích cỡ thương phẩm. Mật độ 7-10 con/m2 (ghép thêm cá sặc rằn để giúp ổn định môi trường nước). Nếu tính thời gian từ cá giống đến xuất bán khoảng 18 tháng cá đạt được trên 700g/con.
    Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi cá tai tượng, ông cho biết: ngoài việc thiết kế ao theo kiểu trên còn một vấn đề tương đối quan trọng nữa đó là phải biết tập tính ăn của cá. Khi nuôi cá ở ao nhỏ (giai đoạn cá còn nhỏ), cho cá ăn chủ yếu là thức ăn viên kết hợp với một ít rau bèo cắt vừa miệng cá. Vì cá tai tượng giai đoạn còn nhỏ ăn thức ăn có nguồn gốc động vật là chính. Khi cá lớn chuyển sang ăn các loại rau bèo thực vật là chính. Vì đặc điểm này khi chuyển cá qua ao lớn phải có đủ nguồn rau xanh cung cấp cho cá ăn, kết hợp cho ăn thức ăn viên. Đặc biệt khi gần xuất bán tăng cường thức ăn viên để vỗ béo cá.
    Trong suốt quá trình nuôi nên giữ cho nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc xanh vỏ đậu vì khi nước đục kết hợp với giai đoạn chuyển mùa (nắng – mưa) cá rất dễ bị bệnh. Định kỳ 10 – 15 ngày/lần phòng bệnh cho cá bằng cách: dùng các loại cây thuốc nam, dùng vitamin C, chế phẩm sinh học, vào mùa mưa nên đào rãnh xung quanh bờ ao và rải vôi vào rãnh với lượng 10 kg/100m2, đồng thời hòa vôi vào nước lấy nước trong tạt xuống ao lượng 1-2kg/100m3 nước để phòng bệnh cho cá.
    Trung bình mỗi năm với diện tích trên ông thu được hơn 20.000kg cá thịt, trọng lượng trên 700g/con. Tổng chi: 500.000.000đ; Tổng thu: 50.000đ/kg x 20.000kg = 1.000.000.000đ; Lãi: 500.000.000đ.


  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nuôi thỏ có lý !
    nuôi dễ , đẻ nhiều , bán cũng dễ...:-bd
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    :)):)):)):)):))
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chăn nuôi trên đệm lót sinh học ở Thanh Hóa

    Bình Minh -
    Thứ Tư, 31/10/2012, 11:9 (GMT+7)
    Có mặt tại trang trại chăn nuôi rộng hơn 1 ha của gia đình ông Nguyễn Hữu Nhân, 58 tuổi, xã Đông Hoàng (Đông Sơn, Thanh Hóa) chúng tôi cảm nhận được là chuồng trại không bốc mùi hôi thối, khó chịu nhờ áp dụng phương pháp chăn nuôi trên đệm lót sinh học (ĐLSH).
    Mô hình được gia đình ông Nhân áp dụng với trên 100 ô chuồng. Tất cả những người có mặt đều trầm trồ, thích thú khi ông Nhân chân không mang giầy bảo hộ, thản nhiên bước trên lớp mùn rải lót dưới nền chuồng mà không hề bị chất thải bám dính.
    "Ban đầu gia đình cũng hoài nghi về hiệu quả của chăn nuôi trên ĐLSH. Bởi với kinh nghiệm hàng chục năm chăn nuôi lợn quy mô lớn như gia đình tôi (mỗi năm xuất bán từ 1.500 - 2.000 con), phải thuê hàng chục lao động quét dọn mỗi ngày mới đảm bảo phần nào vệ sinh môi trường.
    Giờ nghe phổ biến áp dụng phương pháp chăn nuôi mà không phải dọn rửa chuồng hàng ngày, 3 - 4 năm mới phải thay đệm một lần, lại đảm bảo vệ sinh môi trường hơn phương pháp dọn rửa truyền thống thì hoài nghi là đúng. Tuy nhiên, khi đưa vào áp dụng, mọi sự lo lắng buổi ban đầu tan biến hết. Tất cả thành viên trong gia đình không khỏi bất ngờ vì hiệu quả của ĐLSH mang lại”.
    [​IMG]
    Được biết, sau 4 tháng áp dụng chăn nuôi trên ĐLSH cho 4 ô chuồng (40 m2), gia đình ông Nhân đã xuất bán được lứa lợn đầu tiên. Mặc dù không vệ sinh chuồng, không tắm cho lợn, nhưng lợn vẫn chóng lớn, không dịch bệnh. Khu chuồng không còn bốc mùi hôi thối như trước, bởi chuồng trại đảm bảo vệ sinh, luôn khô ráo. Hơn nữa, gia đình ông đã tiết kiệm được một khoản đáng kể, khoảng 60 - 70% chi phí lao động, tiền điện, nước...
    Khi thấy hiệu quả của chăn nuôi trên ĐLSH mang lại, ông Nhân mạnh dạn cải tạo thêm 30 ô chuồng áp dụng phương pháp này. Theo ông thì cách làm không khó, kinh phí đầu tư cải tạo chuồng thấp, vật liệu gồm mùn cưa, trấu, bột ngô, là những vật liệu sẵn có và giá lại rẻ. Riêng chế phẩm men vi sinh, Hội Làm vườn & trang trại Thanh Hóa sẽ chịu trách nhiệm cung ứng, giá cả cũng không cao (75.000 đ/kg/20 m2 chuồng). Tính tổng chi phí cho 34 ô chuồng hết 57.834.000 đ, bình quân 310.068 đ/m2 đệm lót.
    Rời nhà ông Nhân, chúng tôi xuống thôn 6, xã Đông Minh (huyện Đông Sơn) tham quan mô hình nhà ông Nguyễn Văn Hoạt (52 tuổi). Hiện gia đình ông Hoạt nuôi trên 1.000 con vịt sinh sản, vài chục con lợn. Cũng như gia đình ông Nhân, trước kia gia đình ông Hoạt phải thuê 2 nhân công dọn vệ sinh chuồng nuôi với mức lương 3,5 triệu đ/người/tháng. Hơn 2 tháng đưa ĐLSH vào ứng dụng cho hơn 100 m2 chuồng lợn và vịt, gia đình ông Hoạt đã cắt giảm được khoản chi phí này, cộng với tiền điện, nước mỗi tháng cũng được gần chục triệu đồng.

    Mặc dù ưu việt của ĐLSH là nổi trội, cũng cần tính đến một số vấn đề nảy sinh. Vào những ngày nắng nóng, nếu gia súc, gia cầm nằm trên tấm ĐLSH rất nóng. Vì vậy theo kinh nghiệm gia đình ông Nhân đã làm, đó là hỗ trợ làm mát bằng việc phun nước lên mái, quạt mát.
    Đặc biệt mỗi ô chuồng chia làm 2 phần, ½ áp dụng ĐLSH, ½ vẫn làm nền xi măng. Hoặc có thể theo hình thức cứ 3 ô chuồng ĐLSH thì làm 1 ô chuồng nền xi măng để làm mát cho lợn vào mùa hè.
    Bà Hồng, vợ ông Hoạt phấn khởi: “Vui nhất là khu chuồng không còn bốc mùi khó chịu như trước, ít ruồi muỗi hẳn, vịt, lợn đều khỏe và lớn nhanh, việc thu nhặt trứng cũng thật dễ dàng và vệ sinh hơn nhiều. Thời gian trước, vào mùa nắng thỉnh thoảng bà con xung quanh còn phàn nàn do bị ảnh hưởng. Nhưng hơn 2 tháng nay tình trạng này đã không còn”.
    Theo ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn & trang trại Thanh Hóa, chăn nuôi trên ĐLSH là tiến bộ kỹ thuật mới, được trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu, SX ra chế phẩm men BALASA- 01, đưa vào ứng dụng ở một số tỉnh và mang lại hiệu quả khả quan như tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Hải Dương...
    Thanh Hóa có trên 440.000 hộ chăn nuôi, trong đó quy mô trang trại, gia trại 1.125 hộ, còn lại chủ yếu là nhỏ lẻ trong dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Đây cũng chính là một trong những rào cản phát triển ngành chăn nuôi, trở thành vấn đề trọng tâm mà các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
    Cùng với công nghệ khí sinh học, công nghệ chăn nuôi trên ĐLSH nếu được nhân rộng đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực đông dân cư, có tác dụng thiết thực, bảo đảm vệ sinh môi trường, sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng; giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi...
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/511942/Thu-tien-ti-tu-nghe-nuoi-ran-ky-da-rua.html

    Thứ Ba, 18/09/2012, 07:11 (GMT+7)
    Thu tiền tỉ từ nghề nuôi rắn, kỳ đà, rùa
    TT - Với trang trại rộng hơn 4.000m2, anh Huỳnh Chí Công (xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM) đã thu hàng tỉ đồng từ nghề nuôi rắn, kỳ đà và rùa để xuất khẩu.



    [​IMG]

    Xuất bán kỳ đà tại trang trại anh Huỳnh Chí Công (Củ Chi, TP.HCM)- Ảnh: Nguyễn Trí
    Từ đầu năm đến nay, trang trại này đã xuất khoảng 2 tấn rùa sang Trung Quốc với giá gần 400.000 đồng/kg. Theo anh Công, chỉ riêng năm nay trang trại này có thể xuất khẩu khoảng 4 tấn kỳ đà và rùa thương phẩm với giá dao động 400.000-600.000 đồng/kg.
    Một trang trại có diện tích không lớn nhưng trong đó là hàng trăm chuồng với hàng nghìn con vật nuôi giá trị cao, đem lại lợi nhuận hàng tỉ đồng mỗi năm. Anh Công cho biết bốn năm trước anh là tài xế xe khách, trong một lần qua Bình Phước được người quen giới thiệu về mô hình nuôi rắn. Tìm hiểu qua sách báo và được bạn giúp đỡ thấy hứng thú với nghề nuôi rắn, anh bỏ hẳn nghề lái xe để về mảnh đất Củ Chi dựng trang trại nuôi thử.
    Sau hơn một năm thấy nghề nuôi rắn có triển vọng, anh đã mở rộng quy mô trang trại. Hiện trang trại anh có 200 chuồng nuôi rắn với hơn 2.000 con thương phẩm và 100 cặp bố mẹ. “Một năm tôi xuất khẩu trên 1 tấn rắn thương phẩm với giá dao động từ 600.000-1,2 triệu đồng/kg tùy loại. 100 cặp rắn bố mẹ mỗi năm sinh một lứa khoảng 3.000 trứng được ấp thủ công với tỉ lệ nở thành công khoảng 99%, con non nuôi trên một năm có thể xuất bán giống với giá 1,2 triệu đồng/con” - anh Công cho biết.
    Không chỉ có rắn mà kỳ đà và rùa tại trang trại anh cũng đã được xuất khẩu. Theo anh Công, hiện nay tại trang trại có trên 500 con kỳ đà và 700 con rùa. “Chúng tôi chủ yếu xuất sang Trung Quốc và một số nước Trung Đông. Với lượng xuất khẩu rắn, kỳ đà và rùa hiện tại mỗi năm tôi thu về hơn 1,5 tỉ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 50%” - anh Công cho hay.
    Theo anh Công, hiện cơ sở anh đã liên kết với năm hộ nông dân tại địa phương và một số trang trại ở Bình Phước và Đồng Tháp để gom hàng khi cần, nhưng theo anh nguồn cung hiện nay như “muối bỏ biển” so với nhu cầu. “Nhiều lúc trong hai tháng nhưng công ty thu mua đặt đến 4 tấn rắn, kỳ đà, cố gom hàng chúng tôi cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Các tháng giáp tết và ra tết thị trường Trung Quốc rất cần nên giá bán cao hơn mức bình thường từ 10-20%” - anh Công nói.
    Theo lời anh Công, các loài vật nuôi này đang được anh cung cấp theo hợp đồng cho trang trại Thái Dương tại TP.HCM, đơn vị trực tiếp xuất khẩu qua Trung Quốc. Đầu ra mặt hàng này rất ổn định do rắn, kỳ đà, rùa chỉ phát triển với khí hậu nóng, Trung Quốc có mùa lạnh kéo dài, đặc biệt những tháng cuối năm nên nhu cầu rất lớn. “Sắp tới, khi lượng ổn định tôi sẽ xin giấy phép để xuất khẩu trực tiếp” - anh Công dự tính.
    NGUYỄN TRÍ


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này