Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6536 người đang online, trong đó có 686 thành viên. 21:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122524 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.khuyennongtphcm.com/index.php?mnu=3&s=600009&id=3039

    Phương pháp chọn heo rừng lai giữ lại làm giống


    - Chọn giống là việc lựa chọn và giữ làm giống những con đạt tiêu chuẩn về phẩm chất giống.
    - Chọn giống được thực hiện thông qua quan sát ngoại hình, xem xét các số liệu [​IMG]ghi chép qua theo dõi về sinh trưởng, sinh sản của cá thể, của cha mẹ anh chị em để quyết định chọn giữ lại những cá thể phù hợp để nuôi thịt hay làm nái, nọc giống.
    - Chọn heo sinh sản nên chọn những con có tính tình hiền lành, khỏe mạnh, đầu thanh, ngực sâu, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển, không mắc bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng. Hình dáng bên ngoài và sự cấu tạo cơ thể phù hợp với đặc điểm giống và mục đích sinh sản. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà) về ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất,…. Tuy nhiên, muốn chọn lọc được giống tốt phải theo dõi, lập sổ lý lịch, gắn số tai (nếu có thể) hoặc lập phiếu cá thể gắn trên chuồng để theo dõi năng suất cá thể.
    * Chọn heo đực giống
    - Chọn và mua về lúc 6 tháng tuổi
    - Bắt đầu khai thác khi đạt 7 - 8 tháng tuổi
    - Phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài: Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, 4 chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi sống cao, mang tính “hoang dã”, dữ tợn.
    - Tỉ lệ heo cái/ đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành và 3: 1 đối với đực dưới 1 năm tuổi.
    * Chọn heo cái giống
    - Cái hậu bị mua lúc 4 - 6 tháng tuổi. Từ đàn cái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá, chọn lọc giữ lại làm nái sinh sản.
    - Chọn lọc nái sinh sản không có khuyết tật, để không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Thông thường, nái được chọn cần đạt được những yêu cầu tối thiểu như sau: toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động, khung xương và 4 chân chắc, khỏe, nhanh nhẹn và linh hoạt, số con đẻ ra/ lứa cao, heo mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, thông thường heo rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được
    chọn.


    Kim Khánh
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cẩm nang nuôi và sản xuất ếch công nghiệp

    Phần I
    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
    Ếch công nghiệp (Ếch Thái Lan) có tên khoa học là Rana tigrina, kích cỡ lớn (200 - 400 g/con), ăn mồi tĩnh và thích nghi điều kiện nuôi nhốt với mật độ cao.
    1.1. Môi trường sống:
    - Ếch công nghiệp sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch với điều kiện độ mặn không quá 5‰, pH nước trong khoảng 6,5 - 8,5, nhiệt độ nước tốt nhất 28 - 300C.
    - Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với kim loại nặng, tàn thuốc lá và các chất độc khác.
    1.2. Dinh dưỡng và thức ăn của ếch:
    - Nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, độ đạm từ 25 - 40%.
    - Giống như ếch đồng hoang dã, ếch công nghiệp cũng thích ăn mồi động vật sống, di động như các loài côn trùng, giun, ốc… Tuy nhiên, do đã được thuần hóa nên ếch công nghiệp sử dụng được thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu, …).
    1.3. Sinh trưởng:
    Ếch công nghiệp là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn:
    - Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): Khoảng 21 - 28 ngày, giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước. Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước nuôi hoặc thức ăn bổ sung như bo bo, trùn chỉ, cám nhuyễn.
    - Ếch giống (2 - 50 g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm.
    - Ếch trưởng thành (200 – 300g): Từ 8 - 10 tháng tuổi, ếch đã trưởng thành và có thể thành thục sinh sản.
    1.4. Sinh sản:
    - Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 - 11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 - 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 - 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 - 4 tuần.
    - Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể. Trứng nở ra nòng nọc sau 18 - 24 giờ. Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thời gian biến thái từ nòng nọc mới nở thành ếch con khoảng 28 - 30 ngày.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cẩm nang nuôi và sản xuất ếch công nghiệp

    Phần II
    KỸ THUẬT NUÔI ẾCH CÔNG NGHIỆP
    2.1. Nuôi ếch trong hồ xi măng
    2.1.1. Chuẩn bị hồ nuôi

    - Hồ sau khi xây hoặc sửa xong phải tẩy rửa chất xi măng trong hồ bằng cách ngâm nước và xả bỏ nhiều lần (có thể dùng thân cây chuối chặt nhỏ cho vào hồ ngâm 1 tuần rồi xả bỏ sẽ nhanh sạch chất xi măng hơn). Sau khi ngâm tẩy chất xi măng khoảng 3 - 4 tuần, kiểm tra độ pH nước trong hồ đạt từ 6,5 - 7,0 là thả ếch vào nuôi được.
    - Vệ sinh, chà rửa hồ sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả ếch vào nuôi.
    - Cho nước vào từ 20 - 30 cm (chỗ sâu nhất khoảng 30 cm).
    - Chuẩn bị hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi.
    - Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bằng ống nhựa PVC.
    - Thiết kế hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch.
    2.1.2. Chọn ếch giống
    - Qui cách giống: Chọn ếch cỡ 45 ngày tuổi (khoảng 3 - 6 cm/con), khỏe mạnh, màu sắc đậm, không nhiễm bệnh hay bị dị tật.
    - Chọn ếch giống sản xuất tại chỗ có chất lượng tốt để nuôi thương phẩm.
    2.1.3. Thả giống
    - Kiểm tra lại môi trường nước trước khi thả giống (pH, nhiệt độ).
    - Thời gian thả: lúc trời mát (sáng hoặc chiều).
    - Cho thùng ếch vào hồ, tưới nước của hồ nuôi lên ếch để ếch từ từ quen dần với môi trường nước mới rồi mới thả ra hồ nuôi.
    - Mật độ thả nuôi: 80 - 100 con/m2.
    - Khử trùng ếch bằng thuốc tím trước khi thả nuôi.
    2.1.4. Chọn thức ăn cung cấp cho ếch
    - Qui cách - chủng loại: Chọn thức ăn công nghiệp dạng viên như Cargill,... có độ đạm cao (25 - 40%). Ngoài ra, có thể cho ăn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên (ốc bươu vàng, trùn quế,...).
    - Chất lượng: Thức ăn không bị ôi thiu, ẩm mốc, có mùi vị hấp dẫn.
    - Thức ăn cung cấp cho ếch thích hợp cho từng giai đoạn phát triển (kích cỡ, độ đạm, khối lượng).
    2.1.5. Cho ăn
    - Chọn loại thức ăn có kích cỡ và độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch (cỡ 0,5 - 4,5 mm, độ đạm từ 25 - 40%).
    - Thức ăn được rưới nước có pha thuốc khoảng 15 - 20 phút trước khi cho ăn. Nếu sử dụng thức ăn tươi sống phải rửa sạch hoặc khử trùng trước khi cho ăn.
    - Cho ăn bằng cách rải thức ăn trực tiếp vào hồ (đối với thức ăn viên) và để lên sàn ăn (đối với thức ăn chế biến).
    - Lượng thức ăn cho ăn căn cứ theo ước tính % trọng lượng đàn ếch và theo thực tế kiểm tra trên sàn ăn. Tháng đầu cho ăn 4 - 6% trọng lượng đàn ếch, 2 tháng sau giảm còn 3 - 4%.
    - Thời gian cho ăn: Tháng đầu cho ăn 3 - 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối), khi lớn cho ăn 2 - 3 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, cho ếch ăn thêm vào buổi tối để ếch tăng trọng nhanh.
    - Tốc độ tăng trưởng:
    30 ngày nuôi 30 - 50 g
    60 ngày nuôi 100 - 120 g
    90 ngày nuôi 150 - 180 g
    120 ngày nuôi 200 - 250 g
    2.1.6. Chăm sóc - quản lý nguồn nước và phòng bệnh
    * Chế độ thay nước
    - Tháng đầu ít thay nước, 2 - 3 ngày thay nước một lần, mực nước duy trì ở mức 20 - 30 cm.
    - Tháng thứ hai trở đi thay nước mỗi ngày, mực nước có thể giảm xuống còn 10 - 15 cm.
    - Nước giếng khoan được bơm lên trữ lại ít nhất một ngày mới sử dụng, không bơm trực tiếp vào hồ ếch.
    - Thời gian thay nước thích hợp nhất là vào buổi sáng, nếu thay vào buổi chiều thì phải thay trước khi cho ếch ăn.
    * Phân cỡ
    Hàng ngày kết hợp với việc cho ăn và thay nước là việc tách đàn, phân cỡ ếch. Thông thường là phân thành hai cỡ lớn và nhỏ tương đối đều nhau. Việc phân cỡ càng kỹ thì ếch ít có cơ hội ăn thịt lẫn nhau, giảm tỷ lệ hao hụt đáng kể.
    * Chăm sóc
    - Kiểm tra quan sát thường xuyên các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bị bệnh. Trường hợp ếch bị bệnh phải tách riêng ra khỏi hồ để điều trị.
    - Thường xuyên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh liều nhẹ vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.
    - Mỗi tuần nên ngâm tắm ếch một lần bằng thuốc sát trùng (thuốc tím, Iodine, Gansil).
    - Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cấp thoát nước, lưới bảo vệ đề phòng thất thoát ếch.
    - Cần tránh không cho nước mưa vào hồ nhiều làm cho độ pH và nhiệt độ nước trong hồ nuôi giảm đột ngột gây sốc cho ếch, nhất là giai đoạn ếch còn nhỏ sẽ bị hao hụt rất nhiều.
    - Định kỳ khoảng 2 tuần cân ếch một lần để kiểm tra mức tăng trọng và trọng lượng trung bình cả đàn. Từ đó có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý.
    2.1.7. Thu hoạch
    Sau 3 - 3,5 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200 g/con, có thể thu hoạch toàn bộ.
    2.2. Nuôi ếch trong ao đất
    Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn.
    2.2.1. Chuẩn bị ao
    - Ao diện tích từ 30 - 300 m2 (4 x 8 m, 5 x10 m, 10 x 20 m…), phủ bạt nilông nếu ao không giữ nước. Thông thường mô hình này được thiết kế theo dạng ao nổi hoặc nửa nổi nửa chìm.
    - Có thể xây tường gạch hoặc dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào chung quanh ao cao 1,0 - 1,2 m để tránh ếch nhảy ra ngoài.
    - Mực nước ao 20 - 30 cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn. Nên đặt ống cấp và thoát nước riêng biệt ở hai bờ đối diện nhau theo chiều dài của ao.
    - Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm mouse xốp…). Nên thả lục bình hay rau muống làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích giá thể 50 - 70% diện tích ao nuôi. Nếu ao có diện tích rộng khoảng vài trăm m2 thì xung quanh nên chừa bờ rộng từ 1,0 - 1,5 m, cao hơn mực nước trong ao khoảng 20 cm, trên đó trồng cây che mát để ếch lên ở.
    2.2.2. Mật độ nuôi
    Ếch giống nên thả thưa hơn nuôi trong bể xi măng (60 - 80 con/m2 là tối ưu trong tháng đầu), nên thả giống loại lớn (100 - 120 con/kg) và tương đối đồng đều để hạn chế hiện tượng ăn lẫn nhau, có thể phân cỡ ương dưỡng trước trên hồ xi măng rồi mới thả xuống ao nuôi.
    2.2.3. Cho ăn - Chăm sóc
    - Cho ăn thức ăn viên nổi hoặc thức ăn tự chế biến, giai đoạn ếch giống cho ăn 3 - 4 lần/ngày và 2 - 3 lần/ngày đối với ếch lớn (100 g trở lên). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên chỗ cạn cố định trong ao. Lượng thức ăn trong ngày cũng giống như nuôi trong bể xi măng và tùy vào sức ăn thực tế của ếch.
    - Thường xuyên thay nước tránh để nước dơ, ếch dễ nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/1 lần). Chỉ thay 1/3 lượng nước trong ao.
    - Định kỳ xử lý nước trong ao bằng Zeolite, Calci – 100 để ổn định pH, làm sạch môi trường nước và đáy ao.
    - Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chim, chuột, rắn, mèo, cá dữ…).
    - Nuôi ếch trong ao đất lớn nhanh và ít tốn công chăm sóc hơn nuôi trong bể xi măng, chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm:
    + Tỷ lệ sống thấp hơn nuôi trong bể xi măng do khó kiểm soát được bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn.
    + Nếu bờ ao không chắc chắn, bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn ít ra ăn mồi nên chậm lớn. 2.3. Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng
    Thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể vừa nuôi ếch kết hợp nuôi cá.
    2.3.1. Nuôi trong giai (vèo)
    - Giai có kích thước 6 - 50 m2 (2 x 3, 4 x 5, 5 x 10 m), cao 1 - 1,2 m, làm bằng lưới nilông may kín 5 mặt và phía trên có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra ngoài và đề phòng địch hại.
    - Giai treo trong ao sao cho đáy vèo ngập nước ngập khoảng 20 - 30 cm.
    - Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nilông đục lỗ, bè tre, lục bình…). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích giai. Có thể đặt những tấm xốp phía mặt dưới của đáy để giai nổi lên làm nơi cho ếch lên nghỉ ngơi, tắm nắng và ăn mồi.
    - Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong hồ xi măng là 80 - 100 con/m2.
    - Cho ăn cũng giống như cho ăn trên hồ xi măng: rải thẳng vào giai hoặc để trên những miếng nổi (thường áp dụng cho thức ăn tự chế biến).
    - Định kỳ xử lý nước trong ao bằng Zeolite, Calci – 100 để ổn định pH, làm sạch môi trường nước và đáy ao.
    - Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chuột, rắn, cá dữ…).
    2.3.2. Nuôi trong đăng quầng
    - Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500 m2), dùng lưới nilông hay đăng tre bao quanh một phần diện tích trong ao, bên dưới không có đáy như giai.
    - Mật độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2).
    - Thả lục bình, bè tre, nilông nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú, diện tích giá thể chiếm 3/4 diện tích đăng quầng.
    - Chế độ cho ăn, chăm sóc và quản lý nguồn nước giống như nuôi trong giai.
    2.4. Phòng và trị một số bệnh thường gặp
    2.4.1. Bệnh trướng hơi ở ếch con
    - Nguyên nhân: Ếch bị sốc do môi trường nước thay đổi nhiều và đột ngột, hoặc do ăn nhiều thức ăn không tiêu hóa hết.
    - Cách phòng trị: Hạn chế thay nước, khi thay nước chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ. Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho ếch ăn. Nên chọn mua ếch giống từ trại giống có môi trường nước giống với môi trường nước mình nuôi để tránh hiện tượng ếch bị sốc do thay đổi môi trường.
    2.4.2. Bệnh ghẻ lở
    - Nguyên nhân: Do ếch cắn lẫn nhau hoặc do ếch nhảy cọ sát với thành hồ bị trầy xước. Vết thương nhiễm trùng gây ghẻ lở.
    - Cách phòng trị: Hạn chế tiếng động và bóng người lui tới làm ếch hoảng sợ, tách cỡ thường xuyên để con lớn không cắn con nhỏ, cho ăn bằng sàn ăn để hạn chế ếch táp trúng chân nhau. Tách riêng những con bị ghẻ ra bôi thuốc kháng sinh và ngâm tắm thuốc sát trùng sau vài ngày sẽ lành vết thương.
    2.4.3. Bệnh đỏ chân
    - Nguyên nhân: Do môi trường nước nuôi bị nhiễm khuẩn làm cho hai bên đùi của ếch nổi nhiều vết đỏ, chân sưng to, bụng bị xuất huyết trong, gan sưng và đọng máu.
    - Cách phòng trị: Giữ cho môi trường nước sạch sẽ, không nuôi quá dày, nên lắng lọc nước một ngày trước khi sử dụng. Khi ếch bệnh tách riêng ra ngâm trong thuốc tím, đồng thời trộn thuốc kháng sinh (Enro floxacin hoặc Oxytetracylin) vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 7 - 10 ngày.
    2.4.4. Bệnh viêm ruột
    - Triệu chứng: Ếch bị bệnh có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng đỏ, mỏng, bên trong có khi có dịch lỏng trong suốt và lẫn cặn thức ăn không tiêu, thối.
    - Cách phòng trị: Trộn xen kẽ men tiêu hóa và thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 4 - 5 ngày. Liều lượng: 5 g thuốc/kg thức ăn.
    2.4.5. Bệnh do ảnh hưởng hệ thần kinh
    - Triệu chứng: Cột sống bị cong lại, đầu lệnh sang một bên, bơi lội xoay vòng tròn.
    - Cách phòng trị: Phòng bệnh bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, tránh các tác nhân gây sốc (tiếng ồn, cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ nước…), thường xuyên bổ sung thuốc bổ thần kinh (có chứa nhóm vitamin B6), vitamin C vào thức ăn cho ếch ăn.


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cẩm nang nuôi và sản xuất ếch công nghiệp

    Phần III
    KỸ THUẬT SẢN XUẤT ẾCH GIỐNG
    3.1. Tuyển chọn và nuôi vỗ ếch bố mẹ
    Thường lựa chọn một số con ếch tốt từ ao ếch thịt để nuôi vỗ cho sinh sản. Ếch một tuổi đã bắt đầu tham gia sinh sản, ếch loại 2 - 3 tuổi sẽ có chất lượng sinh sản tốt hơn: thu được số lượng nhiều hơn, trứng to, nở con mập mạp, có sức sống mạnh, nuôi mau lớn.
    Con cái đẻ năm thứ nhất được 2.500 - 3.000 trứng (đẻ 2 đợt/năm). Nhưng con cái 3 - 4 tuổi đẻ 2 đợt trong năm đến 4.000 - 5.000 trứng. Ếch đẻ đợt 2 cách đợt đầu khoảng 3 tuần lễ. Ấp nhân tạo có thể đạt tỷ lệ nở 90%.
    - Ếch sinh sản có thể nuôi chung đực, cái trong một ao, vườn. Song nếu có diện tích rộng thì nuôi riêng ra 2 ngăn (thời gian nuôi riêng khoảng 1 tháng trước khi đẻ). Khi cho ếch đẻ, thả ếch đực vào hồ trước, đến chập tối mới thả ếch cái vào và phun mưa nhân tạo để kích thích ếch bắt cặp, sinh sản.
    - Mật độ cho đẻ 5 cặp/m2.
    - Chế độ nuôi vỗ nên tăng tỷ lệ đạm động vật trong thức ăn, chẳng hạn 40% cá xay + 60% bột ngũ cốc hoặc thức ăn viên có độ đạm 25%.
    Việc chăm sóc, quản lý giống trong giai đoạn này như nuôi ếch thịt.
    3.2. Cho ếch đẻ
    Hàng năm vào dịp tết Thanh minh (ngày 3 tháng 3 Âm lịch) ếch cái phát dục có bụng phình to và mềm. Khi đã có tiếng kêu thưa thớt của ếch đực báo hiệu thì 3 - 4 ngày sau ếch sẵn sàng đẻ. Nếu gặp được trời mưa hoặc ta chủ động bơm nước mới vào mương ao, thì đêm hôm đó ếch đực kêu vang mời gọi ếch cái đến cặp đôi, ôm lấy nhau đẻ trứng và thụ tinh sát mép nước. Trứng trôi xuống nước nổi thành từng đám tròn có màng nhầy liên kết. Đầu đen của trứng (cực động vật) xoay lên phía trên để nhận ánh sáng.
    3.3. Ương trứng
    - Ương ngay trong ao: Ao phải mới được tát dọn sạch sẽ, nước ao không nhiễm bẩn thì có thể để nguyên các ổ trứng trong ao, mương, cho nở tự nhiên. Ương cách này giảm được công vớt trứng và không sợ sự va chạm làm vỡ trứng. Ương trong ao, nòng nọc sẽ có nguồn thức ăn tự nhiên (động vật phù du), nhưng sẽ không tránh khỏi sự hao hụt do các sinh vật khác sát hại. Khoảng nửa tháng sau thì vớt nòng nọc về ương trong bể, ao riêng. Hàng ngày cho nòng nọc ăn thêm bột mì, bột gạo rắc xuống ven bờ ao. Số lượng 200-300 g/10.000 con trong ngày. Hoặc sử dụng thức ăn viên cho cá giống (độ đạm 40%); trùn chỉ.
    - Ương trong giai hoặc bể: Ương trong giai hoặc bể có lợi là gom được các ổ trứng ếch đẻ rải rác ở ao, rãnh trong vườn về tập trung một chổ, dễ dàng quản lý, chăm sóc, hạn chế được sự hao hụt do sinh vật khác giết hại.
    + Sử dụng giai chứa cá bột may bằng lưới nilông. Cắm cọc xuống ao cách bờ 1 m để buộc giai (tựa như chiếc mùng lật ngược). Đảm bảo nước ao thoáng, sạch.
    + Hoặc dùng gạch xếp thành hình chữ nhật có kích thước 1,0 m x 0,8 m x 0,3 m. Bên trong lót tấm nilông. Đổ nước sâu 20 cm để ương trứng.
    - Cách vớt trứng
    Ếch đẻ ban đêm, buổi sáng sớm đi vớt trứng ngay, nếu để lâu, trứng trương nước vớt dễ vỡ.
    Dùng đĩa hoặc chậu nhỏ hớt nguyên cả mảng trứng rồi đỗ nhẹ nhàng vào một chậu to đựng mấy lít nước. Khi trứng đã kín chậu thì chuyển về bể hoặc giai rồi đi vớt mẻ khác. Không để các mảng trứng chồng lên nhau dày đặc và vón cục, trứng sẽ ung.
    - Mật độ ương: (trong giai hoặc bể) 10.000 - 30.000 trứng/m2. Nhiệt độ nước thích hợp 25 - 300C thì sau 18 - 24 giờ trứng nở thành nòng nọc.
    Nếu để nhiệt độ nước nóng tới 34 - 360C, nòng nọc sẽ chết.
    3.4. Nuôi nòng nọc từ khi mới nở đến 7 ngày tuổi
    Sau khi trứng nở, nòng nọc còn yếu ớt, lắng xuống đáy bể (hoặc đáy giai) 3 giờ sau mới ngoi lên thở và bám quanh thành bể.
    - Ương trong bể khi trứng nở hết phải vớt hết vỏ trứng và màng nhớt lắng dưới đáy rồi thay nước bể. Thay bằng nước giếng hoặc nước ao trong sạch.
    - Ba ngày đầu nòng nọc sống nhờ chất noãn hoàn dự trữ trong cơ thể (cũng giống như cá bột).
    - Từ ngày thứ tư nòng nọc đã có thể ăn được các động vật phù du cỡ nhỏ ở trong nước. Nhưng ương trong bể lại dùng nước giếng không có sinh vật phù du nên ta phải cho ăn lòng đỏ trứng: Trứng vịt luộc lấy lòng đỏ bóp nhuyễn rắc đều xung quanh bể. Cứ 10.000 con, cho ăn ngày 4 quả chia 2 bữa sáng và chiều. Khi nòng nọc ăn mạnh thì cho tăng số trứng.
    - Định kỳ thay nước ngày 1 lần; thay nước trước khi cho ăn; và nâng mực nước lên cao dần. Mỗi lần thay 2/3 lượng nước cũ.
    - Nếu ương trong giai cũng có thể cho ăn như trên, hoặc thức ăn viên nhỏ (độ đạm 40%). Hàng ngày lấy tay nhẹ nhàng té nước xung quanh giai cho nước được thông thoáng.
    3.5. Ương nòng nọc từ 8 ngày tuổi lên ếch giống
    - Ngày thứ 8: Chuyển nòng nọc từ bể (hoặc giai) ra ao ương rộng rãi hơn. Nếu để lâu trong bể ương, nòng nọc sống chật chội sẽ chậm lớn và thường tranh ăn, cắn đuôi nhau gây tử vong.
    Nếu trứng tự nhiên trong ao thì sau 45 ngày mới cần chuyển sang ao ương riêng.
    Ao ương lúc này có diện tích vài chục mét vuông trở lên. Chiều cao nước 0,5 - 1 m. Bờ ao được xây cao để giữ ếch giống.
    Ao được tát dọn, tẩy vôi và bón phân hữu cơ trước đó mấy ngày để trừ địch hại và gây sinh vật phù du làm thức ăn cho nòng nọc.
    Mật độ thả 2.000 – 3.000 con/m2.
    Cho ăn bổ sung thức ăn tổng hợp: Tỷ lệ 70 - 80% bột ngũ cốc (ngô, cám, gạo) và 20 - 30% đạm động vật. Tất cả được nấu chín nhuyễn. Nếu là cám gạo không được lẫn bổi, nòng nọc ăn khó tiêu, trướng bụng.
    Lượng thức ăn hàng ngày 0,5 - 1 kg/10.000 con. Rắc thức ăn xung quanh ao, nòng nọc thường bơi lội gần bờ.
    - Ngày thứ 15 - 21: Nòng nọc bắt đầu mọc 2 chân sau. Lúc này phải tăng cường theo dõi sự biến thái của nòng nọc, bảo đảm môi trường nước, trừ địch hại và điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp.
    Nếu mật độ dày cần san bớt sang ao khác (500 - 1.000 con/m2).
    Ngày thứ 27 - 30: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước và phải ngoi lên mặt nước để thở vì mang đang thoái hóa và phổi đang hình thành thay thế dần.
    Thả bèo tây xuống 1/2 mặt ao và thả thêm tấm ván nổi quanh mép nước làm bè cho nòng nọc.
    Trong thời gian nòng nọc mọc chân, ta giảm đi 1/3 lượng thức ăn tinh vì chúng sử dụng chất dinh dưỡng ở đuôi cho đến khi đuôi tiêu biến hết và thành chú ếch con leo lên ngồi trên bèo, các tấm ván nổi và quanh mép nước. Hãy cho ếch ăn ngay.
    Cho ếch ăn bằng thức ăn viên nổi của cá giống (độ đạm 40%).
    Ngày cho ăn 2 - 4 lần sáng, trưa, chiều và tối. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân ếch; 1 kg thức ăn cho 1.000 con/ngày. Cho ăn đúng giờ vào những địa điểm cố định. Thường xuyên quan sát khả năng ăn của ếch để điều chỉnh. Vệ sinh các mâm ăn của ếch trước khi cho ăn.
    - Ngày thứ 45 - 50: Ta đã có ếch con đạt cỡ 100 - 200 con/kg, có thể thu hoạch bán giống rồi làm vệ sinh ao ương để tiếp tục ương giống đợt 2.

    Một số hình ảnh về kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp
    [​IMG][​IMG]


    Hình 1, 2: Trại nuôi và ếch Thái Lan

    [​IMG][​IMG]

    Hình 3, 4: Ếch bố mẹ và Ếch nuôi trong bể ximăng
    NUÔI ẾCH TRONG AO ĐẤT
    [​IMG][​IMG]


    Nuôi ếch trong ao đất

    [​IMG][​IMG]


    Nuôi ếch trong ao đất có phủ bạt
    NUÔI ẾCH TRONG VÈO LƯỚI
    [​IMG][​IMG]


    Nuôi ếch trong vèo
    TRẠI SẢN XUẤT ẾCH GIỐNG
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]


    Bể ương ếch giống
    BỆNH ẾCH
    [​IMG][​IMG]


    Bệnh đỏ chân

    [​IMG]


    Bệnh sình bụng

    [​IMG][​IMG]


    Bệnh viêm ruột, mù mắt

    [​IMG]

    Bệnh quẹo cổ
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhà hàng HOA SIM có món ếch xào lăn , ếch chiên bơ nóng dòn thơm ngon đây , hehe...[r2)]
    binhnguyenpnam thích bài này.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi thủy sản 3 con kết hợp

    THẠCH THẢO – LÊ HOÀNG VŨ -
    Thứ Tư, 07/11/2012, 10:28 (GMT+7)
    Anh Hà Ngọc Lễ, ấp Thới Hữu, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) nói: “Tôi không tin mình nuôi lứa tôm càng xanh đầu tiên lại thắng lợi như vậy”. Từ diện tích ruộng 1 ha với 2 ao nuôi, làm lúa và nuôi tôm, mỗi vụ thu gần 300 triệu đồng.
    Vốn là bộ đội trong ngành y tế ra quân, anh Lễ về làm nông dân với 2 bàn tay trắng, trắng cả đồng vốn lẫn kiến thức nông nghiệp; nhưng từ một lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản cho bộ đội phục viên, anh đã đến với nghề nông. Cũng từ đồng vốn có được trong vụ nuôi tôm đầu tiên thắng lợi mà những năm tiếp theo vợ chồng anh dồn hết tiền của để đầu tư cho con tôm. Điều đáng mừng là vụ nào anh cũng thành công, vụ sau đạt hơn vụ trước.
    Đến với gia đình anh Lễ, chúng tôi nhờ cán bộ khuyến nông xã Đông Hiệp dẫn đường len lỏi các ngõ ngách vùng quê yên bình, hai bên đồng ruộng trắng xóa vào mùa nước, mà đa phần người dân cũng sống bằng nghề đánh bắt cá và nuôi thủy sản, nhưng còn nghèo.
    Riêng trường hợp anh Lễ, có lẽ nhờ mô hình nuôi thủy sản 3 con kết hợp thành công mà căn nhà nằm cập bờ kênh Thới Hữu với đầy đủ tiện nghi có phần tươm tất hơn. 2 đứa con anh cũng được ăn học đàng hoàng.



    [​IMG]


    Anh Lễ thăm ao nuôi cá Chình đạt từ 600 gram đến 1kg/con
    Nhớ lại thời gian khổ, anh tâm sự: “Qua nhiều năm, hai vợ chồng tích góp mua được 4 công ruộng, một năm làm lúa 2 vụ, còn vụ 3 vào mùa nước nổi tôi mua cá về thả trên ruộng. Qua nhiều năm thực hiện mô hình "2 lúa 1 cá" rất thành công, tăng thu nhập cho gia đình. Từ những thành công đó, năm 2001 tôi được xã Đông Hiệp cho đi tham quan mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa ở Hậu Giang. Rời chuyến tham quan ấy, tôi quyết tâm nuôi tôm càng xanh”. Không bao lâu anh đào ao, mua giống thả thử trên diện tích 1.000 m2. Vụ đó, anh thu hoạch được 400 kg tôm càng xanh, trừ hết chi phí anh lời trên 22 triệu đồng.
    Chưa dừng ở con tôm, anh lại tiếp tục nuôi thêm 2 loài thủy sản “nặng ký” khác là con cá chình và bống tượng. Cái duyên để anh nuôi 2 con này cũng là sự tình cờ, khi anh xem tivi thấy phóng sự nông dân Cà Mau nuôi cá bống tượng kết hợp với loại cá chình. Anh thấy hay quá vì 2 loài cá này có thể sống chung với nhau, cùng ăn một loại thức ăn.
    Tâm đắc với mô hình này và cũng từ nguồn vốn nuôi tôm, ít lâu sau anh thuê người đào ao rộng 500 m2, rồi mua cá giống bống tượng ở Hậu Giang, giống cá chình ở tận miền Trung hơn 12 triệu đồng về thả nuôi. Mô hình nuôi kết hợp cá chình, bống tượng cũng đem lại thành công không kém nuôi tôm.

    Mùa này nước lũ, thức ăn dễ tìm nên anh tận dụng săn bắt hoặc mua thêm từ những người đánh bắt đem về cho cá ăn. Những tháng mùa khô, anh lấy cá con từ những bể xây trên bờ nuôi cá rô phi đẻ để làm mồi cho cá chình và bống tượng. Có thể nói, nguồn thức ăn cho cá được anh Lễ tận dụng như vậy, gần như là một mô hình khép kín, nên chi phí đầu tư ít.
    Anh Lễ cho biết thêm: “Mô hình nuôi cá kết hợp không khó và nhàn, vì hai loại cá này chỉ cho ăn cùng một loại thức ăn và gần như chúng tận dụng thức ăn trong ao hầm, không để dư thừa trong nước. Thức ăn của hai loài cá này là mồi cá đồng xay ra, cho ăn 1 ngày 2 cữ, sáng và chiều. Trung bình mỗi buổi ăn, anh thả xuống hầm cá chình và bống tượng chỉ 5 - 7 kg cá mồi là đủ.
    Cái khó nhất trong việc nuôi cá chình là việc tìm mua con giống; giá cá con khá cao, 32.000 đ/con. Đa phần giống mua từ nguồn săn bắt ngoài thiên nhiên nên phải đặt hàng, vận chuyển từ xa về, đôi khi không kiểm soát được nguồn giống. Mặt khác, cá chình đem về thả ao nuôi đôi khi tỷ lệ hao hụt cao khoảng 30%; nuôi thêm tuần đầu, có thể hao hụt tiếp khoảng 20%.
    Cái được là khi cá chình đã thích nghi môi trường thì sống rất khỏe và lớn nhanh. Hiện nay cá chình của anh đang trong giai đoạn từ 600 gram - 1kg/con. Còn cá bống tượng nuôi ghép cũng đạt từ 400 - 500 gram/con với giá bán hiện nay từ 370.000 - 400.000 đ/kg. Hiện anh Lễ chuẩn bị tuyển chọn cá bống tượng xuất bán cho thương lái, dự kiến khoảng 50 kg. Với cá chình, anh quyết định giữ lại nuôi tiếp để hy vọng có giá cao hơn khi cá đạt trọng lượng chuẩn.
    Mô hình nuôi ghép của anh Lễ có được lợi nhuận quanh năm. Cá bống tượng một năm cho thu hoạch 2 lần, tôm 1 năm thu hoạch 1 lần, còn cá chình thì anh chưa bán vì cá có quá trình nuôi dài, 3 - 4 năm, lúc cá đạt trọng lượng từ 2 - 3kg/con mới thu hoạch.




    Điều thành công nữa là anh đã rành kỹ thuật cho cá bống tượng đẻ, nên không phải tốn tiền mua con giống. Cái lợi nữa là khi cá con bằng kích cỡ với con giống tôm, anh thả cá bống tượng con nuôi chung với tôm để đỡ tốn nguồn thức ăn; khi tôm tới lứa bán, anh đem cá bống tượng lúc này cũng đã lớn về thả nuôi chung với cá chình để có được trọng lượng loại I giá cao. Quả là sự kết hợp khéo, hài hòa.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chọn tạo thành công giống gà Ri vàng rơm thuần chủng

    Thứ sáu, 09 Tháng 11 2012 07:48

    Cùng với gà Hồ, gà Đông Cảo, gà Ri là giống gà quý của miền Bắc.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, do tập quán chăn thả còn manh mún, nhỏ lẻ của của người nông dân nên giống gà này đã bị pha tạp, không còn giữ được giống thuần bản địa.
    Sau nhiều năm nghiên cứu, lai tạo, các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi đã phục tráng thành công giống gà ri thuần chủng, phục vụ chăn nuôi quy mô lớn.
    Trong vòng hơn một năm, anh Lương Công Bằng (xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội) đã mở rộng quy mô nuôi gà Ri thả vườn từ 4 trăm con lên nghìn con. Với các ưu điểm như không đòi hỏi điều kiện nuôi cầu kỳ, có thể nuôi thả vườn (tiết kiệm chi phí chuồng trại), thích nghi với các loại thức ăn nghèo dinh dưỡng, nuôi con khéo, chống chịu tốt với bệnh tật.., đàn gà Ri vàng rơm giúp anh Bằng thu được lợi nhuận cao.


    • “Mỗi cân gà là trăm hai, trừ chi phí đi là còn lãi bốn chục/cân, con 2 cân là được 80 chục rồi.”- Anh Bằng nói.
    • Gà Ri là giống gà đặc sản của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, nhiều năm qua giống gà này bị lai tạo, không còn giữ được các tính trạng vốn có. Từ năm 1999, các kỹ sư của Trung Tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học, chọn lọc bằng phương pháp phân tích di truyền đồng dạng các tính trạng, ghép phối theo nhóm tạo ra giống gà Ri thuần chủng và nuôi giữ giống gốc gà Ri trong suốt những năm qua.
    • TS Hồ Xuân Tùng, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi(Viện chăn nuôi) cho biết: “Để mà nghiên cứu ra giống gà Ri này, chúng tôi mất 10 năm. Quá trình nghiên cứu gà Ri gặp nhiều khó khăn, bị pha tạp nhiều giống nên quá trình nghiên cứu phải rất chặt chẽ, theo dõi cá thể từng con, từ màu lông đến sản lượng trứng mới chọn ra được gà thuần chủng”
    • Chưa bằng lòng với những gì đã đạt được, từ đàn gà Ri thuần chủng, nhóm nghiên cứu tiếp tục chọn lọc các cá thể có màu lông vàng rơm đồng nhất phân nhóm ghép phối, từ đó chọn ghép gia đình theo phương pháp luân hồi trống để tránh cận huyết.
    • “Chúng tôi cố gắng tách ra để có được một nhóm gà có màu vàng hoàn toàn về lông, da chân, mỏ, tạo ra một con gà có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt ngon để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường”- Kỹ sư Vũ Chí Thiện nói.
    • Để đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà Ri thuần chủng, Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi đã tiến hành xây dựng 5 mô hình gà sinh sản và thương phẩm tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Tây và Phú Thọ.
    • Mỗi kg gà thịt, trừ chi phí người nuôi có lãi từ 40 – 45 nghìn đồng. Hiện Trung tâm là đơn vị duy nhất cung cấp giống gà Ri vàng rơm trên toàn quốc, phục vụ chăn nuôi theo phương thức chăn thả ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
    Theo VTC 16
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Gà ri vàng rơm

    Kế Toại -
    Thứ Sáu, 09/11/2012, 10:58 (GMT+7)
    Giống gà ri vàng rơm của Trung tâm Nghiên cứu & huấn luyện chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) - một trong những sản phẩm đạt giải thưởng "Bông lúa vàng VN lần thứ nhất, năm 2012"; đang phát triển rất mạnh tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nước ta.
    Ông Hồ Xuân Tùng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & huấn luyện chăn nuôi cho biết, gà ri vàng rơm là sản phẩm của đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và tính năng SX của giống gà ri qua 3 đời chọn lọc” do Viện Chăn nuôi chủ trì từ năm 1999 kéo dài đến năm 2001. Bằng phương pháp nuôi bán chăn thả kết hợp hình thức nuôi cổ truyền, qua 3 đời gà, trung tâm đã thu được giống gà ri vàng rơm có lông màu vàng rơm chiếm gần 70%.
    Đặc điểm nhận biết của loại gà này là: Gà trống toàn thân phủ màu vàng rơm, thân hình thanh tú, chóp đuôi có điểm vài long đen. Khi trưởng thành thân hình khỏe mạnh, lông vàng sặc sỡ, mào to đỏ dựng đứng, mỏ và chân đều màu vàng; gà mái thân thon nhẹ, long phủ màu vàng rơm, đầu nhỏ, mào đơn, chân có hai hàng vảy, mỏ và chân có màu vàng tương tự gà trống.
    [​IMG]
    Một cặp gà ri vàng rơm trưởng thành
    2 giai đoạn nghiên cứu:
    Giai đoạn 1: Từ các đàn gà nuôi được chăn thả tự nhiên tại các địa phương, trung tâm đã tiến hành tuyển chọn và đưa về nuôi tại trại thực nghiệm từ năm 1998. Đặc điểm sinh học, tính năng SX của giống gà này sẽ được nghiên cứu, đồng thời được chọn lọc bằng phương pháp phân tích di truyền đồng dạng các tính trạng. Sau đó chọn ra quần thể ưu tú với kiểu di truyền tương đồng rồi tiến hành ghép phối theo nhóm để nhân ra các thế hệ kế tiếp.
    Kết quả là đã tạo ra được giống gà ri thuần chủng. Cho đến nay, giống gà này vẫn được Viện Chăn nuôi cho nuôi giữ giống gốc tại trung tâm.
    Giai đoạn 2: Từ giống gà ri thuần chủng nêu trên, trung tâm tiếp tục tiến hành chọn lọc các cá thể có màu lông vàng rơm đồng nhất cho phân nhóm ghép phối. Tiếp theo là chọn lọc các cá thể có màu lông vàng rơm ở các giai đoạn 1 ngày tuổi, 63 ngày tuổi và 133 ngày tuổi. Song song với việc chọn lọc ngoại hình thì phải tiến hành chọn lọc nâng cao năng suất trứng thông qua theo dõi cá thể. Từ đó chọn ghép gia đình theo phương pháp luân hồi trống để tránh tình trạng “cận huyết”.
    Gà ri vàng rơm lại được phân chia thành 2 loại đó là: Gà ri vàng rơm sinh sản và gà ri vàng rơm lấy thịt. Đối với gà ri sinh sản, quá trình chọn tạo được thực hiện ở các giai đoạn 1 ngày tuổi, 9, 19 và 38 tuần tuổi. Các cá thể này được chọn lọc thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cá thể, tiêu thụ thức ăn qua 1 - 19 tuần tuổi; Tiêu thụ thức ăn giai đoạn đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, khối lượng và chất lượng của trứng. Bên cạnh đó là một loạt các chỉ tiêu về ấp, nở.
    Ông Vũ Chí Thiện, Phó phòng Nghiên cứu & bảo vệ sức khỏe nuôi của trung tâm cho biết, về gà ri vàng rơm lấy thịt thì trọng lượng khoảng 1,1 - 1,3 kg là có thể bán ra thị trường. Nếu nuôi đúng kỹ thuật, gà ri vàng rơm lấy thịt sẽ đạt trọng lượng chuẩn qua 15 tuần nuôi dưỡng. Để đánh giá chất lượng của đàn giống thương phẩm này, ngoài yếu tố về trọng lương nêu trên, tỷ lệ sống, tiêu thụ thức ăn từ 0 - 12 tuần tuổi cũng rất quan trọng. Yếu tố cuối cùng là các chỉ tiêu chất lượng thịt.
    Cũng theo ông Thiện, trung tâm đang có gần 1.000 con gà ri vàng rơm mái đẻ và trên 1.000 con gà hậu bị. Toàn bộ số gà này được nuôi trong một trại gà tại Thanh Trì, Hà Nội. Trong khi các dịch bệnh trên gia cầm nói chung đang hết sức phức tạp như hiện nay thì công tác chăm sóc, bảo vệ con đặc sản này cần phải có một quy trình nghiêm ngặt.
    Mọi điều kiện chăn nuôi như chuồng trại, nguồn nước, thức ăn…phải được đảm bảo. Chuồng nuôi phải được xây trên địa bàn cao ráo, sạch sẽ và thoáng mát, nên xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam để có có thể “đông che, hè mở”.
    Tường bao quanh chuồng trại cao khoảng 40 cm, phía trên gắn lưới mắt cáo, bên ngoài che bạt hoặc phê che nhằm chống gió lùa và nước mưa hắt vào. Có một điểm cần lưu ý đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi khu chăn nuôi nên xây dựng các hố để sát trùng, tránh bệnh tật không đáng có.

    + Ông Thiện khẳng định, trong chăn nuôi gà ri vàng rơm thì công tác đảm bảo vệ sinh chuồng trại, cho gà uống các loại thuốc theo quy định là quan trọng nhất.
    Để đánh giá được hiệu quả thực sự của giống gà này, trung tâm dã tiến hành xây dựng 5 mô hình gà ri vàng rơm sinh sản với tổng số 5.500 con và 18 mô hình gà ri vàng rơm thương phẩm 18.000 con tại các tỉnh như Hưng Yên, Hà Tây (cũ) và Phú Thọ. Hầu hết số gà phát triển tương đối đồng đều, đạt năng suất khá cao, đem lại giá trị lớn. 100 con gà sinh sản cho lợi nhuận 11 - 18,6 triệu đồng và 1,2 - 1,4 triệu đồng/ 100 gà thương phẩm.
    + "Gà ri vàng rơm có sức chống chịu bệnh cao, thích nghi với mọi điều kiện chăn nuôi. Chất lượng thịt tốt, trứng thơm ngon, nhiều lòng đỏ nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Hiện giống gà này được được nhân rộng trên toàn quốc, nhưng tập trung chủ yếu tại vùng núi, trung du phía Bắc và từ Hà Tĩnh đến Huế. Nói chung người dân rất “kết” giống gà này, người tiêu dùng cũng rất ưa chuộng”, ông Hồ Xuân Tùng cho biết.
    “Gà ri vàng rơm có thể nuôi theo nhiều hình thức như nuôi nhốt tập trung, bán chăn thả hay chăn thả hoàn toàn. Tuy nhiên, thị hiếu người tiêu dùng lại rất thích những chú gà mang “mác” gà chạy đồi”, ông Thiện chia sẻ. Chính vì vậy, khu chăn thả phải đảm bảo đủ diện tích, mật độ vườn tối thiểu là 1 con/m3. Thời gian thả gà ra vườn mùa hè khi gà phải đủ 4 - 5 tuần tuổi và mùa đông là 7 - 8 tuần tuổi.
    Trước khi nhận gà về nuôi, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi phải được tiến hành. Trong vòng 2 - 3 tuần tuổi, gà phải được sưởi ấm bằng bóng sưởi 24/24 giờ. Nhiệt độ chỉ tiêu của chuồng trại trong mùa lạnh là từ 28 - 35 độ C, tùy thuộc vào độ tuổi của gà. Còn những ngày thời tiết nóng nực, nhiệt độ trong chuồng khoảng 25 độ C, độ ẩm 70% là được.
    Về thức ăn và nước uống, trong 2 tuần đầu có thể cho gà con ăn bằng khay tôn, nhôm hình vuông 70 x 70 cm với 100 đầu gà. Khay ăn và máng uống phải đặt trong quay, xen kẽ nhau theo hình rẻ quạt và có chụp sưởi. Một mẹo hay đó là nên treo máng ăn có độ cao ngang tầm sống lưng gà, nhất là giai đoạn hậu bị như vậy đàn gà lên đẻ có độ đồng đều cao, năng suất tốt. Từ tuần 1 đến tuần thứ 7, gà được ăn tự do. Nhưng từ tuần thứ 8 đến tuần 19, lượng thức ăn sẽ được hạn chế cho gà mái ri vàng rơm.


    Bạn đọc có nhu cầu về giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi gà ri vàng rơm, xin liên hệ Trung tâm Nghiên cứu & huấn luyện chăn nuôi. Địa chỉ: Đường 430, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 04.33825582 – 33824719 – 38390525. Fax: 04.33825582 – Email: vppoultry@gmail.com.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nên trồng ngô nếp lai F1 - HN88

    KS. Nguyễn Hữu Vân -
    Thứ Tư, 07/11/2012, 10:28 (GMT+7)
    Bão số 8 đã làm cho không ít diện tích bí xanh và dưa hấu trên đất 2 lúa của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương bị thất thu. Vậy trồng cây gì thay thế khi quỹ thời gian gieo trồng vẫn cho phép?
    Lịch gieo cấy lúa xuân muộn 2013 được bắt đầu từ tiết lập xuân (4/2), nếu lấy ngày lập đông 7/11 (2012) làm mốc thì quỹ thời gian còn ít nhất cũng khoảng 90 ngày. Tuy nhiên, ngoài thời gian sinh trưởng của cây trồng và khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết, bà con còn yêu cầu về giá trị thu hoạch và tính thực tế cao, nên số cây đạt tiêu chuẩn trong điều kiện này không phải là nhiều.
    Chúng tôi xin đưa ra giống ngô nếp lai F1 - HN88 của Cty CP Giống cây trồng Trung ương cùng biện pháp khắc phục bước đầu để bà con có điều kiện tham khảo và chọn lựa. Cụ thể:
    - Giống ngô lai F1 - HN88 có TGST ngắn ngày, từ mọc đến thu hoạch bắp tươi chỉ 65 - 67 ngày; năng suất cao, chất lượng dẻo, thơm ngon, trồng được nhiều vụ trong năm.
    - Là giống mà sản phẩm bắp tươi có tính hàng hoá cao, hiện giá bán lẻ từ 12.000 - 14.000 đ/kg; chỉ 3 bắp đã đạt 1 - 1,2 kg.
    - Nếu đặt mầm hạt vào mùng 8/11 thì thời gian phun râu ở trước và sau chính tiết đông chí (21/12) từ 3 - 5 ngày, sẽ rất ít khi gặp nhiệt độ bình quân ngày đêm thấp (dưới 15 độ C). Mặt khác, vụ đông này được nhận định là ấm và rét muộn.
    - Vụ đông 2010 và 2011, do ngô nếp HN88 bán được giá cao nên nông dân TX Chí Linh (Hải Dương) đến ngày 10/11 vẫn còn gieo trồng và thu nhập khá, trừ chi phí lãi gần 4 triệu đ/sào.
    - Biện pháp khắc phục: Đồng thời với việc thu dọn ruộng, cày phá lên luống và bón phân lót theo quy trình là việc đầu tư mua hạt giống và ngâm ủ thúc mầm. Kỹ thuật như sau: Ngâm 2 - 3 giờ, sau đó đãi nhẹ cho sạch rớt rồi đem ủ trong cát ẩm hay khăn vải ẩm, sau 24 giờ thì kiểm tra lấy những hạt đã nứt nanh mang tra hạt gạt đất trước, còn số ít hạt chưa nứt nanh thì tiếp tục mang ủ 12 - 15giờ nữa, sau đó lấy ra tra hạt gạt đất tiếp
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giống ngô lai VS 36

    PV -
    Thứ Hai, 05/11/2012, 10:7 (GMT+7)
    VS 36 là giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo, có năng suất cao, thích ứng rộng, đặc biệt là khả năng chịu hạn và rét rất tốt, có bộ lá xanh bền khi lá bi bao bắp đã khô.
    Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ NN- PTNT về việc tăng cường mối liên kết giữa Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp giống cây trồng, Viện Nghiên cứu Ngô đã phối hợp với Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) chuyển giao ra sản xuất nhiều giống ngô lai mới của Viện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng ngô, trong đó có giống ngô lai VS 36.
    Giống ngô lai đơn VS36 được Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo và được Bộ NN- PTNT công nhận cho sản xuất thử ở các vùng ngô tại các tỉnh phía Bắc theo QĐ số 169/QĐ-TT-CLT ngày 14/5/2012. VS36 thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình và có nhiều đặc tính nông sinh học tốt như thích ứng rộng, thấp cây, đặc biệt là khả năng chịu hạn và rét rất tốt. Giống đã được trồng thử nghiệm qua các vụ, vùng sinh thái khác nhau và đều cho năng suất cao, ổn định.
    Vừa qua được sự nhất trí của Bộ NN- PTNT và UBND tỉnh Thái Bình, Viện Nghiên cứu Ngô và TSC đã tổ chức lễ ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền sản xuất và thương mại giống ngô lai đơn VS36. Dự buổi lễ có ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT, ông Phạm Văn Ca – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Đây là một tin vui với người trồng ngô, bởi khi được chuyển từ Viện Nghiên cứu Ngô về "ngôi nhà mới" là TSC- một doanh nghiệp giống có thương hiệu thì cơ hội để giống VS 36 đến với người nông dân sẽ rộng mở hơn.
    Xuất phát từ yêu cầu phát triển đa dạng các giống ngô lai trong sản xuất, hàng năm Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành khảo nghiệm sơ bộ trong nước nhiều tập đoàn giống ngô lai mới nhằm tạo ra các giống ngô lai tốt, tham gia vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia. Qua đó tìm ra những giống ngô có đặc tính nông học tốt như chín sớm, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, thích hợp việc trồng dầy và các đặc tính khác như: thích ứng rộng, năng suất cao và ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

    Ông Trần Mạnh Báo, TGĐ TSC đánh giá hiện nay VS 36 đang là giống ngô lai mang nhiều đặc tính nông học tốt nhất. TSC tự tin giống VS 36 khi đưa rộng rãi ra thị trường sẽ được bà con nông dân hồ hởi đón nhận. Bên cạnh kinh doanh giống lúa, TSC đang tiến từng bước vững chắc tham gia vào thị trường giống ngô đang có nhiều tiềm năng của Việt Nam.
    Kết quả khảo nghiệm trong 3 năm (2009 - 2011) đã xác định được giống VS 36 đáp ứng được mục tiêu trên và được đánh giá là giống có triển vọng, khả năng thích ứng rộng, năng suất cao, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá tại các vùng và các mùa vụ khác nhau. Ở khu vực miền Bắc, giống VS 36 đã được khảo nghiệm tại Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng và phân bón quốc gia trong vụ Đông 2010, vụ Xuân 2011, vụ Đông 2011.
    Cụ thể vụ Xuân 2011, Viện Nghiên cứu Ngô đã phối hợp các địa phương tổ chức trồng thử giống ngô lai VS 36 với diện tích từ 5 – 10 ha. Kết quả cho thấy VS 36 thể hiện khả năng thích ứng rộng, đạt năng suất cao. VS 36 có thời gian sinh trưởng tương đương các giống ngô LVN 4 và C919, khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao, ổn định, chống đổ tốt, có bộ lá xanh bền khi lá bi bao bắp đã khô. Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 110 - 115 ngày, Thu Đông 95 - 105 ngày. Đây là giống ngô thấp cây, chiều cao cây trung bình từ 170 - 190 cm, chiều cao đóng bắp 65 – 80 cm, có từ 16- 18 lá, chiều dài bắp 20 - 22 cm, đường kính bắp 4,2 – 4,5 cm, số hàng hạt/ bắp 14 – 16 hàng, khối lượng 1000 hạt lớn 370 - 385 gram. VS 36 có bộ lá bi bao kín bắp, chống đổ gãy tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ, màu hạt vàng dạng bán răng ngựa. Năng suất cao và ổn định, trung bình đạt 75 tạ/ha và trong điều kiện thâm canh năng suất có thể đạt 90 -110 tạ/ha.
    Giống trồng được tất cả các vụ ngô chính trên cả nước với mật độ từ 6,2- 6,7 vạn cây/ha, tương ứng khoảng cách 65 x 25cm và 60 x 25cm, gieo xen kẽ 1 hạt/hốc và 2 hạt/hốc, sau đó tỉa chỉ để lại 1 cây/hốc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này