Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5187 người đang online, trong đó có 427 thành viên. 23:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122525 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phương pháp nuôi gà vừa nhanh, thịt nhiều lại đẻ trứng to


    [​IMG]
    Phương pháp nuôi gà vừa nhanh, thịt nhiều lại đẻ trứng to



    Để miễn dịch cho gà con 18 ngày tuổi (từ khi gà nở) ta thực hiện tiêm vaccine vào phôi thai bằng cách quét giấm lên một điểm trên vỏ trứng, khi vỏ trứng mềm lại thì tiến hành tiêm vaccine. Việc làm này giúp gà con nở ra có khả năng phòng bệnh rất cao.
    Để giảm tỉ lệ tử vong của gà con, trong 15 ngày từ khi trứng nở ta cho gà uống nước có thêm 8% dung dịch đường mía (đường sucroza).
    Gà nở trong vòng 24 giờ tiến hành cắt mào gà mái, việc làm này có thể giúp tiết kiệm thức ăn và tránh các tổn thương ở mào gà sau khi gà trưởng thành. Đồng thời nó còn giúp tăng 4% tỉ lệ đẻ trứng ở gà mẹ sau khi bắt đầu sinh sản.
    Để vỗ béo gà thịt ta nên cắt cánh gà từ 2-20 ngày tuổi. Trước khi tiến hành cắt thực hiện dừng ăn, uống cho gà, dùng dây buộc chặt cánh gà phòng chảy máu quá nhiều, sau đó dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần cánh từ khớp xương, chỗ vết thương bôi bột kháng viêm và thuốc tím. Sau đó đặt gà ở nơi yên tĩnh có ánh sáng yếu, nhiệt độ ấm, hai ngày sau cho ăn cho uống, 1 tuần sau thì thả chung vào đàn. Loại gà không cánh này tiêu hao năng lượng ít, sinh trưởng nhanh, cơ bắp rắn chắc, tăng giá trị gà thịt.
    Cho gà ăn Colin: Cho thêm chất Colin nồng độ 0,05% vào thức ăn của gà có thể tăng tỉ lệ đẻ trứng, trọng lượng trứng bình quân tăng 2,8 gam.
    Thay đổi ảnh sáng trong vòng một tháng đầu khi gà mẹ đẻ trứng, lấy 28 giờ đồng hồ làm một ngày chu kì, cứ 12 giờ chiếu sáng lại có 16 giờ không có ánh sáng hoán đổi cho nhau, sự đẻ trứng có thể tăng bình quân 10%, đồng thời vỏ trứng sẽ chắc hơn, tỉ lệ đẻ trứng nhỏ là rất ít.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật trồng đu đủ Hồng Phi 786 phủ bạt
    Thứ Tư, 18/05/2011 - 10:02 AM​

    Việc dùng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic) phủ lên mặt luống rồi mới trồng cây đu đủ có thể hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, thúc đẩy cây phát triển, vào mùa khô giữ được độ ẩm đất, giảm lượng nước bốc hơi, khi trời mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và nước mưa thấm xuống đất gây nên quá ẩm và phân bị rửa trôi...

    [​IMG]




    Dùng bạt phủ nông nghiệp trồng Đủ đủ là một biện pháp kỹ thuật mới, người sản xuất nên áp dụng, chọn trồng những giống đủ đủ có năng suất cao, phẩm chất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xin giới thiệu kỹ thuật trồng đu đủ hồng phi 786 bằng phương pháp dùng bạt phủ:

    1/Đặc tính của giống Hồng Phi 786:
    Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5Kg – 2Kg, (có thể đạt 3 kg/ trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, độ đường thông thường khoảng 13o brix, dễ vận chuyển.

    Hạt Giống do công ty Nông Hữu cung ứng.
    Thời vụ gieo trồng:
    - Miền Bắc: vụ Xuân trồng vào tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu cuối mùa mưa (Tháng 9 – 10)
    - Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa ( Tháng 4 – 5 ). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa ( Tháng 10 – 11 )
    - Miền Trung: vụ Xuân trồng vào Tháng 12- 1, vụ Hè Thu trồng tháng 5-6

    2/ Gieo hạt ươm cây :
    * vườn ươm :
    Hạt đu đủ có thể gieo trong bầu đất, trên luống hoặc trực tiếp vào các ụ đất đã được chuẩn bị để trồng. (Gieo trong bầu đất: Bầu đất có kích thước 12cm x 15cm. Đất + phân chuồng hoai mục trộn đều theo tỉ lệ 2 : 1).
    Gieo trên luống: Đất làm kỹ cần 5-10kg phân hữu cơ hoai mục, 0,1-0,15 kg Supe lân, 0,3 –0,5 kg vôi rải đều, trộn lại trên 1m2.

    * Gieo hạt :
    Chọn hạt giống tốt. Ngâm trong nước 4 - 5 giờ vớt ra, ủ trong nhiệt độ 30 - 32oC từ 4–5 ngày thì nứt mầm. Chọn những hạt nảy mầm gieo vào bầu đất, sâu 0,5–1cm. Gieo trên luống từ 7–10 ngày hột nảy mầm, khi cây được 5–7 lá (30 –50 ngày) thì có thể trồng.

    3/ Chọn đất :
    Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5

    4/ Làm đất, trồng :
    * Mật độ, khoảng cách:
    - Hàng x hàng: 2-2,5m; cây x cây: 2m; Mật độ: 2.000-2.100 cây/ha.
    - Lượng giống cần cho 500 m2 : 2 – 2,5 gói (1 gram/gói, ~ 65 hạt/gói)
    - Đất cày sâu lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 – 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào khoảng cách để đào lỗ, bón phân lót rồi trộn đều với đất và đắp bằng. Cây đu đủ trước khi xuống giống 1 ngày phải tưới nước đầy đủ, lấy cây trong bầu ra rồi trồng xuống đất ngay thẳng, mỗi hốc trồng 1 cây, sau đó tưới nước. Đối với mặt luống dùng màng phủ nông nghiệp thì hố đào vừa túi bầu (khoảng 15 x 20 cm)
    Mỗi hố cần: 5kg phân chuồng; 300g NPK (15-9-17+TE), 300g Supe lân, 250g bao hạt vàng, 200g vôi.

    * Lượng phân bón lót/100 cây (khoảng 500 m2):
    Phân chuồng: 500 kg; NPK (15-9-17 +TE): 30 kg; Supe lân: 30 kg; 25 kg bao hạt vàng; vôi: 20 kg

    * Kỹ thuật trồng: Lấp đất phủ qua phần cổ rễ, nén chặt xung quanh. Tưới nước, giữ ẩm.

    Chăm sóc sau trồng:
    1/ Cắm cây cọc: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.

    2/ Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

    3/ Bón phân thúc: Cây đu đủ ra hoa đậu trái quanh năm, cần bón bổ sung phân cho cây để cây có thể đậu trái liên tục.
    Sau đây là lượng phân bón dùng cho cây 1 năm: 0,4 - 0,5 kg urê + 0,5 - 1 kg supe lân + 0,2 - 0,3 kg kali sulfat (hoặc kali clorua) + 0,2 - 0,4 Canxinit hoặc Nitra bo.
    Cách bón:
    Lần 1: Sau trồng 1,5-2 tháng, bón 1/3 đạm + 1/3 lân.
    Lần 2: khi cây ra hoa, bón 1/3 đạm + 1/3 lân + 1/2 kali + 1/2 Canxinit hoặc Nitra bo.
    Lần 3: Khi thu quả lứa đầu (sau trồng 6-7 tháng) bón hết đạm, lân, kali , Canxinit hoặc Nitra bo còn lại.
    Cây 2 năm: Phân chuồng 5 – 10 kg + 0,3 - 0,4 kg urê + 0,5 – 1 kg supe lân + 0,3-0,4 kg kali sulfat (hoặc kali clorua).
    Có thể qui ra phân NPK (15-9-17) +TE chuyên dùng cho rau ăn quả của C.ty phân bón Năm Sao) để bón thúc cho đu đủ.
    Ghi chú: Ở những vùng đất thiếu Borax, cứ 100 cây đu đủ bón 0,25 – 0,5kg Borax.

    5/ Phòng trừ sâu bệnh:
    a/ bệnh khảm: do côn trùng chích hút truyền nhiễm: nhện đỏ, rệp…
    Mặt luống trồng phủ màng phủ nông nghiệp có thể hạn chế rệp.
    Chăm sóc quản lý để cây đu đủ phát triển khỏe và nhanh, tăng cường sức kháng bệnh.
    Vệ sinh vườn, phun các loại thuốc trừ côn trùng môi giới gây bệnh. Bệnh nặng phải hủy bỏ cây.
    b/ Nhện đỏ: Phun thuốc Ortus, Silsau, comite, Danitol, Kelthane…
    c/ Rệp, rầy: Vệ sinh vườn, phun các loại thuốc: Supracide, Regent, …

    6/ Thu hoạch: khi quả đã có vệt vàng trên vỏ quả (sau khoảng 2-3 tháng sau khi ra hoa).


    Theo VNG
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua)
    07/06/2012




    1.Thời vụ
    Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Tốt nhất là vụ Đông xuân (tháng 10 đến tháng 1 năm sau), vụ hè thu năng suất cao nhưng thuờng bị ruồi đục trái phá hại.

    2. Giống
    - Các giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,….
    - Các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01,….

    3. Chuẩn bị đất trồng:
    - Nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp và thoát nước, có độ pH từ 5.5-6.5.
    - Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.
    - Lên luống rộng 1,0-1,2m, cao 20 - 25cm.
    - Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 0,8 - 1m, cây cách cây: 25-30cm. Mỗi hốc gieo 1-2 hạt. Lượng hạt giống gieo là 5 kg/ha, mật độ từ 5-5,7 vạn cây/ha.

    4. Chăm sóc
    a- Bón phân:
    Lượng phân: Đơn vị tính Ha

    Loại phân Tổngsố Bónlót Bón thúc Lần 18-10 NSG Lần 218-20NSG Lần 328-30NSG Phân chuồng hoai mục (tấn) 10-15 10-15 / / / Phân HC vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / / Phân lân vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / / Vôi bột (kg) 1.000 1.000 / / / Urea (kg) 100 20 40 40 Kali (kg) 50 10 20 20 Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy theo đất đai, thời tiết, mùa vụ …

    b- Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa. Thoát nước tốt trong mùa mưa không để cây bị úng.
    c- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện 3-4 lá thật thì làm giàn cho dây mướp leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Thường làm giàn chữ X cho cây leo, giàn cao 1,2 – 1,5m
    Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

    5. Phòng trừ sâu bệnh: Nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như các biện pháp luân, xen canh với các cây ngoài họ bầu bí; nên dùng thuốc sinh học, dùng giống kháng , nên dùng thuốc hóa học luân phiên … để giảm áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

    a- Sâu hại chính thường có:
    + Sâu ăn lá (Diaphania indica)
    **** nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu non màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non.
    Phòng trừ: Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP , Biocin 16WP , Aztron 7000 DBMU....), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..)
    + Sâu xanh (Hilecoverpa armigera): Sâu hại hoa và quả ở tất cả các thời kỳ. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP , Biocin 16WP , Aztron 7000 DBMU....), kết hợp với các nhóm thuốc khác như Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Chlorfluazuron (Atabron 5 EC ).
    + Dòi đục lá (Liryomyza sp.) làm trắng lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây. Phòng trừ bằng các thuốc: Cyromazine (Trigard 75WP), Cypermethrin + profenofos (Polytrin P 440EC), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..)
    + Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae): Ruồi có hình dạng và kích thước rất giống ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên các cây họ bầu bí. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm.
    Phòng trừ: - Nên thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất,
    - Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng dấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác 6 -10 m một bẩy. Cũng có thể dùng giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 2 ngày.
    - Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Cyromazine (Trigard 75WP), Chlorfenapyr (secure 10EC) , …..
    + Bọ trĩ (Thrips sp.)
    Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Bọ trĩ phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn.
    Phòng trừ: phun dầu khoáng Petroleum sprayoil (DC-Tron plus 98.8EC) hoặc SK Enspray 99EC sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bọ trĩ; khi thấy mật số bọ trĩ cao trên một đọt non cần phun một trong các loại thuốc như Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Imidaclorid ( Confidor 100SL, Admire 50EC) , … nên luân phiên thuốc thường xuyên.
    + Rệp (Aphis spp.)
    Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện, nấm ký sinh,.....
    Phòng trừ: nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc trừ rầy như: Imidaclorid (Admire 050EC), Etofenprox ( Trebon 30EC) ,.....
    + Nhện đỏ: Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc như : Propargite (Comite 73EC), Saponin+Rotenone (Dibonin 5WP), Fenpyroximate (Ortus 5SC), ...

    b- Bệnh hại: Một số bệnh hại chính như:
    + Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.) hại chủ yếu trên lá, cành hoa.
    Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện các vết bệnh trên lá, màu trắng như rắc bột. Về sau nấm lan ra khắp cả phiến lá, cuống lá và cành. Lá bị bệnh nặng thường rụng sớm, cành bị bệnh kém phát triển.
    Phòng trừ: - Thu dọn sạch tàn dư cây trên ruộng sau mỗi vụ thu hoạch.
    - Phun thuốc phòng trừ như: : Tebuconazone + Trifloxystrobin (Nativo 750WG), Mancozeb (Manozeb 80WP), Thiophanate-Methyl (Thio-M 70WP), Chlorothalon (Daconil 75WP) ...
    + Bệnh chết cây con: do nấm Rhizoctonia solani.
    Phòng trừ: Phun các loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP) , Pencycuron (Monceren),Validamycin (Validacin 5DD) ...
    + Bệnh đốm vàng: do nấm Pseudoperonospora cubensis. Lúc đầu, ở mặt trên lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có hình góc cạnh. Bên dưới ngay vết bệnh có lớp tơ nấm lúc đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng tím. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng, cây phát triển chậm, trái nhỏ kém chất lượng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao.
    Phòng trừ: Phun Mancozeb (Dipomate 80 WP), Bordeaux + Zineb (Copper-zinc 85WP), Mancozeb+Metalaxyl ( Ridomil Gold 68 WP),… kết hợp tỉa bỏ lá già.
    + Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium: Bệnh gây hại trên hoa, cuống trái, trái non và cả trái chín. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn, lõm, khi bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối trái và làm trái rụng sớm.
    Phòng trừ: có thể phun các loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP), Thiophanate-Methyl (Topsin-M 70WP), Benomyl+Bordeaux+Zineb (Vi Ben-C 50WP, Copper-B 75WP),…..

    Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ, khi sử dụng các loại thuốc hoá học (tuỳ loại thuốc) cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch .

    6. Thu hoạch.
    - Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) thì bắt đầu thu quả .
    - Cần chú ý thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.
    - Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.



  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật trồng cà pháo, cà dĩa, cà tím
    07/06/2012



    1. Thời vụ:
    - Cà pháo, cà dĩa gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
    - Cà tím gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
    2. Giống và chuẩn bị vườn ươm:
    - Đối với cà pháo, cà dĩa thường dùng các giống ở địa phương;
    + Lên liếp ươm cao từ 20 - 25cm. Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23-30 giờ, sau đó vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.
    + Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lại khoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm.
    - Các giống cà tím phổ biến hiện nay là các giống F1 như Rolek 039, Echo 072, Swing 086, Lion …, lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000m2 từ 30 - 40 gr. Hạt cần được xử lý bằng nước nóng 50 0C ( 2 sôi, 3 lạnh) trước khi gieo .
    Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.
    3. Chuẩn bị đất, trồng cây:

    - Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây cùng họ như: ớt, cà chua, thuốc lá…, nên luân canh với các cây thuộc họ khác.
    - Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước.
    - Lên luống rộng 1 – 1,2 m, cao 20-25 cm.
    - Khoảng cách trồng: 60 x 80cm.
    - Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 35-45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén.
    4. Chăm sóc:
    Bao gồm tất cả các khâu tác động đến cây cà từ sau cấy cho đến khi thu hoạch.
    a- Bón phân:
    Lượng phân: Đơn vị tính Ha

    Loại phân Tổngsố Bónlót Bón thúc Lần 1(7-10NST) Lần 2(20-25NST) Lần 3(40-45NST) Phân chuồng hoai mục (tấn) 10-15 10-15 / / / Phân HC vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / / Phân lân vi sinh (kg) 1.000 1.000 / / / Vôi bột (kg) 1.000 1.000 / / / Urea (kg) 100 20 40 40 Kali (kg) 80 20 30 30 Lượng phân vô cơ trên có thể tăng hoặc giảm 10-20% tùy theo đất đai, thời tiết, mùa vụ …
    b- Theo nước và tỉa cành:
    Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
    Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
    5. Phòng trừ sâu bệnh
    a- Các loại sâu hại chính:
    * Sâu xanh đục trái: Sâu đục vào nụ hoặc trái non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối.
    Phòng trừ: dùng các loại thuốc vi sinh như như nhóm Vi khuẩn Bacillus thuringiensis var. aizawai, hoặc var. kurstaki (Vi BT 32000WP, Biocin 16WP, Aztron 7000DBMU....), Abamectin (Vibamec,Vertimec 1.8EC,…..), Diafenthiuron (Pegasus 500SC), Chlorfluazuron (Atabron 5 EC ), Spinosad (Success 25SC)…, dùng luân phiên với thuốc hoá học gốc Deltamethrin ( Decis 2.5EC, Delta 2.5EC)...; hoặc dùng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc.
    * Sâu ăn lá: Bao gồm các loại sâu như sâu khoang, sâu đo,… là loại sâu ăn tạp, cắn phá hại lá. Để hạn chế tác hại của chúng dùng các loại thuốc như sâu xanh.
    * Sâu xám: Sâu non sống trong đất, ban đêm chui lên cắn phá cây.

    Phòng trừ: Làm đất ải và diệt sạch cỏ trên đồng ruộng. Dùng thuốc Diazinon (ViBasu 10H) rãi vào đất theo hàng cây để diệt sâu non.
    * Đối với rầy xanh: dùng một trong các loại thuốc Fenvalerate ( Sumicidin 10, 20EC) , Thiamethoxam (Actara 25WG), Buprofezin ( Applaud 10WP) , …
    b- Các loại bệnh hại chính:

    * Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra.
    Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.
    Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện, dùng các loại thuốc như: thuốc gốc đồng, Carbendazim (Bavistin 50SC), Propineb (Antracol 70WP), Validamycin (Validacin 5L) để phun.
    * Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.
    Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắt nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết.
    Cách phòng trừ:
    - Cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây.
    - Sử dụng các giống kháng bệnh.
    - Kịp thời phát hiện sớm và loại bỏ những cây bị bệnh, đem xa khỏi ruộng và tiêu hủy. Để hạn chế sự lây lan của bệnh, có thể dùng các loại thuốc như Kasugamycin (Kasumin 2L), Streptomyces lidicus WYEC 108 (Actinovate 1SP), ...
    * Bệnh đốm nâu: Do nấm Cladosporium fulvum Cke gây ra.
    Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.
    Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm 90-95%, nhiệt độ 22-250C. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.
    Phòng trừ:
    - Thu dọn tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch.
    - Luân canh cà với các cây trồng khác họ.
    - Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.
    - Dùng các loại thuốc Mancozeb (Dipomate 80 WP), Bordeaux + Zineb (Copper-zinc 85WP), Mancozeb+Metalaxyl ( Ridomil Gold 68 WP),… để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

    Chú ý: Để nông sản an toàn trước khi lưu thông trên thị trường tiêu thụ, khi sử dụng các loại thuốc hoá học (tuỳ loại thuốc) cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch .

    6. Thu hoạch và để giống cho vụ sau:
    Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Cách 2-3 ngày thu một lần.
    Đối với cà pháo, cà bát khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.
    Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành hỗn hợp tro, hạt, nặn thành nắm và gắn chặt vào tường gần bếp để khô tự nhiên, đến vụ đem bóp vụn và mang gieo. Cách để giống này rất thích hợp với quy mô trồng trọt nhỏ ở gia đình, tự túc cây giống.




  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trồng khổ qua an toàn
    Thứ Hai, 30/05/2011 - 9:10 AM​

    Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng không những được dùng làm rau mà còn được sử dụng hỗ trợ trừ bệnh tiểu đường, mát gan nên có sức mua cao, nhất là về mùa hè. Khổ qua được trồng trên nhiều loại đất khác nhau và có thể được trồng quanh năm.

    1. Chọn và xử lý giống:
    Hiện nay trên thị trường phổ biến các loại hạt giống lai F1 do nhiều công ty giống rau trong và ngoài nước cung ứng với chất lượng và mẫu mã khá tốt. Hạt giống trước khi trồng cần phải được xử lý tốt bằng cách ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 2 – 3 giờ và vớt ra cho vào khăn ấm ủ trong 2 ngày. Sau 2 ngày, thấy hạt nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.
    Bầu đất cần được để trong nhà ươm tránh mưa, tưới giữ ẩm cho bầu đất 2 lần/ngày và chăm sóc trong 7 ngày có thể mang cây con ra ruộng trồng.
    2. Chuẩn bị đất trồng:
    Khổ qua có thể phát triển tốt trên các vùng đất thịt nhẹ có độ ẩm, khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên, khổ qua được trồng tốt nhất vào mùa khô sẽ đạt năng suất cao, tránh được các bệnh gây hại như: sâu ăn lá, bệnh sương mai, phấn trắng, chết cây con do ngập úng.
    Trước khi trồng, đất cần được cày bừa kỹ, phơi ải từ 7 – 10 ngày, nhặt sạch cỏ dại và bón vôi từ 800 - 1.000kg/ha rải đều trên mặt ruộng.
    Làm liếp: Liếp cao 20 – 30cm, rộng 1.200 cm, rãnh từ 30 – 40cm.
    Xử lý đất: Bón lót 300 – 400 kg hữu cơ vi sinh Nasa Smart/ha và phun thuốc trừ nấm Viben – C50WP trên mặt liếp rồi phủ bạt. Bạt loại 90cm, mặt đen của bạt nằm phía dưới, lắp đất 2 đầu và dùng ghim giữ bạt hai bên nhằm để cố định và đục lỗ trồng, khoảng cách giữa 2 lỗ trồng là 30cm.
    3. Trồng và chăm sóc cây con:
    Cây con cần được tưới nước trước khi mang ra trồng trên liếp, nên xới đất lên để tạo độ xốp cho đất. Mỗi lỗ đặt 1 cây con và phủ lớp đất mỏng lên trên bầu cây con.
    Trong 3 – 4 ngày đầu, nên tưới nước cho khổ qua bằng hệ thống tưới phun và tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh tưới vào lúc nắng nóng sẽ bị cháy lá cây con.
    Sau 3 – 4 ngày tiến hành làm giàn cho khổ qua. Dùng tre hoặc tầm vông làm trụ, khoảng cách giữa hai trụ khoảng 3m và cao 2m. Sau đó, dùng dây cước căng làm giàn và bỏ chà cho khổ qua leo. Để khổ qua leo và sinh trưởng tốt, nông dân cần hỗ trợ vắt ngọn lên giàn để khổ qua leo lên giàn tốt.
    4. Bón phân:
    Trong quá trình xử lý đất, nông dân đã bón lót vôi và hữu cơ vi sinh Nasa Smart cho cây. Do đó cần phải tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu.
    Bón thúc 1: khi cây được 3 -4 lá, bón 100-150 kg Năm Sao Total Effects 20-20-15+TE /ha.
    Bón thúc 2: khi khổ qua có tua bón 150 – 200kg/ha Năm Sao Total Effects 20-20-15+TE dạng một hạt màu tím.
    Bón thúc 3: khi khổ qua có hoa cái, bón 150 – 180kg/ha phân bón Năm Sao chuyên dùng cho rau củ 15-9-17+TE.
    Xen kẽ giữa các lần thu hoạch, bà con có thể dùng phân bón Năm Sao chuyên dùng cho rau củ 15-9-17+TE để hòa nước và tưới cho cây.
    Cách bón:
    Cách 1: nông dân nên bón cách gốc 10 – 15cm, phủ lớp đất mỏng và tưới nước.
    Cách 2: nông dân có thể dùng cây nhọn đục lỗ cách gốc 10cm, sâu 8cm, phân bón được hòa vào nước với nồng độ loãng và tưới vào lỗ được đục. Tưới phân bón bằng cách này giúp cây dễ dàng hấp thu và tránh thất thoát phân bón do bay hơi hay đất giữ lại.
    5. Phòng trừ các sâu bệnh thường gặp:
    Đối với sâu như: dòi đục quà, sâu xanh, dòi đục lá phải chú ý phòng trừ sớm bằng các loại thuốc như: Sherpa 20 EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, Mimic 20F, Baythroid 50Ec, Confidor 100SL… Thời gian cách ly tối thiểu 07 ngày.
    Đối với bệnh như: bệnh phấn trắng, chết cây con phòng trừ bằng các loại thuốc như Anvil 5SC, Score 250EC, Aliette.
    6. Thu hoạch:
    Quả được thu hoạch sau khi thụ phấn 7 – 10 ngày, thu hoạch 2 ngày/lần. Thời gian thu hoạch kéo dài 1 – 2 tháng và nên dùng dao cắt nhẹ tay khi hái quả.
    Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc và thu hoạch.



    Theo NNVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này