Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4771 người đang online, trong đó có 352 thành viên. 15:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122008 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nghề "hóa kiếp" sùng tre

    Duy Phiên -
    Thứ Năm, 02/02/2012, 12:6 (GMT+7)

    Ngồi trong quán cà phê nơi miền rẻo cao A Lưới (tỉnh TT- Huế) cùng anh bạn người Pa Cô Lê Văn Khởi, một vị lãnh đạo huyện vỗ vai anh bảo: "Chiều nay kiếm cho tớ món ơm pờ reng (sùng tre) nhé. Có khách quý dưới thành phố lên". Món ăn đặc sản cùng cái tên lạ lẫm đã níu bước chân chúng tôi khi đến miền rẻo cao này.
    Nhậu rừng
    Trời quá trưa, cơn mưa rừng đã ngớt, “thợ săn” Lê Văn Khởi tay cầm rựa, một lít rượu nếp, gia vị cùng chiếc xe số 7 trườn qua những con dốc dài, dựng đứng, bỏ lại sau lưng tiếng ồn ào của phố xá. Những cánh rừng tre ven suối A Nô là “thánh địa” của loài sùng tre. Tầm tháng 8 đến hết mùa tết là thời gian lý tưởng để đi “săn” loài đặc sản này.

    [​IMG]
    Thợ săn Lê Văn Khởi với hành trình “hóa kiếp” sùng tre
    Dừng ở điểm ven bìa rừng, tôi hỏi: “Anh không mang gì để đựng sao?”, anh bảo: “Có ống tre rồi, loài này đựng trong ống tre mới tươi sạch, mà truyền thống đồng bào mình ở đây nó thế, không bỏ vào vật dụng khác được". Chọn cây tre tươi, đốt dài, tròn, anh chặt làm cái “a chói” nhỏ để đựng sùng, dùng lá rừng nén lại làm nùi.
    Quần thảo giữa cụm tre lồ ô già, thoáng chốc anh đã mang ra phân nửa ống tre loài sùng còn ngung ngoe sống. Hai lá chuối rừng được trải xuống đất làm “bàn tiệc”, anh bắt đầu chế món ăn ơm pờ reng truyền thống của dân tộc mình. Mồi lửa đỏ, đợi cho đám than tàn, Khởi mang gia vị gồm pờ loa rờ (tiêu rừng), củ kiệu, ớt nướng, muối rang đem giã mịn, trộn vào ống tre. Nước suối nấu sôi được trụng qua loài sùng tre để làm sạch những cặn bã. Khởi bảo: “Ăn sùng tre nướng là ngon nhất. Món này chính là món gốc của đồng bào Pa Cô mình. Ngày xưa những thợ săn, người đi làm rẫy nhờ món này mới sống được đó".
    Nghe thợ săn Lê Văn Khởi kể mới biết, “tục” nhậu rừng đã có từ xưa. Những người tìm trầm, vàng hay vì kế sinh nhai mà rong ruổi suốt những cánh rừng già trên đại ngàn Trường Sơn, món sùng tre dễ kiếm, dễ chế biến và bổ dưỡng đã giúp họ qua những đèo dốc, qua cái lạnh cùng những cơn sốt rét rừng hung tợn!

    [​IMG]
    Chuẩn bị “nhậu rừng” với món ơm pờ reng truyền thống của người Pa Cô
    Vì thế, xưa người Pa Cô đã biết cách bảo quản sùng tre thật độc đáo, suốt trong một tuần liền vẫn sử dụng được. Sùng được cho vào ống tre, gọt vài lát măng non làm thức ăn cho chúng. Lấy lá chuối rừng làm nùi, úp ngược ống tre, ngâm dưới suối. Hơi lạnh từ nước suối sẽ giúp bảo quản con sùng được tươi nguyên.
    Đám than vừa tàn, ống đựng sùng tre vừa thấm gia vị, được đặt, xoay đều bên bếp lửa. Nướng sùng tre phải kiên trì, nướng đều tay, sao cho lớp vỏ tre vừa cháy đến, sức nóng bên ngoài sẽ hấp vào bên trong, làm các gia vị cùng thân con sùng tre quyện vào nhau, dậy lên mùi thơm đến khó tả. Tiêu rừng và ớt nướng là hai gia vị chính của núi rừng cho món ăn đặc biệt này thêm vị cay nồng.
    Được thưởng thức món ơm pờ reng giữa ngút ngàn đồi nương, chợt thấy sự hào phóng của núi rừng pha lẫn những nhọc nhằn của nghề “hóa kiếp” sùng tre. Nhấp chén rượu nếp, Khởi cho biết, với người Pa Cô mình, món này chỉ dùng đãi khách quý từ dưới xuôi. Thời xưa, khi nhà có khách, gia chủ xách mác đi kiếm sùng tre về chiêu đãi, nay thì có khác rồi, nghề bắt con sùng tre trở thành thứ nghề hái ra tiền hiện nay. Một đĩa sùng tre khi “thoát thai” khỏi dấu tích của rừng rú, vào tận nhà hàng cũng có giá từ 150-200 nghìn đồng.
    Giữa thanh âm của tiếng suối rừng, bên chén rượu nếp thơm hương vị của đất của nước người vùng cao, được “nhậu rừng” cùng món ăn đặc sản, chợt hiểu người Pa Cô xưa nay vẫn sống lạc quan, hiên ngang giữa núi rừng khắc nghiệt. Nhậu rừng cũng là cách sống, cách dung hòa với thiên nhiên của họ…
    “Săn” ơm pờ reng
    Từ trung tâm thị trấn A Lưới, sáng sớm đã có hàng chục chuyến xe máy rẽ vào các đường nhánh, mất hút sau những tán lá rừng. Vào mùa giáp tết, nghề săn sùng tre sôi động hơn bao giờ hết. Theo cánh thợ săn, khoảng vài năm trở lại đây, sùng tre bắt đầu có giá nên số lượng người đi săn cũng ngày một nhiều. Khi con người đã chán chê những thức ăn vốn có, họ thích tìm những món lạ miệng, hưởng thụ đặc sản của núi rừng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Sùng tre Giữa rừng tre bát ngát nơi xã Nhâm, Hồng Bắc, A Roàng… mỗi thợ săn đều tự chia lấy “lãnh địa” riêng cho mình bằng cách để lại dấu tích không lẫn được vào thân tre nơi mình đã “chạm dấu rựa” đến. Nếu vào rừng tre của người khác, phải xin ý kiến của gia chủ không thì sẽ bị phạt nặng. Người Pa Cô quan niệm rằng, trong vườn nhà mình, có dấu chân của người lạ thì cả vườn cây sẽ chết.
    Trước khi hóa thân thành loài ****, sùng chỉ sống trong thân cây tre lồ ô non, chúng như loài sâu ký sinh, hút chất dinh dưỡng từ cây tre mà sống. Bởi thế, chỉ có đám thợ săn mới biết cây tre nào có sùng, cây nào không.
    Khởi bật mí: “Thường cây măng lồ ô lớn lên, chiều cao ngang quá đầu người, bỗng dưng chúng không phát triển nữa, các đốt tre ngắn lại. Nếu quan sát kỹ trên thân măng, sẽ thấy một lỗ dẹt dài hơn hạt gạo, bên ngoài bóng láng chính là nơi sùng tre ở. Nếu thấy được một bụi măng non chết, hôm đó xem như khỏi mất công, chỉ cần chặt xong bụi măng đó, sẽ có một ống sùng tre đầy mang về".
    Mỗi đốt tre khi chặt ra thường chứa vài con, có khi đến nửa bát nhỏ loài sùng, dù nhiều hay ít thì người thợ săn phải lấy hết sùng, nhằm để cây tre tái sinh. Loay hoay trong cụm măng lồ ô, thợ săn Khởi cần mẫn nghiên cứu từng đốt tre, tìm từng dấu tích nơi loài sùng sống. Chiếc rựa trên tay anh vung chặt liên hồi, từng ống măng lồ ô bị chém phân nửa, toác ra như từng thớ thịt, để lộ cả ổ loài sùng tre đang giẫy giụa chờ hóa kiếp! Phát hiện sùng tre, phải dùng que nhỏ đưa vào, loài sùng thấy động sẽ bám lên thân que, giúp người thợ săn dễ dàng mang chúng ra khỏi hang ổ.

    Dưới những tán cây rừng, chúng tôi được nghe câu chuyện “truyền đời” về sự tích ra đời món ăn ơm pờ reng đặc sản của người Pa Cô. Xưa có đôi nam nữ cùng làng lấy nhau, hai gia đình không đồng thuận bởi sợ cận huyết thống. Đôi trai gái bỏ làng ra đi, dắt nhau lên rừng tìm đất sống. Những ngày chưa có lương thực, họ được một cụ già tốt bụng mách cho cách nhận biết, bắt con sùng tre cùng với hái tiêu rừng để chế biến món ơm pờ reng. Từ đó lớp con cháu người Pa Cô - những người con của núi rừng biết đến loài sùng tre này.
    Trong suốt buổi hành trình cùng nhiều nhóm thợ săn sùng tre, tuy mỗi người có cách nhận biết, cách bắt loài sùng khác nhau nhưng với thợ săn người Pa Cô, ăn của rừng “truyền đời” họ vẫn biết bảo vệ cho rừng. Sùng được lấy hết sau mỗi cây tre bị chém phân nửa thân, theo các thợ săn, nếu lấy hết sùng cây tre sẽ có cơ hội sống lại, lần sau mình có cái mà chặt. Âu đó cũng là triết lý sống nguyên bản, sơ khai của đồng bào vậy!
    Nghề săn ơm pờ reng đã có từ xưa, cũng là nghề nguy hiểm khi phải liên tục cần mẫn chui lủi trong những cụm tre già, nơi có nhiều loài rắn, rít độc sinh sống. Với những thợ săn loài sùng, đi săn bị rắn rết cắn, gai độc đâm không phải là hiếm.
    Ngồi nghỉ bên cồn đất, thợ săn Lê Văn Khởi kể: “Chuyện buồn mình không muốn nhắc lại làm gì. Hai năm trước, thằng Bốt bạn mình ở A Ngo, đi chặt sùng không may bị rắn lục chửa cắn. Nó đi chỉ một mình, nên khi cắn không ai biết, cố bò ra khỏi bìa rừng thì kiệt sức. Hôm sau bà con đi làm rẫy phát hiện thì đã quá muộn”.
    Trong cánh thợ săn sùng tre ở A Lưới vẫn truyền tai nhau câu chuyện thoát chết hi hữu của một đồng nghiệp. Đó là một thợ săn tên A Riêng, người Tà Ôi ở xã Hồng Vân. Khi chặt xong được một ống sùng tre chuẩn bị mang về chợ thị trấn bán, đang ngồi nghỉ hút thuốc bên mỏm đá thì không may bị rắn hổ tấn công. Thanh rựa cầm sẵn trên tay đã giúp người thợ săn thoát chết. A Riêng vì “thất hồn bạt vía” trở về mà ốm liệt giường, từ đó bỏ luôn nghề.


    Hiện nay giống tre Điền Trúc đã được trồng nhiều nơi và mang lại thu nhập tốt cho nông dân nhờ năng suất măng rất cao .
    Nên chăng trồng tre lấy măng để nuôi sùng tre, thay vì phải lặn lội trong rừng sâu ?
    Mọi thay đổi trong đời sống đều bắt đầu từ ý tưởng đi tìm cái mới !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật để tre điền trúc cho nhiều măng

    [​IMG]
    Chăm sóc vườn tre điền trúc. Cắt tỉa: Sau một năm trồng, tre Điền trúc bắt đầu sinh trưởng mạnh. Thời gian này, cành lá, thân và bộ rễ phát triển nên phải cắt tỉa và hãm cho cây ra măng. Chọn ngày nắng ráo, dùng kéo cắt tất cả các cây măng vòi, chỉ giữ lại những thân chính mọc ở mắt cua dưới gốc. Để cây cao khoảng 1,6 - 1,8m, dùng kéo cắt toàn bộ cành chét của cây giống, nhánh mọc xung quanh gốc và các mắt tre từ mặt đất đến 40 - 50cm. Nên cắt vát một góc 45 độ, cách đốt cuối cùng sát thân tre 2cm và bôi nước vôi đặc vào chỗ cắt để vết cắt không bị khô hoặc thối.
    Kích thích mọc măng: Không được kích thích, tre Điền trúc thường chậm ra măng và số lượng măng ít. Nếu kích thích đúng cách, năng suất có thể đạt 35 - 40 kg/gốc/năm, mỗi búp nặng 3,5 - 8kg.
    Sau khi tạo hình xong, dùng cuốc xới và moi hết đất xung quanh gốc tre (bán kính 40-50 cm, sâu 20-25 cm), rứt bỏ hết rễ phụ, rễ chùm, kết hợp với việc đốn tỉa để cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang phát triển. Cho rễ cây phơi khô khoảng 10 ngày để tiêu diệt hết côn trùng, nấm bệnh. Trong thời gian này không được tưới nước.
    Cách bón phân: 1kg phân tổng hợp NPK (có thể sử dụng loại 10-15-15) chia đều bón cho 5 gốc măng. Những nơi có điều kiện lấy nước thì dùng 1kg NPK hoà vào 10 lít nước rồi tưới vào gốc măng. Phân chuồng bón khoảng 22,5 - 37,5 tấn/ha. Bón phân xong thì gạt đất lấp đầy hố và ủ rác để giữ ẩm.
    Bón phân khoảng 3 tháng sau sẽ thấy xuất hiện các vết nứt xung quanh gốc măng, đó là dấu hiệu cây ra măng. Nên vun đất cao nhằm tạo thêm độ tơi xốp, cung cấp thêm không khí và dinh dưỡng cho cây.
    Để tre cho năng suất cao, thu hoạch được quanh năm, nên trồng ở những nơi đất ẩm (ven hồ nước hay sông suối). Sau mỗi lần thu hoạch phải bón phân với số lượng như trên. Mỗi cây tre chỉ cho măng trong 3 năm rồi thay bằng thân cây khác. Mỗi bụi tre chỉ duy trì 9 - 10 cây ở 3 độ tuổi khác nhau (mỗi độ tuổi 3 cây) để có thể khai thác măng liên tục trong vòng 10 năm.
    Hương Trà
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Xóa đói, giảm nghèo từ tre Ðiền Trúc


    Cập nhật lúc 01:58, Thứ bảy, 21/05/2011 (GMT+7)
    [​IMG]

    Nhờ trồng tre Điền Trúc, gia đình anh Đinh Lanh đã từng bước thoát nghèo.



    Ðồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ xưa đến nay chủ yếu làm nương rẫy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến hiệu quả không cao, đời sống khó khăn. Nhưng từ khi người dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên trồng thành công cây tre Ðiền Trúc, cuộc sống dần được cải thiện.

    Ðưa tre từ phố lên rừng
    Năm 2000, để giúp nông dân ở một số xã nằm trên địa bàn của mình thoát khỏi đói nghèo, cán bộ lâm trường Ðak Roong, huyện Kbang (Gia Lai) được các chuyên gia của Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Miền Nam hướng dẫn kỹ thuật trồng cây tre Ðiền Trúc lấy măng. Từ 100 gốc tre giống Ðiền Trúc trồng thử nghiệm ban đầu trên những vùng đất khác nhau đều phát triển tốt và cho năng suất cao, sản phẩm măng tre tiêu thụ rất nhiều, mở ra một hướng đi mới cho người dân địa phương thoát nghèo.
    Ðược cán bộ khuyến nông huyện giới thiệu tầm quan trọng về kinh tế và ý nghĩa của việc trồng tre Ðiền Trúc trong cuộc sống gia đình và cộng đồng, lại được hướng dẫn cách trồng chăm sóc, thu hoạch, anh Ðinh Lanh ở làng Ðăk Klok, xã Kon Gan, huyện Ðác Ðoa (Gia Lai) đã bàn bạc với vợ và quyết định san ủi gần 1 ha đất cạnh con suối gần nhà rồi đưa giống tre Ðiền Trúc về trồng thử trên mảnh vườn nhà mình.
    Dân làng Ðăk Klok nghe tin vợ chồng anh san đất, rồi đi lấy cây 'tre lạ' lá to, dài hơn cả gang tay từ trên thành phố về trồng ai cũng bảo anh Lanh là 'ngớ ngẩn'. Họ khuyên gia đình anh nên từ bỏ ý định đó đi, vì ở đây từ xưa đến nay người Ba Na chưa ai làm việc đó, vả lại tre ở rừng làng mình, suối làng mình thì thiếu gì mà phải đi lấy tre nghe đâu từ bên nước ngoài về trồng là việc làm sai trái, dễ bị Yang (Thần) phạt lây vạ đến dân làng. Nếu không nghe dân làng 'khuyên giải', thì gia đình anh sẽ bị phạt rất nặng.
    Bước đầu, chưa được già làng và dân làng ủng hộ, nhưng vợ chồng anh Lanh không bỏ cuộc, vừa đào hố, trộn đất, bón phân để trồng tre Ðiền Trúc, vừa tiếp tục vận động bà con cùng làm theo anh để tận dụng nguồn đất, phát triển kinh tế gia đình. Hai năm sau, tre Ðiền Trúc lên xanh tốt, nhiều măng, từ 25 gốc ban đầu vợ chồng anh nhân lên 100 rồi 200 gốc. Măng tre Ðiền Trúc lên nhanh, lại bán được giá, vụ đầu gia đình anh thu hơn 30 triệu đồng. Liên tiếp ba vụ sau khi cây măng lên cao, giá bán cao hơn, thêm tiền từ bán cà-phê, hồ tiêu, vợ chồng anh mua xe máy, 'cưới chồng' cho con gái và làm nhà hơn 250 triệu đồng.
    Thời gian cứ trôi qua, dân làng chẳng thấy Yang phạt vợ chồng anh Ðinh Lanh đâu, mà thấy hiệu quả rõ rệt từ việc 'đưa tre từ phố về rừng' của anh. Họ tìm đến, nhờ anh hướng dẫn cách trồng, chăm bón và cho giống... Từ đó, việc trồng tre lấy măng có điều kiện phát triển và lan rộng không những ở huyện Ðác Ðoa mà lan ra các vùng lân cận như huyện Kbang, rồi lên tỉnh Kon Tum, Ðác Lắc, Ðác Nông và lan sang cả tỉnh Lâm Ðồng.
    Ðến trồng tre lấy măng
    Ðến xã Ðak Roong (Kbang), là vùng đất 'chuyên canh' trồng tre lấy măng, cùng ông Ðinh Bết (55 tuổi, dân tộc Ba Na) ra thăm 'rừng tre' của gia đình, trên đường đi, ông cho biết: 'Bấy lâu nay đồng bào mình làm nương rẫy quen rồi, khi nghe người anh em mình bên Kon Gan trồng tre cho hiệu quả kinh tế cao, lại được cán bộ về phổ biến kỹ thuật trồng tre lấy măng, lúc đầu ít người nghe theo, phần vì không quen, phần lại sợ bị Yang phạt. Mình quyết định trồng thử. Lúc đầu chỉ 20 gốc, thấy được trồng thêm, nhân lên, giờ cây tre đã phủ kín hơn một ha rồi. Trồng tre lấy măng không đòi hỏi kỹ thuật cao, cây tre rất dễ sống, phù hợp nhiều loại đất, chịu được thời tiết khắc nghiệt (nắng hạn, gió bụi và mưa dầm). Cái hay, cái lợi của trồng tre Ðiền Trúc lấy măng là chỉ cần trồng một lần là thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Hơn nữa, tre Ðiền Trúc có thể trồng được ngoài rẫy, ngoài vườn, tận dụng diện tích đất ở ven các bờ ao, bờ suối, bờ thửa... Gia đình mình thu nhập một năm hơn ba chục triệu đồng từ cây tre. Mình làm được, có tiền, cuộc sống no đủ, hạnh phúc, Yang thương chứ đâu có phạt như ban đầu mọi người lo sợ '.
    Cũng như ông Ðinh Bết, gia đình chị Ðinh Xiên ở xã Kroong, huyện Kbang cũng trồng được gần hai ha tre Ðiền Trúc (khoảng 1.000 gốc) sau ba năm đã thu hoạch ổn định với năng suất đạt từ 10 đến 30 tấn/ha/năm. Không giấu được niềm vui, chị Xiên cho biết: 'Trước đây, chưa bao giờ mỗi năm gia đình chị thu nhập được chục triệu đồng, nay thì nhiều hơn rồi, gia đình mình vừa làm nhà mới, mua sắm ti-vi, xe công nông và mua xe máy để đi làm, chuyện xưa nay chưa từng có đối với đồng bào dân tộc mình. Cảm ơn Ðảng, Nhà nước nhiều lắm. Với đồng bào Ba Na mình, cây tre lấy măng chính là cây xóa đói, giảm nghèo... '.
    Ðây là giống cây trồng phù hợp đặc thù đất và khí hậu nên phát triển rất nhanh, hiệu quả cao. Có nhiều gia đình trồng tới 2-3 ha. Hiện nay, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đang nhân rộng mô hình này. Vừa mở rộng diện tích, vừa hướng dẫn đồng bào vận dụng đúng 'kỹ thuật trồng trọt', từ nhân giống, thời gian trồng, chăm bón đến thu hoạch để giúp đỡ đồng bào tăng thu nhập, có cuộc sống ổn định.
    Cùng với việc hỗ trợ cây giống của Công ty lâm nghiệp Ðak Roong, trạm khuyến nông huyện Kbang cũng đã hỗ trợ thêm giống, phân bón, kỹ thuật cho nhân dân trên địa bàn xã. Ðến nay, diện tích trồng tre Ðiền Trúc lấy măng trên địa bàn xã Ðak Roong đã phát triển lên hơn 50 ha; xã Kroong phát triển hơn 20 ha... Từ hiệu quả khả quan của loại cây trồng mới này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã xây dựng thành dự án lớn để áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh.
    Ðược biết, măng tre Ðiền Trúc có giá trị rất cao trong thị trường xuất khẩu sang các nước Ðông Âu và Tây Âu... Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, cây tre được trồng ở vùng đầu nguồn, đất dốc để bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió, hạn chế dòng chảy, hạn chế tác hại của lũ quét, cải thiện môi trường, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Thân cây tre khoảng từ 3 đến 5 tuổi còn dùng làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến giấy, vật liệu xây dựng, mỹ nghệ, ván ép, tăm tre, đũa. Giờ đây trồng tre lấy măng không chỉ phát triển ở các xã Ðak Kroong, Krong (Kbang), Kon Gan (Ðác Ðoa) mà còn được trồng, nhân rộng ra các vùng khác trên địa bàn của các tỉnh Tây Nguyên như Ðác Lắc, Ðác Nông, Lâm Ðồng và Kon Tum. Có điều, khi diện tích ngày càng phát triển mở rộng, sản lượng tăng lên, nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cây măng tre Ðiền Trúc chưa có nhiều. Hiện nay, sản xuất măng tre tươi chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chứ chưa thể tìm được đầu ra với các nước khác trên thế giới, nên người dân địa phương đang phải tự xoay xở..., rất mong có sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành khác, để sản phẩm măng tre phát triển bền vững, cuộc sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, ấm no.

    Bài và ảnh: LÊ QUANG(Gia Lai)
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Kỹ thuật trồng và chăm sóc tre điền trúc lấy măng

    Tre điền trúc (Sinocalamus sternoauritus W.T.Lin) là loại tre chuyên dùng để kinh doanh măng, giống được nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc. Tre điền trúc trồng nhân giống và trồng thu hoạch, sản phẩm được phát triển rộng ở nhiều tỉnh trong nước.
    Tre-trúc nói chung, cũng như tre điền trúc nói riêng là loại cây đa tác dụng, ngoài cho ra các sản phẩm gia dụng, được chế biến từ thân tre như tăm, đũa, ván ép, bột giấy... Măng còn là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid,axit amin cao, chất xơ hợp lý, ngay cả lá của chúng cũng được sử dụng gói bánh và chiết suất chế biến để sử dụng cho nhiều mục đích ở các nước có nền công nghệ sinh học phát triển cao như: Nhật, Đài Loan, Singapore...
    1. ĐẮC TÍNH SINH THÁI
    Là loại tre có thân mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác, thân không có gai, thẳng, thành vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7-8m, đường kính 9-12cm, măng to, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không đắng, ăn tươi được, nhưng khi chế biến màu không đẹp (hơi tím).
    Điền trúc thích hợp trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, nhưng phát triển tốt trên tầng đất dầy, khí hậu ẩm, đất không bị ngập úng.
    Là loại cây ưa sáng, độ cao thích hợp 600m so mức nước biển, khả năng phân bổ và thích nghi ở biên độ rộng.
    2. KỸ THUẬT TRỒNG
    Trồng vào đầu mùa mưa. Nên trồng những nơi có độ dốc dưới 30o, làm đất toàn diện, đào hố 60cm x 60cm x 60cm, tùy mục đích kinh doanh và đầu tư mà chọn mật độ trồng khác nhau:
    Khoảng cách trồng: 4m x 5m (500cây/ha)
    Khoảng cách trồng: 5m x 5m (400cây/ha)
    Khoảng cách trồng: 6m x 5m (333cây/ha)
    Bón lót phân chuồng từ 10-25kg/hốc, lấp đất ½ hố, đảo đều hỗn hợp.
    Giống có thể trồng bằng gốc, lấy từ bụi đi trồng tỷ lệ sống thấp, ươm cây trong bầu cho rễ phát triển mới đưa đi trồng tỷ lệ sống cao.
    Đặt cây vào giữa hố, xé bỏ túi bầu, lấp đất mặt, nén chặt, phủ rơm rạ để giữ ẩm cho cây. Nếu trong lúc trồng không có mưa, cần tưới nước cho cây vài lần.
    3. CHĂM SÓC
    Năm thứ nhất: Sau khi trồng 2-3 tháng, tiến hành trồng dậm những hốc chết cây, làm cỏ vun gốc, đường kính từ 80 x 100cm.Lần 2: Sau 3 tháng, làm cỏ vun gốc, bón thêm mỗi hốc 50-100g phân NPK.
    Năm thứ hai: Phát dọn, làm cỏ vun gốc 3-4 lần/năm, đường kính từ 80 x 120cm.
    Bón phân: Phân chuồng 15 - 20g/gốc, phân NPK: 200 - 300g/gốc. Chia làm 2 lần bón.
    Các năm sau chăm sóc và bón phân tăng lên, phân chuồng 30 - 50g/gốc, phân NPK: Từ 0,5 đến 1kg/gốc. Chia làm 4 lần bón.
    4. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
    Không nên thả gia súc, gia cầm vào rừng tre mới trồng.
    Sâu: Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật như Peran, Padane, Regent...
    Khi nấm bệnh tấn công gây thối măng, ta nên vệ sinh sạch xung quanh gốc măng, sau đó rắc vôi bột xử lý.
    5. THU HOẠCH MĂNG
    Vỏ măng chưa ra khỏi mặt đất có màu vàng nâu. Thịt măng non chất lượng tốt. Khi măng mọc lên khỏi mặt đất thì vỏ măng sẽ chuyển màu xanh lục, thịt măng sẽ bị lão hoá chất lượng măng giảm, do vậy ta nên phủ một lớp đất tơi xốp dày 15-30cm, khi măng nhú lên khỏi lớp đất phủ thì thu hoạch. Nên thu hoạch măng vào lúc buổi sáng, dùng cuốc bới đất xung quanh cây măng và những mắt phía dưới, sau đó phủ đất lại như cũ.
    6. THU HOẠCH THÂN TRE
    Thường mỗi bụi chỉ để lại 1- 2 cây một tuổi để sinh măng cho vụ sau và cây 2 - 3 tuổi để bảo vệ bụi, còn những cây trên 3 tuổi thì khai thác thân, những cây 6 tuổi trở lên phải đào bỏ cả gốc cây, rồi lấp đất lại.


    Ghi chú: Địa chỉ liên hệ mua giống
    Tổng công ty Vinafimex
    Công ty Đầu tư XNK Nông lâm sản chế biến
    số 25-Tân Mai-Hai Bà Trưng- Hà Nội.
    Điện thoại: 04.8645910
    Fax: 04.8642685
    Nguồn: (Cục khuyến nông quốc gia)
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật
    Trồng tre điền trúc lấy măng



    Ks. Đoàn Hữu Nghị
    Trung tâm ƯDTBKH&CN Cà Mau

    - Tên hoa học: Dendrocalamus ohhlami
    - Họ hoà thảo (Poaceae)


    [​IMG]

    1. Giá trị kinh tế:
    Tre điền trúc (Sinocalamus sternoauritus W.T.Lin) là loại tre chuyên trồng để lấy măng thực phẩm, giống được nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc được phát triển rộng ở nhiều tỉnh trong nước.
    Điền trúc là loại cây đa tác dụng, măng tre là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid,axit amin cao, chất xơ hợp lý, ăn rất ngon và dòn. Măng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm được độ béo phì, giảm huyết áp cao.
    Hiện nay ngoài tác dụng để ăn tươi, măng tre còn dùng để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, măng khô… tiêu thụ trong nước và cũng được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng.
    Ngoài ra thân tre còn là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm gia dụng, được chế biến từ thân tre như tăm, đũa, ván ép, bột giấy.

    [​IMG]

    2. Đặc tính sinh thái:
    Là loại tre có thân mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác, thân không có gai, thẳng, thành vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7-8m, đường kính 9-12cm, măng to, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không đắng, ăn tươi được, nhưng khi chế biến màu không đẹp (hơi tím).
    Điền trúc thích hợp trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, nhưng phát triển tốt trên tầng đất dầy, khí hậu ẩm, đất không bị ngập úng.
    Là loại cây ưa sáng, độ cao thích hợp 600m so mức nước biển, khả năng phân bổ và thích nghi ở biên độ rộng.

    [​IMG]Ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click chuột vào thanh này sẽ hiển thị ảnh nguồn. Ảnh nguồn có kích thước 800x776.[​IMG]

    3. Kỹ thuật trồng:
    Trồng vào đầu mùa mưa. Nên trồng những nơi có độ dốc dưới 30o, làm đất toàn diện, đào hố 60cm x 60cm x 60cm, tùy mục đích kinh doanh và đầu tư mà chọn mật độ trồng khác nhau:
    Khoảng cách trồng: 4m x 5m (500cây/ha)
    Khoảng cách trồng: 5m x 5m (400cây/ha)
    Khoảng cách trồng: 6m x 5m (333cây/ha)
    Bón lót phân chuồng từ 10-25kg/hố, lấp đất ½ hố, đảo đều hỗn hợp.
    Giống có thể trồng bằng gốc, lấy từ bụi đi trồng tỷ lệ sống thấp, ươm cây trong bầu cho rễ phát triển mới đưa đi trồng tỷ lệ sống cao.
    Đặt cây vào giữa hố, xé bỏ túi bầu, lấp đất mặt, nén chặt, phủ rơm rạ để giữ ẩm cho cây. Nếu trong lúc trồng không có mưa, cần tưới nước cho cây vài lần.

    [​IMG]

    4. Chăm sóc:
    Năm thứ nhất: Sau khi trồng 2-3 tháng, tiến hành trồng dặm những hố chết cây, làm cỏ vun gốc, đường kính từ 80 x 100cm. Lần 2: Sau 3 tháng, làm cỏ vun gốc, bón thêm mỗi hố 50-100g phân NPK.
    Năm thứ hai: Phát dọn, làm cỏ vun gốc 3-4 lần/năm, đường kính từ 80 x 120cm.
    Bón phân: Phân chuồng 15 - 20g/gốc, phân NPK: 200 - 300g/gốc. Chia làm 2 lần bón.
    Các năm sau chăm sóc và bón phân tăng lên, phân chuồng 30 - 50g/gốc, phân NPK: Từ 0,5 đến 1kg/gốc. Chia làm 4 lần bón.

    [​IMG]

    5. Phòng trừ sâu bệnh:
    Không nên thả gia súc, gia cầm vào rừng tre mới trồng.
    Sâu: Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật như Peran, Padane, Regent...
    Khi nấm bệnh tấn công gây thối măng, ta nên vệ sinh sạch xung quanh gốc măng, sau đó rắc vôi bột xử lý.

    [​IMG]Ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click chuột vào thanh này sẽ hiển thị ảnh nguồn. Ảnh nguồn có kích thước 800x600.[​IMG]


    6. Thu hoạch măng:

    Vỏ măng chưa ra khỏi mặt đất có màu vàng nâu. Thịt măng non chất lượng tốt. Khi măng mọc lên khỏi mặt đất thì vỏ măng sẽ chuyển màu xanh lục, thịt măng sẽ bị lão hoá chất lượng măng giảm, do vậy ta nên phủ một lớp đất tơi xốp dày 15-30cm, khi măng nhú lên khỏi lớp đất phủ thì thu hoạch. Nên thu hoạch măng vào lúc buổi sáng, dùng cuốc bới đất xung quanh cây măng và những mắt phía dưới, sau đó phủ đất lại như cũ.
    Cây măng rất to, vỏ mỏng, thịt trắng ngà, dày, tỉ lệ thịt đạt 85%, có giá trị dinh dưỡng cao, ăn rất ngon và dòn

    [​IMG]

    7. Thu hoạch thân tre:

    Thường mỗi bụi chỉ để lại 1- 2 cây một tuổi để sinh măng cho vụ sau và cây 2 - 3 tuổi để bảo vệ bụi, còn những cây trên 3 tuổi thì khai thác thân, những cây 6 tuổi trở lên phải đào bỏ cả gốc cây, rồi lấp đất lại.

    [​IMG]

    MỘT SỐ SẢN PHẨM TỪ MĂNG TRE


    [​IMG]

    Măng tươi

    [​IMG]Ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click chuột vào thanh này sẽ hiển thị ảnh nguồn. Ảnh nguồn có kích thước 647x419.[​IMG]
    Măng khô
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Người đưa giống mít Changai ra Bắc

    Trường giang -
    Thứ Năm, 02/07/2009, 10:17 (GMT+7)

    [​IMG]Trong chuyến du lịch miệt vườn sông nước miền Tây Nam bộ, được thưởng thức giống mít Thái Changai, anh Ngô Văn Thủy ở thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược (Sóc Sơn, Hà Nội) “say như điếu đổ”. Và anh là người đầu tiên du nhập giống mít này ra Bắc, đưa vùng đất gò đồi sỏi đá quê mình thành vùng chuyên canh… mít Thái.
    “Xách tay” mít Thái về trồng
    Qua “kênh” Hội làm vườn Hà Nội, tôi tìm đến nhà Thuỷ “mít”. Từ QL3 đi sâu vào khoảng vài chục mét, đập vào mắt tôi là ngôi biệt thự khá hoành tráng sát ngôi nhà cổ 5 gian, bên cạnh là chiếc xe ATIS bóng nhoáng.
    Trước sân nhà có cái ao rộng với hàng mít sai nặng trĩu quả. Ít ai có thể nghĩ rằng, người trung niên khoác áo may ô quần đùi ngồi hiên nhà rít thuốc lào xoành xoạch là ông chủ ngôi biệt thự này. Thuỷ niềm nở rót trà mời khách: “Xưa các cụ hưởng thú điền viên có câu “nhà ngói cây mít”. Nhà tôi vẫn còn giữ được cảnh “thanh bạch” này, song điều khác là những chùm mít sum suê kia là giống mít Thái Lan cả đấy”.
    Thuỷ kể: “Trong chuyến tham quan miệt vườn Tây Nam bộ cuối năm 2006, tôi bị hút hồn bởi những cây mít “lùn” sai trĩu quả, được trồng tại HTX Phú Lợi (Châu Thành A, Hậu Giang). Tận mắt thấy giống mít lạ, tai nghe ông Chủ nhiệm HTX Phú Lợi bảo đó là giống mít Changai được HTX nhập từ Thái Lan về trồng cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon. Mít vốn là sở thích “số 1” nên vừa nếm thử xong là tôi mê liền. Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi liền “xách tay” 10 cây mít giống về trồng thử. 5 cây trồng ở bờ ao bây giờ quả sai kĩu kịt như anh thấy đấy. 5 cây còn lại tôi cho anh em hàng xóm cũng đều sai quả. Đặc biệt cây của ông trưởng ******* xã, chỉ sau 9 tháng trồng có quả nặng đến 15 kg”.
    Theo anh Thuỷ thì giống mít Thái Changai trồng thử trên đất Sóc Sơn cho quả rất nhanh; cây mọc khỏe, sai quả, lúc cây đã trưởng thành (khoảng 24 tháng tuổi) có thể cho từ 100-150 quả, trung bình 6-12kg/quả. Thịt vàng đậm, ít xơ, giòn, ráo nước, vị ngọt đậm đà và thơm dịu. “Đầu năm 2007 tôi kí hợp đồng mua thêm 1.000 cây giống của HTX Phú Lợi để cung cấp theo đơn đặt hàng của UBND huyện Sóc Sơn và trồng 300 cây tại trang trại của mình. Ban đầu Phòng Kinh tế huyện cấp phát cây cho các xã song dân chưa tin, phải tổ chức cho họ đến nhà tôi tham quan, nhìn tận mắt thì người ta mới nhận về trồng”.
    Thuỷ đánh xe ATIS đưa tôi xuống khu trang trại trồng toàn mít, cách nhà khoảng 1km. Nhìn những cây mít chỉ cao trên 1m mà có hàng chục quả kĩu kịt khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng. “Thế mà cũng đã gần ba năm kể từ ngày trồng những cây mít đầu tiên. Giống mít Thái có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là chân đất phải sâu và thoát nước tốt vì giống này không chịu úng.
    Do tạo tán nhanh và nhanh cho quả nên có thể trồng với mật độ dày (4 x 4m), tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Mít Changai tự chín ở nhiệt độ bình thường, không phải cắt dấm như chuối. Hơn nữa, giá bán loại mít này bao giờ cũng ổn định ở mức 15.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt giống mít này ra quả quanh năm, nên có khi trên cùng một cây vừa có quả chín lại vừa có quả non. Tôi nhớ nhất là chiều 30 Tết năm ngoái, vợ chồng con cái ra vườn hái được vài chục quả mít Thái chín trái mùa đem biếu họ hàng, người thân. Thắp hương cúng giao thừa xong, cả nhà được thụ lộc cây nhà lá vườn thì còn gì bằng” - anh tâm sự.
    Mít Thái Chagai “lai” mít Sóc Sơn

    Ông Hoàng Trí Dũng, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Sóc Sơn: Loại mít Thái Changai bước đầu cho năng suất, hiệu quả kinh tế rất cao ở cả xã đồng bằng như Tiên Dược, Phú Minh lẫn xã gò đồi Nam Sơn, Quang Tiến... Cây mọc rất khoẻ, chịu lạnh và sương khá; tán xum xuê, lá to bóng, cây già cỗi cho nguồn gỗ quý.
    Ông Ngô Quốc Trụ, thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược: Trước đây tôi trồng 2 sào chuối Goòng, hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2007 chuyển sang trồng 40 cây mít giống Thái, chỉ sau 8 tháng đã bói quả, quả rất đều, bán được giá. Đặc biệt cây phát triển rất nhanh, sai quả hơn giống mít ta nhiều.
    Tiếng lành đồn xa, bà con nông dân các tỉnh lân cận đã về tham quan vườn mít đặc biệt này và mua giống về trồng thử. Hiện anh Thuỷ được HTX Phú Lợi ký hợp đồng đại lý độc quyền cung cấp giống mít Thái Changai. Đến nay, anh đã cung cấp được 6.000 cây giống cho bà con các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... Cũng theo anh Thuỷ, đợt đầu UBND huyện Sóc Sơn mua của anh 500 cây mít giống. Song ông Chủ tịch huyện chỉ hỗ trợ bà con một phần giống trồng trong vườn nhà. Số còn lại bố trí trồng ở nơi công sở, trường học… nên bị bỏ bê thiếu chăm sóc, cây bị “chột” phát triển rất chậm. Anh cũng khuyến cáo bà con không nên nhân giống mít Thái bằng hạt vì dễ bị biến dị và cây lâu cho quả. Vì thế phải lấy giống ghép mắt được chọn từ cây đầu dòng của HTX Phú Lợi về trồng là tốt nhất.
    Ông chủ vườn mít Thái quả quyết: Hiện đầu ra cho sản phẩm mít rất khả quan, giá mít bán cho tư thương ngồi “chầu chực” tại vườn 20.000đ/kg, chín tới đâu bán hết tới đó, cung không đủ cầu. “Miền Bắc mới trồng 6.000 cây mít Thái là rất ít so với diện tích nhãn, vải. Hơn nữa trồng giống mít này hay ở chỗ là cho quả quanh năm, trong khi nhãn vải chỉ thu hoạch trong thời gian ngắn, giá lại rẻ. Hiện tôi đã đặt vấn đề với các siêu thị ở nội thành để cung cấp sản phẩm mít tươi đóng hộp. Chỉ vài năm nữa cả vùng gò đồi này thành vùng nguyên liệu mít, tôi sẽ mở nhà máy sấy hoa quả, vừa cung cấp cho siêu thị, vừa xuất khẩu; từng bước xây dựng thương hiệu “Mít Thái Changai - Sóc Sơn” - anh nói.
    Manhbeo thích bài này.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giống Mít Changai Cho Thu Nhập Cao

    “Tôi cũng không biết giống mít này chính xác tên là gì và có xuất xứ từ đâu , nhưng hiện giá bán tại vườn là 27 000 đ/kg . Đặc biệt là múi rất thơm ngon và thích hợp với nhiều loại đất nên bà con chọn trồng rất nhiều “ Anh Tí ở ấp 14 xã Long Trung huyện Cai Lậy – Tiền Giang cho biết

    http://www.******.com/raovat_pictures/1/fur1300973215.jpg

    Giống mít lạ
    Tên gọi cây mít cũng không rõ ràng nhà vườn thì người gọi Dương Linh , mít Thái Lan thương lái cũng không biết tên là gì , có người thì gọi Changai , mít ruột hồng vì múi mít có màu hồng Trên thị trường hiện nay ngoài những giống mít cao sản bản địa còn có hàng chục giống mới nhập về từ nước ngoài từ mít nghệ cao sản, mít Thái siêu sớm (tứ quý) cho đến mít Thái da xanh, mít ruột đỏ, mít Malaysia... giống nào cũng có ưu điểm riêng của nó. Nhưng có lẽ đây mới là loại mít có nhiều ưu điểm trong số đó


    Mít trồng mau lớn, khoảng 1 năm là đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất rất cao từ 3-4 tấn 1 công đất. . Đặc biệt, mít ra quả quanh năm, nên có khi trên cây vừa có quả chín lại vừa có quả non, Mặc dù giá rất cao nhưng vẫn không đáp ứng đủ nguồn cung cho các thương lái


    Cây mít này có đặc điểm trái rất to dao động từ 12 – 20kg/trái, có khi lên đến 40kg/trái như trường hợp ở nhà bác Chín ở ấp 14- Long Trung , múi dày có màu hồng đậm tỉ lệ múi lên đến 45% . Tính bình quân mỗi gốc mít 2 năm tuổi cho khoảng 150 kg/năm, có thể thu về 2 triệu đồng/năm. Theo bác Chín , cây mít ra trái quanh năm, nhưng chỉ nên cho trái hai vụ/năm để cây có thời gian "nghỉ ngơi, hồi sức". Thông thường, mỗi cây cho rất nhiều trái, thậm chí cả trăm trái nhưng cần phải tỉa bỏ những trái đầu cành và trên thân cao, chỉ giữ lại những trái ôm thân và sát gốc, tối đa khoảng 12 trái/cây nếu cây dưới 3 năm tuổi. Khi cây trưởng thành, số trái có thể nâng lên nhiều hơn.

    Khoảng 5 năm trước qua một người quen biết anh Tí mua về trồng mấy cây đầu tiên bên cạnh nhà , cây có trái ăn ngon thì anh trông thêm trong vườn và 3ha đất của anh ở Bình Dương . Khi cây mít cho năng suất giá bán cao người quan tâm nhiều và trồng mít thành phong trào anh nhân giống bán cho bà con có nhu cầu , anh đã cung cấp hàng chục ngàn cây cho khu vực miền Đông , Tây nguyên và có giao hàng ra tận miền Bắc (



    Phong trào và triển vọng


    Điệp khúc được mùa mất giá cứ tiếp diễn năm này qua năm khác , người nông dân đã rất mệt mỏi khi phải đốn bỏ cây mà mình đã dày công chăm sóc để trồng loại cây khác . Khi thì xoài , cam , mận rớt giá , rồi đến sầu riêng tuy có giá cao nhưng rất khó trồng và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu có hại sức khỏe

    Trồng mít như một luồng gió mới đối với người dân ở ấp 14 - Long Trung vì cây mít vừa dễ trồng không kén đất lại cho hiệu quả kinh tế cao . Hiện đã có nhiều chục hecta đất ở xã Long Trung người dân chuyển từ các loại cây khác sang trồng mít
    So với các loại cây ăn trái khác mít là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến sau cùng là thu được khối lượng gỗ lớn và quý cho thị trường mỹ nghệ (lên đến 12 triệu đồng 1m3 – nguồn internet)
    Mít còn là giống cây ăn trái duy nhất có thể đóng vai trò cây rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài.

  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    Eo ơi ... X_XX_XX_XX_XX_X
  9. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    ha..ha.......Con này được đó :-bd
    Thấy hình là em thèm lứm rùi :p[:D]

    [​IMG]

    Món Rắn rút xương này hấp dẫn lứm anh...chẹp..chẹp :))


    [​IMG]
    Rắn xào lá Cách \:D/


    [​IMG]
    Rắn nướng trui...:p


    [​IMG]
    Cháo Rắn hầm với Măng Mạnh Tông hoặc Đu Đủ =P~......:))
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ngon lắm đấy !
    Con đuông dừa còn ngon hơn nữa !

    http://www.******.com/raovat_pictures/1/fdo1325340793.jpg

    [​IMG]


    =P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này