Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3072 người đang online, trong đó có 98 thành viên. 01:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122844 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Hừm.........bác quả là bậc thầy của VAC nhẩy [:p]
    Bác bắt mạch kê toa khá đầy đủ...nhưng Cọp đã rà soát và chưa tìm ra đc bệnh của Cọp cái nhà em bác ợ ~X
    Hay có thể là Cọp cái nhà iêm quá cũ chăng :-?? nếu vậy thì có nên trả về vườn thú để các chuyên gia trong đấy chăm sóc và làm mới lại :p
    Sau đó.... có thể iêm sẽ tìm một em Cọp ngoan và ẹp khác về nuôi bác nhẩy [:p]
    Cọp tính thế cho gọn....chứ sống chung vơi "húng" em ứ chịu bác ợ [:D]
    Có ý gì hay bác góp thêm với Cọp phát nhé...chúc bác cuối tuần nhìu niềm zui và hạnh phúc :-bd[r2)]
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nghệ An: Hiệu quả từ nuôi chim trĩ

    Cập nhật lúc: 14:19 09/10/2012


    [​IMG]

    Mô hình nuôi chim trĩ của anh Hoàng Khắc Anh ở Khối 2, phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là một mô hình kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao. Với qui mô khoảng 20m2, anh nuôi 100 con chim trĩ, trong đó 40 con chim mái và 60 con chim trống.


    Anh Khắc Anh cho biết, nuôi chim trĩ rất đơn giản, thức ăn cho chúng là các loại rau xanh kết hợp với thóc. Khi chim bắt đầu sinh sản thì cho ăn thêm cám đậm đặc. Chuồng nuôi phải vệ sinh sạch sẽ và được che chắn tránh gió Bắc, không để nước mưa làm chim bị ướt.

    Khi hỏi về hạch toán kinh tế, anh cho biết từ đầu năm đến nay, tính cả bán trứng, bán chim con, chim thịt và chim trống chơi cảnh, sau khi trừ chi phí anh lãi ròng 120 triệu đồng. Trong đó trứng chim bán với giá bán từ 50.000 - 70.000 đồng/quả. Chim con cứ 3 tháng anh bán 1 lần, mỗi lần khoảng 100 con với giá bán giao động từ 100.000 - 120.000 đồng/con. Chim thịt chưa qua chế biến 300.000 - 400.000 đồng/kg. Chim thịt sau khi chế biến bán cho du khách đến Cửa Lò có giá lên tới 450.000 - 500.000 đồng/kg. Chim trống bán cho du khách tham quan làm cảnh có giá lên tới 1- 1.2 triệu đồng/con.

    Hiệu quả của mô hình nuôi chim trĩ tại hộ anh Hoàng khắc Anh đã được nhiều người dân và du khách tham quan học tập. Đây là mô hình nuôi đối tượng mới với vốn đầu tư ban đầu cao nên để nuôi thành công giống chim trĩ, người nuôi cần tìm hiểu thông tin và nắm vững kỹ thuật trước khi bắt tay vào nuôi giống chim này.

    Vũ Thị Vinh - TTKNKN Nghệ An


    Chỉ với 20 m2 chuồng trại, lãi 120 triệu trong 9 tháng !
    Chú @SINH-TU tìm hiểu thêm về các bài chim trĩ đỏ đã đăng trong topic này nhé !

  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Long An: Trồng cỏ, nuôi bò cho hiệu quả kinh tế gấp 7-10 lần so với trồng lúa
    Cập nhật lúc: 13:48 22/11/2012
    Hiện nay, nông dân ở hai huyện Đức Hoà và Đức Huệ (tỉnh Long An) đã chuyển hơn 2.500 ha đất trồng lúa nằm ở gò cao, năng suất thấp chuyển sang trồng cỏ voi, cỏ long tây để cung cấp thức ăn để phát triển đàn bò thịt, bò sữa.


    Theo anh Trần Văn Hải, ấp Hoà Thuận 2, xã Hiệp Hoà (huyện Đức Hoà) cho biết: 2 năm nay anh chuyển 0,7 ha đất trồng 1 vụ lúa, năng suất 3-4 tấn/ha sang trồng cỏ voi. Mỗi năm anh thu hoạch 4 đợt với hơn 100 tấn cỏ, giá bán từ 900 - 1.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi gần 90 triệu đồng, hiệu quả gấp 8 lần so với trồng lúa. Anh Lê Văn Tuyên, xã Mỹ Thạnh Bắc (huyện Đức Huệ) chuyển 1 ha đất trồng lúa nằm gò cao, thiếu nước tưới, đất bạc màu sang trồng cỏ long tây nuôi bò. Mỗi năm cỏ cho thu hoạch từ 5-6 đợt, với năng suất từ 160-180 tấn cỏ để nuôi 18 con bò sữa, bò thịt, mỗi năm anh thu lãi hơn 250 triệu đồng, hiệu quả kinh tế gấp10 lần so với trước đây trồng lúa.

    Nhờ chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò, nông dân hai huyện Đức Hoà và Đức Huệ đã phát triển được gần 7.000 con bò sữa, trong đó hiện có 60% con đang cho sữa, mỗi ngày cung cấp hàng ngàn tấn sữa tươi cho thị trường. Nhiều hộ tham gia phong trào chuyển đổi đất trồng cỏ nuôi bò đã thoát nghèo và mỗi năm thu lãi từ 70-100 triệu đồng/năm.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ông giáo làng duyên nợ với... sâu, bọ

    THANH SƠN -
    Thứ Sáu, 23/11/2012, 10:6 (GMT+7)
    Không chỉ tận tụy với nghề, từ nhiều năm nay, thày giáo Phạm Văn Bé ở ấp Đại Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng (Đức Hòa, Long An) còn trở thành một nhà nông được nhiều người xa gần biết tới với mô hình làm giàu độc đáo, đồng thời giúp cho nhiều hộ nông dân trong vùng có cơ hội thoát nghèo.
    1. Ai mới lần đầu tiên bước vô phòng khách nhà thày Bé, có lẽ cũng sẽ giật mình khi thấy ở góc phòng ngay sát cửa ra vào, có mấy cái khay lúc nhúc toàn bọ hoặc sâu. Bọ thì đen bóng, có đủ cặp cánh nhưng chỉ thấy bò mà không bay. Còn sâu màu vàng nhạt, óng ánh.
    Thày Bé bảo: “Giống bọ này không bay được, khả năng bò cũng kém, vì thế chỉ cần bỏ trong cái khay là nó hầu như không thể thoát được ra ngoài. Sâu của nó cũng vậy, không thể bò thoát ra được khỏi những cái khay này. Mà nếu thoát ra ngoài bò vào vườn cây, con sâu này cũng không thể sống nổi vì cứ bị nước là nó chết. Bởi thế, tôi nuôi giống sâu này bao lâu nay mà chẳng hề hấn gì tới cây cối, môi trường xung quanh”.
    Giống sâu đó là super worm, một loại thức ăn rất tốt cho chim, cá cảnh. Thày Bé nuôi giống sâu này chẳng phải để chơi mà nhằm cung cấp cho thị trường thức ăn chim cảnh, cá cảnh đang đầy tiềm năng ở các tỉnh phía Nam cũng như cả nước. Mấy cái khay sâu ở phòng khách chỉ là một phần rất nhỏ lượng sâu super worm mà thày Bé đang nuôi. Trong khu chuồng trước đây dùng để nuôi heo ở phía sau nhà, đang có tới trên 200 khay nuôi loại sâu này. Khay nào cũng nhung nhúc sâu nhưng trên nền đất hay ở bên ngoài những cái khay, chẳng hề thấy bóng dáng một con sâu nào. Mỗi khay chừng 4 - 5 kg sâu. Nếu đem xuống bán ở TP.HCM, hiện giá sâu khoảng 85.000 đ/kg. Tính sơ sơ, giá trị của chỗ sâu này vào khoảng gần trăm triệu đồng.
    [​IMG]
    Thày Bé (phải) giới thiệu cho khách tham quan những khay nuôi sâu
    Kề sát chỗ nuôi sâu là khu vực nuôi rắn mối với nhiều ô xây bốn bên bằng gạch cao tới ngang lưng. Bên trên các ô không lợp mái kín mà chỉ che một góc bằng phi bờ rô xi măng để rắn mối vô tránh nắng. Tôi theo thày Bé leo vào bên trong một ô như vậy, nhìn quanh quất chẳng thấy con rắn mối nào. Nhưng khi ông giáo làng đến một góc chuồng, giở những cái bao bì lên thì hàng chục, hàng trăm con rắn mối cỡ bằng 2 ngón tay, dài hơn 20 cm, đua nhau chạy ào ào nghe như mưa rào đổ trên trên mái ngói. Thày Bé lẹ làng bắt lên vài con rắn mối cho tôi xem. Con nào con nấy đều múp míp, khỏe mạnh.
    Theo tiết lộ của thày Bé, khu nuôi rắn mối hiện rộng chừng 3 ngàn mét vuông, đang nuôi tới vài chục ngàn con rắn mối lớn nhỏ. Đến lúc xuất bán, cứ 30 con cân lên được 1 ký. Giá 1 kg rắn mối hiện là 450.000 đồng. Lại nhẩm tính sơ sơ, giá trị đàn rắn mối của ông giáo làng này lên tới vài trăm triệu đồng. Mà giá trị của sâu, của rắn mối, đâu chỉ dừng lại đó. Mỗi năm rắn mối đẻ 3 lứa, mỗi lần đẻ, một rắn mối mẹ cho ra 10 rắn mối con, cứ thế mà nhân đàn lên. Sâu cũng đẻ nhiều lứa trong năm. Từ lúc ở dạng trứng đến khi là sâu thành phẩm có thể đem bán, chỉ khoảng 2 tháng trời.
    2. Vợ chồng thày Bé đều là giáo viên tiểu học, cùng dạy ở trường tiểu học Đức Lập Thượng B. Lương nhà giáo ba cọc ba đồng nên kinh tế của cả nhà khá eo hẹp. Để thoát khỏi cái nghèo, từ lâu, vợ chồng thày Bé đã tranh thủ làm kinh tế phụ. Lúc đầu thày nuôi heo, nuôi gà, nhưng do dịch bệnh, do giá cả bấp bênh nên hiệu quả kinh tế chẳng được là bao.
    Một lần, tình cờ thày Bé được thưởng thức món thịt thằn lằn núi. Hương vị độc đáo của loại thịt ấy cứ làm thày Bé nhớ mãi. Rồi một hôm đang ngồi chơi, thày Bé thấy một con rắn mối chạy ngang qua. Thấy hình dáng của nó cũng gần giống con thằn lúi, thày bỗng nảy ra ý định bắt nó để ăn thử xem sao. Và hương vị của thịt con rắn mối cũng đã hấp dẫn thày chẳng kém gì con thằn lằn núi. Từ đó, thày Bé nảy ra ý định nuôi thử con rắn mối.
    Rắn mối sống hoang đầy trong ấp, trong xã. Thày Bé làm một cái cần câu, cứ hết giờ làm việc, thày vác cần câu đi lòng vòng trong xóm ấp, trên đồng ruộng để câu rắn mối. Đồng thời, thày cũng đặt hàng người trong xóm và các em học sinh tranh thủ những lúc rảnh rỗi đi câu rắn mối để thày thu mua lại, rồi thả hết vô khu chuồng nuôi rắn mối.
    Rắn mối bắt về bằng kiểu ấy, con nào cũng bị thương, bị rách miệng vì lưỡi câu móc vào, lại thêm với việc chưa quen với những thức ăn nhân tạo, nên chúng thi nhau “tuyệt thực” và chết. Không chịu bỏ cuộc, thày Bé vẫn bắt rắn mối về nuôi đồng thời tìm kiếm loại thức ăn thích hợp hơn với chúng khi còn chưa thuần hóa. Thày chợt nghĩ tới con sâu super worm đã từng mua về cho cá cảnh ăn, có thể cũng sẽ thích hợp với khẩu vị của rắn mối. Nghĩ vậy, ông giáo làng này đã lặn lội lên TP HCM mua sâu super worm, và nhờ đó đã dụ được đám rắn mối bỏ chuyện “tuyệt thực”.
    Nhưng nếu cứ mua sâu về cho rắn mối ăn thì quá tốn kém vì mỗi kg sâu này, ở thời điểm cách đây 3 năm, giá tới trên dưới trăm ngàn đồng. Vậy là vừa tiếp tục huấn luyện cho rắn mối biết ăn thêm các thức ăn nhân tạo như cá tạp, tép, phổi heo... xay nhuyễn, thày Bé vừa nghĩ cách tự nhân giống và nuôi sâu super worm. Tài liệu chính thống không có, lại chẳng quen biết ai đã nhân giống được sâu này để học hỏi, thày Bé đành phải nhờ cậy đến Internet. Thông tin trên mạng cũng nhiều, nhưng cái thì thiếu, cái thì sai. Thành ra, ông giáo làng này thất bại cũng nhiều. Nhưng nhờ quyết tâm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mất một năm trời, ông mới thành công trong việc nhân giống sâu super worm.
    Đến lúc ấy, đám rắn mối và các thế hệ con cháu của chúng cũng đã quen và sinh trưởng tốt với các loại thức ăn nhân tạo. Thày Bé liền tổ chức nuôi sâu super worm thương phẩm để bỏ mối cho các điểm bán chim, cá cảnh ở TP.HCM. Lúc này, việc buôn bán đối với thày Bé đã không còn gì lạ lẫm nữa bởi trước đó, ông giáo làng này đã thành công trong việc đưa rắn mối về tiêu thụ ở thành phố đông dân nhất nước.
    Thành công ấy không đến với thày Bé một cách dễ dàng. Những ngày đầu tiên mang rắn mối thương phẩm đi chào bán, ông chỉ dám mang chừng một vài ký, lân la đến các nhà hàng, quán nhậu lớn nhỏ. Và hầu như chỉ nhận được cái lắc đầu, bởi người ta chưa quen ăn con vật này. Sau mấy ngày trời ròng rã với điệp khúc “gõ cửa - chào hàng - bị từ chối”, thày Bé mới được ông chủ một quán nhậu bình dân đánh liều nhận 2 ký rắn mối làm thử mồi nhậu. Đúng 2 ngày sau, ông chủ quán đó gọi điện cho thày Bé, thông báo đã bán hết và muốn đặt hàng thêm với giá 200.000 đ/kg. Từ đó, rắn mối của thày Bé dần trở nên quen thuộc với thực khách ở TP.HCM. Đến nỗi bây giờ sản lượng rắn mối mà ông giáo làng này sản xuất ra luôn không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà hàng, quán nhậu ở chốn đô thị nào nhiệt ấy.
    3. So với trước đây, quy mô nuôi sâu super worm của thày Bé đã giảm đi. Cái sự giảm này không phải do thị phần đã bị thu hẹp hay do hiệu quả kinh tế không còn như trước, mà đơn giản chỉ vì thày Bé quá bận bịu với công việc ở trường. Dù rắn mối và sâu super worm đã giúp cho gia đình thày trở nên khá giả, có thu nhập gấp cả chục lần so với nghề dạy học, nhưng ông giáo làng này vẫn miệt mài gắn bó với cái nghiệp trồng người.
    Không thể tự nuôi nhiều như trước, thày Bé đã tích cực hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật nuôi giống sâu này cho hàng chục hộ nông dân nghèo trong và ngoài huyện. Từ đó đã hình thành nên một hệ thống các trại nuôi sâu vệ tinh, mà đầu mối cung cấp giống và tiêu thụ sâu thương phẩm không ai khác chính là ông giáo làng Phạm Văn Bé...
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    "Vua chim cút" ở Tiền Giang

    MINH SÁNG
    Cách đây khoảng 6 năm, “vua chim cút” Trần Văn Việt ở ấp Bình Hòa, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã bước vào “nghiệp chim” sau quá trình nuôi bò sữa thất bại. Đến nay, không những anh nuôi chim cút lấy trứng mà còn tiếp tục mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm chuồng trại để triển khai nuôi chim bồ câu.
    BỎ BÒ, NUÔI CHIM CÚT
    Nghe tiếng tăm về “vua chim cút” Trần Văn Việt đã lâu nhưng đến nay chúng tôi mới có dịp đến tham quan thực tế mô hình nuôi chim cút của gia đình anh. Ngay từ đầu ngõ đã nghe thấy tiếng kêu ríu rít của các đàn chim với hàng ngàn con chim cút nuôi nhốt trong chuồng trại.
    Đón chúng tôi, anh Việt cười tươi thân thiện khoe: “Không ngờ hết nuôi bò giờ lo chăm chim cũng thấy hay, “tiền tươi, thóc thật” ngày nào cũng có thu. Mấy hôm nay, khách đến tận nhà đặt mua chim giống quá trời mà không kịp cung ứng”. Theo lời anh Việt kể, nghề nuôi chim đến với anh cũng từ chỗ gặp cái khó ló cái…hay.
    Đó là năm 1996, gia đình anh bắt đầu nuôi đàn bò sữa gần chục con, mỗi ngày khai thác sữa cũng thu lời cả nửa triệu bạc. Tuy nhiên, sau bốn năm (năm 2000) do thị trường không thuận lợi nên các điểm thu mua sữa bò bị lỗ, giá sữa thu mua liên tục giảm khiến người nuôi bò càng gặp khó khăn vì thu nhập kém. Do vậy, anh Việt buộc phải đi tìm hiểu thị trường và thăm dò nhiều mô hình chăn nuôi rồi quyết định bán bò dốc hết vốn đầu tư xây dựng chuồng trại chuyển qua nuôi chim cút khai thác trứng.

    [​IMG]
    Nghề nuôi chim câu giúp gia đình anh Việt ổn định cuộc sống
    Cũng theo anh Việt, thời điểm đó ở quanh vùng chưa có mấy người nuôi chim cút, anh là người nuôi tiên phong. Lúc đầu, anh triển khai nuôi hơn 5.000 con chim cút giống, sau một thời gian ngắn đã cho anh thu được từ 4.500 - 4.600 trứng/ngày, anh đem rao bán được 350.000 đ/1.000 trứng (1 thiên); thậm chí có những ngày hút hàng, giá trứng lên tới hơn 400.000 đ/1.000 trứng. Sau đó, đầu ra anh thường cung ứng cho các trường học, cơ sở làm bánh bao và được mối lái đến tận trại “rinh” trứng về.
    Theo kinh nghiệm của “vua chim cút”, giống chim này thường bị bệnh CRD (bệnh khẹt, sổ mũi), nếu không phát hiện điều trị kịp thời thì chim dễ bị chết (tỉ lệ khoảng 50%). Để phòng chống dịch bệnh cho đàn chim cút, anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, từ việc chọn giống, cho chim ăn, đến phun thuốc khử trùng, tiêm phòng dịch và vệ sinh chuồng trại…
    Nhờ vậy, đàn chim cút của anh phát triển khá mạnh, không bị mắc bệnh và sinh sản tốt. Từ đàn chim cút đẻ ban đầu, đến nay anh đang nâng đàn lên đến 10.000 con để kịp cung ứng trứng cho các mối đặt hàng. Đồng thời anh cũng có kế hoạch xử lý trứng cút lộn nhằm khai thác đa dạng các mặt hàng trứng cút cung ứng cho nhu cầu thị trường. Hơn nữa, sau mỗi lứa chim (từ 7- 8 tháng) khi chim cút già, cho tỉ lệ trứng thấp chỉ còn khoảng 75- 80% thì anh cho bán cút thịt để tái đàn mới. Đến nay anh Việt đã bán được gần 20 lứa chim cút thịt, với giá 55.000 đ/kg.
    PHÁT TRIỂN “VỆ TINH”
    Không chỉ nuôi chim cút lấy trứng bán, đến nay gia đình anh Việt còn phát triển “nghiệp chim” bằng việc đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại nuôi thêm chim bồ câu ra ràng (chim non mới mọc lông) cung cấp chim giống cho những hộ có nhu cầu.

    [​IMG]
    Trại nuôi chim bồ câu và chim cút Anh Việt tâm sự: “Mô hình nuôi chim cút, chim câu có ưu điểm nhanh thu hồi vốn, không tốn kém và mất nhiều công sức như nuôi các con vật khác, hơn nữa ít bị dịch bệnh, dễ nuôi. Trong khi đầu ra sản phẩm thuận lợi, rất phù hợp với điều kiện của các hộ dân miệt vườn!”. Theo anh Việt, lúc đầu gia đình anh mới chỉ nuôi thử 30 cặp chim bồ câu giống Pháp, nhưng đến nay đã nâng đàn lên được gần 1.000 cặp giống, với tổng cộng 1.600 con, chim đẻ ra đến đâu anh để gầy tiếp.

    “Hiện gia đình tôi đang tiếp tục nuôi thử nghiệm mấy cặp chim bồ câu sư tử và bồ câu banh (loại chim cảnh), chúng nhìn rất đẹp và phát triển nhanh (khoảng hơn 2 triệu đồng/cặp, giống Thái Lan). Nếu cho kết quả tốt, thời gian tới tôi sẽ triển khai nhân đàn và chuyển hướng sang nuôi những giống chim mới này; đồng thời nếu ai có nhu cầu tôi sẽ sẵn sàng cung cấp giống”, anh Việt cho biết.
    Với kinh nghiệm của anh Việt, để nuôi chim bồ câu hiệu quả việc chọn giống là khâu quan trọng nhất, phải chọn con khoẻ mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi... Tốt nhất là chọn loại chim từ 4-5 tháng tuổi trở lên và nuôi nhốt theo phương pháp bán công nghiệp... Với giống bồ câu Pháp, có thể đẻ từ 9-10 lứa/năm và chim 28 ngày tuổi có thể đạt 530- 580 gram/con.
    Chim bồ câu thường ưa sống trong không gian thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, đặt ở nơi cao ráo, yên tĩnh; có ánh nắng mặt trời, khô ráo, tránh được gió lùa và mưa, tránh được mèo, chuột... Chuồng chim nên để máng ăn, máng uống riêng, thức ăn sạch; đồng thời phải chăm sóc, nuôi dưỡng chim kết hợp với phòng trị bệnh kịp thời đầy đủ.
    Cũng theo anh Việt, hiện gia đình anh đang tiếp tục nâng đàn và kết hợp vừa nuôi giống và nuôi chim thịt. Để kịp phục vụ nhu cầu thị trường khu vực phía Nam và đưa ra Hà Nội theo đơn đặt hàng, anh đang phát triển hệ thống “vệ tinh” nuôi chim bồ câu và bao tiêu sản phẩm với trên 20 hộ dân trong huyện Châu Thành và bên tỉnh Bến Tre. Trung bình mỗi “vệ tinh” đang nuôi từ 500 – 600 cặp chim bồ câu, do anh cung cấp kỹ thuật nuôi và hiện anh đang thu mua lại với giá 33.000 đ/con bồ câu thịt (cao hơn so với giá thị trường 1000 đ/con)
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cóc… làm mồi cho kỳ đà


    [​IMG]
    Thịt cóc có hàm lượng đạm và calci rất cao, là nguồn thức ăn không thể thiếu cho các loài động vật hoang dã. Những năm gần đây, các trang trại nuôi trăn, rắn, kỳ đà, phát triển mạnh ở các tỉnh thành trong cả nước vì vậy nguồn cóc trong thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Mới đây chị Lưu Thị Minh Tâm, ở thôn 9, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đã thành công nuôi và cho sinh sản cóc để làm thức ăn cho kỳ đà, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, mở ra hướng chăn nuôi mới cho người nông dân.
    Chị Tâm cho biết, muốn cho cóc sinh sản được, trước hết phải biết phân biệt con đực và con cái. Cách nhận biết con đực: hình dạng thon hơn, đầu to, bắt con cóc lật ngược bụng lên, ở gần hậu môn có gai g iao cấu nhô ra; con cái, có đầu nhỏ, bụng to, gần hậu môn không gai g iao cấu . Cách cho sinh sản cũng rất đơn giản, bắt cóc ngoài thiên nhiên về nuôi nhốt chung trong chuồng, chuồng nuôi cóc tận dụng chuồng nuôi heo, hoặc xây mới. Tường xây cao khoảng 80 cm, rộng 2 m, dài tùy theo khổ đất, nền chuồng nên để nền đất, không cần láng xi măng. Trong chuồng có thể đặt các tấm ngói fibro xi măng, ngói sông cầu hoặc những tấm đan làm nơi cho cóc trú ẩn. Cần thiết kế xây một máng nước vừa để cho cóc uống vừa để cóc xuống đẻ khi mưa.
    Thức ăn cho cóc đơn giản, không phải tìm kiếm, không mất công cho ăn. Về ban đêm, nhất là trời mưa, chỉ cần thắp một bóng điện gần máng nước, một số con côn trùng như sâu bọ, mối, muỗi, châu chấu, cào cào bay tới bị rơi xuống máng nước, cóc chỉ việc ra ăn. Mùa cóc sinh sản chủ yếu vào đầu mùa mưa. Khi thấy hiện tượng cóc hay kêu vào ban đêm, thời gian kéo dài khoảng 1 tuần sau đó ngưng kêu, chỉ gần 1 tháng sau là cóc đẻ. Khi đẻ cóc thường xuống máng nước, thời gian đẻ kéo dài từ 2 - 3 ngày. Cóc đẻ ra trứng rồi nở thành nòng nọc, nòng nọc ở dưới nước 2 ngày, khi rụng đuôi, chúng tự bò lên bờ.
    Hiện nay chị Tâm đang nuôi kỳ đà (dự án của Sở khoa học & công nghệ tỉnh Lâm Đồng), từ 150 con giống ban đầu, qua quá trình nuôi và chăm sóc tới nay đã cho sinh sản được khoảng 500 con. Thời điểm này giá bán con giống kỳ đà khoảng 450.000 đ/kg (loại con từ 1 kg trở lên), giá bán thịt thương phẩm từ 320.000 - 350.000 đ/kg. Nguồn cóc nuôi đảm bảo đủ lượng thức ăn cho kỳ đà, tạo thành quy trình sản xuất kiểu “khép kín” thật tiện lợi, hiệu quả cao.
    Ông Trần Hữu Lợi, chủ tịch Hội nông dân xã Lộc An cho biết: “Chị Tâm là chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn 9, xã Lộc An, 5 năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, một phụ nữ năng động, sáng tạo, là người tiên phong đi tìm tòi, nghiên cứu những con vật mới lạ, mang về nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Mô hình nuôi cóc làm thức ăn cho kỳ đà là một mô hình rất mới, làm ăn rất hiệu quả, tới đây chính quyền địa phương có chủ trương tạo điều kiện khích lệ và nhân rộng mô hình này”.



    Hiếu Cầu

    Cóc cũng là thức ăn , đồng thời là thuốc phòng bệnh cho các loại rắn .
    Mỗi tuần cho 1 con rắn hổ hèo ăn 1 con cóc để phòng bệnh rất tốt .


  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cá tai tượng dễ nuôi, ăn... hết ý

    (Dân Việt) - Vào miền Nam mà được ăn món cá tai tượng chiên xù thì... hết ý! Thịt của chúng rất ngon. Nó lại dễ nuôi và nguồn thức ăn cũng dễ kiếm.


    Cá lớn tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt từ 0,6-1kg. Tuy nhiên, thị trường đòi hỏi cỡ cá lớn hơn từ 1-2kg trở lên. Có con nặng tới 50kg. Nhiều nhà có ao nhỏ đã nuôi cá tai tượng để chuyên lo chuyện phục vụ cho khách. Khách đến mới thả vó để kéo lên. Ưng con nào, ăn con nấy! Ta có thể nuôi nó nhiều năm.
    [​IMG]
    Cá tai tượng.
    Cá tai tượng ưa nhiệt độ từ 22-30oC. Nó cần nước có độ chua trung tính và là con sống ở nước ngọt. Tuy nhiên, nhiệt độ có thể thấp (16oC) hoặc cao (tới 42oC) nó vẫn sống được, nhưng phát triển kém. Ngay cả vùng nước nhiễm mặn vừa phải, ta cũng có thể nuôi cá tai tượng, nhưng nó cũng phát triển không bình thường. Vì vậy, cố gắng chọn nơi có điều kiện thích hợp thì mới nên nuôi cá tai tượng.
    Cá tai tượng ăn thức ăn chủ yếu là thực vật như lá cây, rau lang, rau muống, các loài thực vật thủy sinh, các phụ phẩm của nhà bếp và ăn cả phân gia súc, gia cầm. Ngoài ra, lá cây mì (sắn) hoặc các loại quả (như đu đủ, chuối, mận...) nó cũng ăn hết. Khi nuôi, ta có thể đưa thêm thức ăn tinh (như bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ốc, cua, cá, cám gạo, khô đậu tương...) để cho nó ăn cùng với rau xanh. Có thể cho ăn tươi hoặc nấu chín. Ta cho ăn bằng sàn và treo ở một số điểm cố định trong ao.
    Cá tai tượng khá dữ, nó có thể tấn công các loại cá khác. Vì vậy, ta nên nuôi thuần hoặc nuôi ghép với mè trắng, cá bưởng hoặc cá sặt rằn. Ngay với đồng loại, nó cũng không để yên. Vì vậy, định kỳ 45 ngày ta lại dùng lưới kéo cá lên để phân loại, nuôi riêng bọn cá lớn ra một chỗ.
    Điều đặc biệt ở cá tai tượng là nó đẻ vào tổ ở dưới nước. Nó thường chọn những mép nước ven bờ có nhiều thực vật thủy sinh để làm tổ. Cá sẽ bơi để tìm kiếm các loại rong, cỏ, lá cây và đưa về để kết lại thành tổ như tổ chim (nhưng ở dưới nước). Tổ có thể rộng 20-30cm nhưng miệng tổ co lại chỉ còn khoảng 8-10cm. Cả con đực, con cái đều chăm lo cho việc làm tổ. Xong xuôi, nó sẽ cùng nhau đẻ vào đó (con đực thì phóng tinh trùng và con cái sẽ cùng lúc đẻ trứng).
    Cá tai tượng đẻ 1 lần từ 3.000-5.000 trứng. Tuy nhiên, nó đẻ làm nhiều đợt, mỗi đợt đẻ khoảng trăm trứng. Cứ sau mỗi đợt đẻ, chúng lại bơi đi tìm kiếm cỏ cây và tha về để phủ lên trên lớp trứng một lớp lá. Sau đó lại đẻ tiếp một đợt khác và lại đi kiếm lá cây đưa về để phủ tiếp lên trên. Cứ như vậy, nó tiến hành tới khi đẻ hết trứng (độ 5-6 lớp trứng). Trong vòng 2 ngày, trứng sẽ nở hết. Khi mới nở, chúng sống nhờ noãn hoàng. Tới khoảng 1 tuần, cá bắt đầu có thể tự đi kiếm ăn.
    Nếu nuôi ít, ta nên mua giống của các cơ sở chuyên sản xuất. Nếu nuôi nhiều, bà con có thể tự tổ chức sản xuất giống cá tai tượng.
    Cá tai tượng thường đẻ vào khoảng tháng 3-4 hoặc tháng 8-10 dương lịch. Ta chọn cá bố mẹ đã nuôi được 2-3 năm và có cơ thể nặng cỡ 1-1,5kg. Ta làm tổ để cho cá đẻ. Chúng phải đẻ 1-2 ngày mới hết trứng. Ta thu trứng và đưa đi ấp như đối với các loài cá khác. Có thể ương cá con trong bể xi măng hoặc ao đất.
    Khi nuôi, ta thả 3-10 con/m2, tùy điều kiện. Cho cá ăn 1-2 lần/ngày.
    Nuôi cá tai tượng không khó. Bán chúng lại dễ và được giá. Vì vậy, nên quan tâm tới việc nuôi cá tai tượng.
    Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi cá tai tượng (Osphronemus Gouramy Lacepede)
    Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.
    I. Đặc điểm sinh học:

    • Môi trường sống: Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt, cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, bẩn, thiếu oxy (hàm lượng oxy 3mg/lit). Cá tai tượng sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42oC, sinh trưởng tốt ở 25-30oC; pH=5.
    • Thức ăn: Cá trưởng thành ăn tạp thiên về thực vật (các loại rau, bèo?). Khi mới nở cá sống nhờ dinh dưỡng từ non hoàng; sau 5 - 7 ngày sử dụng hết non hoàng cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là luân trùng Cladocera, trùng chỉ (Tubifex) cung quăng (Chironomus), ấu trùng côn trùng khác. 1 tháng tuổi cá chuyển sang ăn tạp, nghiêng về động vật, sau đó chuyển dần sang ăn thực vật. Trong ao nuôi, cá ăn được những loài thực vật mềm ở dưới nước và trên cạn, các phụ phẩm từ nhà bếp, sản phẩm ḷò mổ và phân động vật.
    • Sinh sản: Cá tai tượng thành thục lần đầu sau 2 năm. Cá nhỏ nhất tham gia sinh sản là 300-400 g. Cá đẻ có chất lượng tốt nhất từ 3 - 7 tuổi nặng 2-5 kg. Mùa vụ sinh sản, đẻ tập trung vào tháng 2-5, giảm đẻ từ tháng 6 trở đi. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, môi trường nước sạch, mật độ nuôi vừa phải, mùa sinh sản sẽ sớm hơn hay kéo dài hơn. Sức sinh sản 1 lần đẻ khoảng 3000-5000 trứng. Khoảng cách giữa hai lần đẻ là 2 tháng. Nếu ao nuôi có thức ăn đầy đủ, khoảng cách giữa hai lần đẻ là 25 ?40 ngày.
    • Sinh trưởng: sau 1 năm nuôi ở ao cá dài 15 cm, nặng 120g - 450g ; 2 năm dài 25cm nặng 450-680g; 3 năm dài trên 30cm nặng 2.400g; 4 năm nặng 3.800g. Ở ĐBSCL nuôi ở ao có thức ăn đủ, mật độ vừa phải sau 1 năm cá đạt 500-600 g/con.
    II. Kỹ thuật nuôi:
    Sản xuất giống bằng cách cho đẻ tự nhiên. Ở miền Nam, mùa vụ sinh sản từ tháng 3-10; 1 năm cá có thể đẻ 3-4 lần.
    1. Nuôi vỗ cá bố mẹ:

    • Diện tích ao: 100-500m2, nước sâu 0,8-1,2m. Cần cải tạo thật sạch để không c̣n cá tạp. Bón vôi: 5-10kg/100m2.
    • Phân biệt cá đực, cá cái: Cá đực: trên trán có khối u lớn, hàm dưới và môi dưới phát triển hơn con cái; cá cái: gốc vây ngực có màu đen.
    • Mật độ thả: 0,5-0,7kg/m2, tỷ lệ đực/cái là 1:3 hay 1/1. Thả thêm cá mè trắng để lọc sạch nước (cá mè trắng không ăn tranh mồi của cá tai tuợng).
    • Thức ăn: Cho ăn thức ăn xanh gồm rau, bèo? 30%, thức ăn tinh 70% (60% cám, ngô + 10% bột cá hay ruốc). Định kỳ bổ sung thêm premix và vitamin. Khẩu phần ăn bằng 3-5% trọng lượng thân/ngày.
    • Làm tổ: Dùng xơ dừa cho vào rọ để cá làm tổ đẻ trứng. Hàng ngày kiểm tra để biết thời gian cá đẻ. Khi nh́n thấy giọt dầu nổi trên mặt nước là cá đẻ xong, cá đực bảo vệ tổ thường xuyên. Ta cần làm động tác gạt nước để cấp oxy cho trứng.
    2. Ấp trứng:
    Trứng cá tai tượng là trứng nổi, cá đẻ xong ta vớt tổ lên, gỡ trứng cho vào chậu, thau để ấp. Mật độ: 200 trứng/lít. Hàng ngày thay nước trong thau và vớt trứng bị hỏng. Sau 24-36 giờ ấp trứng nở thành cá bột. Sau 6-7 ngày cá tiêu hết noăn hoàng, cho cá ăn bằng ḷng đỏ trứng gà luộc bóp nhuyễn. Cá 10 ngày tuổi ăn được động vật phù du và ta chuyển sang ao ương. Trong quá tŕnh ấp cá dễ bị bệnh ngoại kư sinh, nhất là lúc trời lạnh.
    3. Ương từ cá bột lên cá giống:

    • Chuẩn bị ao: cá tai tượng có thể được ương ở ao hoặc ruộng, diện tích từ 500-5000m2. Mức nước: 0,4-1,2m. Cá c̣n nhỏ hoạt động chậm chạp, nên khâu cải tạo ao rất quan trọng: tát cạn, vét bùn đáy ao, bắt hết cá tạp cá dữ, lấp hang hố, diệt lươn, chạch bằng thuốc dipterex. Bón vôi: 5-10kg/100m2, quây lưới cao 1m xung quanh bờ ao. Khi cấp nước vào ao ta phải lọc bằng lưới thật kỹ. Tạo màu nước bằng cách bón phân để có nhiều động vật phù du 2-3 ngày trước khi thả cá.
    • Thả cá: Khi cá bột lặn xuống đáy chậu th́ có thể thả trực tiếp xuống ao. Mật độ ương 50-100 con/m2.
    • Chăm sóc quản lý: từ ngày1-15, thức ăn chủ yếu là trứng nước (Monina), bột đậu nành và bột cá, bón theo tỷ lệ 2 kg/100m2, cho ăn 2 ngày/lần.
    • Cách cho ăn: cho thức ăn vào rổ hoặc sàn thức ăn để dễ kiểm soát. Từ ngày 15-25 cho ăn thức ăn tinh: 30% cám + 20% bột đậu nành + 40% bột cá. Từ ngày 45 trở đi: 40% cám + 20% bột đậu nành + 40% bột cá. Sau 15 ngày định kỳ thay nước ao.
    • Đối với ương trên ruộng: Vào mùa nắng rong nhớt hay phát triển mạnh nên phun thuốc sunfat đồng. Sau thời gian ương 30 ? 35 ngày cá đạt chiều dài thân cao nhất là 0,8-1,4 cm. Tỷ lệ sống trung bnh: 30-60%.
    4. Phòng trị bệnh:
    Trong quá trình ương tốt nhất là cho cá ăn đầy đủ và luôn giữ môi trường nước sạch. Nếu cá bị nấm thủy mi, sử dụng thuốc Malachite Green (loại thuốc này đã bị cấm sử dụng) theo liều 0,05g/m3 hoặc sunfat đồng 5g/m3 cho vào ao. Nếu cá bị trùng mỏ neo ta dùng thuốc Dipterex liều 0,5-1g/m3 .
    III. Nuôi cá thương phẩm:
    1. Chuẩn bị ao:

    • Nơi có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao; dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hang cua mọi, tu sửa bờ ruộng có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước.
    • Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu hợp l từ 1-2m. Sau khi đ vét bùn, bón vôi bột 10- 15kg/100m2 ao. Nếu còn cá tạp, dùng dây thuốc cá đập dập lấy nước, rải theo tỷ lệ 4kg/100m2 mặt nước, phơi khô 5-7 ngày, bón phân lợn, phân bò: 20-30 kg/100m2, phân gà: 10-15 kg/100 m2, rải đều ao. Cho nước vào ao khoảng 40cm, sau 1 tuần, khi nước có màu xanh đọt lá chuối non, cho thêm nước vào tới 0,8-1m.
    2. Thả cá và cho cá ăn:
    a) Giống cá: Chọn cá đều cỡ khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2; nếu thả ghép tai tượng với cá mè trắng, cá hường th mật độ 1 con/1m2 (để tận dụng thức ăn rơi văi và làm sạch môi trường nước).
    b) Thức ăn cho cá: sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu ta cho ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống, lá mì (sắn). Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Cá ăn rau sẽ lớn chậm (2-3 năm đạt trên 1 kg); nếu có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn (1 năm đạt trên 1 kg). Tỷ lệ cho ăn rau khoảng 2-5% trọng lượng cá. Ngoài ra ta cn thả rau xanh trên mặt nước cho cá ăn:

    • Thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ruột ốc, cá con 30% + cám, xác đậu nành 30% + tấm, bắp 7% + bột lá g̣n 3%) + rau xanh 30%.
    • Thức ăn tinh (50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu) và 10% rau muống.
    • Chế biến thức ăn: Rau muống, lá mì, rau lang thái nhỏ. Ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với cá, cua, ốc, sau đó cho rau muống vào kết hợp với bột lá g̣òn, xác đậu nành nấu riêng rồi trộn chung, để nguội trộn cám vừa đặt dính cho vào máng ép viên.
    • Cho cá ăn: Thời gian đầu cá cn nhỏ dùng sàn cho cá ăn, ngày 2 lần. Khi cá lớn dần ta phân đàn, rải đều thức ăn để cá lớn nhỏ đều ăn được.
    3. Chăm sóc và quản lư cá nuôi:
    Nếu trong thời gian nuôi mà cá lớn không đều ta kéo lưới, tuyển chọn cá lớn nuôi riêng để đạt cỡ thương phẩm, cá cn lại trong ao đều cỡ sẽ mạnh và lớn nhanh hơn. Cách 45 ngày ta tuyển chọn cá 1 lần.

    • Cá có thể ăn phân gà, phân lợn. Cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.
    • Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử l kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá.
    4. Thu hoạch cá:
    Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào dèo (giai) chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô.
    Nguồn: SNN Cần Thơ
  9. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296
    Hay quá, thanks...[r2)]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi ếch


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này