Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5498 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 19:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 122049 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Nuôi cá tai tượng


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thoát Nghèo Từ Nghề Ương Cá Tai Tượng Đ




    Tiền Giang

    Chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, gần 14 năm gắn bó với nghề ương cá tai tượng đẻ, cái nghề "làm chơi ăn thiệt" đã giúp gia đình chú Nguyễn Văn Bé Ba ở ấp Mỹ Định, xã Nhị Mỹ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
    [​IMG]
    Thông qua các chương trình tập huấn khuyến nông và học hỏi kinh nghiệp nông dân ở địa phương. Năm 1995, chú Nguyễn Văn Bé Ba tận dụng diện tích ao trong vườn nuôi thử nghiệm 30 con cá tai tượng đẻ. Không bao lâu cá đẻ và cho thu nhập khá, nghề ương cá giống ở xã Nhị Mỹ phát triển mạnh nên giá cá bột luôn ổn định không đủ cung cấp cho thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi để chú mở rộng diện tích ao nuôi và nhân rộng số lượng cá đẻ. Chú cho biết: nghề ương cá tai tượng đẻ làm chơi ăn thiệt. Bởi lẽ, so với nuôi gia súc, gia cầm tỉ lệ rủi ro và chi phí đầu tư cao, còn nuôi cá tai tượng đẻ thì vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, lấy công làm lời, tận dụng những phế phẩm trong nông nghiệp và rau xanh làm thức ăn cho cá.
    Tuy nhiên, để cho cá đẻ đều trong năm và đạt tỉ lệ cao phải chăm sóc đúng các qui trình kỹ thuật như: vệ sinh ao trước khi thả cá, mật độ thả vừa đủ, 1 con/ m2 , thả 5 con cá mái có 1 con cá trống, giữ mực nước trong ao ổn định, thoáng mát, hợp vệ sinh. Sử dụng sơ dừa để trên mặt ao, cho cá làm ổ, hàng ngày, lội xuống ao theo dõi cá đẻ, vớt trứng lên ương trong thau cho cá nở khoảng 1 tuần bán cho các đại lý và người ương cá giống. Bình quân mỗi ổ cá đẻ khoảng 4.000 con, giá cá bột hiện ổn định 240.000 đồng/ 10.000 con, cho chú thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng tiền bán cá bột. Theo chú, để cho cá đẻ sai thì 5 năm cần đổi giống 1 lần (vì cá tai tượng trọng lượng khoảng 1 kg bắt đầu đẻ, sau 5 năm cá già đẻ ít lại phải thay giống mới).
    Ngoài ương cá tai tượng đẻ, chú còn kết hợp làm ruộng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: chương trình 3 giảm - 3 tăng, phương pháp sạ hàng, sử dụng những giống lúa chất lượng cao vừa hạn chế sâu bệnh và chi phí sản xuất, vừa cho năng suất cao và bán được giá. Từ 2 công ruộng ban đầu, hiện nay gia đình chú đã có 1 ha đất trồng lúa và xây dựng nhà ở khang trang, nuôi các con ăn học và có việc làm ổn định./.


  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ông Huỳnh Văn Mười thoát nghèo nhờ ương cá tai tượng đẻ

    Những năm gần đây, phong trào ương, ép cá giống ở xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy phát triển mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ, góp phần đáng kể trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Mô hình ương cá tai tượng đẻ của ông Huỳnh Văn Mười ở ấp Mỹ Lợi là một ví dụ điển hình.
    [​IMG]
    Ông Mười cho biết: Gia đình có 10 nhân khẩu, 2 công ruộng sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả kinh tế thấp không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Năm 1978, nước lũ tràn đồng, ông Mười đào 2 công ruộng, lấy đất tôn cao nền nhà. Ông nghĩ, gia đình ít đất, con đông phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế mới hy vọng thay đổi cuộc sống. Sau khi nước lũ rút, tận dụng ruộng sâu ông Mười mua cá giống về ương thử nghiệm. Do nguồn vốn có hạn, không đủ tiền mua thức ăn, hàng ngày ông lặn lội khắp các cống rãnh, lấy công làm lời vớt trứng nước và trùn chỉ làm thức ăn cho cá. Đây là nguồn thức ăn bổ dưỡng có sẵn trong tự nhiên, cá ưa chuộng và tăng trưởng nhanh.
    Thời gian này, ít người ương cá giống, thị trường tiêu thụ mạnh, cá ương không đủ bán, trúng mùa, được giá, lợi nhuận cao. Do nhu cầu ương cá giống tăng, năm 1982, dành dụm số vốn ông chuyển sang ương cá tai tượng đẻ cho đến nay. Với 2 công đất , ông đào 4 ao, mỗi ao khoảng 200m2, thả 60 con/ao, bình quân 4 cá mái thả 1 cá trống để cá đẻ đạt tỷ lệ cao. Tháng 10 âm lịch vét ao, bón vôi khử trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh và các đối tượng gây hại trứng khi cá đẻ, dùng xơ dừa thả xuống ao để cá làm tổ, hàng ngày, xuống mương thăm tổ và vớt trứng lên.
    Theo ông Mười: "Cá đẻ khoảng 7 lần/năm, từ tháng 10 đến tháng 6 âm lịch, tùy theo điều kiện ao nuôi và khả năng cung cấp thức ăn cho cá, 4 năm đổi giống bố mẹ một lần bởi nếu để cá đẻ quá tuổi thì năng suất sẽ thấp. Bình quân cá đẻ từ khoảng 1 vạn trứng/tổ, tùy theo tuổi đời của cá bố mẹ. Sau khi cá đẻ, vớt trứng lên thau ương 3 ngày trứng nở, khoảng 1 tuần bán cá bột. Thông thường, đầu vụ giá cá bột ở mức cao, từ 260-280.000 đ/vạn con, với giá này nông dân ương cá tai tượng đẻ thu lợi nhuận khá, giá cá bột ở mức 100.000 đ/vạn là đã có lãi".
    Mặc dù, nghề ương, ép cá giống đôi lúc đầu ra không ổn định, nhiều hộ làm ăn thua lỗ, nhưng ông vẫn duy trì được nghề ương cá tai tượng đẻ từ nhiều năm nay. Bởi lẽ, ông xác định đây là nguồn thu nhập chính của gia đình, bằng mọi giá phải theo nghề, làm kinh tế chuyện rủi ro là điều không tránh khỏi, điều quan trọng phải yêu nghề và có tâm huyết.
    Thật vậy, nhờ áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi, thiết kế ao thoáng, nguồn nước hợp vệ sinh, chọn thức ăn phù hợp, chủ yếu là dùng rau xanh và các phụ phẩm trong nông nghiệp và qua tích lũy kinh nghiệm những bệnh thường gặp trên cá, ông chủ động phòng trị có hiệu quả, hạn chế rủi ro. Chủ động thị trường, khi đầu ra không ổn định ông chuyển sang ương cá giống hoặc nuôi cá thịt. Với cách làm này, ông có nguồn cá giống bố mẹ hậu bị dồi dào, thay đổi thường xuyên, giúp cá đẻ năng suất năm sau cao hơn năm trước, trừ chi phí ông thu lãi 40 triệu đồng/năm, xây dựng nhà ở khang trang, sang thêm 5 công đất lên ao ương cá đẻ. Hiện tại, gia đình ông có 10 ao ương cá tai tượng đẻ, trên 300 cá mái, cá đẻ rộ, 9-10 tổ/ngày. Ngoài các ao ương cá, ông còn tận dụng bờ ao để trồng rau xanh làm thức ăn cho cá và cây ăn trái, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Hiện các con của ông đã lập gia đình và có cơ ngơi ổn định.
    Chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chọn vật nuôi phù hợp, ông Huỳnh Văn Mười, ở ấp Mỹ Lợi, xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống thật đáng biểu dương.

    Nguyễn Thảoportal.tiengiang.gov.vn06/07/2012
  4. SINH_TU

    SINH_TU Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2012
    Đã được thích:
    3
    [​IMG] Bài này viết vào 31/07/12, 18:31. Anh đã làm đợc chưa:-w
    Em nghỉ anh kg cần từ bỏ CK mà hãy xem nó như một trò chơi, một cơ hội trong lúc rảnh rỗi, thong thả tiền bạc >:)>:)>:)
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Những người ‘giỡn mặt’ với ong vò vẽ

    [​IMG]Khách đến thăm thôn nuôi ong vò vẽ Dai Nam không khỏi rùng mình với sự liều mạng của người dân ở đây. Người ta vào rừng tìm tổ ong vò vẽ còn nhỏ, lấy về treo trong vườn để thu hoạch ong non.

    Nuôi ong làm mồi nhậu

    Người này nuôi người kia bắt chước, chủ yếu “vui là chính” chứ bán ong non cũng chẳng được mấy đồng. Anh @SINH_TU là người đầu tiên nghĩ ra cái “nghề” nuôi ong vò vẽ ở Dai Nam, và cũng là người nuôi nhiều nhất. Vào mùa ong, trong vườn nhà anh bao giờ cũng lủng lẳng 20-30 tổ. Anh @SINH_TU cho biết, khoảng tháng tư hằng năm là bắt đầu vào mùa ong làm tổ. Dai Nam nổi tiếng có nhiều ong, nhất là ong vò vẽ, anh thường xuyên làm rẫy và chăn bò nơi đây nhiều lúc phát hiện ra tổ ong nhưng “để dành” chưa lấy vì thấy còn bé quá, đợi vài tuần sau quay lại thì bị người khác “cỗm” mất rồi. Thế là anh nghĩ cách túm cả đàn ong con ong mẹ đem về vườn nhà mình nuôi cho chắc ăn.

    Một tổ ong vò vẽ được nuôi trong vườn nhà dân ở Dai Nam.

    @SINH_TU đóng hai cái cọc trong vườn, gác qua một cây xà rồi treo tổ ong vừa bắt được lên, có khi treo tạm lên một nhành cây nào đó trong vườn. Về chỗ mới, đàn ong vẫn tiếp tục kiếm mồi, xây tổ như bình thường. “Hiện trong thôn có cả chục người bắt chước nuôi ong”, anh Trầm nói.

    Cậu học trò lớp 10 Lê Hoàng Anh Vũ cũng là một tay “sát ong” trong thôn. Chỉ cần vào rừng, tìm một mô đất cao ngồi quan sát hướng đàn ong tha mồi là Vũ có thể dễ dàng tìm ra vị trí nơi bầy ong đóng tổ. Nếu tổ đã đủ lớn thì thu hoạch ong non luôn, tổ còn nhỏ thì cắt đem về. Một tổ ong chỉ bằng cái bát, đem về nuôi vài tháng thì lớn gấp 5-6 lần, có thể thu hoạch được. Mỗi mùa ong, Vũ nuôi trong vườn đến hàng trăm tổ.

    Dân nhậu ở Dai Nam và mấy xã lân cận hễ cần mồi là lại dông xe vào Dai Nam kiếm một tổ ong đem về làm gỏi, nấu cháo. Mua nguyên một tổ giá chỉ vài chục nghìn đồng. Nếu cần, chủ vườn cũng có thể ra vườn cắt bán cho… nửa tổ, vì chỉ dăm ba ngày sau là đàn ong cần mẫn lại “vá” kín tổ y như cũ.

    Nhiều người khác trong thôn thì chỉ nuôi dăm ba tổ lấy mồi nhậu chơi chứ không bán. @SINH_TU vừa lúi húi bên hốc đá sau vườn lấy mấy tầng ong non vào chế biến đãi khách vừa nói: “Tui mê cái món ong ni lắm nên nuôi vài tổ để… làm mồi nhậu thôi. Chứ nuôi nhiều nguy hiểm lắm, mà cũng được mấy tiền đâu. Giỡn mặt với ong là chết như chơi à!”.

    Các thợ ong ở Dai Nam đều có nhiều “ngón nghề” riêng để bắt cả bầy ong mẹ ong con mà không bị đốt. Ở địa phương có thể tìm được dễ dàng những viên thuốc bồi (một loại chất dẫn cháy) còn sót lại trong chiến tranh. Khi phát hiện tổ ong, dân “săn ong” đợi đến tối cho bầy ong chui vào tổ hết rồi đốt vài viên thuốc bồi nhét vào miệng tổ, cả bầy ong mấy trăm con bị “gây mê” trong vài giờ. Lúc này thì vô tư bẻ cành đem ong về nhà. Ngoài ra, các thợ ong còn có một chiêu “độc” khác là lấy tổ ong vò vẽ bằng… nước hoa.

    Rất lạ là loài ong thích hoa nhưng lại sợ mùi nước hoa. Chỉ cần xịt một ít ở miệng tổ là không chú ong nào dám bay ra ngoài. Thợ ong cứ thế dùng bao mít bít kín cửa tổ ong rồi đem về dễ như không.

    Khi thu hoạch ong non, người dân ở đây cũng chỉ dùng các cách trên chứ không bao giờ dùng lửa đốt như các nơi khác. @SINH_TU một tay nuôi ong đầy kinh nghiệm ở Dai Nam, lý giải: “Đốt thì ong chết hết, mùa sau còn ong đâu xây tổ nữa. Ăn cũng phải biết giữ thì mới còn!”. Dân nhậu vào mua ong thường ngỏ ý muốn mua trọn luôn cả bầy ong già về ngâm rượu, nhưng dân ở đây không bao giờ bán. Khi khai thác, thì một phần ong con được chừa lại làm… giống. Nhờ vậy mà năm nào ong ở Dai Nam cũng nhiều.

    Nhưng dù có là “cao thủ” trong việc bắt ong, nuôi ong thì các thợ ong ở đây cũng không thể kiểm soát được hàng nghìn con ong “hiếu chiến”. “Chỉ cần tụi nhỏ trong xóm nghịch, ném đá là bầy ong túa ra đốt chết như chơi. Dù dặn dò kỹ rồi nhưng vẫn lo, đi đâu cũng không yên tâm được”, anh @SINH_TU cho biết.

    Chuyện người bị ong đốt ở Dai Nam không còn là chuyện lạ. Thậm chí nhiều người đã suýt chết vì chính đàn ong vò vẽ nuôi trong vườn nhà mình. Chị Lê Thị An kể một lần đang chăn bò thì đàn ong ùa ra đen kín. Cũng may chị chạy kịp nên chỉ bị đốt vài mũi nhưng cũng sốt mê man đến mấy ngày.






    =))=))=))=))=))=))=))=))=))
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Anh không còn nắm cổ phiếu nào cả .
    Niềm đam mê của anh bây giờ là trang trại .
    Đã làm xong lán trại, đào 6 hồ nuôi cá và 1 hồ chứa nước.
    Mới kéo điện xong, tuần sau phủ bạt hồ chứa và kéo nước về . Nơi lấy nước cách hồ chứa 300 m và cao hơn hồ chứa khoản chừng 30 m, sau này anh sẽ làm thủy điện nhỏ ( không đắp đập và không phá rừng ), chỉ dùng sức nước chảy và trọng lực của nước để làm quay cánh quạt kéo dynamo .
    Vật nuôi thì anh mới có 1 đàn gà ta và 1 đàn vịt xiêm thôi . Mấy con chủ lực là rắn, trĩ , công , cá chình ... khá đắt tiền nên anh để qua mùa lạnh này đã, khi nào ấm trời thì mua con giống cho chắc ăn .
    Về trồng trọt thì đã cày xong toàn bộ diện tích ruộng , chờ cuối tháng 10 ÂL sạ lúa 2/3 diện tích để lấy thóc cho gà vịt, 1/3 diện tích trồng rau muống để chăn nuôi heo gà vịt và cho cá tai tượng ăn.
    Đất triền đồi sẽ trồng đu đủ đại trà , mít changai , phật thủ , ổi , mảng cầu ...
    Và đương nhiên không thể thiếu vườn rau sạch , hoàn toàn không dùng thuốc trừ sâu .
    Có 1 thứ anh chưa trồng mà nó mọc đầy rẫy : rau bồ ngọt ( có nơi gọi là bồ ngót ), anh chỉ việc cuốc gốc bứng về tập trung thành mấy hàng ngay sau bếp, cạnh hàng củ sả đang bắt đầu nhảy con.


    Tạm rời xa TTCK 2 năm .
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen



    Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.
    Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.
    Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.
    Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.

    [​IMG]
    Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi "chồn nhung đen"

    Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu. Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.
    Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu.

    [​IMG]
    Hệ thống đa cấp bán giống "chồn" với giá 4 triệu đồng/ cặp

    Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả. Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.
    Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.
    Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.
    Chồn nhung đen là con gì?
    Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như... chuột.
    Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao.


    [​IMG]
    Các nhà khoa học tin rằng đây là chồn nhung đen hoặc chồn Nam Mỹ

    Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu. Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta.


    [​IMG]
    Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ

    Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ
    Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước.
    Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ thả hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.

    [​IMG]
    "Chồn nhung đen" có xuất xứ từ Nam Mỹ thì ăn cỏ

    Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona. Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

    [​IMG]
    Chú chồn thực sự ở Nam Mỹ thì lại ăn động vật

    Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng. Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

    [​IMG]
    Chuột đồng cỏ Nam Mỹ có hình thái giống hệt "chồn nhung đen"

    Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít. Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.
    Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.

    [​IMG]
    Nông dân nước ta đang nuôi chuột thành... chồn?

    Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh. Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.
    Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.


    Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của họ Chồn(Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.

    Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.

    Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hay thỏ từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.
    Theo VTC
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Đổ xô buôn thực phẩm quê ra phố

    [​IMG]




    [​IMG]
    Trước xu hướng tìm mua thực phẩm ở quê, chất lượng đảm bảo gia tăng khiến những mặt hàng này lúc nào cũng đắt như tôm tươi, nhiều người đã chớp cơ hội làm ăn, đổ xô buôn hàng quê kiếm lời.

    Đổ xô buôn thực phẩm quê
    Gần một năm nay, tại khu chợ dân sinh gần bệnh viện E, sạp bán thịt lợn của vợ chồng anh Dương Văn Kiểm (Mê Linh, Hà Nội) đã trở thành điểm bán hàng tin cậy của nhiều bà nội trợ ưa dùng thực phẩm sạch.
    Theo lời anh Kiểm, thịt lợn ở sạp của anh là thịt còn mới, luôn được giết mổ và bán hết ngay trong ngày. Vợ chồng anh tìm mua lợn thịt của những hộ quanh làng, tự làm và vận chuyển vào nội thành bán. Trung bình một ngày, hai vợ chồng bán hết veo trên dưới 1 tạ thịt. Làm đến đâu bán đến đấy nên vợ chồng anh Kiểm không mấy khi phải mang hàng ế về, nhất là vào thời điểm thực phẩm quê đang được ưa chuộng.
    "Ngày trước, vợ chồng tôi chỉ bán ở chợ quê, ngày bán được nửa con là may, bây giờ khó khăn, ở quê sức mua ít lắm nên vợ chồng tôi chịu khó mang hàng xuống Hà Nội bán lẻ. Thịt tươi ngon nên mọi người cứ mách nhau đến mua, giờ bán toàn khách quen là đủ lãi rồi", anh Kiểm bộc bạch.
    Cũng giống như vợ chồng anh Kiểm, từ ngày người dân ở phố chuyển sang xu hướng chuộng rau quê, cá đồng thì chị Thân (xã Tiền Yên, Hoài Đức, HN) cũng chịu khó đi mấy chục cây số chở rau lên bán tại khu vực chợ Đồng Xa. Chị cho biết, trước mang được sọt rau ra chợ bán thì toàn bị chê xấu, rau sâu hoặc không mỡ màng, nhưng giờ thì bán nhanh lắm. Thi thoảng mà có buồng chuối hay mớ cá, mớ ốc bắt được thì mọi người còn tranh nhau mua.

    Vì là hàng quê, không phải lúc nào cũng sẵn nên nhiều bà nội trợ nhiều khi muốn mua còn dặn trước. Khi có hàng gọi họ đến lấy, giá có cao hơn cũng vẫn chấp nhận. Thời thực phẩm bẩn tràn lan nên rau xấu quả sâu ở quê cũng được tin tưởng hơn, chị Thân chia sẻ.
    Dân công sở cũng tham gia
    Với nhiều chị em làm việc công sở, ban đầu chỉ là nhờ người thân ở quê mua hàng rồi gửi lên dùng trong gia đình. Thế nhưng lâu ngày, thấy nhiều chị em có nhu cầu mua thực phẩm sạch nên một số người đã nảy ra ý định buôn hàng quê, không những mình dùng mà còn có thể bán kiếm thêm thu nhập.
    Chị Thúy Nga, làm việc tại công ty truyền thông trên đường Huỳnh Thúc Kháng chia sẻ: "Nhà mẹ chồng mình ở ngay Dục Tú, Gia Lâm nhưng hai vợ chồng làm ngoài này nên cứ cuối tuần về thăm nhà là lại khuân sang đủ các loại rau, dưa, gà, trứng, thịt... đủ dùng trong một tuần. Rau thì toàn mẹ trồng, gà nuôi trong vườn đấy rồi nên thứ gì cũng an toàn cả. Biết nhà mình có nguồn cung sạch các chị em trong cơ quan mỗi lần về lại nhờ mua hộ một ít. Vài lần như thế mình nảy ra ý định kinh doanh mặt hàng này luôn".
    Chị Nga kể: "Mình thông báo cho bạn bè, người quen trên mạng, ai có nhu cầu mua những mặt hàng nào thì lên danh sách và đặt vào đầu tuần, cuối tuần về quê mình mang ra. Bà không phải lụi cụi mang rau ra chợ quê bán nữa mà chỉ cần chuẩn bị để cuối tuần mình về lấy hàng thôi. Tuy không phải nghề chính nhưng thu nhập cũng thêm thắt được chút ít, giá cao hơn hẳn mẹ đi bán lẻ hàng ngày".
    Nhiều chị em lúc đầu chỉ tưởng làm ăn cò con, kiếm thêm đồng ra đồng vào nhưng không ngờ thu nhập còn cao hơn lương đi làm nhà nước. Thế nên, nhiều người đã mở rộng hơn các mặt hàng, vài ba người mạnh dạn còn rủ nhau hợp tác để mở cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch.
    Trên trang mạng dành cho các bà mẹ, những topic bán các mặt hàng nông sản quê cũng họat động không kém phần sôi nổi. Các chị em văn phòng chỉ cần ngồi một chỗ, xem hàng và gọi điện là một lúc sau hàng đã được mang đến tận nơi, mặc dù giá đắt hơn nhưng chất lượng khiến chị em rất hài lòng. "Mình thích dùng trứng gà mua ở quê, gà thả vườn nên ăn thơm ngon chứ không như ăn trứng vịt nuôi bằng cám ở đây", chị Thuận, kế toán một công ty dịch vụ vận tải ở phố Nguyễn Tuân cho biết.
    Chính vì thế, nhiều chị em khi làm ăn lâu dài, giữ được chữ tín thì vẫn "đắt hàng như tôm tươi".
    "Mình bán hàng trên diễn đàn lamchame.com được gần một năm nay rồi, mọi việc đều tiến triển rất tốt. Quan trọng là phải luôn đảm bảo cung cấp thực phẩm quê chính gốc, sạch nên các mẹ rất yên tâm. Ngoài rau, mình còn bán thêm cá, tôm, tép khô, miến dong, nem nắm, tép moi... tất cả là của nhà nên mọi người thích lắm. Hàng bán được nên ngoài giờ làm tranh thủ đi giao hàng, mệt nhưng mình vẫn thấy vui vì thu nhập tăng thêm đáng kể", Hoa Mai, bán hàng trên diễn đàn, nói.
    Trước đây, một tuần một lần chị Mai nhận hàng từ quê ra, nhưng nay thì chỉ 2-3 ngày là chị lại gọi về quê đặt thực phẩm một lần. "Nhà mình rộng, bố mẹ ở quê có cả đầm lớn để thả cá, gà thả vườn nuôi hết lứa này đến lứa khác, mỗi lúc vài chục con nên lúc nào cũng sẵn. Còn rau, củ, quả thì nhà chú thím trồng được. Gửi hàng từ Nam Định lên đây cũng không khó khăn gì nên nhà mình luôn đảm bảo lúc nào cũng có hàng tươi ngon để bán cho khách".
    Tin nhau là chính
    Hầu hết các nguồn cung cấp thực phẩm quê kể trên đều do người bán quảng cáo và người mua tự kiểm chứng chất lượng bằng mắt nhìn chứ không hề qua cơ quan kiểm định chất lượng như hàng hóa bày bán trong siêu thị.
    Vì thế, việc buôn bán thực phẩm quê chủ yếu dựa trên lòng tin giữa người bán với người mua. Các bà nôi trợ mỗi khi đặt hàng thường rỉ tai nhau những mối hàng quen mà nhiều người đã tin tưởng đặt hàng trước đó.
    "Một lần, mình được cô bạn mời chào mua hàng ủng hộ chị cùng cơ quan của bạn. Đặt hàng vài lần, thấy chất lượng an tâm nên giờ mình là khách quen luôn, thi thoảng có ai cần mình vẫn giới thiệu mua của chị ấy" - chị Xuân, Xuân La, Tây Hồ cho biết.
    Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có không ít người lợi dụng tâm lí chuộng thực phẩm quê, trà trộn bán những sản phẩm chỉ gắn "mác" quê để kiếm lợi từ túi tiền của các bà nội trợ, nhiều sạp ở chợ người mua đi qua đều được giới thiệu hàng quê, sạch và an toàn.
    Nguồn thực phẩm quê đang rầm rộ đổ về thành phố bằng nhiều đường khác nhau. Tìm được những nguồn cung cấp thực phẩm quê đáng tin cậy, các bà nội trợ sẽ an tâm hơn trong việc chăm chút bữa cơm cho gia đình.
    Theo Bảo Hân
    VEF
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Làm giàu từ nghề nông

    28/11/2012 3:05
    Họ là những người trẻ sống với nghề nông ở Gia Lai. Mặc dù khởi nghiệp từ số vốn ít ỏi nhưng họ đã thành công, với thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mỗi năm.

    Thu tiền tỉ từ lưng vốn
    Điều đặc biệt nhất là họ đều khởi nghiệp từ lưng vốn ít ỏi nhưng đã trở thành những triệu phú, tỉ phú từ nghề nông. Anh Đặng Ngọc Nghĩa (35 tuổi) ở huyện Chư Pah là một trong số đó. Khởi nghiệp với lưng vốn là hơn 3 sào đất từ gần mười năm trước, đến nay anh là chủ trang trại với thu nhập bình quân hơn 2 tỉ đồng. Nghĩa nói rằng, quyết định đến với nghề nông khá liều lĩnh vì mình chưa có kinh nghiệm dằn lưng về cái nghề được xem là khá bấp bênh này.

    [​IMG]
    Từ trái qua: Đặng Ngọc Nghĩa, Siu Bình, Rơlan Nhin, Lê Thành Trung, Nguyễn Hữu Khanh, Lê Minh Thả - Ảnh: Trần Hiếu
    Khởi đầu khó khăn là vậy nhưng Nghĩa đã có những kết quả vượt bậc, anh kể: “Từ số đất ít ỏi ban đầu, mình đầu tư trồng cà phê. Tiền lãi từ cà phê mình không dám tiêu mà tiếp tục mua đất. Đến năm 2011 mình đã có 5 ha cà phê, với sản lượng đều đều 40 tấn cà phê nhân xô/năm. Từ tiền bán cà phê, mình vay thêm đầu tư trang trại rộng trên 1.000 m2 nuôi heo nái và heo thịt. Lượng heo thịt của mình xuất chuồng ổn định trong khoảng 1.000 con/năm. Rồi đàn heo nái cũng sinh sản tốt, mỗi năm mình có gần 1.000 heo con. Giải pháp này tỏ ra hữu hiệu vì vừa có tiền bán heo lại tiết kiệm được mỗi năm chừng 100 triệu đồng tiền phân bón. Nhớ hồi mới làm, vợ chồng mình không có tiền thuê nhân công, cứ quần quật với vườn cà phê, đàn heo từ sáng đến khuya”.
    Hiện nhiều thanh niên, trong đó có người bản địa, cũng đến trang trại của Nghĩa để học hỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Được biết, trong số trên dưới 30 người làm công cho Nghĩa cả thường xuyên lẫn thời vụ, đã có một số thanh niên vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Nghe Nghĩa kể là vậy, nhưng để có trái ngọt hôm nay, không thể kể hết những gian khó trần ai mà vợ chồng họ phải vượt qua.



    6 thanh niên tiêu biểu của Gia Lai vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của (giải thưởng của T.Ư Đoàn) có tuổi đời còn khá trẻ (từ 22 - 35 tuổi), thu nhập từ 250 triệu đồng đến hơn 2 tỉ đồng/năm từ nghề nông. Đặc biệt, những triệu phú, tỉ phú chân đất này đã phổ biến kinh nghiệm, giúp đỡ thiết thực cho nhiều thanh niên có kinh nghiệm, đồng vốn để thoát nghèo, làm giàu từ nghề nông.


    Hai triệu phú người bản địa
    Triệu phú chân đất Siu Bình ở xã Ia Boòng, H.Chư Prông (tuổi 22) nhưng đã có một cơ nghiệp đáng kể với thu nhập bình quân gần 300 triệu đồng/năm.
    Con đường thành công của triệu phú chân đất này là cả một sự học hỏi không ngừng. Mới chỉ học đến lớp 9 thì chuyện học hành dang dở. Gia cảnh khó khăn. Siu Bình phải đi làm công nhật đỡ đần cha mẹ. Nhưng chính nỗ lực, ý chí thoát nghèo đã giúp Bình thành công, bởi làng Iắt nơi Bình ở có 68 hộ thì người Jrai đã chiếm tới 90%, cuộc sống còn nhiều khó khăn. “Mình đã mạnh dạn xin bố mẹ bỏ đi những loại cây không phù hợp trong vườn, vay tiền ngân hàng mua thêm đất đai. Đến nay mình đã có 1,5 ha cà phê, 3 ha cao su và 0,5 ha lúa nước với tổng thu nhập gần 300 triệu đồng/năm”, Bình cho biết.
    Hay Rơlan Nhin (28 tuổi) ở huyện biên giới Đức Cơ cũng là một điển hình của những triệu phú chân đất lập nghiệp từ lưng vốn ít ỏi. Từ năm 2006, Nhin cùng với gia đình đã mạnh dạn đăng ký trồng cao su tiểu điền bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và vay hơn 30 triệu đồng phát triển kinh tế hộ gia đình. Lợi thế của anh là có trình độ trung cấp nông lâm nên đã nhanh chóng áp dụng những gì học hỏi được trên đất đai của gia đình. Và những nỗ lực của Nhin đã được tưởng thưởng. 4 ha cao su, 1,5 ha cà phê cộng với chăn nuôi heo, bò đã cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm.
    Ngoài ra, Siu Bình và Nhin cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người bản địa nơi họ sinh sống. Quan trọng hơn, thành công, kinh nghiệm của họ đã giúp đỡ nhiều thanh niên bản địa khác biết cách làm ăn, góp phần thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương.
    Trần Hiếu
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Đơn giản trồng nấm bào ngư Nhật

    05/11/2012 3:05 Năm 2010, từ 20 triệu đồng vay từ nguồn vốn hỗ trợ của T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Phương Bình, ngụ P.9, TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) xoay xở mượn thêm 18 triệu đồng của gia đình bắt đầu trồng nấm bào ngư Nhật, còn gọi là nấm rùa.

    Hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì, Bình tham quan và học kinh nghiệm ở một số trại nấm tại địa phương, nhưng chủ yếu là tìm tài liệu nghiên cứu từ mạng internet. Tận dụng khoảng 100 m2 đất trống của gia đình, đợt đầu tiên anh mua về 5.000 bịch phôi giống. Chăm sóc hơn một tháng thì bắt đầu thu hoạch. Sáng, chiều cứ hái liên tục và kéo dài hơn 5 tháng, trung bình mỗi bịch phôi cho ra được hơn 250 gr. Đợt đầu tiên như vậy là thành công. Tổng cộng anh thu được hơn 1.300 kg, bấy giờ giá nấm bào ngư Nhật bán ra thị trường từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
    [​IMG]
    Vốn ít, kỹ thuật đơn giản, trồng nấm bào ngư Nhật thu hồi vốn nhanh - Ảnh: H.Ph
    Theo anh Bình, trồng nấm bào ngư Nhật không phải đầu tư nhiều. Chủ yếu là tận dụng đất trống và thời gian nhàn rỗi, còn việc chăm sóc thì thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong trại và phun nước theo kiểu phun sương. Hoàn toàn không sử dụng phân bón hoặc thuốc vì trồng nấm theo quy trình sạch. Thông thường từ khi nhập phôi về chất lên kệ được chừng một tháng thì nấm ra trắng bịch. Khoảng một tuần sau bắt đầu xuất hiện những tai nấm tơ. Khi hái xong thì cắt chân, cho vào túi nylon rồi đưa vào tủ lạnh bảo quản, chiều có người tới nhận. Đây là công đoạn cực nhất vì với 5.000 bịch có ngày thu hoạch hơn 50 kg nấm.
    Mặc dù lợi nhuận không quá cao nhưng theo anh Bình trồng nấm bào ngư Nhật cho thu nhập ổn định; chỉ cần chừng 2 tháng là thu hồi vốn. Thời gian đầu, để tìm thị trường tiêu thụ, vợ chồng anh phải chở nấm bằng xe máy lên các chợ đầu mối ở TP.HCM. Vì còn làm công tác Đoàn nên những hôm bận việc ở cơ quan, Bình phải thức dậy từ 2 - 3 giờ để hái nấm. Anh cho biết sắp tới sẽ trồng thử nghiệm nấm linh chi. Sinh năm 1984, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Bình trở về công tác ở phường rồi cưới vợ. Hiện anh đã có một con gái 3 tuổi.
    Không chỉ tạo thu nhập cho mình, Bình còn hướng dẫn kỹ thuật cho hàng chục thanh niên tại địa phương tham gia mô hình trồng nấm; hiện có những hộ trồng tới 15.000 bịch. “Trồng nấm bào ngư Nhật không đòi hỏi vốn nhiều, kỹ thuật đơn giản, chỉ tận dụng thời gian nhàn rỗi. Ai cũng có thể làm được với điều kiện phải siêng năng. Đặc biệt, trồng nấm bào ngư Nhật không bao giờ sợ lỗ. Chỉ có thể lời hoặc lời ít nếu năng suất thấp”, anh Bình khẳng định.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này