Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5136 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 19:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122049 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Trồng dâu tây không cần đất

    07/11/2012 9:00 Từ một đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, Nguyễn Lâm Thanh (27 tuổi) ở Đa Phú, P.7, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng đã tự tạo ra việc làm mang lại hiệu quả kinh tế.

    Mô hình trồng dâu thủy canh theo hướng sạch của chàng “thạc sĩ nông dân” Nguyễn Lâm Thanh nằm trên đường đi vào khu du lịch Thung lũng Vàng và hồ Suối Vàng (Đà Lạt). Vườn dâu thủy canh có diện tích 1.000 m2 của anh đang trở thành điểm đến của nhiều du khách gần xa. Họ đến không phải chỉ để tự tay chọn hái và mua dâu tươi tận vườn mà còn đến để tham quan, tìm hiểu mô hình trồng dâu tây thủy canh (không dùng đất) này như thế nào, hiệu quả ra sao. Chính vì vậy chàng thạc sĩ sinh học trẻ này phải suốt ngày tất bật với công việc của mình, bởi không chỉ tốn công chăm sóc vườn dâu, hái đóng hộp để bán mà anh còn phải kiêm luôn việc hướng dẫn viên để giải thích, giới thiệu cho du khách.
    Tận tay hái những trái dâu trên giàn, bà Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) vui vẻ: “Tôi rất thích khi lần đầu tiên đến, nhìn thấy và biết được cách trồng dâu như thế này. Dù giá dâu có cao hơn ở ngoài nhưng tôi vẫn thích mua, bởi đây đúng là dâu sạch và qua đây tôi cũng tìm hiểu được nhiều thông tin bổ ích…”.
    Nguyễn Lâm Thanh cho hay, mô hình trồng dâu thủy canh này bắt nguồn từ công trình thực nghiệm làm luận văn tốt nghiệp cao học của anh trước đó. Thanh kể: “Năm 2008, khi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã trăn trở rất nhiều và cuối cùng chọn đề tài về cây dâu thủy canh này. Khi ấy tôi nghĩ: dâu tây là cây đặc sản của Đà Lạt, nhưng người nông dân trồng dâu lại bấp bênh bởi có quá nhiều dịch bệnh. Làm sao khống chế dịch bệnh, cây đạt năng suất, đưa vườn dâu vào phục vụ du lịch để nâng cao đời sống người trồng dâu và quảng bá thương hiệu dâu tây Đà Lạt? Vì vậy mà tôi chọn đề tài này”.
    [​IMG]
    Nguyễn Lâm Thanh đang chăm sóc vườn dâu của mình - Ảnh: G.B
    Thanh mượn 10 m2 đất của bố mẹ để làm vườn thực nghiệm cho phương pháp của mình và mô hình đã thành công. Sau đó, Thanh quyết định ứng dụng vào sản xuất để tìm hướng đi mới cho cây dâu tây. Thanh thuyết phục và được bố mẹ cho mượn 100 rồi 1.000 m2 đất để sản xuất. Trên diện tích này, Thanh vay mượn thêm tiền để đầu tư nhà kính, làm giàn 3 tầng, cách ly mặt đất rồi trồng dâu. Anh dùng túi ni lông (dài chừng 1 m) có khoét sẵn 7 - 8 lỗ, nhồi giá thể xơ dừa (đã được xử lý) vào túi và đặt lên giàn rồi tiến hành trồng dâu vào các lỗ này. “Giá thể xơ dừa để cố định, giúp dâu bám rễ và hút dinh dưỡng dưới dạng dung dịch thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt trong vườn. Còn làm túi ni lông từng đoạn ngắn như vậy để dễ dàng cách ly nếu cây có dịch bệnh”, Thanh giải thích. Trong vườn dâu, Thanh đặt đầy đủ các thiết bị đo nhiệt độ, bẫy bắt côn trùng gây hại và sử dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, dùng thiên địch để đối phó với sâu bệnh…
    Thanh cho biết thêm: “Trồng theo phương pháp thủy canh này không tốn nhiều công như trồng ngoài đất, nhưng đòi hỏi sự chịu khó, chăm sóc tỉ mỉ. Ban đầu tôi cũng gặp nhiều gian truân, có khi cây chết cả 2/3 vườn, nhưng nhờ kiên trì, vừa làm vừa tự mày mò học hỏi nên bây giờ mới cơ bản thành công”.
    Đây là phương pháp trồng dâu theo hướng sạch, có lợi cho môi trường, người tiêu dùng và cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện trung bình vườn dâu của Thanh cho thu hoạch đều đặn hơn 5 kg quả/ngày, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg (cung không đủ cầu) cũng giúp Thanh ổn định cuộc sống và đầu tư mở rộng vườn dâu.
    Để khẳng định độ sạch của quả dâu, Thanh đã ký hợp đồng với Trung tâm phân tích, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để định kỳ họ đến lấy mẫu (lấy ngẫu nhiên, không báo trước) phân tích về vi sinh vật gây bệnh; dư lượng kim loại nặng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… và kết quả đều đạt tiêu chuẩn cho phép. “Hướng đến, mình sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình sản xuất, đồng thời lai tạo tìm kiếm giống mới để thay thế dần nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho vườn dâu thủy canh này”, Thanh cho hay.
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nuôi lươn trên cạn thu nhập cao

    28/11/2012 9:30
    [​IMG]

    Bồn nuôi lươn trên cạn Tỉnh An Giang hiện có khoảng 500 hộ nuôi lươn trong bồn đất trên cạn, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Cần Đăng, Vĩnh Bình (H.Châu Thành).

    Mỗi bồn nuôi rộng 50 m2, chi phí đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng. Sau 5 tháng thả nuôi, lươn sẽ cho thu hoạch, đạt lợi nhuận 7-10 triệu đồng/bồn. Nghề nuôi lươn trong bồn phát triển trong khoảng 4 năm trở lại đây và đang được nông dân nhiều nơi học hỏi, áp dụng.
    Tin, ảnh: Đặng Ngọc
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Làm giàu từ chồn hương

    28/11/2011 2:42
    [​IMG]

    Anh Nguyễn Thái Bình thuần chủng được chồn hương - Ảnh: Hạ Mi
    Tại ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, có một trang trại chồn hương mang tên Thanh Khiết. Chủ trang trại là anh Nguyễn Thái Bình (sinh năm 1975).
    Mười năm về trước, gia đình anh ở Q.1, làm ăn sa sút đến trắng tay. Anh quyết định từ bỏ hết, ra ngoại ô thành phố (huyện Củ Chi) làm lại từ đầu với nghề nông.
    Nhờ tính tỉ mẩn, thích khám phá từ nhỏ, anh nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống chân lấm tay bùn với việc nuôi trùn quế, ếch Thái Lan, heo rừng. Vài năm trở lại đây, trong cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Lân Hùng (Chủ tịch Hội Sinh học Việt Nam) về việc nuôi trồng, hai chú cháu chợt nghĩ: “Vì sao không thuần chủng nhân giống chồn hương thay vì cứ phải cấm săn bắt chúng?”. Nghĩ là làm, Nguyễn Thái Bình quyết định bán hết gia súc hiện tại, dành dụm tiền cho vận mệnh mới: nuôi chồn hương.
    Anh Bình lặn lội lên Tây nguyên tìm mua cặp chồn hương đầu tiên về chỉ để… ngắm chu kỳ sinh hoạt của chúng. Do chưa có kinh nghiệm về chuồng trại, ngay đêm đầu tiên cặp chồn cắn rào đi mất. Thế là “bay” 3 triệu đồng kèm thêm “công tác phí” đánh đổi bài học đầu tiên: phải làm chuồng xây lát nền xi măng và lưới B40 loại mắt nhỏ. Anh mua tiếp cặp thứ hai, thứ ba và hàng chục cặp về sau, tốn cả trăm triệu đồng chỉ để học chu kỳ sinh sản, thói quen, ăn uống, dấu hiệu bệnh tật và cả phương pháp chữa bệnh cho chúng.
    Anh thường xuyên tham khảo giáo sư Nguyễn Lân Hùng, rồi tìm ra được phương pháp chữa và giúp chúng khỏe mạnh. Cái khó của loài thú rừng ăn thịt và trái cây ngọt này là thuần chủng chúng sao cho có thể ăn cơm và cháo. Anh Bình dùng phương pháp “con mèo trạng Quỳnh” là bỏ đói từ từ, không cho ăn theo sở thích của chúng mà bắt ăn cháo và cơm. Dần dần, loài vật này cũng ngoan ngoãn tuân theo như một con mèo. Hơn một năm sau, cặp chồn hương đầu tiên sinh được 6 con, đánh dấu sự thành công trong việc nghiên cứu nuôi chồn hương của anh.
    Trang trại của anh Nguyễn Thái Bình hiện có hơn 50 chuồng, với khoảng 50 cặp chồn hương có nguồn gốc, được phép bán và vận chuyển. Anh Bình cho biết có nơi gọi là chồn mướp hương, cầy hương, cầy vòi hương.
    Da chồn hương dùng làm đồ trang sức, thịt là đặc sản, xạ hương dùng làm nước hoa cao cấp. Đặc biệt nếu nuôi chồn cho ăn cà phê, sẽ cho ra loại cà phê chồn rất có giá trên thế giới hiện nay. Trọng lượng tối đa của chúng là 6 kg, giá thương phẩm từ 1,2 đến 1,3 triệu đồng/kg, giá nhà hàng thường trên dưới 2,4 triệu đồng/kg. Chúng thích hợp trong điều kiện nhiệt độ của nước ta, sống từng cặp và mang thai 3 tháng. Mỗi lần sinh từ 2 đến 6 con và thiên chức làm mẹ tự nuôi con của chúng rất tốt. Sau 3 tháng, khi chồn con biết kiếm ăn, cần tách chồn mẹ để bồi bổ, tẩy giun chuẩn bị cho phối giống lứa tiếp theo.
    Thành công của anh Bình được xem như một minh chứng việc nghiên cứu nuôi chồn hương mà giáo sư Nguyễn Lân Hùng đề cập trong quyển sách Nghề nuôi cầy hương xuất bản năm 2010. Ông tâm sự, hiện nay Malaysia, Indonesia bảo tồn chồn hương bằng cách nuôi nhân giống, đem lại lợi nhuận kinh tế cao; trong khi nước ta cứ mãi loanh quanh việc cấm săn bắt và vận chuyển. Việc thuần chủng và chữa bệnh cho chúng tuy khó khăn nhưng chúng tôi đã nghiên cứu xong.
    Hạ Mi
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nuôi ong lấy mật - Từ đam mê đến lợi nhuận
    Nuôi ong là nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Các sản phẩm từ ong như mật, sáp… có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Ưu điểm của nghề nuôi ong là không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu không lớn và không tốn nhiều nhân lực. Khai thác lợi thế từ thiên nhiên, kết hợp kinh nghiệm dân gian với khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu bằng hình thức nuôi ong lấy mật kết hợp trồng cây cảnh, trong đó không ít người đã trở thành tỷ phú sinh ra từ làng.
    Bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể mô hình nuôi ong kết hợp trồng cây cảnh - mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình và làm giàu của không ít nông dân miền núi hiện nay.


    Một vài đặc điểm về loài ong mật và nghề nuôi ong

    [​IMG]


    Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi ong, để phát triển hiệu quả mô hình này trước hết cần có sự am hiểu về đặc tính của loài ong bởi vì “nuôi ong cũng như chăm sóc trẻ con”. Đời sống đàn ong có tổ chức rất khoa học bao gồm: 1 ong chúa (ong mẹ), ong đực và ong thợ. Ong chúa là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong. Đàn ong phát triển tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng chúa. Ong đực làm nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa. Ong thợ làm mọi nhiệm vụ trong đàn, có cấu tạo cơ thể thích hợp với việc nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa. Am hiểu sâu sắc đời sống, tổ chức của đàn ong sẽ tạo điều kiện cho việc nuôi ong hiệu quả.


    Nuôi ong được xem là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm như trẻ nhỏ nhưng cũng không phải là quá khó khăn nếu người làm nghề thực sự ham thích học hỏi và cần nhất là sự cần mẫn như chính loài ong. Không chỉ am hiểu đặc tính của loài ong, người nuôi ong cũng cần phải có sự am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.


    [​IMG]
    Vườn nuôi ong nhà bác Vũ Đình Khôi, thôn Luộc Giới, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

    Bác Vũ Đình Khôi, thôn Luộc Giới, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - người đã có thâm niên gần 40 năm gắn bó với nghề nuôi ong cho biết: "Nuôi ong không tốn thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Người nuôi ong cũng phải cần mẫn như con ong. Từ Tết Nguyên đán cho đến tháng 4 âm lịch là mùa ong mật. Để ong lấy được nhiều mật, nhà tôi phải di chuyển đàn ong 5-7 lần/năm đến một số vườn cây ăn quả trong huyện. Việc di chuyển thường tiến hành vào ban đêm khi đàn ong đang ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay đổi địa điểm nuôi đột ngột".


    Điều kiện thiên nhiên, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi ong. Bởi vậy việc nuôi ong cần dựa trên sự khảo sát, tìm hiểu tình hình thời tiết, khí hậu của mỗi vùng miền và mỗi thời kỳ. “Những năm mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn vui vẻ, thóc lúa được mùa, cây hoa trái năng suất thì hiệu quả nuôi ong sẽ đạt cao. Còn ngược lại những năm thiên nhiên khắc nghiệt, hoa trái kém thì ngành nuôi ong sẽ gặp khó khăn”, bác Nguyễn Văn Cường, thôn Đồng Tâm, Tân Hiệp, Yên Thế, Bắc Giang Cường - người cũng đã hơn 30 năm làm nghề nuôi ong lấy mật chia sẻ.


    Trong quy trình, kỹ thuật nuôi ong, hai vấn đề cần đặc biệt quan tâm là chọn giống ong và kỹ thuật chăm sóc, phòng chữa các loại bệnh cho ong.


    Chọn giống ong

    Việc chọn giống ong ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mật: giống tốt, con chúa đẻ khỏe thì cho năng suất mật cao. Người tạo giống phải có kỹ năng chọn những đàn ong có các đặc tính mong muốn. Sau đó, để đạt được thành công cao nhất, họ phải cho ong đực chọn từ đàn bố giao phối với ong chúa tơ tạo từ đàn mẹ. Theo kinh nghiệm và nghiên cứu của các chuyên gia, việc lựa chọn ong làm giống dựa trên 5 đặc tính cơ bản:


    - Đặc tính hung dữ
    - Sản lượng mật
    - Tình trạng ấu trùng
    - Dịch bệnh
    - Khả năng dọn vệ sinh trong tổ


    Chia sẻ kinh nghiệm chọn giống ong dựa trên phương pháp cổ truyền kết hợp với khoa học, bác Nguyễn Văn Cường cho biết:


    Chuẩn bị dụng cụ:

    - Thùng nuôi ong
    : để nuôi ong người ta dùng các kiểu thùng gỗ thông dụng tự chế theo cách riêng, nhưng hiện nay là kiểu thùng langtros, có hai cửa sổ để đóng mở, phía trên có nắp đậy để chống mưa nắng. Cửa ra vào của ong phải to và rộng để không ảnh hưởng đến quá trình tạo bầy đàn của ong.


    Thùng nuôi ong được xem như ngôi nhà chung của đàn ong. Có thùng nuôi ong tốt thì việc nuôi ong sẽ hiệu quả. Tùy vào điều kiện của từng vùng có thể xây dựng thùng nuôi ong phù hợp. Ở miền núi người ta dùng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong, gọi là bộng ong. Cách làm bộng để nuôi ong có mặt tốt là duy trì được sự thân thiện của đàn ong với môi trường tự nhiên, nhưng lại gặp khó khăn nếu tổ chức sản xuất lớn. Tốt nhất là nuôi ong trong thùng cải tiến với khung cầu di động, tiện dụng cho người nuôi ong và cho năng suất mật cao.

    - Khung cầu: phía bên trong thùng ong là các cầu ong hay gọi là khung cầu (kèo) có thể tháo ra mở vào để lấy mật, trên khung cầu này ta sẽ đặt vào bánh tổ để cho ong xây tổ. Nuôi ong bằng khung cầu di động là dụng cụ để khai thác mật thuận tiện nhất, cho năng suất mật cao.

    - Các dụng cụ khác: dụng cụ để khai thác mật thuận tiện nhất, cho năng suất mật cao.


    Quy trình và kỹ thuật nuôi ong


    1. Chọn địa điểm đặt đàn ong

    Nguồn thức ăn chính của ong là mật của các loài hoa. Bởi vậy việc lựa chọn địa điểm đặt đàn ong cần phải dựa trên đặc điểm này.


    Theo kinh nghiệm, địa điểm đặt đàn ong cần:
    - Gần nguồn mật phấn hoa
    - Không phun thuốc sâu, hóa chất.
    - Không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại.
    - Địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông, nhà máy đường, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến hoa quả và không có hồ lớn bao quanh...


    [​IMG]


    Về cách đặt thùng ong, nên kê cao 25 - 30cm so với mặt đất, thùng nọ cách thùng kia ít nhất 1m, cửa ra vào đặt các hướng khác nhau, chọn nơi khô ráo, thoáng mát như dưới hiên nhà, cạnh gốc cây. Không nên đặt đàn ong trên sân gạch, nền xi măng, nơi qúa ẩm ướt hoặc gần chuồng gia súc, gia cầm.


    2. Kỹ thuật chia đàn tự nhiên

    Do gần nguồn phấn hoa dồi dào, đàn ong phát triển mạnh. Ngôi nhà của đàn ong trở nên đông đúc, chật chội thì đàn ong sẽ chia đàn tự nhiên làm mất ong và giảm năng suất mật. Vì vậy khi đàn ong phát triển mạnh, người nuôi ong nên chủ động chia và nhân đàn.


    Ở miền Bắc, ong thường chia đàn vào tháng 3 - 4, một số ít chia vào tháng 10 - 11. Ở miền Nam, ong thường chia đàn vào tháng 10 - 11 và tháng 2 - 4 (đầu và giữa vụ mật).

    Cách xử lý chia đàn tự nhiên:


    - Trong trường hợp đàn ong ít quân: khắc phục việc chia đàn bằng cách thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.


    - Trong trường hợp đàn ong mạnh thì chủ động chia đàn: cần cho ăn đủ, chọn những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ để sử dụng sau khi ong chia đàn mới.


    - Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phần đông ong thợ trẻ đang độ tuổi tiết sáp, xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.


    [​IMG]
    Thường xuyên kiểm tra đàn ong
    Kỹ thuật chia đàn đòi hỏi sự quan sát, chăm sóc cẩn thận để tạo đàn ong hợp lý về tổ chức và số lượng đàn ong.


    3. Phương pháp nhập đàn ong, cầu ong

    Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm :
    - Điều chỉnh thế ong cho đồng đều.
    - Xử lý các trường hợp: bốc bay, mất chúa, tăng lực lượng xây bánh tổ.

    Thao tác nhập đàn ong cần nhẹ nhàng để tránh ong đánh nhau gây tình trạng mất ổn định trong đàn ong và những đàn xung quanh.


    a. Các nguyên tắc nhập đàn ong, cầu ong
    - Nhập vào buổi tối
    - Nhập đàn ong không có chúa vào đàn ong có chúa
    - Nhập đàn ong yếu vào đàn ong mạnh


    b. Các cách nhập ong

    • Nhập gián tiếp (ngoài ván ngăn):
    - Khử hoặc tách chúa ở đàn bị nhập trước 6 giờ.
    - Đến tối nhấc các cầu định nhập đặt ngoài ván ngăn của đàn ong được nhập.
    - Sáng hôm sau nhấc ván ngăn ra ngoài và ổn định cầu mới nhập vào.

    • Nhập trực tiếp (trong ván ngăn): buổi chiều, tách ván ngăn ra xa, đến tối đặt nhẹ cầu nhập vào hoặc thổi nhẹ cho ong già bay khỏi tổ, còn lại toàn ong non.
    4. Phương pháp chia đàn ong


    Chia đàn nhân tạo nhằm giảm sự chia đàn tự nhiên và tăng số đàn. Có mấy phương pháp chia như sau:


    a. Chia đàn song song

    - Sau khi chuẩn bị được ong chúa, mũ chúa, dùng một thùng mới có màu sơn giống với màu thùng cũ của đàn ong định chia.

    - Chia đều số cầu, quân nhộng, ấu trùng và thức ăn ra làm đôi, đặt 2 đàn liền nhau.

    - Để 2 đàn cách đều vị trí đàn cũ 20 - 30cm. Nếu đàn ong vào nhiều hơn thì nhích xa vị trí cũ, đàn nào vào ít thì nhích gần lại. Dần dần tách 2 đàn ra xa nhau, quay cửa tổ ra 2 hướng.


    [​IMG]


    [​IMG]
    Nuôi ong cũng như chăm sóc trẻ nhỏ cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ
    Cách chia này có ưu điểm là hai đàn được chia đều, phát triển nhanh, không phải mang ong đi, tiện kiểm tra, chăm sóc.


    b. Chia dời chỗ


    Mang thùng mới đến gần đàn cơ bản, tách ra 2 - 3 cầu, chèn lại, rồi chuyển đi cách đó 1km, thường mang ong chúa đã đẻ đi. Nên tiến hành trước vụ mật 40 ngày.


    c. Tách cầu ghép thành đàn mới

    Khi sắp tới vụ mật, có một số đàn ong mạnh muốn chia đàn tự nhiên, nếu không chia ong sẽ tự chia đàn hoặc đi làm kém. Cần lấy từ các đàn mạnh, mỗi đàn một cầu nhộng và quân để tách ra hình thành đàn mới, vừa chống chia đàn, vừa tăng sản lượng mật, tăng được số lượng đàn. Ngày đầu chỉ nên lấy 1 cầu, ngày sau lấy 1 cầu của đàn khác và hôm sau lấy thêm 1 cầu của đàn thứ 3. Nếu ong chúa đẻ, đàn ghép sẽ phát triển nhanh.


    5. Phòng chữa bệnh cho ong

    Các loại bệnh trên ong phổ biến nhất là: bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi và bệnh ỉa chảy. Trong quá trình chăm sóc, phát hiện và chữa trị kịp thời các loại bệnh cho ong rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất lấy mật.


    Chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng chữa các bệnh cho ong, bác Cường cho biết: “Đàn ong khỏe, điều kiện chăm sóc chu đáo, không để nó đói kém, thưa cầu thì sẽ ít bệnh tật. Ong cũng giống như con người nếu không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt dễ mắc các loại bệnh tật. Khi mắc bệnh thối ấu trùng nặng thì không nên để đông cầu quân và kết hợp dùng các loại thuốc chứ không nên dùng duy nhất kháng sinh. Khi chữa bằng kháng sinh thì cho thêm thuốc bổ để hỗ trợ những con khỏe phục vụ cho đàn ong. Và phương pháp hiệu quả hơn là thay chúa trong thời kỳ ong bệnh sẽ khắc phục nhanh chóng. Mình làm chúa chủ định trước sau đó thay cho mỗi đàn ong mắc bệnh”.


    6. Phương pháp chống nóng, chống rét cho ong

    Yêu cầu nhiệt độ trong đàn ong từ 33 - 35 độ C, độ ẩm từ 60 - 80%.

    Chống nóng cho ong:

    - Không để đàn ong ở ngoài nắng, không đặt cửa về hướng tây, không để đàn ong chật chội.

    - Đặt máng có nước trong thùng ong vào những ngày nóng bức. Bác Khôi chia sẻ: “Thời tiết nắng thì chọn những nơi bóng râm mát đặt đàn ong, Khi nhiệt độ ngoài trời cao (tháng 5, 6) thì có thể dùng vải ướt để lên thùng hoặc đổ nước lạnh dưới đáy thùng”.


    Chống rét, khô hanh cho ong:

    - Điều chỉnh đàn ong trước mùa rét để có thế đàn đông đều, nên kết thúc nhân giống trước 30/11 để có thời gian nâng thế đàn tốt qua mùa đông.

    - Cho ăn đầy đủ đến khi có mật vít nắp, nếu thiếu phấn kéo dài phải cho ăn bổ sung.


    [​IMG]
    Đặt đàn ong nơi râm mát, gốc cây để tránh nắng


    - Dùng rơm, lá chuối khô... làm vật chống rét để ở ngoài ván ngăn hoặc bên trên xà cầu.


    - Bịt kín các khe hở của thùng ong, không để cửa tổ quay về hướng bắc.

    - Nếu khô hanh quá cho uống nước pha ít muối với tỷ lệ 9/1000.


    7. Các vấn đề cần chuẩn bị cho đàn ong vào vụ mật

    Mùa hoa nở, cây trái đơm chồi, nảy lộc là mùa con ong đi lấy mật, mùa cho năng suất hiệu quả cao nhất của những người nuôi ong. Bởi vậy việc chuẩn bị đàn ong trước vụ mật là rất cần thiết.


    Kết hợp giữa phương pháp dân gian và kỹ thuật khoa học, kinh nghiệm từng vùng, mỗi hộ nuôi ong có những bí quyết riêng để chuẩn bị nguồn lực, điều kiện cho vụ mật. Nghề nuôi ong có những điểm khá đặc biệt. Các hộ nuôi ong không có sự cạnh tranh mà trái lại luôn tương trợ, giúp đỡ nhau. Đặc biệt vào vụ mật, họ có thể lập hội di chuyển đàn ong tới những vùng nhiều hoa để cùng khai thác mật. Đây cũng là nét độc đáo thể hiện thú chơi tao nhã, tinh thần đoàn kết của các hộ nuôi ong.


    Với kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề, bác Vũ Đình Khôi và bác Nguyễn Văn Cường chia sẻ những bí quyết khi chuẩn bị vào vụ mật:



    Nuôi ong kết hợp với trồng cây cảnh và chim cảnh

    Tận dụng ưu thế địa hình, khí hậu, nhiều hộ nông dân nuôi ong kết hợp trồng cây cảnh, chim cảnh để gia tăng thu nhập. Đây cũng là hình thức kết hợp có sự bổ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nông dân, cây cảnh và chim cảnh có thể tìm kiếm trên rừng mỗi khi di chuyển đàn ong đi lấy mật.


    [​IMG]
    Nuôi ong và trồng cây cảnh vừa là thú vui tao nhã vừa là hình thức kinh doanh hiệu quả của nhiều hộ nông dân miền núi


    [​IMG]
    Nghệ thuật Bonsai đem lại thu nhập vài trăm triệu một năm cho gia đình bác Khôi
    Bác Khôi tâm sự: “Tận dụng lợi thế đất vườn vải thiều rộng, 6 năm trước tôi lặn lội vào rừng để tìm cây cảnh; đồng thời mua thêm cây phôi của người dân trong vùng để mang về nhà trồng. Tích tiểu thành đại, giờ đây khu vườn của gia đình tôi cũng có khoảng vài trăm cây cảnh khác nhau, trong đó chủ yếu là cây lộc vừng, sanh, si, sung, mai chiếu thuỷ… Bằng kinh nghiệm học hỏi được từ bạn bè và qua sách báo, hằng ngày tôi cố gắng áp dụng vào uốn, tỉa cây cảnh theo các thế: long, ly, quy, phượng”.


    Với nghề nuôi ong kết hợp trồng cây cảnh, rất nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Thu nhập từ nghề ong của gia đình bác Vũ Đình Khôi và bác Nguyễn Văn Cường lên tới hàng trăm triệu đồng/năm, cao hơn so với làm nghề nông thuần túy. Đến thăm gia đình hai bác ở huyện miền núi Yên Thế, Bắc Giang, chúng tôi nhận thấy sự khang trang, đầy đủ từ cuộc sống vật chất đến đời sống tinh thần không kém gì các gia đình dưới xuôi, đặc biệt con cái được học hành đầy đủ, đỗ đạt cao.

    Song cũng như với bất kỳ ngành nghề nào khác, ngoài sự am hiểu về đặc tính và kỹ thuật nuôi, để thành công với nghề nuôi ong đòi hỏi người làm nghề cần có niềm đam mê và trên hết là cái tâm với nghề. Lắng nghe tâm sự của những người đã nửa đời gắn bó với nghề nuôi ong, bạn sẽ hiểu được giá trị của từng giọt mật. Mỗi giọt mật ong không chỉ là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của thiên nhiên, tạo hóa mà trong đó còn thấm đẫm những giọt mồ hôi lao động và trên hết là sự ấm nồng của tình người, tình đời.

    11h06' | 29/03/2012
    Người gửi Winter Sonata


    @SINH_TU
    @SINH_TU @SINH_TU @SINH_TU @SINH_TU @SINH_TU
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nuôi gà chọi - “nghề chơi” cũng lắm công phu
    “Giống gà rất đỗi anh hùng/ Cũng gồm năm đức cũng thông trăm tài”. Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà (theo cách gọi miền Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam) vừa mang tính giải trí vừa góp phần nuôi dưỡng tinh thần thượng võ và là chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng. Đây là một thú chơi rất công phu, đòi hỏi người chơi phải có “nghề”. Ngày nay, không chỉ dừng lại ở một thú chơi, nuôi gà chọi đang được xem là một trong những hướng phát triển kinh tế khá hiệu quả, giúp nhiều hộ gia đình đổi đời bởi một con “gà hay” giá có thể lên tới cả trăm triệu đồng…
    [​IMG]

    Công phu chọn giống


    Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được bán giết thịt.


    Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.


    Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập,...


    Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam Bộ có gà Bình Định, Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa...


    Trước đây, những dòng gà máu "chiến" (gà dữ) tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, như dòng gà cụ Tôn Thất Đệ ở Nha Trang, dòng "xám rách" của ông Bảy Đệ ở Vạn Giá (Phú Yên), hay dòng gà ở Mũi Né, Chợ Lầu (Phan Thiết),... Còn hiện nay, do các tay chơi trao đổi với nhau nên những dòng gà hay đã được rải đều ở khắp các địa phương trong cả nước.


    Nhắc đến các giống gà chọi thiện chiến, người ta không thể không nhắc đến giống gà chọi Bình Định với tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
    Ở giống gà chọi Bình Định, các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. Mặt gà gọn gàng, thường không có tích, tai ít phát triển. Mồng nhỏ và thấp. Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ. Mắt thường nhỏ và sâu, mí mắt dầy, màu mắt đa dạng.
    Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 - 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 - 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 - 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.


    Chọn gà tài phải bắt đầu từ thuở "sơ sanh". Trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi bắt sâu kiếm ăn một mình, hoặc đêm về không "rúc" vào nách gà mẹ ngủ mà lại nằm đối mặt với gà mẹ (gọi là gà chầu mỏ).


    Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).


    Ngược lại, những con gà có biểu hiện "lập dị" như: chúm chân bước từng bước đi như diễu hành, mặt cứ lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gọi là gà né lồng) thì dân chơi không bao giờ chọn. Dân chơi gà xưa nay đúc kết những điểm trên bằng mấy câu thơ sau: "Nhất thời chúm chím bỏ ra / Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng".


    Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, vẫn có ý kiến "kê đá, mã kỵ", phải nhìn được chân đá thì mới xác định được gà hay gà dở, giống như chọn ngựa phải cỡi thử.


    [​IMG]
    Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).
    Theo kinh nghiệm của những người chơi gà có nghề, khi chọn giống phải chọn được gà mẹ xuất thân từ dòng gà có sức chịu đòn tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu "trả độ". Gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Hội tụ những yếu tố trên, đám gà con sinh ra thế nào cũng có được ít nhất một con gà tài.

    Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp, được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc. Tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.


    Con mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt, đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (

    15h49' | 14/05/2012
    Người gửi Hoàng Ngọc Quyên
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Cơ hội vàng từ trồng nấm linh chi
    "Kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc”, tự ngàn xưa, nấm linh chi đã được xem là loại thảo dược quý, chữa trị rất nhiều bệnh. Nhờ nghiên cứu trồng thành công nấm linh chi trên giá thể nhân tạo, phong trào trồng nấm linh chi đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng miền, không chỉ giúp các hộ nông dân làm giàu mà còn đem lại nguồn thu lớn cho đất nước thông qua xuất khẩu.
    [​IMG]
    Nghề trồng nấm linh chi đang phát triển mạnh ở nhiều vùng nước ta

    Nghề trồng nấm đã xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Trước năm 1975, nghề trồng nấm rơm và nấm mèo đã phố biến ở khu vực Nam Sài Gòn và Bắc Long An. Với cây nấm linh chi, việc nghiên cứu, xây dựng trại trồng, bào chế nấm linh chi bắt đầu từ năm 1987. Một trong những người tiên phong trồng nấm linh chi là ông Cổ Đức Trọng (Trung tâm Nghiên cứu nấm linh chi & nấm dược liệu) - được mệnh danh là “vua” nấm linh chi.


    Hiện thời, nếu xét về số lượng trang trại nấm linh chi, “thủ phủ” nấm linh chi của miền Đông Nam Bộ là Long Thành (Đồng Nai), của TPHCM là Củ Chi, quận 12. Sản phẩm nấm linh chi Việt Nam được đánh giá có chất lượng khá, giá bán trên thị trường khoảng 500 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc - nước sản xuất nấm số 1 thế giới.


    Theo PGS.TS Phạm Thành Hổ, Việt Nam hiện đã đứng đầu Đông Nam Á về nghề trồng nấm và đứng trong nhóm 5 nước có nghề nấm phát triển nhanh nhất. Có được điều này là nhờ nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào và lợi thế về sản xuất nấm khi điều kiện thời tiết cho phép nuôi trồng được nhiều chủng loại nấm ưa nhiệt, ưa mát, ưa lạnh. Không phải ngẫu nhiên mà nấm đã vượt qua nhiều loại cây, con chủ lực khác để trở thành 1 trong 4 sản phẩm quốc gia ở lĩnh vực nông nghiệp, mở ra cơ hội vàng cho cả người trồng cũng như các doanh nghiệp chế biến.


    Bài viết sau đây giúp bạn đọc nắm bắt một vài đặc điểm và hướng dẫn cơ bản trong quy trình kỹ thuật trồng nấm linh chi.


    1. Đặc điểm sinh học của nấm linh chi


    Cây nấm linh chi gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm:


    - Cuống nấm dài hoặc ngắn, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm. Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.


    [​IMG]
    Linh chi có nhiều loại và đều là các vị thuốc quý

    - Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng như láng vecni. Mũ nấm có đường kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm.


    Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.


    2. Điều kiện nuôi trồng

    * Nhiệt độ thích hợp:


    - Giai đoạn nuôi sợi: 20 độ C - 30 độ C.


    - Giai đoạn quả thể: 22độ C - 28 độ C.


    * Độ ẩm:


    - Độ ẩm cơ chất: 60%-62%


    - Độ ẩm không khí: 80-95%.


    * Độ thông thoáng:


    [​IMG]
    Nấm linh chi dễ trồng nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện môi trường để nấm sinh trưởng tốt

    Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt.


    * Ánh sáng:


    - Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng


    - Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ


    - Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.


    * Độ pH: Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).


    * Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp là nguồn xenlulôza.


    3. Thời vụ nuôi trồng nấm Linh Chi


    Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.


    4. Nguyên liệu và phương pháp xử lý nguyên liệu


    a) Nguyên liệu:


    Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.


    b) Phương pháp xử lý nguyên liệu:


    * Chuẩn bị:


    - Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.


    - Túi nilon chịu nhiệt.


    - Bông nút, cổ nút...


    - Các phụ gia khác (bột nhẹ,...)


    - Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).


    * Phương pháp đóng túi:


    Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ. Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.


    [​IMG]
    Trồng nấm linh chi bằng mùn cưa gỗ xoài
    * Phương pháp thanh trùng:


    + Phương pháp 1: hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100OC, thời gian kéo dài 10-12 giờ.


    + Phương pháp 2: thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-126 độ C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.


    5. Phương pháp cấy giống nấm linh chi


    a) Chuẩn bị:


    - Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).


    - Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng...


    - Nguyên liệu: đã được thanh trùng, để nguội.


    - Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.
    Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại...


    b) Cấy giống:


    * Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ


    Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.


    * Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt.
    Ta dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống.


    - Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).


    - Chú ý:


    + Giống cấy phải đảm bảo đúng độ tuổi.


    + Trước khi cấy giống, ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.


    - Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.
    - Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm.
    - Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.


    6. Phương pháp ươm túi


    a) Chuẩn bị khu vực ươm:


    Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30 độ C.


    b) Ươm túi:

    - Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.


    - Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.


    - Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:


    [​IMG]
    Đảm bảo đúng kỹ thuật khi ướm túi để nấm phát triển nhanh

    + Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.


    + Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu.


    7. Phương pháp chăm sóc, thu hái


    * Chuẩn bị các điều kiện:


    - Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và đảm bảo được các điều kiện sinh thái như sau:


    + Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22 - 28 độ C.


    + Độ ẩm không khí đạt 80-90%.


    + Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.


    + Kín gió.


    - Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.


    Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:


    a) Phương pháp không phủ đất:


    * Rạch túi và tưới nước:


    - Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.


    Ông Nguyễn Văn Đô, thôn Ngô Thượng, xã Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình chia sẻ kinh nghiệm: “Thực tế, chỉ cần diện tích từ 30m2 trở lên là có thể xây dựng trại trồng nấm với kinh phí đầu tư xây dựng cũng không tốn kém nhiều chỉ từ 6-7 triệu đồng cho 50m2. Trung bình 1m2 treo được 50 bịch meo nấm, từ khi treo đến lúc thu hoạch lần đầu khoảng 3 tháng và cách 2 tháng sau sẽ cho thu tiếp đợt cuối. Khi thu hoạch nấm, người trồng cần chú ý phải dùng dao sắc cắt sát bề mặt túi, dùng vôi quét lên vết cắt để ngăn ngừa một số vi khuẩn thâm nhập làm hại nấm.”


    - Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.


    - Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.


    * Thu hái:


    - Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.


    - Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 45 độ C.


    - Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.


    - Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.


    - Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nồng độ 0,5-1%.


    b) Phương pháp phủ đất:


    * Chuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ).


    * Cách phủ đất: khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.


    * Chăm sóc sau khi phủ đất:


    Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được.


    [​IMG]
    Nấm đến giai đoạn thu hái

    Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.


    - Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết), mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái.


    Sau đây là clip tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng nấm linh chi:

    Từ Agriviet.Com
    Những kinh nghiệm thành công từ thực tế


    Ông Nguyễn Văn Đô thôn Ngô Thượng, xã Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình là một trong những hộ trồng nấm linh chi khá thành công. Những bịch nấm nặng trĩu treo kín đặc cả khoảng sân trước nhà. Trang trại trồng nấm rộng hơn 5 nghìn m2 của ông Nguyễn Văn Đô như một rừng nấm thu nhỏ.


    Theo kinh nghiệm của ông Đô, trồng nấm linh chi không khó, nhưng muốn thành công thì người trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt một số quy trình kỹ thuật như: trại trồng nấm phải được che kín để tránh mưa và nắng không trực tiếp chiếu vào; khử trùng trại sạch sẽ trước khi đưa nấm vào treo; nhiệt độ trong trại luôn đảm bảo từ 22-28 độ C với độ ẩm đạt 85% để nấm phát triển và mỗi ngày tưới từ 1-3 lần bằng bình xịt...


    Ông Đô cho biết lợi nhuận từ nghề trồng nấm gấp gần 100 lần so với trồng lúa. So với các loại nấm khác như nấm bào ngư, nấm sò, nấm mèo, thì lợi nhuận thu được cũng gấp 5-6 lần dù đầu tư trồng chỉ cao gấp 2-3 lần. Tuy nhiên nghề trồng nấm phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và kỹ thuật. Nếu kỹ thuật đã chắc rồi thì thời tiết là yếu tố quyết định đến hiệu quả, năng suất và chất lượng của cả vụ nấm. Nấm ưa ẩm, thời tiết mát mẻ sẽ phát triển nhanh, còn thời tiết nắng nóng sẽ chậm và hỏng. Do vậy, năm nào thời tiết thuận lợi thì trồng nấm cho hiệu quả cao, nhưng năm nào thời tiết nắng nóng kéo dài như năm nay thì người trồng nấm sẽ gặp khó khăn.


    Từ mô hình sản xuất nấm thương phẩm, mỗi năm gia đình ông có thu nhập bình quân từ 300-400 triệu đồng. Nấm sản xuất ra đến đâu có khách hàng đặt mua hết đến đó, hiện nay 1 kg nấm linh chi khô có giá từ 450 đến 500 nghìn đồng. Không những làm giàu cho gia đình mình mà ông còn tạo việc làm ổn định cho 15 đến 20 lao động địa phương với mức lương từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng/tháng.


    Hiện nay có rất nhiều trang trại cung cấp giống nấm Linh chi và doanh nghiệp thu mua chế biến sản phẩm này. Bởi vậy đầu ra cho nấm linh chi khá phong phú.


    Th.S. Cổ Đức Trọng - Giám đốc Công ty TNHH Linh Chi VINA, người đầu tiên điền tên ngành nấm linh chi Việt Nam trên bản đồ nấm thế giới, góp phần đưa Việt Nam vào danh sách những nước sản xuất nấm dược liệu hàng đầu cho biết: “Trồng nấm linh chi không khó vì trồng kiểu gì cũng ra nấm Linh chi. Tuy nhiên, trồng thế nào để tai nấm to, đủ chất lượng và độ dinh dưỡng thì rất khó”.


    [​IMG]
    Với nghề trồng nấm linh chi, người đi đầu không quan trọng, người cuối cùng mới là người thành công”- ông Cổ Đức Trọng chia sẻ

    Ông dẫn chứng: một tai nấm khoảng 4cm đường kính mà muốn phát triển thành 20cm thì phải mất trên hai mươi năm kinh nghiệm, phải thuộc tính nết của nó, phải biết chăm sóc nó như chăm sóc một đứa trẻ. Ví dụ như mấy tháng cho ăn dặm, một tuổi ăn gì, độ ẩm ra sao, ánh sáng thế nào, không khí và nhiệt độ bao nhiêu là đủ,… Tất cả những điều này không thể làm được nếu không có kinh nghiệm, bí quyết. Thực tế, có nhiều người trồng nấm thất bại vì tuy làm giống y theo bài học của thầy hoặc theo khuôn mẫu của chuyên gia, nhưng khi gặp tình huống bất ngờ thì không biết xử lý, ứng phó.


    Nghề trồng nấm nói chung và nấm linh chi nói riêng được đánh giá là cơ hội vàng trong phát triển nông nghiệp giai đoạn 2012-2020. Nếu khát khao làm giàu, bạn hoàn toàn có thể thử sức trong lĩnh vực này để tận dụng những lợi thế khách quan, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.





    11h52' | 21/06/2012
    Người gửi Winter Sonata
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Làm giàu với mô hình trồng bưởi da xanh
    Bước vào thời điểm thu hoạch vụ thuận, nhiều loại trái cây rơi vào tình trạng được mùa, rớt giá. Nhưng bưởi da xanh lại là một trong những loại trái cây luôn giữ được giá cả ổn định cũng như sự ưu chuộng của thị trường. Chính vì những ưu điểm ấy, giống bưởi da xanh đã được nhân rộng tại nhiều nhà vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Chợ Lách, Bến Tre - quê hương của giống bưởi ngon nổi tiếng này, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
    [​IMG]
    Tép bưởi đều, dễ tróc, có màu hồng, hương vị ngọt, thơm ngon, ít có thứ bưởi nào sánh kịp.


    Từ trước năm 1995, nhắc đến các giống bưởi ngon, người ta thường hay nhắc tới bưởi Biên Hoà, bưởi đường Giáo Bảo, bưởi Năm Roi ở miền Nam hay bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng ở miền Bắc. Mãi tới năm 1996, sau hội thi trái ngon do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức, giống bưởi da xanh của vùng đất Bến Tre mới được “nhớ mặt, đặt tên” và được thị trường biết tới.


    Từ đó, giống bưởi này được các hộ làm giống ở Chợ Lách, Bến Tre quan tâm nhân giống bằng phương pháp mới, tạo ra nhiều giống cung cấp cho người trồng. Những cây sau này cũng được nhà vườn trồng và chăm sóc tốt hơn đã cho trái rất ngon. Bưởi da xanh có điểm đặc biệt là dù đã chín hay còn xanh đều giữ sắc vỏ xanh. Tép bưởi đều, dễ tróc, có màu hồng, hương vị ngọt, thơm ngon, ít có thứ bưởi nào sánh kịp. Chính vì thế, mặc dù có giá cao hơn các loại bưởi khác, bưởi da xanh vẫn được thị trường đặc biệt ưa chuộng, nhất là vào dịp lễ Tết.


    Tại Bến Tre đã hình thành các vùng chuyên canh bưởi da xanh lớn nhất cả nước. Người nông dân nơi đây đã hình thành số mô hình trồng bưởi da xanh tạo ra năng suất và chất lượng cao như: trồng bưởi da xanh xen vườn dừa/măng cụt, trồng theo hướng hữu cơ… Tất cả đều áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP (áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn).


    Một số mô hình trồng Bưởi Da Xanh điển hình


    Anh Trương Minh Tuấn, ở ấp An Thuận A, xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre - một trong những nông dân thành công mô hình trồng Bưởi Da Xanh xen dừa xiêm - chia sẻ: “Bưởi trồng xen dừa xiêm khi thu hoạch bán được tiền nhiều gấp mấy lần cây mãng cầu. Dừa xiêm ăn lâu dài, cây có tán không lớn lắm, chỉ 7 - 8 mét, sẽ tạo bóng râm hợp lý cho cây bưởi”. Với 5 công đất trồng xen 150 cây bưởi da xanh và 60 cây dừa xiêm, tổng thu nhập của gia đình anh Tuấn đạt hàng trăm triệu đồng/năm.


    Còn với mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ thì ông Nguyễn Văn Sốt (chú Ba Sốt) tại ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre - một trong những nông dân thành công với mô hình này - cho hay: “Tôi bón bưởi chủ yếu bằng phân hữu cơ Komix chuyên dùng cho cây ăn trái, mỗi năm bón từ 600 - 700 kg, chia làm 3 - 4 lần bón, trước khi bón dùng cào xới nhẹ đất, bón phân tưới nước cho cây dễ hấp thu. Tôi rất ít bón phân hóa học, chỉ bổ sung phân lân và kali cho rễ phát triển và tăng độ ngọt cho trái”.


    Theo chú Ba, kỹ thuật trồng bưởi da xanh nền hữu cơ không khó lắm. Với mô hình này, gia đình chú Ba và các hộ nông dân khác có thể đăng ký sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa bưởi da xanh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương.


    Cây bưởi da xanh cũng đem lại cho gia đình ông Thiều Văn Tỷ (ông Hai Tỷ) ấp Định Bình, xã Hoà Nghĩa nguồn thu nhập ổn định. Ông Hai Tỷ cho biết, hơn 20 năm trước nhà ông có 3 công đất vườn trồng nhãn tiêu Huế, nhưng cây nhãn không mang lại hiệu quả kinh tế cao. May nhờ người em gái đi làm ở Mỹ Thạnh An, thấy nông dân ở đây trồng bưởi bán được giá cao nên mua 2 nhánh mang về cho ông trồng thử.


    [​IMG]
    Hiện nay vườn bưởi da xanh của ông Tỷ đang cho trái ổn định, một năm cho thu hoạch hơn 12 tấn trái.
    Qua chăm sóc cây bưởi trưởng thành cho trái ăn khá ngon. Từ đó ông quyết định chiết nhánh để trồng xen trong vườn nhãn, khi cây bưởi lớn ông đốn bỏ vườn nhãn chỉ trồng chuyên canh cây bưởi da xanh trên diện tích 3 ngàn mét vuông. Vườn bưởi được ông chăm sóc cẩn thận nên cây xanh tốt và có nhiều người đến hỏi mua nhánh về trồng. Mỗi năm ông chiết khoảng 4 ngàn nhánh, với giá bán 30 – 40 ngàn đồng/nhánh, sau khi trừ chi phí gia đình ông thu hơn 100 triệu đồng tiền bán nhánh.


    Sau khi chiết nhánh được 4 năm, số tiền thu lại cũng khá, ông mua thêm 7 công đất vườn trồng chuyên canh cây bưởi. Trong đó ông dùng 7 công đất trồng bưởi da xanh và 3 công còn lại trồng bưởi Năm Rroi. Đến nay bưởi da xanh cây lớn nhất được 20 năm tuổi và số cây hậu bị được trồng xen thay thế cây già cỗi cũng khá nhiều.


    Hiện nay vườn bưởi da xanh của ông Tỷ đang cho trái ổn định, một năm cho thu hoạch hơn 12 tấn trái, với giá bán ổn định từ 20 đến 30 ngàn đồng/ký bưởi loại I, gia đình ông thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.


    Khi được hỏi về kinh nghiệm để có vườn bưởi da xanh cho năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Tỷ chia sẻ: “Theo tôi, cây bưởi da xanh muốn phát triển tốt, điều quan trọng khi trồng bưởi đất phải cao ráo, không ứ nước vào mùa mưa, mùa nắng phải tưới đủ nước. Đối với phân bón, tôi thường dùng là phân hữu cơ sinh học Viễn Khang kết hợp với NPK 30-30-0, mỗi năm tôi rãi 12 lần, mỗi tháng rãi 1 lần, rãi cách 1 ngày sau khi thu hoạch trái. Trọng lượng 500 ký hữu cơ + 50 ký NPK 30-30-0, có thể kết hợp thêm thuốc Basudin -10 để ngừa bệnh rệp sáp”.


    Có được kinh nghiệm này, theo ông Tỷ phần lớn là sự cần cù chịu khó học hỏi của bản thân. Ông tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn và tham quan các mô hình, để áp dụng trực tiếp vào vườn bưởi. Hiện tại, ông Tỷ đã tham gia vào mô hình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.


    Có thể nói, cây bưởi da xanh đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Vậy, với những cá nhân muốn thử sức với mô hình này thì phải bắt đầu như thế nào? Học Làm Giàu đã tổng hợp một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi cơ bản giúp bạn có thể khởi nghiệp thành công.


    Dưới đây là clip về mô hình trồng bưởi da xanh trên kênh Truyền hình Vĩnh Long:

    Kỹ thuật chăm sóc Bưởi Da Xanh

    [​IMG]


    Tủ gốc giữ ẩm


    - Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.


    - Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Hiện nay, nhiều ghi nhận cho thấy trồng ổi trong vườn cây có múi nói chung có khả năng ngăn cản, hạn chế rầy chổng cánh tấn công vườn.


    Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Nên chọn loại cỏ phù hợp để trồng trong vườn, tốt nhất là loại cỏ có khả năng sinh trưởng vừa phải, không quá mạnh có thể ảnh hưởng đến cây bưởi đồng thời dễ diệt khi cần thiết. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.


    Tưới và tiêu nước


    Bưởi là loại cây cần tưới nước đầy đủ, nhất là giai đoạn phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Nên duy trì ổn định mực nước trong vườn ở khoảng cách mặt liếp 60 - 70cm. Ở các vùng mà nguồn nước tưới gặp khó khăn như các vùng giồng cát, gò cao thì sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu.


    Tỉa cành và tạo tán


    a) Tỉa cành


    - Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.


    - Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:


    + Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.
    + Lập những cành mang trái trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính).
    + Thay thế những cành già, loại bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu, không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.


    - Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây: cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 - 15 cm); cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả; cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.


    - Để tránh mầm bệnh lây lan sang cây khác, cần phải khử trùng dụng cụ bằng cồn 90 độ hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công.


    b) Tạo tán


    - Là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích:


    + Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
    + Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.


    - Các bước thực hiện như sau:


    + Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 - 80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.
    + Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 - 40 độ.
    + Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50 - 80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 - 3 cành.
    + Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 - 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30 - 35 độ. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.
    + Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.


    Giâm cành - kỹ thuật nhân giống bưởi da xanh

    [​IMG]


    Giâm cành là kỹ thuật nhân giống vô tính có hệ số nhân giống tương đối cao so với kỹ thuật chiết cành, cây con mau cho trái, đồng nhất về đặc tính giống và quần thể trồng tương đối đồng đều.


    Bưởi da xanh là một trong những cây có giá trị kinh tế cao nhưng là loại cây rất khó ra rễ khi giâm cành. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật, cây bưởi da xanh vẫn có thể được nhân giống bằng cách giâm cành. Để đạt kết quả tốt khi giâm cành bưởi da xanh, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nhân giống, bao gồm từ khâu chọn cây đầu dòng, chọn cành giâm, sử dụng hóa chất kích thích ra rễ, giá thể giâm cành đến các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng. Tổng hợp các yếu tố này quyết định thành công của kỹ thuật giâm cành bưởi da xanh.


    Chọn cây BDX đầu dòng để nhân giống


    Cây đầu dòng sử dụng nhân giống phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm. Cây đầu dòng dùng để lấy cành không nên sử dụng để khai thác trái, vì làm như vậy cây sẽ kiệt sức rất mau.

    Chuẩn bị cành giâm


    Cành bưởi da xanh được sử dụng để giâm có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang (mang trái) và cành đứng (cành vượt). Cành ngang chỉ lấy từ ngọn vào bên trong khoảng 20 - 25 cm ở giai đoạn cây không ra hoa. Cành vượt có thể lấy từ ngọn vào trong 40 - 50 cm, cây con từ cành này có sức sống mạnh. Cành giâm nên được thu lúc sáng sớm, trong tình trạng trương nước. Có thể trữ cành trong các bao plastic lớn, phun nước bên trong và cột miệng bao để tránh mất nước. Để bao trong mát, tránh ánh sáng làm nhiệt độ bên trong bao tăng cao. Chiều dài cành giâm khoảng 15 - 20cm. Tỉa bớt lá dưới đáy cành, giữ lại 5 - 7 lá. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để giảm thoát hơi nước. Vạt xéo đáy cành 1 góc 45 độ, dùng dao rạch vài đường ở đáy cành để tạo mô sẹo, kích thích sự ra rễ.


    Chuẩn bị hóa chất


    Hóa chất được sử dụng để giâm cành bưởi da xanh là các auxin tổng hợp, bao gồm NAA và 2,4-D. Nồng độ sử dụng: 4.000 ppm NAA + 500 ppm 2,4-D để kích thích ra rễ cành giâm bưởi da xanh. Các hóa chất này có thể mua ở các cửa hàng bán hóa chất tinh khiết và thường được hướng dẫn cách pha trong cồn.


    Dưới đây là clip hướng dẫn trồng bưởi da xanh trên trang nhanonglamgiau.com:



    Giá thể giâm cành


    Giá thể giâm cành có 4 chức năng: cố định cành giâm, giữ ẩm tốt, thoáng khí và che tối cho đáy cành. Có thể dùng mụn xơ dừa hoặc trấu để làm giá thể giâm cành. Dụng cụ giâm cành có thể là rổ nhựa, khay hay bồn chứa, bên trong chứa giá thể giâm cành. Đặt dụng cụ giâm cành trong nhà giâm cành hoặc đơn giản hơn là trùm lại bằng tấm nhựa kín, khoảng trống phía trên càng cao càng tốt, vì nó sẽ tăng khả năng giữ ẩm độ và giảm được nhiệt độ bên trong.


    Giâm cành


    Lấy các cành giâm đã được chuẩn bị sẵn, nhúng đáy cành giâm vào hóa chất trong thời gian 3 - 4 giây. Cành sau khi xử lý xong để cho hóa chất thấm vào đáy cành. Khi chất thấm khô, cắm cành giâm vào giá thể giâm.


    Chăm sóc sau khi giâm


    Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ ra rễ, sức sống và tỷ lệ chết của cành giâm. Nhiệt độ trong môi trường tốt nhất khoảng 30 ± 2 độ C. Nhiệt độ cao làm cho lá cành giâm trở nên vàng và rụng. Sự hiện diện của lá còn trên cành ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm. Độ ẩm của nơi giâm cành phải được duy trì ở mức 85 - 90% trong suốt thời gian giâm cành. Ánh sáng không quá cao, nên sử dụng ánh sáng khuếch tán trong khoảng 1.000 - 2.000lux. Tốt nhất là để trong nhà có mái che bằng lá, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ba yếu tố ngoại cảnh trên ảnh hưởng đến 50% sự thành công. Trong suốt quá trình giâm cành, nếu thấy lá trên cành giâm còn xanh, không rụng, không vàng thì mức độ thành công sẽ trên 50%. Nên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên, bảo đảm các yếu tố này trong khoảng cho phép thì tỉ lệ thành công mới cao.


    Chăm sóc cây con


    - Thời gian ra rễ của cành giâm tùy vào sức sống của cành. Nếu chọn cành khỏe mạnh và đồng nhất về kiểu cành thì thời gian ra rễ khoảng 45 - 50 ngày và tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 60 - 65%. Sử dụng cành trung bình thì thời gian ra rễ dài hơn (60 - 85 ngày) và tỷ lệ ra rễ chỉ khoảng 50%. Cành giâm sau khi ra rễ được vô trong các bầu plastic có chứa thành phần đất, mụn xơ dừa và phân chuồng hoai.


    - Cây con vô bầu được để nơi thoáng mát và tưới nước thường xuyên. Mỗi ngày tưới 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần bắt đầu tưới thêm phân DAP. Ngâm phân DAP vào thùng nước lượng 2g/1lít, tưới vào bầu đất mỗi tuần một lần cho đến khi cành giâm ra lá mới.


    Trên đây chỉ bao gồm những kỹ thuật ban đầu để các bạn tiếp cận với mô hình kinh doanh đang phát triển này. Các bạn có theo dõi, cập nhật thêm thông tin qua website http://buoidaxanh.com.vn/trangchinh.html. Chúc các bạn thành công!

    (Tổng hợp)




    15h07' | 28/05/2012
    Người gửi Hoàng Ngọc Quyê
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chơi lan- Thú vui kiếm ra tiền
    Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của những bậc vương giả. Nói đến hoa lan, người ta liên tưởng đến sự tinh khiết, thanh tao, niềm đam mê và tình yêu vĩnh cửu bất diệt. “Vua chơi lan, quan chơi trà”, thú vui xưa chỉ dành riêng cho tầng lớp vua quan, quý tộc nay đã được phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân. Chơi phong lan không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là một nghề mang lại nguồn thu nhập lớn cho không ít người thực sự đam mê loài hoa được mệnh danh là tứ bất tử này.
    Việt Nam cũng là quê hương của các loài hoa lan, khoảng trên 140 loại hoa lan chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Hoa lan Việt Nam rất phong phú về hình dạng, màu sắc, trong đó nhiều loài được đưa vào danh sách quý hiếm cần được bảo vệ.


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    Hoa lan Việt Nam khá đa dạng và phong phú


    Hoa lan sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì:


    - Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.


    - Vẻ đẹp phong phú với trăm ngàn hình dạng khác nhau: có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt, có loại cụp vào, có loại xoè ra với những đường chun xếp, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con *******, con ong,... Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan cao gần 10 thước, giò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn (hoa lan Grammatophylum speciosum ở Philipines). Lan này cũng mọc tại Việt Nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang một cái tên rất đẹp: Thanh Tuyền.


    [​IMG]
    Hương hoa lan thật quyến rũ
    - Hương lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao,... Nếu hoa lan sớm nở, tối tàn thì dù cho có hương, sắc đến đâu cũng không thể nào được liệt vào loài hoa vương giả. Nếu được bảo quản đúng nhiệt độ và độ ẩm, hoa lan có thể giữ được nguyên hương, nguyên sắc từ hai tuần cho đến hai tháng, có những loại lâu đến 4 tháng.


    Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại:


    - Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây.
    - Terestrials: Địa lan mọc dưới đất.
    - Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
    - Saprophytes: Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục


    Trồng lan không quá khó và đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Anh Trần Thanh Huy, ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Làm giàu từ nghề trồng lan không khó. Thị trường hoa lan hiện nay lúc nào cũng thiếu nên người trồng luôn được đảm bảo đầu ra, cái khó là người trồng lan phải học cách chăm sóc tỉ mỉ và nâng niu từng cành hoa, rễ cây, lá cây và phải chịu khó học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm… Đa số những người trồng lan làm giàu được đều là người có tâm huyết với nghề, chịu khó làm ăn, không nản chí trước những khó khăn và không ngừng tìm tòi học hỏi.
    Bài viết sau đây hướng dẫn một số bước cơ bản trong quy trình kỹ thuật trồng lan để có được những giò lan đẹp, chất lượng.


    Thiết kế vườn


    Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắc chắn hoặc rào bằng lưới B40.


    [​IMG]


    [​IMG]
    Thiết kế vườn theo đúng kỹ thuật đảm bảo lan sinh trưởng tốt

    Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc - Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan.


    Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tole xung quanh. Do vậy, cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế… để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.


    Chọn giống


    [​IMG]
    Để tạo giống lan tốt cần có phương pháp kỹ thuật nuôi cấy mô, tách mầm
    Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là: Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya,… đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp. Đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.


    Chuẩn bị giá thể và chậu


    Có thể dung than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.


    Kỹ thuật chuyển chậu


    Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám,…


    [​IMG]
    Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám
    Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.


    Chăm sóc lan


    Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.


    Chiếu sáng:


    Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng, cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn, màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng, lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.


    Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng.


    Cây lan từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên.


    Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc - Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.


    Phân bón:


    Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Nếu được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng thì cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan sẽ còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).


    [​IMG]
    Để có những chậu lan đẹp người trồng cần có sự chăm sóc tỉ mỉ

    Nếu thừa hoặc thiếu một trong các dinh dưỡng khoáng này đều ảnh hưởng tới sự phát triển và ra hoa của lan. Ví dụ nếu thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa. Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.


    Hay như thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa. Thừa lân, cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi.


    Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.


    [​IMG]
    Đảm bảo dinh dưỡng cho lan sinh trưởng trong từng thời kỳ

    Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:


    - Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.

    - Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.


    - Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để tăng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.


    - Khi vòi hoa xuất hiện: phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.


    Tưới nước:


    Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clo dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.


    Phòng trừ sâu bệnh:


    Lan cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.


    Ông Bùi Minh Ngọc (Tám Ngọc), phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Nghề trồng lan là một nghề tao nhã, nhưng thật kỳ công và tỉ mỉ thì lan mới cho những bông hoa đẹp. Về chăm sóc lan thì phải bón phân mỗi tuần và hàng ngày tưới cho lan khoảng 2-3 lần, phân bón cho lan chủ yếu là NPK”. Ông cho biết hoa lâu tàn nhất là hồ điệp, có thể tươi trong 2-3 tháng, nhưng quý và đắt nhất là cát lan gia vì bông to, mềm mại, uyển chuyên, tuy nhiên cát lan gia lại chóng tàn hơn hồ điệp (khoảng 1 tháng).


    Thu hoạch và bảo quản


    Hoa cắt cánh ngâm trong dung dịch giúp hoa lâu héo khoảng 15 phút, sau đó bọc lại bằng giấy báo.


    [​IMG]


    Lan, giá không quá đắt, trung bình 10-30$ một chậu, trồng lan không quá mất nhiều thì giờ, cần 10-15 phút một ngày cho 15-20 chậu. Lan không quá khó trồng và cũng không cần phải có hoa tay như nhiều người nghĩ, chỉ cần sự quyết tâm và chú trọng tới những điểm lưu ý đã chỉ ra ở trên là có thể thành công.


    Sau đây là một số clip phỏng vấn về kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan:

    Clip phỏng vấn kỹ thuật trồng lan từ một số nghệ nhân chơi lan tiêu biểu




    Sưu tầm​
    Trồng lan - thú chơi kiếm bạc triệu


    Yêu lan, đam mê với nghề trồng lan, không ít người đã trở nên giàu có. Từ trong Nam đến ngoài Bắc không thiếu những mô hình làm giàu từ nghề này.


    Ví dụ như gia đình anh Nguyễn Hùng Cường, thôn Đông Dư Thượng, xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội. Anh Cường được xem là nghệ nhân trồng lan tiêu biểu của miền Bắc. Bắt đầu sưu tầm lan từ năm 1997, sau những chuyến đi công tác miền núi, anh Cường đã trở thành ông chủ vườn lan với gần 50.000 giỏ. Những giống lan có trong vườn, được anh trực tiếp lên rừng tìm về.


    [​IMG]
    Anh Cường bên vườn lan của mình
    Anh Cường cho biết: “Cơ duyên đến với cây hoa lan rất tình cờ. Mình yêu thích hoa lan từ nhỏ, nhưng đến khi học xong ra trường, đi làm, tình cờ đi công tác ở các tỉnh miền núi, thấy các loài lan đẹp ở trong rừng, mình sưu tầm mang về trồng. Đầu tiên trồng ít, sau đó nhân giống trồng nhiều loại, đến nay đã có một vườn với nhiều chủng loại, đủ để chơi và trao đổi một số giống mới với bạn bè”.
    Bỏ ra gần 300 triệu đồng tiền vốn cho vườn lan, giờ đây với mỗi giỏ phong lan có giá 400.000 - 500.000 đồng, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lời hơn 500 triệu đồng.


    Ông Trần Văn Xê, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh cũng đến với nghề trồng lan như mối duyên nợ. Ông chia sẻ: “Trồng lan coi vậy chứ cũng bận rộn suốt ngày, hết bón phân lại tưới nước, xịt thuốc. Nhưng bù lại được nhìn những bông hoa khoe sắc là tôi thấy khỏe lại liền. Ngày nào không ra vườn là trong người tôi lại bứt rứt không yên”.

    [​IMG]
    Ông Xê trong phòng nuôi cấy mô để cung cấp giống hoa lan

    Khởi nghiệp với số vốn hơn 20 triệu, giờ đây, sau gần 5 năm gắn bó với nghề trồng lan, tài sản của ông có được là 10.000 gốc lan Mokara, 10.000 gốc Denzo và 15.000 cây mô giống trị giá vài tỉ đồng. Ông vui vẻ nói: “Càng làm, càng mê nên tôi quyết định xây dựng phòng nghiên cứu cấy mô để sản xuất lan giống cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, bà con xa gần, ai muốn làm ăn bằng nghề trồng lan, tôi sẵn sàng giúp cây giống, kinh nghiệm”.

    [​IMG]
    Vườn lan đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm cho gia đình anh Long
    Anh Nguyễn Hữu Long, ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cũng là hộ trồng lan điển hình. Với hơn 6 năm kinh doanh, anh cho biết: “Với diện tích gần 1,5ha đất nhưng có tới hàng ngàn cây lan với đủ màu sắc các loại. Các loại lan này được nhập từ Thái Lan về, mỗi chậu có giá từ 7- 9 ngàn đồng. Nếu được chăm sóc tốt khoảng 10 tháng sau cây trưởng thành và có giá từ 30 - 45ngàn/chậu”. Sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi hàng trăm triệu đồng.


    Có thể nói, trồng lan không khó nhưng muốn thành công cần phải có niềm đam mê và lòng quyết tâm, kiên trì thực sự. Nếu bạn muốn đi theo nghề này, hãy học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ những người đi trước. Hiện nay, CLB trồng lan đã có mặt tại rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước, các diễn đàn về nghề trồng lan, chơi lan cũng thu hút rất nhiều nghệ nhân trồng lan và những người đam mê loài hoa vô cùng bí ẩn và quyến rũ này (tham khảo website hoalanvietnam.org). Nếu bạn cũng yêu lan, tại sao không thử làm giàu bằng niềm đam mê ấy? Chúc các bạn thành công!
    Tổng hợp từ internet



    10h14' | 21/05/2012
    Người gửi Winter Sonata

    NhấT chơi ONG, Nhì chơi cảnh, Ba chơi Lan !

    Chơi Lan là 1 thú vui tao nhã !

    chơi ONG???????? @SINH_TU

    :bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz:bz
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Làm giàu từ nghề trồng mai
    Mai vàng là loại hoa kiểng không thể thiếu được trong những ngày năm hết Tết đến, nhất là ở Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có ít nhất một bình mai, chậu mai đón xuân. Đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu chơi mai, thưởng mai ngày càng lớn. Nắm bắt cơ hội này, không chỉ nhiều cá nhân giàu lên nhờ trồng mai mà có nhiều miền quê đã trở thành “làng tỷ phú” như làng mai Háo Đức (Bình Định), Phước Định (Vĩnh Long), Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh),…
    [​IMG]
    Hoa mai không thể thiếu trong ngày Tết

    Trong muôn vàn sắc hoa, cây mai quyến rũ người đời bởi sự tương phản hiếm có: thân gầy guộc, hoa mỏng manh, hương thơm dịu dàng, thanh khiết nhưng ẩn chứa trong mình sự kiêu dũng, khí phách. Mai được tôn phong là “bách hoa khôi”, đứng đầu các loài hoa. Các nhà nho xưa thường dùng hình ảnh hoa mai để ví với cốt cách thanh tao và chí khí của người quân tử. “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, ngay cả chí sĩ Cao Bá Quát, một hình mẫu cho cái sự "ngông" kiểu "dọc ngang nào biết trên đầu có ai" cũng chỉ cúi đầu trước vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết, trong trắng của loài hoa này.

    Bản thân cây mai không đòi hỏi nhiều công chăm sóc bởi đây là loại cây cảnh dễ sống và dễ trồng nhất. Song để tạo ra những chậu mai kiểng được ghép cành, uốn thế, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này. Điều quan trọng nhất và cũng khó nhất trong kỹ thuật trồng mai là tạo dáng cây và giúp mai nở hoa đúng kỳ, hoa đều, màu đẹp. Tuy nhiên, nếu có niềm đam mê và chút tài năng nghệ thuật, bạn hoàn toàn có thể vươn lên làm giàu từ nghề này. Bài viết sau đây giới thiệu đến bạn đọc một số kỹ thuật trồng mai cơ bản.

    Đặc điểm chung của cây mai


    Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Cây mai chỉ kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt vì rễ cái của mai rất dài nên nếu bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ bị thối khiến cây úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thối hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.


    Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25-30o là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10o thì mai sinh trưởng kém.


    [​IMG]
    Mai được tôn phong là “bách hoa khôi”, đứng đầu các loài hoa
    Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.


    Đối với cây mai kiểng, khó nhất là cắt tỉa dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.


    Người trồng mai cần nắm rõ các đặc điểm cơ bản này để có cách chăm sóc cây mai phù hợp.


    Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai


    1. Lên líp và mương rãnh thoát nước


    Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).


    Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.


    2. Phương pháp nhân giống


    a. Nhân giống hữu tính: trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).


    b. Nhân giống vô tính: bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.


    * Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày, bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.


    [​IMG]
    Để chiết và ghép mai cần có kỹ thuật và sự khéo léo


    * Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ. Có một cách ghép khác là ghép mắt (lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép).


    * Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.


    Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.


    Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.


    * Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nêm trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.


    Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.


    Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.


    Clip hướng dẫn ghép mai:


    Sưu tầm​


    3. Chăm sóc mai


    * Tưới nước: Cây mai tuy chịu được nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.


    [​IMG]
    Chăm sóc mai cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ

    Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn không cần tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).


    Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.


    * Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.


    Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.


    Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.


    Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch, tiến hành xem lại dáng cây, cành lá, có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.


    * Diệt cỏ dại, bắt sâu: cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.


    4. Lặt (trẩy) lá mai


    Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giải quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.


    [​IMG]
    Lặt lá mai chuẩn bị cho ngày tết

    Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.


    Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được...


    Kỹ thuật giúp mai ra hoa đúng Tết


    Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.


    [​IMG]
    Cần phải có sự tính toán cụ thể và chăm sóc đặc biệt để mai nở đúng dịp tết


    Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.


    Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:


    1. Tính toán về thời tiết:


    Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:


    - Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.


    - Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.


    2. Quan sát nụ hoa trên cây:


    Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng:


    - Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.


    - Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.


    - Còn thấy nụ hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.


    Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày "Đưa ông Táo về trời" (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.


    Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nở muộn thì nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, cần hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.


    Một số mô hình trồng mai tiêu biểu


    Nghề trồng mai đã đem lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình. Anh Nguyễn Thành Sơn (Ba Sơn) là một tỷ phú trồng hoa mai ở phường Linh Đông, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Từng “nghèo rớt mồng tơi” nhưng cây mai đã giúp anh đổi đời. Trong vườn hoa của anh có đủ các loại mai như: mai trắng, mai huỳnh tỷ, hồng mai, mai tai giảo. Hiện nay, anh đã thành lập cơ sở Mai ghép Ba Sơn. Có trong tay tiền tỷ, nhưng anh vẫn ngày ngày bên hoa từ sáng đến tối.
    [​IMG]
    Anh Ba Sơn bên vườn mai tỷ đồng của mình

    Anh Ba Sơn tâm sự: “Hầu hết người trồng hoa đều có bí quyết riêng, nhưng có một điểm chung là phải yêu nghề, chịu khó, kiên nhẫn, chăm chút từng “thế đứng”, “dáng ngồi” của cây. Phải yêu hoa mới đủ sức tập trung hàng giờ, hàng ngày để tạo dáng một cây ưng ý”.


    Từ một thợ hồ nghèo khó, giờ đây anh Nguyễn Thanh Tùng tại ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng đã trở thành tỷ phú nhờ trồng và kinh doanh mai kiểng. Năm 2004, anh khởi nghiệp với vườn mai trên diện tích 2.000m2 đất nhà, trồng vài trăm gốc mai để phục vụ dịp Tết. Những năm về sau, công việc làm ăn phát đạt anh thuê thêm 1.500 m2 đất để mở rộng vườn mai, trồng từ 800-1.000 gốc mai vàng các loại.


    Ngoài mai vàng tự nhiên, vườn mai của anh còn có các loại mai ghép nhiều giống mai trên cùng một thân, với nhiều thế rồng phượng rất đẹp. Hiện một cây mai kiểng cổ có tuổi 50-70 năm ở vườn nhà anh có giá 20-30 triệu đồng trở lên. Anh Tùng cho biết: “Mai vàng là giống cây trồng khó tính, khó chăm sóc. Mai nở đúng Tết hay không do nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thời tiết, nhiệt độ.”


    Không chỉ có các cá nhân làm giàu từ nghề trồng mai, rất nhiều miền quê đã trở thành các làng tỷ phú nhờ cây mai, điển hình như: làng mai Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định; làng mai Phước Định, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) hay làng mai Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh),...


    Từ một làng thuần nông nghèo khó, giờ đây Háo Đức đã trở làng trồng mai được hầu hết giới hoa kiểng và người kinh doanh mai Tết khắp mọi miền đất nước thuộc nằm lòng. Từ đầu đến cuối làng, đi đâu cũng thấy toàn là mai. Một chủ vườn mai ở đây tâm sự: “Ở Háo Đức, nhà nhà trồng mai, người người cố sức chăm mai. Cây mai san sát, từ ngoài ngõ đến tận hiên nhà. Một khoảnh đất dù nhỏ vài ba mét vuông cũng tận dụng trồng mai. Có cụ già ngoài 70 tuổi cũng đi mua giống mai về trồng để bán. Cây mai đã tạo nên sự đổi thay cho cả làng”.


    Thị trường tiêu thụ mai Háo Đức khá rộng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu chơi mai Tết của cư dân trong tỉnh và các vùng phụ cận, mai Háo Đức còn được các đầu nậu kinh doanh hoa kiểng chuyên chở vào Nam, ra Bắc, lên Tây Nguyên để bán. Mỗi cây mai thương phẩm xuất xứ từ Háo Đức có giá bình quân từ vài trăm đến vài triệu đồng. Một số ít cây thuộc hàng “độc” (mai có tuổi thọ cao, dáng thế đẹp) có khi lên đến vài chục triệu đồng.


    [​IMG]
    Vườn mai Háo Đức

    Theo đánh giá của những người trong nghề, trồng mai không quá khó nếu như có niềm đam mê, yêu nghề, kiên trì và ham học hỏi. Những người chơi mai và cây cảnh trong cả nước đã lập các hội, câu lạc bộ trao đổi, trau dồi kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa mai. Các bạn có thể tham khảo, cập nhật thông tin tại một số trang web như: yeucaycanh.com,agriviet.com. nếu muốn thử sức với nghề này. Chúc các bạn thành công.
    Tổng hợp

    10h29' | 04/06/2012
    Người gửi Winter Sonata
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Người dân đổ xô đi xem tổ ong có hình... rồng

    Cập nhật lúc :11/28/2012 4:00:00 PM
    Mấy ngày nay, nhiều người dân hiếu kỳ đã liên tục đổ xô về đình Xàm, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy, Hòa Bình để xem tổ ong có hình thù lạ, có người còn cho rằng đó là hình một con rồng.


    Theo ông Bùi Văn Lượng - Một trong những người quản lý đình Xàm: Cách đây khoảng 2 tháng, loài ong mà theo tiếng địa phương gọi là ong Tó, đã kéo đến đình Xàm và bắt đầu xây tổ. Đây cũng là một hiện tượng lạ, vì ong thường làm tổ vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch. Mùa đông chúng thường nghỉ ngơi, hơn nữa loài ong này hay làm trên núi, việc chúng xuất hiện và xây tổ tại đình Xàm thời gian này, được coi là một điểm tốt. Điều ngạc nhiên là chúng xây tổ có hình thù rất lạ, không giống với những tổ ong bình thường.
    Theo quan sát của chúng tôi, tổ ong được xây thành hai đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 1m, nằm trên cùng một cây xà của mái đình và giống hình hai con rồng nằm quay đầu vào nhau. Trước hiện tượng trên, nhiều người dân hiếu kỳ đã liên tục đổ xô về đình Xàm để xem tổ ong có hình thù lạ này.

    Được biết, cũng như nhiều ngôi Đình khác ở Hòa Bình, Đình Xàm đã bị chiến tranh tàn phá những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng những dấu tích còn lại như nền Đình cũ được vây quanh bằng những viên đá xanh, các chân tảng bằng đá xanh có hình khối chứng tỏ ngôi Đình này rất lớn. Theo các tài liệu hán nôm và các cụ cao niên trong làng: Đình được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845). Đình thờ thành hoàng là Nhân Thần, người địa phương tên tục là Bùi Văn Khú (Đô Khú) cùng vợ là Thiên Tinh công chúa. Tương truyền: Bùi Văn Khú sinh vào đầu thế kỷ XVIII, ở xóm Xàm, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy.

    Sau đây là một số hình ảnh tổ ong lạ nói trên:


    [​IMG]
    Cận cảnh tổ ong lạ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toàn cảnh tổ ong lạ.
    [​IMG]
    Người dân hiếu kỳ kéo đến xem tổ ong lạ.


    Tang @SINH_TU
    tổ ong có hình... rồng



    .=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này