Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4113 người đang online, trong đó có 269 thành viên. 06:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122533 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp:
    "Toàn lừa đảo!"

    Nguyên Huân -
    Thứ Tư, 28/11/2012, 12:7 (GMT+7)


    [​IMG]
    Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
    Sau khi NNVN có loạt bài “Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp”, ông Nguyễn Lân Hùng - Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam đã có ý kiến về vấn đề này nhằm cảnh báo người dân trước khi sự việc đi quá xa. Thời gian gần đây xuất hiện mô hình nuôi chồn nhung theo hình thức kinh doanh đa cấp, giá một cặp chồn giống được đẩy lên 4 triệu đồng, trong khi thực tế ngoài thị trường chỉ 100.000 - 200.000 đồng, ông có suy nghĩ gì về mô hình này?
    Theo tôi, giá chồn nhung đen ngoài thị trường hiện nay vẫn là đắt, đúng ra chỉ 30.000 đồng/con là vừa vì loài này dễ nuôi lại mắn đẻ như chuột. Nói thật với anh, chồn nhung đen được chính tôi và kỹ sư Hoàng Lê Minh - Giám đốc Cty Giống cây lâm nghiệp vùng Đông Bắc (Lạng Sơn) và một đồng chí nữa đưa về Việt Nam trong một chuyến công du Trung Quốc cùng nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Sau khi nuôi thành công tại Lạng Sơn, kỹ sư Hoàng Lê Minh đã chuyển cho Viện Chăn nuôi 40 cặp để tiếp tục nuôi nghiên cứu, thử nghiệm.
    Bên Trung Quốc, chồn nhung đen được gọi là hắc thốn, khi về Việt Nam, anh Nguyễn Hữu Lộc, chuyên gia lâm nghiệp của Bộ NN-PTNT đã đổi tên thành chồn nhung đen nghe cho hay. Tập quán của người Trung Quốc họ rất thích con vật màu đen như mèo đen, chó đen, ngựa đen… nên con hắc thốn được nuôi để làm thuốc, thuộc da, nấu cao và số ít làm thực phẩm. Việc nuôi chồn nhung đen trong dân tại Trung Quốc chưa phát triển rộng vì đầu ra con vật này không thật sự thuận lợi.
    [​IMG]
    Chồn nhung đen đang bị bán với giá cao gấp nhiều lần giá trị thực
    Theo ông, chồn nhung đen có phải là vật nuôi tiềm năng tại Việt Nam?
    Theo quan điểm của riêng cá nhân tôi, chồn nhung đen là con vật góp phần làm phong phú các giống vật nuôi của ta nhưng để phát triển mạnh tại Việt Nam thì hơi khó vì thịt chồn nhung đen tôi ăn thấy bình thường, trọng lượng của nó rất nhỏ, chỉ 5-7 lạng/con nên không ưu việt cho tiêu thụ làm thực phẩm. Mặt khác, người Việt mình không có thói quen nấu cao thịt chồn hay thuộc da chồn.
    Việc hàng nghìn, hàng vạn người dân đổ xô tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen (đa cấp - PV), trong đó có cả lãnh đạo, thương gia rồi nghệ sỹ, theo ông lý do nào khiến mô hình kinh doanh này phát triển tốt đến vậy?
    Tất cả đều do lòng tham mà ra cả! Những người tham gia mô hình đều thuộc đối tượng dễ bị lừa đảo, lợi dụng, thậm chí bị lợi dụng rất nhiều lần đều từ khát vọng làm giàu không chính đáng mà ra. Hiện nay, hậu quả của việc nuôi giun quế cũng theo hình thức kinh doanh đa cấp vẫn còn nguyên bài học. Bản thân tôi đã phải nghe không biết bao nhiêu cuộc điện thoại của người dân rồi cán bộ các địa phương gọi tới than phiền là bị lừa hàng chục, hàng trăm triệu đồng vì tham gia mô hình nuôi giun quế đa cấp. Tôi nhận thấy mô hình nuôi chồn nhung đen hiện nay cũng có hình thức tương tự và tiềm ẩn trong nó hậu họa vô cùng to lớn, khó lường.

    Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng: “Thực chất, giun quế hay chồn nhung đen đều là con vật góp phần làm phong phú thêm bộ giống vật nuôi của ta, nhưng với điều kiện nó phải được mua bán đúng giá trị của nó chứ hiện nay chồn nhung đen đang được bán với giá cao hơn giá trị thực của nó hàng chục, hàng trăm lần là hành vi móc túi những người nông dân nhẹ dạ".
    Trước đây, các công ty kinh doanh giun quế cũng cam kết với người dân thu mua lại giun thương phẩm và đã được Bộ NN-PTNT cấp giấy phép xuất khẩu… nhưng thực chất đều là lừa đảo hết. Vì vậy, bà con mình đừng để lợi nhuận, lòng tham và đồng tiền làm lóa mắt.
    Bà con hãy thử đặt câu hỏi là con chồn nhung đen tại Việt Nam có bán được thương phẩm không, có ai thuộc da không và có nơi nào tiêu thụ cao chồn nhung đen không? Trả lời được ba câu hỏi đó, bà con sẽ biết bản chất của mô hình là gì. Bởi để sinh ra lợi nhuận phải có sản phẩm và đầu ra thương phẩm. Đằng này, các công ty và mô hình hiện nay chỉ bán giống cho bà con với giá cao gấp hàng chục, hàng trăm lần giá trị thực của con chồn, một khi thị trường bão hòa, lập tức mô hình sẽ bị phá vỡ và người dân khi đó sẽ phải chịu hậu quả vô cùng ghê gớm.
    Ông có lời khuyên gì với những người đang, đã và có ý định tham gia mô hình nuôi chồn nhung đa cấp?
    Là một trong những người có công đưa con giun quế rồi con chồn nhung về Việt Nam, chúng tôi rất buồn khi các con vật bản chất rất hữu ích lại bị đem đi kinh doanh dưới hình thức đa cấp. Tôi khuyên bà con mình cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào mô hình, bởi về mặt luật pháp không thể bắt bẻ được gì các công ty hay chủ mô hình cả vì họ có hợp đồng hẳn hoi. Tuy nhiên, nếu phía công ty có cam kết này nọ bà con nên mang hợp đồng ra UBND xã làm chứng và xác nhận vào bản hợp đồng đó, phòng khi có chuyện gì xảy ra còn có chỗ mà... bấu víu.


    Trước đây, ít nhất là 1 lần tôi đã có ý kiến về con mà người ta gọi là " chồn nhung đen " này .
    Con này nhìn giống y như chuột lang , chuột tàu , chỉ khác chút là màu lông đen tuyền . Theo tôi, chúng thuộc họ nhà chuột chứ không phải thuộc loài chồn . Chồn có nhiều loại : Chồn mướp , chồn hương , chồn đèn , chồn hôi ... Đặc điểm chung về hình thể là các loại chồn đều có mõm dài , nhọn , răng sắc , đuôi dài và là thú ăn thịt, thường bắt gà , chim , ếch nhái ... để ăn.
    Còn con " chồn nhung đen " này ăn cỏ , mặt giống như mặt thỏ và không có đuôi , sao gọi là " chồn " được ?
    Đó chỉ là tên thương phẩm cho dễ bán giống, tựa như cá tra khó bán vì người tiêu dùng thường có ấn tượng xấu do tập quán nuôi cá tra bằng phân ngày xưa , bây giờ người ta gọi là cá " ba sa " cho dễ bán, thực chất là cá tra hết !

    Phong trào chim cút trước năm 1975 , gần đây là giun quế , nhím ... có đặc điểm giống nhau là dù giá con giống quá cao nhưng người ta vẫn bán nhà lao vào nuôi với mục đích sau này bán giống
    !
    Thế nhưng khi thị trường bão hòa , nhà nhà đều nuôi thì lúc ấy bán giống cho ai ?
    Sớm hay muộn , việc phá sản của những người dốc cả tài sản vào nuôi chồn nhung đen đã được biết trước
    !


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    Chuột tàu ...



    [​IMG]

    Chồn nhung đen ?



    [​IMG]

    Chuột lang trắng , hay chuột tàu trắng


    [​IMG]


    Chuột lang (Guinea Pig) là một loài thú được nuôi làm cảnh phổ biến


    Hãy so sánh hình thể xem chúng có giống nhau không ?

    Bản thân tên gọi " chồn nhung đen " đã là lừa dối người tiêu dùng !




  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thu hoạch cá về đêm

    Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các ao nuôi cá tra thường được thông với kênh rạch bên ngoài bằng hệ thống cống phù hợp nên mực nước lên, xuống theo con nước bên ngoài.

    Khi thu hoạch cá, cần phải chờ nước lên đạt mức cần thiết. Vì vậy, có khi đến tận đêm, việc thu hoạch cá mới bắt đầu. Không ít ao nuôi cả hàng chục ngàn tấn cá nên việc thu hoạch kéo dài suốt đêm.

    Dưới đây là một số hình ảnh lao động vất vả nhưng không kém phần thơ mộng của ngư dân đồng bằng sông Cửu Long lúc hoàng hôn xuống.

    [​IMG]
    Đi lưới dồn cá vào khu vực để bắt khi mặt trời vừa lặn.


    [​IMG]
    Khi mặt trời vừa lặn, nông dân bắt đầu đi dồn cá.


    [​IMG]
    Bắt cá trong đêm.


    [​IMG]
    Thu hoạch cá đêm.


    [​IMG]


    [​IMG]
    "Chiến lợi phẩm".

    [​IMG]
    Lót dạ "giữa ca" bằng cá tra nướng.


    Chùm ảnh: Duy Khương - TTXVN


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)] Moi bac @Hoa-Sim hi hi [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Làm giàu từ… lá cây

    Được Trung ương Đoàn vinh danh là Nhà nông trẻ xuất sắc và được trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2010, mô hình sản xuất, kinh doanh “kiểng lá” của anh Đặng Văn Thanh (34 tuổi, tỉnh Bến Tre) đang mang lại việc làm cho hàng trăm người dân nông thôn và giúp nhiều hộ nghèo, ít đất sản xuất thoát nghèo.

    Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đánh giá đây là một mô hình kinh tế phù hợp với những đặc thù của tỉnh và rất có triển vọng phát triển.


    [​IMG]
    Anh Thanh hướng dẫn kỹ thuật trồng kiểng lá cho thanh niên địa phương. Ảnh: sonongnghiep.bentre.gov.vn

    Tốt nghiệp Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 22 tuổi, anh Thanh từng làm tư vấn cho một công ty chuyên xuất khẩu lao động. Sau đó, anh chuyển sang kinh doanh trái cây và một số loại hoa kiểng, cây giống.

    Khoảng 3 năm sau khi ra trường, anh từ bỏ mọi công việc và chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là kinh doanh kiểng lá, mặt hàng được sử dụng rộng rãi để trang trí, gói hoa.

    Anh cho biết: Ý tưởng kinh doanh bắt đầu khi anh đi thăm một người bà con ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà của người này năm bên cạnh chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10). Đây cũng là một trong những chợ hoa tươi lớn nhất thành phố.

    Sau khi đi chọn mua hoa ở một số gian hàng, anh nhận thấy nơi đây hoa tươi rất đa dạng về chủng loại nhưng các loại lá để gói hoa lại rất ít. “Tui đếm đi đếm lại chỉ có ba loại là thiên tuế, cau vàng và phát tài”. Anh hỏi ra mới biết người bán ở đây sử dụng ít loại vì “chỉ biết mấy loại đó”.

    Anh Thanh đã đặt vấn đề là ở quê anh (Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre) có rất nhiều loại lá có thể sử dụng để trang trí, gói hoa, thậm chí còn đẹp hơn những loại đã có sẵn ở đây. Một tiểu thương đồng ý và anh bắt đầu cung cấp những đợt hàng đầu tiên.

    Ban đầu anh phải mày mò rất nhiều chọn được các loại lá ưng ý. Tiêu chí chung của các loại lá này là tươi lâu, màu sáng, càng mỏng manh càng tốt. Sau một thời gian dài tuyển chọn, anh chọn được hàng chục giống khác nhau và tiến hành trồng thử. Các giống phổ biến như: vạn thiên thanh, trúc Nhật, cau vàng, cọ, vạn lợi… được trồng nhiều và bán rất chạy.

    Sau gần 10 năm trồng và kinh doanh kiểng lá, anh Thanh đã trở thành đầu mối thu mua và cung cấp mặt hàng này lớn nhất tỉnh. Thị trường của anh rải đều khắp cả nước, nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua trung gian, anh còn xuất các sản phẩm này sang Nhật, Trung Quốc, Úc. Hiện “hệ thống” cung cấp kiểng lá của anh rải rộng ra khắp huyện, vào các dịp lễ, Tết, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng trăm ngàn lá khác nhau. Thu nhập mỗi năm của gai đình anh đạt cả trăm triệu đồng.

    Những sản phẩm kiểng lá của anh Thanh đều được những nông dân nghèo, ít đất trồng và thu hoạch. Đây đều là những loại cây có vốn đầu tư thấp, nhanh thu hoạch và có thể trồng xen để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, điều thú vị là những sản phẩm này lại được đưa đến tay những người “có tiền” và được xuất hiện tại những nơi sang trọng, những hội nghị, tiệc tùng và nhu cầu càng ngày càng cao- ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre chia sẻ.

    Ông Nguyễn Văn Lâm cũng nhận định: Mô hình trồng và kinh doanh kiểng lá của anh Thanh đã giúp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân và giúp rất nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Việc trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại lá này rất phù hợp với điều kiện ít đất của người dân Bến Tre, đặc biệt tại Chợ Lách, nơi có nước ngọt quanh năm. “Một hộ dân có khoảng 200 m2 đất cũng có thể thu hoạch khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng từ việc trồng các loại cây này” – ông Lâm cho biết.

    Đặc biệt, hầu hết các loại kiểng lá đều ưa râm mát và có thể trồng xen dưới tán cây ăn trái hoặc ngay bên hiên nhà. Vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng 5 triệu đồng/100 mét vuông nên rất phù hợp với hộ nghèo.

    Từ mô hình sản xuất này, anh Thanh đang giúp đỡ hàng chục hộ nghèo các điều kiện để sản xuất, chẳng hạn như bán rẻ các loại cây giống, hoặc bán nợ cho người dân và đến khi thu mua sản phẩm sẽ trích dần để thu hồi nợ.

    Ông Ngô Văn Lù, một nông dân tại xã Long Thới vui vẻ cho biết: ông "bắt chước" anh Thanh trồng các loại: trúc Nhật, trúc đốm từ gần 5 năm nay và thu nhập bình quân từ diện tích khoảng 200 m2 trồng các loại kiểng lá là 4 triệu đồng/tháng.


    Hưng Thịnh
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Sầu riêng - cây làm giàu ở vùng căn cứ cách mạng

    Tỉnh Tiền Giang được xem là "vương quốc" trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long bởi nhiều yếu tố: Diện tích vườn cây ăn quả lớn, nhiều giống đặc sản nổi tiếng, có những chính sách và bước đi thích hợp nhằm phát huy thế mạnh kinh tế quan trọng này.



    Tỉnh xác định 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh: Dứa (khóm), xoài cát Hòa Lộc, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, bưởi da xanh, thanh long Chợ Gạo, xơ ri Gò Công và sầu riêng Ngũ Hiệp. Trong đó, sầu riêng Ngũ Hiệp đã trở thành cây làm giàu cho nông dân vùng căn cứ kháng chiến một thời ở phía nam huyện Cai Lậy.

    Cây sầu riêng "lên ngôi"


    Theo Cục Thống kê Tiền Giang, năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 1.156 ha sầu riêng với sản lượng thu hoạch chưa đầy chục ngàn tấn, đến năm 2011 diện tích sầu riêng đã tăng gần gấp 6 lần với 6.389 ha và sản lượng tăng lên gấp 10 lần với trên 97.000 tấn sầu riêng thương phẩm.



    Nếu tính bình quân giá 20.000 đồng/kg lúc chính vụ, thì nguồn lợi từ cây sầu riêng đã mang lại cho nông dân lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Đây chính là cây trồng có sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng và trình độ thâm canh mạnh mẽ nhất.



    [​IMG]
    Gia đình ông Nguyễn Văn Danh (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách) thu hoạch 240 gốc sầu riêng Cơm vàng hạt lép (RI-6) thu lãi gần 100 triệu đồng. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

    Sầu riêng đã có mặt trên đất Nam bộ nói chung và Cai Lậy, Tiền Giang nói riêng từ rất lâu đời. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, loại cây này chưa trở thành hàng hóa. Nông dân trồng trong vườn nhà mỗi hộ dăm cây, chủ yếu để ăn, có dư mới bán ra thị trường. Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Hai Tôn trên đất cù lao Ngũ Hiệp phát hiện giống sầu riêng khổ qua xanh, khổ qua vàng có năng suất cao nên đã đầu tư trồng thành vườn chuyên canh.



    Với năng suất 20 - 30 tấn/ha, giá bán trên thị trường cao, sầu riêng chuyên canh cho hiệu quả gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Nhờ cây trồng này, ông Hai Tôn đã trở thành triệu phú có tiếng ở miệt vườn Ngũ Hiệp. Không những làm giàu cho mình, ông Hai Tôn còn mở ra hướng thoát nghèo cho nhiều nông dân ở Ngũ Hiệp, tích cực chuyển đổi sản xuất sang chuyên canh sầu riêng.

    Cũng giống như một số cây trồng đặc hữu khác, phạm vi phân bố của cây sầu riêng tại Tiền Giang chủ yếu phía nam quốc lộ 1 thuộc huyện Cai Lậy mà cái nôi là Ngũ Hiệp - một xã cù lao nằm trên sông Tiền. Đây cũng là nơi được công nhận chỉ dẫn địa lý cho cây sầu riêng Tiền Giang nói chung và Cai Lậy nói riêng dưới tên gọi “Sầu riêng Ngũ Hiệp”.



    Từ cái nôi này, diện tích sầu riêng chẳng mấy chốc lan nhanh khắp các xã vùng căn cứ kháng chiến của huyện Cai Lậy: Tam Bình, Hội Xuân, Long Trung, Long Tiên, Long Khánh, Cẩm Sơn. Nhờ cây trồng đặc hữu, chỉ sau thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, diện mạo nông nghiệp - nông thôn - nông dân thay đổi sâu sắc.

    Hiện nay, khu vực trên đã trở thành vùng trồng chuyên canh sầu riêng với diện tích tập trung lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm cung ứng sầu riêng thương phẩm chủ yếu khu vực các tỉnh phía Nam.


    Nâng cao về giống và kỹ thuật thâm canh


    Giống sầu riêng khổ qua vàng, khổ qua xanh có nhược điểm là chất lượng không tốt, hạt to, cơm mỏng, khó cạnh tranh với các giống sầu riêng khác, nhất là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Nhận thấy điều đó, các nhà khoa học Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) cùng các cán bộ kỹ thuật, các ngành hữu quan tại địa phương tập trung khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật thâm canh, trong đó chú ý các nhân tố: Giống tốt, chăm sóc phù hợp, phòng chống sâu bệnh hữu hiệu, xử lý để cây cho trái theo ý muốn, năng suất và sản lượng cao, bán được giá.


    PGS - TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam đã khuyến cáo nhà vườn kiên quyết loại bỏ giống sầu riêng khổ qua vàng, khổ qua xanh và các giống kém chất lượng. Thay vào đó, trồng phổ biến các giống sầu riêng chất lượng cao có nhiều ưu điểm: Cơm dày, hạt lép, phẩm chất ngon, luôn được thị trường ưa chuộng nên giá bán cao, hiệu quả lớn. Đó là giống Ri 6, Mong Thong, Chuồng bò...



    Trong qui trình canh tác, Viện Cây ăn quả miền Nam khuyến khích áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh từ khâu cải tạo, qui hoạch, phân bố mật độ trồng, tỉa cành tạo tán đến phòng chống sâu bệnh, xử lý để cây cho trái theo ý muốn, năng suất, sản lượng cao, trái đẹp và chất lượng ngon. Thực tế cho thấy đây là hướng đi đúng và áp dụng rất thành công nhiều năm nay.



    Đơn cử như bệnh thối rễ, xì mũ thân cây giai đoạn đầu coi là căn bệnh “ung thư” khó trị thì nay đã cơ bản khống chế được. Thành công này giúp bà con nắm vững được qui trình xử lý cho cây có trái theo ý muốn thông qua kỹ thuật xiết nước và chăm sóc, tác động để cây ra hoa vào mùa nghịch, bán được giá cao. Về hiệu quả kinh tế, nếu giống sầu riêng khổ qua vàng, khổ qua xanh lúc vào mùa chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg thì các giống sầu riêng chất lượng cao: Ri 6, Mong Thong có giá bán gấp 5 - 6 lần.



    Trong những năm gần đây, lúc cao điểm, các giống sầu riêng chất lượng cao thương lái mua tại vườn 35.000 - 40.000 đồng/kg, khi vào chính vụ thu hoạch rộ tuy có giảm xuống nhưng vẫn giữ mức 20.000-22.000 đồng/kg, mỗi ha vườn chuyên canh sầu riêng đạt giá trị sản xuất trên dưới nửa tỉ đồng. Ngày nay, các giống sầu riêng chất lượng cao đã chiếm 95% - 97% diện tích vùng chuyên canh, các giống sầu riêng kém chất lượng đã giảm dần cho thấy sự năng động và nhạy bén của nhà vườn trong việc hướng tới nền nông nghiệp chất lượng cao, hội nhập.

    Từ chỗ là cây trồng giữ vị trí khiêm tốn trong vườn nhà, sầu riêng "lên ngôi" đã mang lại những hiệu ứng tốt đối với nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Điển hình là Cẩm Sơn, xã thuần nông từng bị bom đạn kẻ thù tàn phá nặng nề, từ khi đưa cây sầu riêng vào cơ cấu cây trồng chủ lực, diện mạo nông nghiệp - nông thôn - nông dân của xã thay đổi hẳn.



    Nhiều triệu phú, tỉ phú có sự nghiệp vững bền từ cây sầu riêng. Đó là các ông Cao Văn Lập, Nguyễn Văn Hiếu, Võ Văn Liền... mỗi năm thu nhập 300 triệu đến hàng tỉ đồng sầu riêng. Tại đây, diện tích sầu riêng chuyên canh lên đến trên 500 ha, chiếm hơn 50% tổng diện tích canh tác toàn xã.

    Cây sầu riêng đã giúp vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ cứu nước xưa làm giàu nhanh. Có dịp đi trên đường lộ 868 qua các xã Tam Bình, Long Tiên, Long Trung, Long Khánh hay xuôi sông Ba Rày qua Cẩm Sơn, Hội Xuân..., dễ dàng nhìn thấy dọc hai bên đường bạt ngàn những vườn sầu riêng chuyên canh trĩu quả. Sự phát triển giống trái cây đặc sản nổi tiếng của “Vương quốc trái cây Tiền Giang” đã góp phần chứng tỏ sự gặp nhau giữa ý tưởng làm giàu của người nông dân với chính sách về “tam nông” của Đảng.





    Minh Trí
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bỏ “chuột” để nuôi ếch

    29/11/2012 3:15
    Bước vào trại nuôi ếch của Nguyễn Thế Khoa (38 tuổi) ở ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) đã nghe dàn “đồng ca” miền quê vang um.

    Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học tại TP.HCM, năm 2000, Khoa xin vào làm ở một công ty tại thành phố này với mức lương cao. Công việc lý tưởng, tương lai rộng mở, thế nhưng Khoa vẫn luôn tha thiết nhớ quê nhà, và anh đã xin nghỉ việc, quay về Vĩnh Long mở dịch vụ internet.
    [​IMG]
    Giấc mơ làm giàu từ nuôi ếch đã thành hiện thực - Ảnh: Thanh Dũng



    [​IMG] Không ít người chê học đại học tốn kém rốt cuộc cũng làm nông dân nuôi ếch. Nhưng mình đã thành công
    [​IMG]





    Những lúc lang thang trên mạng, Khoa chú ý đến thông tin có những người nuôi ếch làm giàu. Thế là đầu năm 2003, Khoa góp tiền nhờ người quen mua giúp 5.000 con ếch giống Thái, với giá 4.000 đồng/con. Anh đóng cửa tiệm internet, vác xẻng đào mảnh đất vườn, xây ao, bể nuôi ếch. Khoa tâm sự: “Thật sự mình gặp sóng gió, không ít người chê học đại học tốn kém rốt cuộc cũng làm nông dân nuôi ếch. Nhưng mình đã thành công”.
    Hồi nào tới giờ chỉ quen “nhắp chuột”, lướt web, nay bắt tay vào nuôi ếch, đối với Khoa thật không dễ dàng. Nuôi vài tháng, bầy ếch cứ chết dần, Khoa tất tả tìm người học hỏi nhưng chỉ nhận được nhiều lời khuyên trái ngược. Nhìn bầy ếch hao hụt quá nửa, Khoa quyết định tới Trường ĐH Cần Thơ gặp các kỹ sư thủy sản để được hướng dẫn. Nhờ chỉ dẫn, Khoa nắm được cặn kẽ tập tính ếch Thái nên dần dà khắc phục được hiện tượng ếch chết, bầy ếch tăng dần “quân số”.
    Đã hiểu được ếch ngoại, Khoa nghiên cứu cho lai với ếch đồng. Khoa nói: “Nuôi ếch Thái nếu cho chúng tự phối giống với nhau, tỷ lệ trứng nở không nhiều, sức sống không cao. Còn lai tạo với ếch đồng thì tạo ra thế hệ ếch mới với khả năng thích hợp môi trường cao hơn. Tỷ lệ trứng nở cao, nòng nọc con cũng sống nhiều hơn...”. Có người cắc cớ hỏi Khoa, sao không đi làm lãnh lương cao ngất mà cực nhọc với lũ ếch nhái làm chi, Khoa cười và lý giải nuôi ếch lời lắm. Nuôi ếch giống khoảng 3 tháng là xuất chuồng bán, trong khi đầu tư trang trại nuôi ếch và tiền mua giống không quá cao.
    Khoa thành công với việc cho lai tạo ếch Thái và ếch đồng, đàn ếch lai tỷ lệ hao hụt khoảng 10%. Lần mò chăn nuôi, Khoa nắm được bí quyết cho ếch đẻ nhiều và ít hao hụt. Thông thường, ếch nuôi 8 tháng tuổi là bắt giống và đẻ. Nhưng đẻ sớm như vậy con cái sẽ mau xuống sức và con đực cũng yếu hẳn đi. Thế là Khoa “bắt” ếch đổi chu kỳ sinh sản so với tự nhiên. Ếch cái và ếch đực Khoa nuôi đến 12 - 14 tháng mới cho phối giống. Nhờ đó mà ếch bố mẹ đều khỏe mạnh. Khoa nói: “Như thế ếch cái sẽ đẻ nhiều lần hơn và trứng cũng nhiều hơn. Tỷ lệ trứng nở hao hụt rất thấp, lúc trứng nở sẽ cho bầy nòng nọc kích cỡ đều nhau, khắc phục được tình trạng nòng nọc lớn ăn nòng nọc bé”. Khoa cho biết ếch giống tùy theo thời điểm mà giá thay đổi, như thời điểm chính vụ (từ tháng 2 - tháng 9) ếch giống 800 - 1.200 đồng/con, thời điểm trái vụ (từ tháng 9 - tháng 2) giá ếch giống từ 1.400 - 1.900 đồng/con. Ngay giá ếch thịt cũng tùy vào thời điểm trái vụ hay chính vụ, chính vụ giá từ 90.000 - 140.000 đồng/kg, còn trái vụ từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.
    Ở miền Tây, có nhiều người nuôi ếch nhưng quy mô và tầm cỡ không lớn như Khoa. Nhiệt huyết, tận tình, biết giữ chữ tín nên khách hàng của Khoa giờ đông lắm; các tỉnh xa cũng tìm tới Khoa mua ếch giống. Bây giờ chẳng ai còn chê Khoa “ếch”, ngược lại còn khen anh là thanh niên có chí.
    Nhiều nhà nông phục Khoa nên gọi anh là cử nhân nuôi ếch hay ông chủ ếch miền Tây. Khoa nói tấm bằng cử nhân tin học tuy xếp cất nhưng ứng dụng thì còn mãi. Khoa đã tận dụng trình độ để lên mạng, giới thiệu trại ếch, cách nuôi và đầu ra của ếch...
    Thanh Dũng
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ

    27/11/2012 3:25
    Bằng sự bền chí, nỗ lực không ngừng, nhiều người đã “sống được” và thậm chí làm giàu từ số vốn ít ỏi ban đầu.

    Hơn 30 tuổi, Phan Thanh Sơn quyết định lên chốn heo hút thuộc đồi khe Nước (thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, H.Hải Lăng, Quảng Trị) để nuôi hươu.
    [​IMG]
    Anh Sơn tin rằng con hươu sẽ giúp mình làm giàu - Ảnh: Nguyễn Phúc
    Dù chỉ cách QL1 hơn 4 km, nhưng để lên được chỗ Sơn nuôi hươu phải rất vất vả bởi đường sá lầy lội, quanh co. Sơn kể: “Trước tôi cũng có đi học trung cấp nhưng ra trường không có việc làm nên đi phụ hồ. Làm việc còng lưng mà công thợ chỉ 25.000 đồng/ngày. Năm 2006 tôi về quê. Chưa biết sẽ làm gì thì có ông bác thương tình cho 1 ha đất ở đây lập nghiệp”. Vùng này hồi đó rất thâm u. Mình Sơn phát quang, đào từng gốc tràm để lập trang trại mà chẳng có đồng vốn nào lận lưng…



    Trang trại của Phan Thanh Sơn ở thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, H.Hải Lăng, Quảng Trị, điện thoại số 01689207876


    Cái khó ló cái khôn, Sơn tìm đến xin vay vốn hỗ trợ của Hội Nông dân, mượn thêm tiền bà con để lập nghiệp. “Trên dưới 25 triệu đồng là tất cả những gì tôi có vào năm 2007, khi tôi bắt đầu mua gà giống và dê về nuôi…”, Sơn kể. Năm đầu tiên là một năm “vật vờ” của anh. Nợ nần bủa vây, những đồng lãi thu về chẳng bõ bèn gì khi phải mua chịu thức ăn gia súc, gia cầm với giá cao. Cho đến cuối năm 2009, khi đã đủ sức trụ lại nơi này, Sơn bắt đầu “bén duyên” với những con hươu…
    Đổi đời nhờ hươu
    “Ban đầu tôi chọn nuôi hươu đơn giản chỉ vì thích. Nhưng nuôi một thời gian lại mê, hiếm có con vật nuôi nào vừa đẹp, hầu như không bao giờ bị bệnh và dễ kiếm thức ăn như nó”, Sơn nói.
    Bỏ ra gần 20 triệu đồng để mua 2 con hươu giống tại xã Hải Lệ (TX.Quảng Trị), Sơn vừa nuôi vừa học, cái gì không hiểu lại điện thoại ra trại giống nhờ tư vấn. May mà lá gì con hươu cũng ăn được, từ cỏ xanh cho đến lá khế, lá mít, mà mấy thứ đó thì quanh khu đồi này không thiếu. “Mỗi ngày cứ vứt một ôm lá vào chuồng là chúng túc tắc ăn. Chỉ khi hươu lên nhung phải cho ăn thêm bột bắp trong vòng một tháng… Chăm bẵm cũng chẳng nhọc nhằn gì, trừ lúc hươu cái mang thai hoặc nuôi hươu con. Chỉ chú ý là chuồng hươu mùa hè phải thoáng, mùa đông phải kín”, Sơn nói.
    Từ 2 con hươu, Sơn gây giống thành 4 con. Mới đây anh vừa bán 1 hươu con giá 10 triệu đồng. Mỗi năm cứ đến mùa xuân là hươu cho nhung, mỗi mùa 2 đợt cách nhau chừng 2 tháng. Giá lộc nhung hiện nay khoảng trên 1,5 triệu đồng/lạng, mỗi con hươu của anh cho khoảng 1,5 kg nhung mỗi năm. “Nuôi hươu phải tính đường dài vì mỗi con hươu có thể cho nhung đến hơn 20 năm sau mới bị thải loại”, anh Sơn nói.
    Sơn còn nuôi thêm 2 hồ cá rô phi, 700 con gà và gần 100 con heo. Đó là cách để anh lấy ngắn nuôi dài cho ước mơ làm giàu bằng con hươu. Sau hơn 5 năm gắn bó với hươu và heo, gà, cá; giờ Sơn đã có thu nhập hằng năm trên dưới 200 triệu đồng. Anh cũng rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những người khác cùng nuôi hươu. Tại đây hiện đã có nhóm nuôi hươu với 8 hộ, mỗi hộ nuôi chừng 1 cặp, cùng chia sẻ kinh nghiệm, động viên nhau.
    Nguyễn Phúc
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Làm giàu nhờ vỏ trấu

    29/11/2012 3:00 Với 60 triệu đồng, khởi nghiệp với thứ tưởng chừng như bỏ đi là vỏ trấu, giờ đây anh Lương Văn Minh đã trở thành giám đốc của một công ty.

    [​IMG]
    Kiên trì khởi nghiệp với củi trấu, anh Lương Văn Minh giờ đã là chủ doanh nghiệp, có thu nhập cao - Ảnh: Hoàng Sơn
    Anh là Lương Văn Minh (42 tuổi, trú tại khối phố 5, thị trấn Núi Thành, H.Núi Thành, Quảng Nam) hiện là Giám đốc Công ty TNHH Trường Doanh chuyên sản xuất củi trấu.



    Chia sẻ khó khăn với bạn hàng
    Anh Lương Văn Minh tâm sự: “Công ty tôi cung cấp chất đốt cho các doanh nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào họ. Ở giai đoạn mà nhiều đơn vị kinh doanh khác đang gặp khó khăn như hiện nay, lượng củi trấu của công ty tôi bán ra cũng sụt giảm theo. Nợ nần cũng tăng lên. Nhưng đã làm ăn thì phải chấp nhận, hai bên phải biết chia sẻ lẫn nhau, miễn tạo được uy tín với nhau là được”. Công ty TNHH Trường Doanh có địa chỉ tại khối phố 5, thị trấn Núi Thành, H.Núi Thành, Quảng Nam. ĐT: 0510.3570715 - 01213549009.


    Anh Minh kể: “Tình cờ, một lần ngồi nói chuyện với anh bạn thời còn đi học hiện là chủ một công ty tư nhân, tôi được biết một phần nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn là do thị trường chất đốt đang tăng giá. Và tôi chợt nhớ lại vỏ trấu ở quê, người ta vẫn hay vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, sao mình không tận dụng?”. Ý tưởng làm củi trấu đến với anh từ đó. Nhiều đêm liền, anh Minh thức để đọc tài liệu, tìm hiểu qua mạng. Rồi anh vào tận Vũng Tàu để học hỏi cách sản xuất củi trấu sau đó về quê mở xưởng vào năm 2009.
    Anh gom góp tất cả tiền bạc có được trong nhà để đầu tư một chiếc máy ép trấu trị giá hơn 60 triệu đồng. Hằng ngày, anh đến các điểm xay xát gạo để mua vỏ trấu rồi đem về đúc, ép thành củi. Thành công chỉ đến với anh sau hàng tháng trời mày mò vừa chạy máy vừa sửa chữa, tốn cả mấy tấn vỏ trấu. Anh Minh cho biết: “Củi trấu tôi làm ra được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tìm mua vì đảm bảo nhiệt lượng cần thiết khi đốt trong các nồi hơi công nghiệp. Củi trấu có nhiều ưu điểm như nhiệt độ từ 3.800 - 4.000 độ C, đạt yêu cầu nhưng lại rẻ hơn 35% so với than đá. Các xưởng xay xát lúa lúc nào cũng sẵn sàng cung cấp vỏ trấu cho mình”. Loại củi trấu này được các nhà máy ưa chuộng vì góp phần hạn chế việc sử dụng gỗ, củi khai thác trong tự nhiên, hạn chế khí thải độc hại ra môi trường. Hiện mỗi tháng, công ty anh xuất ra thị trường khoảng 200 tấn củi trấu.
    Lãi “khủng”
    Anh Minh cho biết cứ 1,3 tấn trấu (giá 400 đồng/kg) làm được 1 tấn củi trấu (giá 1.500 đồng/kg). Trừ các khoản chi phí, anh thu lãi trên dưới 100 triệu đồng/tháng. Đó là khoản thu nhập rất “khủng” đối với nhiều người dân ở đây.
    “Cái khó nhất của nghề là tìm được thị trường ổn định. Nhưng khi mình kiên trì tạo được uy tín với bạn hàng thì có khi cung không đủ cầu”, anh Minh nói. Cao điểm là hồi năm 2011, mỗi ngày anh xuất bán vào Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (H.Điện Bàn), Khu kinh tế mở Chu Lai (H.Núi Thành) đến 400 - 500 tấn củi trấu, anh phải nhập thêm hàng về để bán.
    Anh Minh cho biết nghề làm củi trấu không khó nhưng để củi đạt chất lượng cao thì người làm phải để ý đến khâu nén vỏ trấu. Thường thì vỏ trấu đem về từ các nhà máy xay xát có thể ép ngay được. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu ẩm, lẫn tạp chất nhiều thì phải phơi mới có thể ép được. Tại công ty, quy trình sản xuất gồm trấu được đùn qua máy xay ở nhiệt độ 250 độ C, sau đó được nén lại nhờ chất keo có sẵn trong vỏ trấu. Củi trấu đạt chuẩn phải dài 40 cm, đường kính 8,5 cm, cứng và nặng gần 3 kg/thanh.
    “Làm củi trấu, theo tôi, sự kiên trì phải là hàng đầu. Nhiều lúc máy móc hỏng, không biết sửa khiến người theo nghề phải mệt mỏi, dễ bỏ ngang. Nhưng khi làm đã quen, có thị trường ổn định thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất cho những ai muốn làm nghề này”, anh Minh chia sẻ. Được biết, hiện công ty của anh có 4 máy ép trấu, anh đặt 2 máy ở Quảng Nam và 2 máy khác ở Quảng Ngãi để mở rộng thị trường, chủ động hơn trong khâu mua nguyên liệu.
    Hoàng Sơn
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nuôi chồn hương

    28/11/2012 3:00 Từ chỗ mua 2 con chồn hương con về nuôi chơi, giờ đây gia đình Trung đã có một trang trại nuôi chồn với số lượng lúc cao nhất lên đến 135 con.

    >> Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ
    Tháng 3.2007, trên đường làm rẫy về, Hồ Duy Trung (37 tuổi ở Quảng Ngãi) gặp một người dân tộc H’re cầm 2 con chồn hương con 1 đực, 1 cái mới bắt được trong rừng. Thấy cặp chồn hương con xinh xắn, Trung mua với giá 200.000 đồng với ý định nuôi chơi. Đến năm 2008, cặp chồn hương đẻ được 6 con, lòng vui như mở. Trung mạnh dạn xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương.
    Với suy nghĩ chồn hương thuộc họ cầy nên ban đầu anh “thử nghiệm” nuôi chồn như... nuôi chó. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, tự mua sách về mày mò và nghiên cứu, cuối cùng Trung đã rút ra “bí kíp” cho riêng mình.

    [​IMG]
    Chồn hương anh Trung đang nuôi tại trang trại - Ảnh: Hiển Cừ
    Theo Trung, chồn hương rất dễ nuôi bởi chúng ăn tạp, từ các loại trái cây đến thịt, cơm, cháo, cá, cua, ếch... Là loài “ngày ngủ, đêm ăn” nên mỗi ngày chỉ cho ăn một lần vào ban đêm, sáng ra rửa sạch chuồng trại là xong. “Đàn chồn hương của tui cho ăn cháo gạo với cám tổng hợp là chủ yếu, chỉ tốn chừng 2.000 đồng/con/ngày mà vẫn lớn ào ào. Tính ra, 1 con chồn hương nuôi trong vòng 6 tháng tốn hết khoảng 400.000 đồng tiền thức ăn nhưng đạt từ 3-3,5 kg, giá bán 1 triệu đồng/kg thịt hơi đã thu về 3-3,5 triệu đồng”, Trung khoe.
    Nuôi chồn hương sinh sản là khâu khó nhất nhưng Trung cũng đã thành công. Anh nói, khi bắt đầu động dục, vào ban đêm, chồn hương cái thường kêu, hú nên phải tìm chọn ******** cho nó. Nhưng đưa ******** vào mà chồn cái không “ưng ý” là chúng cắn lộn với nhau. Vì thế phải cho chúng làm quen trước, nếu vài ngày không thích thì thay anh chồn khác. Khi chồn cái mang thai, phải tách chồn đực ở riêng, phòng ngừa chồn đực ăn chồn con mới đẻ.
    Từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm là mùa sinh sản của chồn hương với mỗi năm có thể đẻ 2 lứa tùy theo người nuôi. Nhưng theo Trung, tốt nhất nên cho chồn hương đẻ 1 lứa/năm vì nếu để đẻ vào mùa mưa, chồn con ít phát triển, dễ dịch bệnh chết.
    “Từ số tiền ban đầu là 200.000 đồng, sau hơn 5 năm tui có ngót nghét 700 triệu đồng. Đây là số tiền quá lớn, nếu làm ruộng thì vợ chồng tui có nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ đến”, Trung thổ lộ.
    Trung còn đang ấp ủ dự án “cà phê chồn”, anh đã đầu tư vốn, thuê đất trồng 400 gốc cà phê, dự kiến đến năm 2014 sẽ cho trái rộ. Anh sẽ dùng trái cà phê nuôi chồn hương rồi lấy hạt cà phê từ phân chồn. Anh tính toán, trong vòng một đêm, mỗi con chồn hương thải ra 0,5 kg phân hạt cà phê khô là anh đã có ít nhất 500.000 đồng và giảm được chi phí mua thức ăn. “Cách làm khép kín này chắc chắn sẽ cho hiệu quả hơn nhiều lần so với cách nuôi chồn lâu nay tui đã làm”, Trung quả quyết.

    Theo Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã thông thường để làm giống và thương mại mà Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cấp cho trang trại của Trung thì giống chồn mà anh đang nuôi là cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus), còn gọi là chồn hương, thuộc họ cầy. Thịt chồn hương ngon và hiếm nên giá lúc nào cũng đắt. Da của nó được thuộc và dùng trong may mặc. Tuyến xạ của chồn hương rất thơm, dùng sản xuất thuốc, làm mỹ phẩm và nước hoa.
    Trang trại nuôi chồn hương của anh Hồ Duy Trung, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), điện thoại: 01229979795.
    Hiển Cừ
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen




    (VTC News) - Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu. :)):)):))
    » Những món thịt chuột lạ lùng ở quê lúa
    » Chuyện lạ về anh nông dân vỗ béo chuột... làm giàu

    » Chuyện săn chuột vui như hội

    » Kỳ thú chuyện săn chuột “khủng” ở Thái Bình

    » Chuyện khó tin về loài chuột to như lợn ở Nam Mỹ

    » Kỳ thú chuyện săn chuột đá trên đỉnh Lung Tang

    » Kỳ lạ tục chọn người hùng bằng tài... săn chuột

    » Chuột nướng, chuột xào và đặc sản chuột treo gác bếp

    » Kỳ lạ chuyện cúng thần bằng tiết canh chuột ở Hà Giang

    » Lạ lùng chợ chuột họp giữa thủ đô

    » Xơi chuột sống và đặc sản chuột “trinh nữ kén chồng”

    » Chuyện lạ về ấp săn chuột người Việt ở Campuchia

    » “Tiến sĩ mèo” đi nghiên cứu… chuột (kỳ 2)

    » Hà Nội: Cả làng đánh chén thịt chuột


    Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

    Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.

    Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.
    [​IMG]
    Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi "chồn nhung đen" Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu.

    Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.

    Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu.
    [​IMG]
    Hệ thống đa cấp bán giống "chồn" với giá 4 triệu đồng/ cặp Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả.

    Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

    Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.

    Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.

    Chồn nhung đen là con gì?

    Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như... chuột.

    Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao.
    [​IMG]
    Các nhà khoa học tin rằng đây là chồn nhung đen hoặc chồn Nam Mỹ Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu.

    Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta.
    [​IMG]
    Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.

    Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ

    Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước. Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.
    [​IMG]
    "Chồn nhung đen" có xuất xứ từ Nam Mỹ thì ăn cỏ [​IMG]
    Chú chồn thực sự ở Nam Mỹ thì lại ăn động vật Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona.

    Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

    Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chuột đồng cỏ Nam Mỹ có hình thái giống hệt "chồn nhung đen"
    Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

    Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít.
    [​IMG]
    Chồn hương nuôi ở Việt Nam. Loài chồn có mõm nhọn, đuôi dài và to. "Chồn nhung đen" mõm tù và chẳng thấy đuôi đâu cả.

    Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.

    Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.
    [​IMG]
    Nông dân nước ta đang nuôi chuột thành... chồn? Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh.

    Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

    Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.
    Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của họ Chồn (Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.

    Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.
    Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hay thỏ từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.
    Phong Diễm

    Đã nói rồi mà
    [SIZE=3][SIZE=3][SIZE=3][SIZE=3][SIZE=3][COLOR=DarkGreen][FONT=Arial]!

    :-":-":-":-":-":-"

    [/FONT][/COLOR][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này