1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5099 người đang online, trong đó có 491 thành viên. 23:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122856 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://agriviet.com/nd/4705-do-xo-lam-giau-con...-gioi-oi!/
    Đổ xô làm giàu con... giời ơi!

    Ngày 17 - Nov - 2012


    Nhắc đến kinh doanh đa cấp hẳn ai cũng nghĩ tới hàng tiêu dùng hay thương mại điện tử... Tuy nhiên, mô hình này đã lan sang cả lĩnh vực chăn nuôi, cụ thể là con chồn nhung đen với những ẩn họa chực chờ người nông dân.
    [http://agriviet.com]


    Đổ xô làm giàu con... giời ơi!
    Chồn nhung đen có xuất xứ từ Nam Mỹ, được Viện Chăn nuôi đưa về VN năm 2005. Sau thời gian nghiên cứu, cho thấy đây là vật nuôi phù hợp điều kiện khí hậu tại nước ta. Đáng buồn thay, qua một số tổ chức, cá nhân, mô hình nuôi chồn nhung đang bị biến tướng thành kiểu kinh doanh giống đa cấp từ hơn một năm nay.
    SIÊU LỢI NHUẬN
    Đối nghịch hẳn với không khí ảm đạm, trầm lắng của con lợn, con gà truyền thống, mô hình nuôi chồn nhung đen hiện đang lan rộng một cách chóng mặt không chỉ ở các làng quê mà ngay cả ven đô, nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, để tiếp cận và tìm hiểu mô hình không hề đơn giản do có một nguyên tắc được các ông chủ của mô hình dặn dò lại người tham gia chăn nuôi, chỉ được truyền miệng và cấm treo biển hay quảng cáo trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào(?).
    Phải qua rất nhiều lần thuyết phục, chúng tôi mới tiếp cận được mô hình nuôi chồn nhung của gia đình ông Trịnh Xuân Trần, thôn Xạ Hương, xã Minh Quang (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Ông Trần là ******* xã về hưu, trong một lần sang thăm ông bạn đồng niên thấy con chồn nhung đen hay quá nên mon men tham gia. Sau khi được tư vấn chồn nhung đen là con vật cực kỳ dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cây hoa lá và rất hiền lành. Đặc biệt, nếu tham gia vào mô hình sẽ được bao tiêu toàn bộ đầu ra trong thời gian hợp đồng, vậy là ông Trần quyết luôn không cần đắn đo suy nghĩ, bởi hiện tại ông đang chán ngấy nuôi lợn do thua lỗ triền miên mấy tháng qua.
    [​IMG]
    Đang có cơn sốt nuôi chồn nhung đen đa cấp tại Việt Nam
    Dẫn tôi thăm đàn chồn, ông Trần khoe: “Tôi mua 15 đôi chồn nhung đen cách đây hơn 1 tháng với giá 4 triệu đồng/cặp, tổng cộng cả tiền đầu tư chuồng trại hết 70 triệu đồng, được ông Châu cho nợ 20 triệu để tham gia vào mô hình. Chỉ vài tuần nữa tôi sẽ xuất bán 15 cặp chồn con và thu về 30 triệu đồng trong vòng chưa đầy 4 tháng, quả thực trong đời tôi chưa bao giờ nuôi con gì lãi nhanh đến thế. Tôi đang nóng ruột gọi thợ bán nốt 5 con lợn để lấy tiền đầu tư thêm 15 đôi chồn nữa nuôi cho “ra tấm món” chứ ông bạn tôi nuôi cả trăm đôi nên lợi nhuận khủng khiếp hơn nhiều.”
    Qua ông Trần, chúng tôi được biết tại tỉnh Vĩnh Phúc có một hộ làm đại diện cho chủ dự án tiến hành thu mua, quản lý, giám sát các hộ chăn nuôi khác tại đây là ông Nguyễn Mạnh Hùng, thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Gặp ông Hùng, chúng tôi ngay lập tức được nghe ông giảng giải về sự ưu việt và tính “nhân văn” có một không hai của dự án. Ông Hùng cho biết, chủ dự án này là ông Đoàn Việt Châu, cựu sỹ quan thông tin của Bộ Tư lệnh Thủ đô, quê ở Giao Thủy, Nam Định. Và theo như lời ông Hùng, may mắn nhờ quen “bồ tát sống” Đoàn Việt Châu ông mới có cơ may thoát khỏi vũng bùn nợ nần do chăn nuôi lợn thua lỗ.
    Không chỉ ông Hùng, nghe đồn có rất nhiều người đã được ông Châu cứu vớt khi đang đầm đìa trong nợ như ông giám đốc một đài phát thanh huyện ở Vĩnh Phúc nợ hàng tỷ đồng ngân hàng do phá sản khi trồng cây thanh hao nay sắp hồi sinh nhờ nuôi chồn nhung đen. Thậm chí, có gia đình máu làm giàu quá đem cả sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay hàng trăm triệu đầu tư nuôi chồn như hộ ông Nguyễn Xuân Hiệp, xã Tam Quan, Tam Đảo.
    Chả là sau khi có trong tay mấy trăm triệu tiền đền bù đất, gia đình ông Nguyễn Xuân Hiệp xây căn nhà 3 tầng hoành tráng nhất làng. Đang xây dở dang thấy có mô hình nuôi chồn nhung, ông lập tức dừng việc xây nhà lại đem sổ đỏ ra ngân hàng thế chấp vay 200 triệu đồng đầu tư 50 cặp chồn nhung đen cho mình và 20 cặp cho con trai để nuôi. Ông Hiệp phấn khởi cho biết, vừa bán được 20 đôi chồn nhung đen thu về 40 triệu tiền tươi thóc thật hẳn hoi chứ không phải tiền ảo như nhiều người sợ. Với cái đà tiền vào như nước này, ông Hiệp dự tính từ giờ đến cuối năm sẽ trả hết tiền vay ngân hàng và sang năm sau lãi trăm triệu đơn giản như trở bàn tay.
    Quay trở lại câu chuyện của ông Hùng, nhờ bỏ ra ngót nghét 500 triệu đồng để đầu tư nuôi 100 cặp chồn nhung đen và là người tham gia mô hình sớm tại Vĩnh Phúc nên ông Hùng được ông Châu tin tưởng giao làm đại diện quản lý gần 50 hộ nuôi chồn trong tỉnh. Ngoài ra, ông Hùng còn là một trong ba cơ sở chuyên làm chuồng để ông Châu phân phối tới các hộ chăn nuôi mới.
    Lúc này, chúng tôi mới hay biết, ngoài việc phải mua chồn giống, các hộ tham gia còn phải mua cả chuồng bằng sắt kiên cố do ông Châu tự làm và thiết kế theo mẫu và “phong thủy” riêng với giá 2,2 triệu đồng/chuồng. Ông Hùng khoe, từ lúc tham gia mô hình ông đã có 3 lứa chồn xuất chuồng, thu về được gần 200 triệu đồng. Cứ với cái đà này, ông Hùng tin chắc chỉ hết năm sau ông sẽ thanh toán xong số nợ 1,5 tỷ đồng hiện đang khất ngân hàng vì nuôi lợn thua lỗ.
    [​IMG]
    Ông Trịnh Xuân Trần (Tam Đảo, Vĩnh Phúc): “Từ bé đến giờ chưa bao giờ tôi nuôi con gì lãi như nuôi chồn nhung đen”
    ĐUA NHAU BÁN CHỒN ĐA CẤP
    Trong quá trình tìm hiểu về con chồn nhung đen, chúng tôi được biết, hiện không chỉ có mô hình của ông Đoàn Việt Châu mà còn rất nhiều mô hình khác như của Cty Giấc mơ Việt (V-dream) cũng có cách thức vận hành tương tự theo kiểu kinh doanh đa cấp. Theo đó, giá ngoài thị trường hiện nay, một cặp chồn nhung giống chỉ 200 - 500 nghìn đồng.
    Tuy nhiên, khi xem hợp đồng của một hộ tham gia mô hình của ông Châu, chúng tôi thấy người chăn nuôi phải mua với giá 4 triệu đồng/cặp (1 đực 1 cái) và được mua lại chồn con với giá 2 triệu đồng/cặp (bất kể đực cái). Tuy nhiên, mỗi một lứa chồn cái đẻ người chăn nuôi phải nộp lại cho chủ mô hình 500 nghìn đồng. Như vậy, bình quân một năm một con chồn nhung đẻ 3 - 4 lứa, người chăn nuôi phải nộp 1,5 - 2 triệu tiền gọi là chi phí vận chuyển, hội thảo và công tác thú y…
    Một điểm rất “tinh vi” của mô hình nuôi chồn nhung đen của ông Châu là thời hạn hợp đồng nhận bao tiêu đầu ra chỉ kéo dài trong 28 tháng, sau 28 tháng người nuôi chồn phải tự lo đầu ra. Nếu muốn tiếp tục được bao tiêu đầu ra, người nuôi phải hủy toàn bộ đàn chồn cũ đi và mua đàn chồn mới với giá 4 triệu/cặp như ban đầu. Với đàn chồn bố mẹ hết hợp đồng, người nuôi phải tiêu hủy làm thức ăn hoặc bán lại cho mô hình với giá 500 nghìn đồng/cặp chứ không được trực tiếp bán ra thị trường.
    Bên cạnh đó, quá trình tham gia, người nuôi phải thường xuyên báo cáo số lượng chồn bố mẹ đẻ ra để cán bộ kỹ thuật kiểm soát lưu vào sổ hộ khẩu, đề phòng các hộ mua chồn ngoài thị trường trà trộn vào. Nếu hộ nào vi phạm, lập tức hợp đồng sẽ bị hủy và số chồn trên sẽ trở về với giá trị ngoài đời thường.

    Chúng tôi liên lạc với một loạt các hộ nuôi chồn nhung đen đa cấp của Cty Giấc Mơ Việt tại huyện Sóc Sơn và Từ Liêm (Hà Nội), xin địa chỉ Cty Giấc Mơ Việt để tới mua chồn nhưng đều bị từ chối. Lý do những người này đưa ra là phải đích thân một người đã tham gia mô hình dẫn tới giới thiệu, Cty mới tiếp và ký hợp đồng. Bởi Cty Giấc Mơ Việt có nguyên tắc chỉ giới thiệu qua hình thức truyền miệng chứ không quảng cáo trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào (?).

    Qua một số hộ tham gia nuôi chồn nhung đen tại xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn và xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm (Hà Nội), chúng tôi mới hay biết còn có mô hình nuôi chồn nhung đa cấp khác của Cty Giấc Mơ Việt. Dự án của Cty Giấc Mơ Việt có cái tên rất kêu là “Nhà nông làm giàu”.
    Về bản chất, dự án của Cty Giấc Mơ Việt không khác là mấy so với mô hình của ông Đoàn Việt Châu. Chỉ khác một điều là mô hình này không bắt người dân phải mua chuồng kèm theo giống, thời gian bao tiêu đầu ra ít hơn mô hình của ông Châu 4 tháng và giá bán giống cũng như giá mua lại con giống rẻ hơn 100.000 đồng/cặp, tức là 3,9 triệu đồng/cặp bán ra và 1,9 triệu đồng/cặp mua về.

    uy nhiên, để tham gia được mô hình này, người chăn nuôi phải mua theo từng gói mà trong kinh doanh đa cấp thường hay chia ra từng cấp bậc như bạch kim, vàng, kim cương, ruby… chẳng hạn. Với Cty Giấc Mơ Việt, người dân phải mua ít nhất 12 cặp chồn nhung đen, các cấp bậc tiếp theo là 24 cặp, 48 cặp, 96 cặp…

    Do đó, để tham gia vào mô hình này người dân phải có ít nhất 50 triệu đồng, một số tiền không nhỏ với nông dân. Một điểm khác nữa là khi tham gia mô hình của Cty Giấc Mơ Việt, nếu hộ nào giới thiệu thêm được một mô hình mới sẽ được hưởng % hoa hồng trên tổng lợi nhuận thu được từ việc bán chồn và tiếp tục được hưởng thêm % cho người cấp kế tiếp.
    @Theo nongnghiep.vn
    :-":-":-":-":-":-"
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://agriviet.com/nd/4703-an-hoa-nuoi-chon-nhung-da-cap/#comment
    Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp

    Ngày 20 - Nov - 2012

    Nghe thông tin các hộ dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nuôi chồn nhung đa cấp đang phát triển khá mạnh, sáng 14/11, từ TP Vinh chúng tôi ra huyện Quỳnh Lưu. Một cán bộ phòng NN-PTNT huyện dẫn tôi xuống xã Quỳnh Bá, một trong những địa phương đang tự phát nhân mô hình nuôi chồn nhung cho một bộ phận cán bộ và cựu chiến binh trên địa bàn xã...
    [http://agriviet.com]
    Vừa nghe tôi hỏi mô hình nuôi chồn nhung, ông Nguyễn Xuân Giáp, Phó Chủ tịch UBND xã nói ngay: Nhà báo tìm đến đây là đúng chỗ rồi. Riêng trong lãnh đạo xã có 2 người đang tham gia mô hình. Đó là đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy và đồng chí Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch Hội nông dân (HND) xã. Mỗi người đều đầu tư trên dưới 90 triệu đồng để nuôi 20 cặp chồn nhung đen được 4-5 tháng nay.
    Dẫn chúng tôi sang gặp Bí thư Đảng ủy xã để nắm tình hình, nhưng ông Tùng đang có khách, ông Giáp liền cho gọi anh Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch HND lên trực tiếp làm việc với nhà báo.
    Anh Nghĩa cho biết: Đầu tháng 6/2012, sau khi tham gia “hội thảo” tại một cơ sở nuôi chồn nhung, nghe họ nói thì lãi nuôi chồn nhung như vậy quá siêu, chỉ khoảng 1 năm là hoàn vốn, còn 16 tháng nữa cũng kiếm được cả trăm triệu đồng là chuyện dễ. Thấy tham gia mô hình được họ bao tiêu sản phẩm, đầu ra không phải lo nên không đắn đo gì nữa 5 anh em chúng tôi là những người đầu tiên trong xã quyết định tham gia mô hình nuôi chồn nhung của ông Đoàn Việt Châu. Mỗi nhà đăng ký và đầu tư khoảng 90 triệu đồng để lo cơ sở vật chất, chuồng trại...
    [​IMG]
    Con chồn đực giống chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay

    Nhìn mặt con này rõ ràng là loài gặm nhấm, giống hệt thỏ và chuột lang, vậy mà họ gọi là chồn được !
    Chồn gì mà ăn toàn rau với cỏ và rơm ?

    botay.com.chonnhungden.vn :p

    Đến ngày 6/7/2012, ông Đoàn Việt Châu đưa về xã 100 đôi chồn nhung đen đến giao tận từng hộ. Hôm giao chồn ông Châu cũng tổ chức “hội thảo” tại chỗ ở một hộ để giới thiệu nhằm tiếp thị, nhân rộng mô hình. Toàn bộ chi phí kể cả liên hoan ăn uống hôm đó đều do ông Đoàn Việt Châu lo tất tần tật.
    Sau thời hạn 1 tháng bảo hành thì hai bên mới chính thức ký hợp đồng (ký ngày 8/8/2012). Trong số 5 người ký đợt này, có 2 cán bộ xã thì anh Nguyễn Thanh Tùng mua 20 đôi. Còn tôi do muốn giảm chi phí thức ăn và rút ngắn thời gian hoàn vốn nên vợ chồng tôi chỉ mua 30 con, trong đó có 20 con cái và 10 con đực.
    Theo hợp đồng thì mỗi cặp chồn nhung (1 đực + 1 cái) có giá 4 triệu đồng, nhưng tôi mua thêm 10 con cái cũng phải chịu 4 triệu đồng/con. Do đó số tiền mua 30 con chồn giống hết những 80 triệu đồng + 12 triệu đồng tiền chuồng như những hộ mua 20 cặp (1 đực + 1 cái). Cả 5 hộ tham gia mô hình đều được ông Châu cho nợ 40 triệu đồng tiền giống/hộ. Riêng tiền chuồng là 2,2 triệu đồng/chuồng, nhà tôi phải bỏ ra 9,2 triệu đồng.
    Hỏi đàn chồn nhung tại Quỳnh Bá hiện phát triển ra sao? Anh Nghĩa thật thà cho biết: Đàn chồn nhà anh Tùng thì lứa đầu sau khi đẻ được 65 ngày (đủ trọng lượng 470 gam/con) đã xuất chuồng được 20 con, lấy về 20 triệu đồng, hiện bên anh Tùng còn 30 con chưa xuất chuồng.
    Riêng đàn chồn nhung nhà tôi tỷ lệ chồn cái nhiều gấp đôi chồn đực nhưng lại đang có vấn đề. Lứa đầu đã có mấy con sẩy thai và mấy con nuôi đã gần 5 tháng vẫn chưa chịu đẻ, có lẽ do chuồng nằm cạnh đường xóm nên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xe máy (!?).
    Đến thời điểm hiện nay đàn chồn giống nhà tôi mới đẻ được 10 chồn con. Xuất được 5 con hiện còn mấy con chưa đủ trọng lượng nên đang phải nuôi tiếp. Theo hợp đồng giữa hai bên thì mỗi lứa chồn đẻ các chủ hộ bắt buộc phải báo cáo ngay cho một cán bộ mạng lưới (ở TP Vinh), họ sẽ đại diện cho ông Đoàn Việt Châu, ra kiểm tra làm thủ tục xác nhận số lượng nhằm quản lý chặt chẽ số lượng chồn con tại các mô hình, coi như một thủ tục khai sinh cho đàn chồn mới sinh.
    Khi chồn đẻ nhà nào cũng phải nộp phí 500.000 đồng/chồn mẹ/lứa đẻ. Tiền ông Châu cho nợ sẽ được trừ lùi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng.
    Do anh Nghĩa bận việc riêng nên một cán bộ xã đưa chúng tôi về nhà để “mục sở thị” mô hình và xem hợp đồng tham gia mô hình của mình. Chị Hồ Thị Thục (vợ anh Nghĩa) đang đi chợ nghe con báo có người đến nhà xem chồn, chị lật đật trở về.
    Đưa cho chúng tôi xem bản hợp đồng, chị Thục phàn nàn: Theo hợp đồng ký giữa chồng tôi với ông Đoàn Việt Châu, thì ông Châu (bên A) cung cấp giống chồn tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chồn cái đã mang thai, giao hàng tại cơ sở chăn nuôi, khuyến mại cước phí vận chuyển... Nhưng đàn chồn nhà tôi mua về nuôi đến nay đã được 5 tháng vẫn còn mấy con mẹ lứa đầu chưa đẻ. Riêng những con chồn mẹ bị sẩy thai lứa đầu đến nay vẫn chưa thấy động dục trở lại.
    Nhà tôi đen đủi nên đàn chồn phát triển rất kém. Khi mới nhập đàn về đã bị chết 1 con, may là đang trong thời hạn bảo hành một tháng nên đã được họ đổi lại con khác, nhưng khi hết thời gian bảo hành bị chết thêm 1 con nữa, đành phải chịu thiệt. Tôi đang giục anh Nghĩa điện thoại cho chủ mô hình xin đổi lại mấy con không đẻ ngay từ lứa đầu và mấy con bị sẩy thai đã lâu mà không động dục trở lại, nhưng đến nay vẫn chưa thấy họ trả lời...
    [​IMG]
    Trang trại nuôi chồn nhung quy mô lớn ở TP Vinh
    Chị Thục thừa nhận thức ăn cho chồn nhung dễ tìm, chỉ cỏ voi, mần trầu, cỏ lác, cây ngô, cây lạc... cho gì cũng ăn. Đến cả rơm và bao ngô khô nó cũng cứ ăn hết là biết loài này rất tạp ăn... Người ta bảo nuôi chồn nhung siêu lãi đâu không biết nhưng từ thực tế của gia đình tôi, tôi thấy nuôi chồn nhung đầu tư cao gần gấp 3 lần so với đầu tư nuôi gà đẻ trứng mà thu về vẫn thua mô hình nuôi gà đẻ.

    Một khi chủ mô hình “chạy làng” với đàn chồn thương phẩm không biết sẽ có bao hệ lụy khôn lường khác xẩy ra. Và khi đàn chồn nhung đen này được ai đó thả ra môi trường tự nhiên thì tác hại đối với mùa màng sẽ ra sao? Với chu kỳ đẻ 4 tháng 1 lứa, mỗi lứa ít nhất từ 4 đến 6 con, loài gặm nhấm tạp ăn này sẽ tấn công lúa, ngô và hoa màu không thương tiếc là điều khó tránh khỏi...
    “Nhà tôi bỏ ra 35 triệu đồng nuôi 300 con gà đẻ, hiện mỗi ngày đàn gà đẻ bình quân 250 quả trứng x 2.000 đồng/quả thu về 500.000 đồng. Nếu trừ đi lượng thức ăn khoảng 150.000 đồng/ngày vẫn thu được 350.000 đồng/ngày. Do đó tôi thấy nuôi gà lãi hơn so với nuôi chồn nhung đen. Đó là chưa nói nuôi chồn nhung sau khi hết hợp đồng (28 tháng) bên B phải hủy đàn chồn đang nuôi để ký lại hợp đồng từ đầu...", chị Thục tính toán.
    Ông Hồ Khắc Hiệp, trú tại xóm Đồng Tâm 1, xã Quỳnh Thắng cho biết tại 2 xã Quỳnh Thắng và Quỳnh Vinh, có một số hộ xem người ta giới thiệu trên truyền hình và trên một số tờ báo, sướng quá liền mua chồn nhung đen trôi nổi ngoài thị trường về nuôi. Giờ đàn chồn phát triển rất mạnh mà đưa ra bán chẳng có ai mua. Giá bán loại con to nhất (7-8 lạng) chỉ 150.000 đồng/con cũng chẳng ai thèm.
    Nhà anh Nguyễn Văn Nam ở xóm 6, Quỳnh Thắng hiện có 60 con chồn nhung trưởng thành đều gần 1 kg/con, rao bán mãi không được làm thịt ăn thử. Tôi đã nếm thử tại đó thấy thịt chồn nhung cũng bình thường, nếu không muốn nói là không ngon, không giống những gì người ta vẫn đang tuyên truyền.
    Một số người tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen tại Nghệ An cho biết: Theo chủ mô hình (bên A) cam kết trong hợp đồng (điểm 2.2.6) là khi hết thời hạn 28 tháng, bên B phải hủy bỏ đàn chồn đang nuôi làm thực phẩm. Nếu ăn không hết thì bán lại cho chủ mô hình 500.000 đồng/cặp. Thế nhưng, điều làm chúng tôi lo lắng chính là khi mô hình lan rộng, đàn chồn giống đã bão hòa, nhu cầu mở rộng mô hình đã hết thì liệu chủ mô hình có thực hiện đúng cam kết đó với người nuôi nữa không? Lúc đó, hậu quả người nuôi lãnh đủ!

    Chồn nhung đen là một đối tượng nuôi mới đang được nuôi tự phát tại nhiều địa phương. Qua thông tin từ báo NNVN về con chồn nhung đen đang được phát triển ào ạt theo hướng đa cấp nên chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại các hợp đồng đã ký giữa 2 bên. Nếu hợp đồng trái pháp luật chúng tôi sẽ xử lý. Bán chồn nhung đen dạng đa cấp này là lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người nuôi. Bởi vậy các đối tượng tham gia phải hết sức cảnh giác! (Ông Lê Đức Cường, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu).

    Theo nongnghiep.vn

    @SINH-TU chớ dại mà tham gia dạng bán hàng đa cấp này nhé !
    Còn anh thì chờ khi nào mô hình này bể , kiếm chổ nào bán rẻ đem dìa nuôi cho rắn ăn chơi !


    [:D][:D][:D][:D][:D]
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Địa chỉ cần ghé thăm trong lần Nam du sắp đến :

    http://agriviet.com/product_detail/800/ra-hoa-mạnh---dạu-trái-nhièu/#m
    Ra Hoa Mạnh - Đậu Trái Nhiều

    [​IMG]
    Ra Hoa Mạnh - Đậu Trái Nhiều


    Giá : 0 VND



    HVP - Auxin Organic. Kích thích tố ra hoa và đậu trái. Tránh hiện tượng hoa và trái non rụng.

    Một sản phẩm của :
    Công ty: Công Ty CP Dịch Vụ Kĩ Thuật Nông Nghiệp TPHCM
    Địa chỉ: Số 2 Đường Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Q.9 TPHCM
    Điện thoại: (08) 6282 6342
    Fax: (08) 6288 1359
    email: my.nguyen@phanbonlahvp.com
    Website: www.phanbonlahvp.com
    Sản phẩm cùng loại

    [​IMG] KALI Hòa Tan

    [​IMG] HVP 401.B Phân


    [​IMG] HVP Kích Ra Rễ

    [​IMG] Phân phức


    [​IMG] Nitrophoska Blue

    [​IMG] HVP Kích Ra Hoa


    [​IMG] Dinh Dưỡng Rau

    [​IMG] Ra Hoa Phong Lan


    [​IMG] 603 Super (Tổng

    [​IMG] HVP HCơ Sinh


    [​IMG] Than bùn (trấp)

    [​IMG] Phân bón phức
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bo bo (moina) - thức ăn thích hợp cho cá bột






    1. Bo bo (moina) - thức ăn thích hợp cho cá bột

      VNRD: bo bo có nhiều tên gọi tuỳ theo vùng như trứng nước, bọ đỏ, hồng trần và rận nước. Hồi nhỏ, khi đi vớt bo bo cho cá ăn tôi thấy có hai loại, một loại to, màu hồng nhạt (rận nước) và một loại nhỏ hơn, màu hồng đậm (trứng nước). Những con được bán ngoài tiệm ngày nay thuộc loại thứ hai nhưng dù loại nào thì vẫn được gọi một cách nôm na là "bo bo".

      Tra thông tin trên mạng thì chúng là những loài thuộc các chi giáp xác
      Daphnia (rận nước), MoinaBosmina (trứng nước). Mỗi chi lại bao gồm mấy chục loài khác nhau. Không rõ những loài hiện diện trong môi trường nước ngọt ở Việt Nam là những loài nào.

      Bo bo là thức ăn thích hợp cho cá bột. Ở Sài Gòn và có lẽ ở các thành phố lớn khác cũng vậy, bo bo được sản xuất và bày bán quanh năm trong các tiệm cá cảnh nên không cần phải ươm nuôi tại nhà. Tuy nhiên, ở những vùng không có bán bo bo thì người chơi cá cần phải tự nuôi bo bo một khi muốn lai tạo cá cảnh. Bài dịch dưới đây hướng dẫn cách nuôi bo bo đại trà với khối lượng lớn nhưng có lẽ cũng là gợi ý cần thiết cho những ai muốn nuôi bo bo tại nhà.


      Bo bo (moina) - thức ăn thích hợp cho cá bột

      Các tác giả R.W. Rottmann, J. Scott Graves, Craig Watson và Roy P.E. Yanong - nguồn http://edis.ifas.ufl.edu/FA024


      Giới thiệu

      Daphnia là loài giáp xác nước ngọt nhỏ gọi là "rận nước". Tên này không những ám chỉ đến kích thước bé nhỏ mà còn ở chuyển động giật cục của chúng trong nước. Các chi rận nước (Daphnia) và bo bo (Moina) có quan hệ họ hàng gần với nhau. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và thường được gọi dưới tên chung là daphnia (VNRD: nhưng ở ta, từ "bo bo" thông dụng hơn "rận nước").

      Cấu tạo cơ thể của bo bo gồm đầu và thân (hình 1). Râu là phương tiện di chuyển chính. Đôi mắt lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu. Một trong những đặc điểm chính đó là cơ thể chúng được bao phủ bởi một khung xương. Chúng tự lột lớp vỏ này một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát triển nằm trên lưng của con cái. Ở rận nước túi này đóng kín nhưng ở bo bo nó lại mở.


      [​IMG]

      Hình 1. Bo bo trưởng thành.


      Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các chi. Bo bo có kích thước tối đa chỉ bằng một nửa rận nước. Bo bo trưởng thành (700-1,000 µm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng artemia (500 µm) và gần gấp 2-3 lần kích thước của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên, bo bo mới nở (nhỏ hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia. Hơn nữa, artemia chết khá nhanh trong nước ngọt. Kết quả, bo bo là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở.


      Cá bột của một số loài cá nước ngọt có thể ăn bo bo ngay từ khi mới nở. Tuy nhiên, cần biết rằng bo bo rất khó phân tách theo kích thước. Thí nghiệm lọc bo bo bằng lưới nhuyễn kích thước 500 µm tại UF/IFAS Tropical Aquaculture Laboratory cho kết quả với số lượng không đáng kể. Trong chăn nuôi, cần lưu ý đến khối lượng bo bo tiêu thụ vì chúng lớn rất nhanh, cá bột không ăn nổi. Nếu những con bo bo lớn này tập trung với mật độ cao, chuyển động giật cục của chúng có thể gây hoảng sợ cũng như tổn thương cho cá bột.


      Ở Singapore, loài
      Moina micrura nuôi trong ao hồ bón chủ yếu bằng phân gà hay phân heo, được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của các loài cá cảnh nhiệt đới, tỷ lệ cá sống bình quân lên đến 95-99% ở kích thước 20 cm. Không may, có rất ít thông tin về phương pháp nuôi bo bo đại trà và nếu có thì chỉ là những bản đánh máy hay xuất bản hạn chế.

      Yêu cầu hoá học và vật lý

      Bo bo xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng đặc biệt tập trung ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để chúng phát triển.

      Bo bo hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng. Chúng có thể sống nơi nồng độ ô-xy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà. Bo bo đặc biệt thích nghi với sự biến đổi của nồng độ ô-xy và thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường nước ô nhiễm ở cống rãnh. Bo bo được cho là có vai trò quan trọng trong việc xử lý các hồ chứa nước thải. Chúng có thể sống sót trong môi trường nghèo ô-xy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin. Sự hình thành hemoglobin dựa trên mức độ ô-xy hoà tan trong nước. Hemoglobin có lẽ cũng phát sinh bởi nhiệt độ cao và mật độ bo bo.


      Bo bo chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5-31° C, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24-31° C. Khả năng chịu đựng tốt của bo bo là điểm thuận lợi đối với các trang trại kinh doanh cá ở miền Nam nước Mỹ và việc ươm nuôi làm thức ăn cho cá cảnh tại nhà.


      Thức ăn

      Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ (thối rữa). Vi khuẩn và nấm men có giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng bo bo phát triển nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo dồi dào. Bo bo là một trong những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa. Cả bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của bo bo. Chất lượng của mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi của chúng.

      Vòng đời

      Bo bo có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu tính. Thông thường, bo bo gồm toàn con cái sinh sản theo cách vô tính. Ở điều kiện tối ưu, bo bo cái từ 4-7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4-22 con. Mỗi lứa cách nhau từ 1.5 đến 2 ngày, mỗi con cái đẻ từ 2-6 lần trong đời.

      Ở điều kiện môi trường bất lợi, con đực xuất hiện và sinh sản hữu tính bắt đầu, tạo ra trứng tiềm sinh tương tự như trứng artemia. Điều kiện chuyển đổi từ sinh sản vô tính sang hữu tính ở bo bo là việc cắt giảm nguồn thức ăn, kéo theo nhiều trứng được tạo ra. Như vậy, việc cung cấp đầy đủ thức ăn là cần thiết vì nó kích thích bo bo sinh sản theo cách vô tính, nhờ đó có rất ít số lượng trứng tiềm sinh được tạo ra.


      Mật độ cao ở rận nước có thể làm sự sinh sản sụt giảm một cách đáng kể nhưng điều này không xảy ra ở bo bo. Số lượng trứng sinh ra ở rận nước
      Dapnia magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95-115 cá thể trưởng thành trên 25-30 lít. Mật độ nuôi thích hợp ở rận nước được ghi nhận là 500 con/lít. Tuy nhiên, mật độ nuôi thích hợp ở bo bo là 5000 con/lít và do đó chúng thích hợp trong chăn nuôi thâm canh.

      So sánh sự sinh sản trong các hồ nuôi
      Daphnia magna Moina macrocopa bón bằng men bia và ammonium nitrate NH4NO3 cho thấy lượng thu hoạch ở bo bo (106-110 g/m3) lớn gấp 3-4 lần so với thu hoạch ở rận nước (25-40 g/m3). Khối lượng thu hoạch hàng ngày ở bo bo với thức ăn vi tảo nuôi bằng phân hữu cơ đạt 375 g/m3.

      Giá trị dinh dưỡng

      Giá trị dinh dưỡng của bo bo phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được nuôi. Dù vậy, lượng protein ở bo bo chiếm 50% khối lượng khô. Bo bo trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn bo bo non. Lượng chất béo chiếm 20-27% khối lượng khô ở bo bo cái trưởng thành và 4-6% ở bo bo non.

      Quy trình nuôi

      Nguyên tắc sản xuất bo bo dựa trên chuỗi bầy nuôi liên tiếp. Tóm lại, bầy nuôi mới được tạo ra hàng ngày trong các bồn chứa riêng biệt theo quy trình ở dưới. Khi tất cả nấm men, vi khuẩn và tảo được tiêu thụ hết, thường từ 5-10 ngày sau khi ươm, bo bo được thu hoạch và bầy khác được ươm tiếp. Nguyên tắc này đặc biệt thích hợp khi có một số lượng nhất định bo bo được thu hoạch mỗi ngày bởi vì việc sản xuất hàng ngày được điều khiển tốt hơn nhiều.

      Một nhóm bồn nuôi cũng thích hợp để duy trì sự đồng nhất vì rất ít khả năng bo bo có đối thủ cạnh tranh (chẳng hạn như sinh vật đơn bào, trùng bánh xe, giáp xác copepod) hay những kẻ săn mồi (như thuỷ tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà niễng, ấu trùng chuồn chuồn hay con xin cơm).


      Bồn nuôi bán liên tục có thể duy trì đến 2 tháng hay hơn bằng việc thu hoạch hàng ngày, thay nước, cho ăn thường xuyên và duy trì tốc độ tăng trưởng. Sau đó, bồn nuôi sẽ không sinh sôi nhanh chóng khi bón thức ăn. Khi chúng không còn phát triển tốt nữa, nên thu hoạch toàn bộ bo bo và bắt đầu nuôi bầy mới.


      Bo bo có thể được sản xuất bằng cách nuôi kết hợp với thức ăn của chúng hay nuôi riêng rẽ. Nuôi kết hợp đơn giản hơn nhưng nuôi riêng rẽ lại cho kết quả tốt hơn.


      Khi nuôi riêng rẽ, bồn nuôi vi tảo được đặt sao cho nó chảy vào bồn bo bo (hình 2). Sản xuất từ những bồn riêng biệt có điểm bất lợi là cần nhiều không gian để nuôi vi tảo. Tuy nhiên cũng có điểm thuận lợi là ít có khả năng lây nhiễm bệnh, điều khiển tốt hơn và thu hoạch được nhiều bo bo hơn.


      Ghi chú: dù áp dụng cách nuôi dưỡng nào cũng luôn phải duy trì hàng loạt hồ nuôi bo bo để đề phòng trường hợp chúng bị chết.


      [​IMG]

      Hình 2. Sắp xếp hàng loạt bồn nuôi bo bo và thức ăn của chúng.


      Bồn nuôi

      Bồn nuôi trung bình có thể tích khoảng 38 lít. Tuy nhiên, thể tích này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu của một người nuôi cá bình thường. Để nuôi với mục đích thương mại thì phải sử dụng bồn chứa, hồ nhân tạo (bằng xi măng, kim loại, plastic hay sợi thủy tinh) và hồ đất. Ngoài ra, bất cứ vật dụng nào cũng có thể được tận dụng như bồn tắm cũ, bồn rửa chén, ngăn tủ lạnh và chậu nhựa. Đừng sử dụng loại bồn kim loại ngoại trừ chúng được làm bằng loại thép không rỉ.

      Trong những bồn chứa lớn, độ sâu của nước không nên vượt quá 90 cm, từ 40 đến 50 cm là lý tưởng. Mực nước nông giúp các sinh vật phù du quang hợp và nồng độ ôxy hòa tan được tốt hơn.


      Bồn nuôi bo bo nên để ở nơi có ánh sáng khuyếch tán và bóng râm. Môi trường có cây cối và mái che bằng vải bạt (giảm 50-80% cường độ chiếu sáng) là lý tưởng. Bồn nuôi cần được che mưa để tạo độ ổn định và chắn lưới để phòng ngừa các loại côn trùng ăn thịt.


      Bồn nuôi không cần phải giữ quá sạch nhưng một số thứ như tảo sợi và ấu trùng của các loài côn trùng ăn thịt (lăng quăng, chuồn chuồn, bọ...) có thể làm giảm sản lượng bo bo. Bồn nuôi cần được sát trùng trước bằng cách phơi khô hay tẩy bằng dung dịch acid nhẹ HCl có nồng độ 30%.


      Nước

      Bo bo rất nhạy cảm với các chất hóa học và kim loại (như đồng, kẽm là những chất thường xuất hiện trong nước máy), bột giặt, chất tẩy và những chất độc hại khác trong nguồn nước. Phải đảm bảo bồn nước không bị nhiễm những chất độc trên. Nên xục khí nước máy trong ít nhất hai ngày để chlor bay hơi, hay bỏ chất trung hòa chlor như sodium thiosulfate (Na2S2O3) nếu muốn rút ngắn thời gian. Nguồn nước tự nhiên là lý tưởng. Nước mưa cũng rất tốt để nuôi bo bo nếu được hứng từ vùng không bị ô nhiễm không khí. Nước đã qua xử lý lọc cũng có thể dùng được.

      Nhiệt độ lý tưởng để nuôi bo bo là từ 24 đến 31 độ C. Chúng chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn 32 độ C trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp khiến chúng sinh sản chậm lại.


      Xục khí

      Xục khí giúp cung cấp ôxy hòa tan cho bo bo, trộn đều thức ăn và gia tăng lượng sinh vật phù du, dẫn đến kết quả là gia tăng số lượng trứng, số lượng bo bo cái mang trứng và mật độ bo bo. Duy trì một dòng chảy nhỏ trong bồn cũng giúp gia tăng sự sinh sản. Hồ có dung tích 1.5 m3 chỉ cần duy trì từ 1 đến 2 ống xục khí. Nên tránh điều chỉnh để bọt khí thật yếu vì đầu xục có thể bị kẹt làm bo bo ngộp thở nổi lên mặt nước và có thể chết.

      Thức ăn

      Dưới đây là danh sách và tỷ lệ một số loại thức ăn dành cho bo bo. Hãy cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để tìm xem đâu là loại thích hợp nhất cho bo bo của bạn. Tỷ lệ thức ăn ở đây chỉ để tham khảo và bạn cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng của mình.

      Lượng thức ăn được tính toán trên thể tích nuôi là 379 lít. Lượng thức ăn sẽ tăng thêm từ 50 -100% sau khoảng 5 ngày nuôi:


      Men làm bột bánh mì: 8.5-14.2 g.


      Men và phân hóa học: 8.5-14.2 g men và 14.2 g ammonium nitrate (NH4NO3)


      Men, cám và cỏ linh lăng (alfalfa): 8.5 g men, 42.5 g cám gạo hay lúa mạch và 42.5 g cỏ.


      Men, cám và phân bò hay bùn: 8.5 g men, 42.5 g cám gạo hay lúa mạch và 142 g phân bò hay bùn.


      Men, hạt bông và phân bò hay bùn: 8.5 g men, 42.5 g hạt bông hay lúa mạch và 142 g phân bò hay bùn.


      Phân bò hay phân ngựa khô hay bùn: 567 g phân khô hay bùn.


      Phân gà hay heo khô: 170 g phân khô.


      Men và bột tảo spirulina: 6 g bột bánh và 3 g bột tảo. Cho bo bo ăn hỗn hợp này trong hai ngày trước khi thu hoạch. Chú ý: trộn nước ấm vào men và bột tảo và để khoảng 30 phút. Khuấy đều và đổ vào bồn nuôi bo bo qua lưới lọc nhuyễn. Lưới sẽ lọc hết cặn bã.


      Phân hữu cơ thường tốt hơn phân hóa học vì cung cấp vi khuẩn, nấm, bã hữu cơ và sinh vật phù du là những thức ăn của bo bo. Có rất nhiều thứ có thể làm thức ăn cho bo bo với kết quả là chúng sinh sôi rất nhanh. Phân hóa học cũng có thể dùng làm thức ăn nhưng tốt nhất nên dùng cho hồ đất hơn là bồn và hồ nhân tạo.


      Phân tươi tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất hữu cơ và vi khuẩn. Tuy nhiên, chuồng gia súc cần được chống muỗi để phân không chứa lăng quăng làm ảnh hưởng đến đàn bo bo. Mặc dù không tuyệt đối cần thiết nhưng phân nên để cho khô trước khi sử dụng. Loại phân bò và bùn khô bán ngoài thị trường có thể được sử dụng để nuôi bo bo.


      Mặc dù phân gia súc thường được sử dụng để nuôi bo bo, các loại thức ăn khác như men, cỏ linh lăng (alfalfa) và cám tuy không tốt bằng nhưng cũng dùng được. Bột làm bánh, cám và cỏ linh lăng khô có bán ở các cửa hàng thực phẩm.


      Những chất hữu cơ thô như phân gia súc, bùn, cám và dầu thực vật thường được đựng trong túi lưới. Khăn, vải lọc, bao nylon hay bất loại sợi dệt nào đều có thể được sử dụng tuy nhiên túi nylon và sợi tổng hợp không bị mục như vải và khăn. Với bồn lọc nhỏ, vớ nylon sử dụng rất phù hợp, rẻ tiền và thuận tiện. Sử dụng túi để loại bỏ cặn khi thu hoạch bo bo và cho phép điều khiển việc cho ăn tốt hơn.


      Cho quá nhiều thức ăn có thể làm nước mau dơ. Dù nuôi bằng loại bồn nào thì cũng nên cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít rồi tăng dần một khi bạn đã có kinh nghiệm. Nếu nấm men xuất hiện trong bồn chứa vì nước quá màu mỡ, bao chứa chất hữu cơ nên được lấy ra. Nếu nấm men phát triển quá mạnh, nên xả bồn chứa và làm lại từ đầu.


      Độ pH quá cao (lớn hơn 9.5) do rêu phát triển mạnh và sự gia tăng nồng độ chất độc ammonia (không phân ly) có thể hạn chế sự phát triển của bo bo. Độ pH của bồn nuôi nên điều chỉnh ở mức từ 7-8 bằng dấm ăn (acetic acid).


      Ươm nuôi

      Sử dụng con giống thuần để ươm. Tránh sử dụng con giống yếu hoặc thoái hoá, con giống đẻ trứng tiềm sinh hay con giống có lẫn loài săn mồi. Tỷ lệ gây giống khoảng 100 con bo bo/ 25 lít. Mặc dù trên lý thuyết chúng ta có thể chỉ cần bắt đầu bằng một con bo bo cái nhưng hãy luôn sử dụng một số lượng đầy đủ để phát triển đàn bo bo một cách nhanh chóng. Nếu ươm ít hơn, đàn bo bo sẽ phát triển chậm hơn do vậy số lượng thức ăn lúc đầu phải giảm xuống để tránh làm ô nhiễm nước. Nếu ươm nhiều hơn thì có thể thu hoạch sớm hơn và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Bo bo bắt đầu được ươm sau khi bồn được bón phân khoảng 24 giờ hay lâu hơn. Nhưng nếu bón bằng men bia thì có thể ươm bo bo sau vài giờ sục khí nếu chất lượng nước và nhiệt độ phù hợp bởi vì bo bo có thể ngay lập tức ăn các tế bào men. Một ít vi tảo hiện diện trong nước và bao tử của bo bo giống là đủ để chúng phát triển bùng phát.

      Theo dõi

      Theo dõi bồn nuôi hàng ngày để xác định tình trạng sức khoẻ của bo bo:

      Xác định sức khoẻ của bo bo bằng cách khuấy bồn nuôi, múc một muỗng lớn (15 ml) nước bồn rồi đem quan sát dưới kính lúp từ 8X đến 10X hay kính mổ. Bo bo màu xanh hay đỏ-nâu với bụng căng tròn và chuyển động linh hoạt là dấu hiệu của bầy nuôi khoẻ mạnh. Bo bo màu nhợt nhạt với bụng rỗng hay bo bo đẻ trứng là dấu hiệu của môi trường kém chất lượng hay thiếu thức ăn.


      Xác định mật độ của bo bo bằng cách nhỏ cồn 70 độ vào một muỗng trà nước bồn (3-5 ml) để giết và rồi đếm số lượng bo bo trên đĩa thí nghiệm bằng kính lúp hay kính mổ. Mật độ thu hoạch chứa từ 45-47 con trong một muỗng trà. Bằng kinh nghiệm, mật độ bo bo có thể được xác định thông qua quan sát mà không cần phải đếm.


      Mật độ thức ăn trong nước khi quan sát qua ly thuỷ tinh nên hơi xanh hay nâu nhạt như nước trà. Nước trong là dấu hiệu của sự thiếu thức ăn. Bồn nuôi nên được bón thêm từ 50-100% lượng thức ăn ban đầu nếu độ trong suốt lớn hơn 30-40 cm. Điều này có thể xác định bằng một đĩa nhựa trắng hay viền kim loại đường kính 10 cm, gắn vào một đầu gậy. Độ trong suốt là chiều sâu mà đĩa còn được nhìn thấy khi nhúng trong nước.


      Nếu phát hiện những loài săn mồi (như thuỷ tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà niễng, ấu trùng chuồn chuồn hay con xin cơm) thì cần xả bồn nuôi, làm sạch và tiêu diệt chúng để khỏi làm ảnh hưởng đến vụ nuôi sau.


      Thu hoạch

      Thu hoạch bằng cách dùng vợt lưới nhuyễn vớt những "đám mây" bo bo nổi trên mặt nước. Cũng có thể thu hoạch bằng cách xả hay hút nước qua lưới lọc kích thước từ 50-150 µm. Tắt máy xục khí và để thức ăn lắng xuống trước khi thu hoạch. Với bồn nuôi bán liên tục, không nên thu hoạch quá 20-25% bo bo mỗi ngày trừ khi bắt đầu nuôi lứa khác. Nếu thu hoạch bằng cách xả nước bồn thì cần phải thay nước trước khi thu hoạch. Thu hoạch mỗi lần một ít và thả bo bo vào bồn nước sạch để giữ chúng sống sót.

      Chất cặn dưới đáy bồn cần được quậy lên hàng ngày cùng với lúc thu hoạch để thức ăn nổi lên và ngăn cản vi khuẩn yếm khí phát triển.


      Bổ sung

      Các loài bo bo khác nhau về kích thước, sinh sản và điều kiện sống tối ưu. Cần điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng tùy theo loài và dòng bo bo nhất định. Gia tăng diện tích bề mặt có thể thu được những kết quả tích cực trong sản xuất bo bo. Với rận nước, khi diện tích tăng lên gấp 4 lần nhờ đặt những tấm nhựa thì khối lượng thu hoạch cũng nhiều gấp 4 lần. Không rõ là nhờ chất lượng nước được cải thiện khi vi khuẩn phân huỷ ni-tơ bám trên các bề mặt, hay sự thay đổi phân bố của rận nước hay chế độ dinh dưỡng được cải thiện.

      Không nhất thiết phải sản xuất bo bo dựa trên nhu cầu tiêu thụ của cá bột. Lượng bo bo thu được có thể trữ nhiều ngày trong bồn nước sạch đặt trong tủ lạnh. Chúng sẽ tỉnh lại khi nhiệt độ ấm lên. Chất lượng dinh dưỡng của bo bo trữ lạnh có thể không tốt bởi vì chúng bị nhịn đói một thời gian, vì vậy bo bo nên được nuôi bằng vi tảo hay men bia trước khi đem cho cá ăn.


      Bo bo có thể được trữ lâu dài bằng cách trữ lạnh trong nước muối nồng độ thấp (nồng độ 7 ppt, 1.0046) hay trữ khô. Cả hai phương pháp đều làm bo bo chết vì vậy cần phải xục khí liên tục giữ chúng lơ lửng trong nước để cá bột có thể ăn. Bo bo đông lạnh và bo bo khô không bổ dưỡng bằng bo bo tươi và cá con cũng không chuộng thức ăn này lắm. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng của bo bo đông lạnh và khô cũng không bị thay đổi nhiều, những chất dinh dưỡng không tan quá nhanh vào nước. Hầu hết những enzyme hoạt động bị phân huỷ trong vòng 10 phút sau khi bỏ bo bo vào nước. Sau một giờ, tất cả những acid amin tự do và acid amin kết hợp đều bị phân huỷ.


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.khoahocchonhanong.com.vn/csdlkhcn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1256

    Kỹ thuật nuôi Bo Bo


    Moina (Bo bo, Bọ đỏ) là loài giáp xác có kích thước nhỏ, trong cơ thể chúng chứa nhiều ezym tiêu hóa như Proteinases, Peptidases, Mmylases, hàm lượng HUFA là những Acid amine thiết yếu mà cơ thể cá, tôm không thể tự tổng hợp được…Khi cá tiêu thụ vào trong cơ thể, moina sẽ cung cấp nhiều men tiêu hóa cần thiết cho hoạt động cơ thể cá. Moina được dùng làm thức ăn cho nhiều loài cá nước ngọt, nước lợ, cá cảnh, trong giai đoạn cá bột, do kích thước phù hợp với miệng cá con. Trong tự nhiên, Moina, sống những nơi nước tĩnh, ô nhiễm, giàu chất hữu cơ phân hủy. Thức ăn của Moina là những loài vi khuẩn nhỏ, những mảnh vụn hữu cơ, các loài tảo…Những loài cá bột, sau ba ngày tuổi, khi hết khối noãn hoàng, bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài, Moina là thức ăn quan trọng hàng đầu, quyết định sự sống còn của cá con. Tuổi thọ Moina rất ngắn, trung bình khoảng 4-7 ngày. Môi trường nước nuôi Moina thường có độ PH 7-8, hàm lượng oxy từ 3-3.5mg/lít, nhiệt độ 26-30 độ C, độ cứng trên 150-200mg/lit, NH3:0.2mg/lit. Có thể nuôi bo bo trong nhiều loại hình khác nhau như hồ ciment, hồ bạt, thùng nhựa, nhưng tốt nhất là nuôi trong ao đất. Chọn ao đất có diện tích trung bình từ 100- 2000 mét vuông, ao được tẩy dọn kỹ, sên vét bùn đáy, chừa lớp bùn dày khoảng 3-5cm. Dùng đất thịt, phơi khô kỹ trong 3 ngày, sau đó trộn với vôi bột, lượng vôi dùng từ 0.2-0.5 kg/tấn đất. Đất sau khi phơi kỹ, trộn vôi, được phủ kín đáy ao dày 5cm. Tiến hành lấy nước vào ao nuôi, mức nước cao 15cm.. Để yên ao trong thời gian 3 ngày, đến ngày thứ 4, tiến hành bón phân cho ao nuôi. Có thể dùng phân vô cơ như NPK, DAP,Urê để nuôi Moina, nhưng tốt nhất là dùng phân chuồng các loại như phân gà, heo, bò…Các loài giáp xác râu nghành có thể sử dụng trực tiếp phân hữu cơ, dưới dạng chất vụn hữu cơ lơ lửng. Đối với phân chuồng, nên ủ hoai kỹ trước khi sử dụng. Lượng phân dùng từ 0.4-0.5kg/m3, vai trò của phân là tham gia thúc đẩy sự nở hoa của tảo, là thức ăn rất quan trọng cho Moina. Đến ngày thứ 12 mức nước trong ao nuôi được dâng lên đến 50cm, và tiến hành bón phân lần thứ 2, dùng phân gà bón lượng 1-2kg/mét khối nước. Từ thời điểm này, duy trì lượng phân bón hàng tuần ở mức 4-5 kg/mét khối. Để chủ động trong thời gian nuôi, nên cấy thêm giống. Thời điểm thả giống vào ngày thứ 15, mật độ nuôi từ 10-15con/lít nước ao. Có thể thay 25% nước ao nuôi mỗi ngày, bổ xung thêm men bánh mì, cám gạo làm thức ăn thêm cho Moina.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Kỹ thuật trồng rau má



    Rau má là cây cho lợi nhuận khá cao, nhưng trồng rau má phải dày công chăm sóc và xuống giống đúng thời vụ (hợp lý nhất là tháng giêng Âm lịch). Mùa khô cần tưới nước thường xuyên. Rau má khá nhạy cảm với thời tiết, môi trường. Sương mù khiến cây vàng úa, cần tưới rửa vào buổi sáng. Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi đột ngột làm cây hư hỏng. Rau má thích hợp các loại phân vi sinh và phân chuồng.
    Chọn giống hợp lý: Hiện có 3 loại giống chủ yếu: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình dạng răng cưa), giống rau má mèo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất) và giống rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay.
    Làm đất: Không nên lên liếp cao quá dễ bị khô, nên làm theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất mặt nằm trên mặt liếp là tốt nhất. Sau khi lên liếp, làm rãnh thoát nước giữa liếp và để tiện chăm sóc, lượng vôi bón 150-200kg, phân chuồng 1 tấn + 2 kg nấm Tricoderma cho 1.000m2. Khoảng cách trồng 15 x 20 cm (3 đến 4 tép/bụi, tưới nước 1 đến 2 lần/ngày vào mùa nắng). Lượng phân vô cơ cho 1.000m2: Lân 20-30kg, DAP 25-30kg, ure 35-40kg.
    Sau thu hoạch lứa đầu bón thêm 1 tấn chuồng đã ủ oai + 1 kg nấm Tricoderma cho1.000m2. Cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho rau, có thể dùng Polyfeed 19.19.19 có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng.
    Sâu bệnh: Một số sâu bệnh chính trên rau má
    Nhện đỏ: Tấn công trên đọt non, chích hút nhựa làm lá nhỏ và dày, cây phát triển kém. Nhện đỏ còn là môi giới truyền bệnh virus. Phòng trị cắt và chôn vùi cây bị bệnh, đồng thời kiểm tra mật số nhện, dùng dầu khoáng SK 99 liều lượng pha 20-25cc/bình 8 lít, Saromite 57 EC liều lượng 8-10cc/bình 8 lít, phun 4 bình/1.000m2.
    Sâu ăn tạp: cắn phá lá, thường xuất hiện mùa nắng, phòng trị bằng thuốc Biocin 8000SC, Sapen Alpha, SecSaigon 25EC.
    Gỉ sắt: Lúc đầu vết bệnh có màu nâu tím sau chuyển màu vàng liên kết nhau nằm ở mặt dưới lá. Phòng trị: bằng các loại thuốc Carbenzim, nhóm có Mancozeb như Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    Bệnh đốm lá: xuất hiện những đốm màu nâu đỏ đều trên mặt lá, sau đó vết bệnh khô có màu xám, viền ngoài màu nâu, lây lan mạnh ra xung quanh. Phòng trị: vệ sinh đồng ruộng, chôn vùi những lá bị bệnh, bón phân cân đối, không sử dụng phân bón qua lá lúc rau bị bệnh. Luân phiên sử dụng 3 loại: Alpine 80WDG – Mexyl MZ 72WP – Copforce Blue 51WP cho hiệu quả phòng trừ rất tốt. Bà con sử dụng đúng theo hướng dẫn và đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV cho rau.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.khoahocchonhanong.com.vn/csdlkhcn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1339
    Phương pháp ngăn ong mật tự ý bay đi


    Nguyên nhân: Do thiếu thức ăn, trong tổ không mật, không phấn, không con.
    Ong bị các bệnh thối ấu trùng, bị sâu ăn sáp, kiến, ong rừng phá, tổ quá cũ.
    Đặt thùng ong không thích hợp, nơi quá nóng hay quá lạnh, bị chấn động, bị khói bếp thường xuyên, do đàn ong lạ đến cướp mật, bị ảnh hưởng của thuốc BVTV xung quanh...
    Nhận biết ong bốc bay
    Trước khi quyết định di cư, vào buổi sáng đó, ong có vẻ lười, có ít, hoặc không có ong bay đi lấy phấn, trong khi các đàn khác vẫn đi tấp nập.
    Mở thùng ra, bên trong thấy ít trứng, ấu trùng và nhộng. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn (ong treo).
    Trước lúc sắp bay đi, ong chúa giảm đẻ 10- 15 ngày, bụng nhỏ lại. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo, khoảng 8- 16 giờ, nhất là 9- 11 giờ.
    Lúc chuẩn bị bay, ong chuyển động rào rào dưới tín hiệu của ong trinh sát. Ong thợ ra ngoài qua cửa tổ, khe hở của thùng. Ong chúa bay ra khi 2/3 số ong thợ đã bay. Sau 2- 3 phút, toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ và bay nhằng nhịt trên không trung như "tạm biệt" rồi bay thẳng đến nơi ở mới, rất ít khi chịu đậu lại gần đàn cũ.
    Ngăn ong bốc bay
    Giữ cho đàn ong luôn đủ thức ăn, chú ý vòng mật cuối không lấy hoặc chỉ lấy tỉa.
    Cho ong ăn bổ sung vào các thời kỳ không có nguồn mật từ hoa, nhất là những tháng 7, 8, 9, 1, 2...
    Đặt thùng ong đúng kỹ thuật, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Trường hợp thấy ong sắp bốc bay, phải lập tức thay một cầu còn mới có đủ mật, phấn, nhộng (lấy từ đàn khoẻ). Có thể nhốt ong chúa lại một vài ngày. Buổi tối cho ăn nước đường.
    Khi phát hiện ong bắt đầu bay, khi ong chúa chưa ra, hãy nhanh chóng lấy nón lá có phủ vải mùng hứng trước cửa thùng để bắt ong bay. Lấy đất ướt trét bít cửa thùng và các khe hở, không cho ong ra.
    Nếu ong đã bay ra, còn đang lượn trên không trung, dùng đất, cát, nước... tung lên hoặc dùng sào có quấn giẻ quay vòng chỗ bầy ong. Ong sẽ hạ độ cao, rồi đậu lại, hãy dùng nón lá bắt ong đưa về treo chỗ mát và tối.
    Sau đó kiểm tra tìm nguyên nhân, chuẩn bị thùng, ván ngăn. Vào khoảng 7 giờ tối đổ ong vào thùng đã có cầu mới nhiều nhộng, ấu trùng mới lớn và cho ong ăn thêm nước đường.
    Hôm sau kiểm tra bên ngoài, nếu thấy ong đi lấy phấn nhiều là chúng đã ổn định, để yên tĩnh 2- 3 ngày sẽ kiểm tra ong chúa. Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh ong chúa để khi ong có chia đàn, bốc bay thì không bay được xa. Chú ý không cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân chính.


    Bài này có thể giúp ích phần nào cho @SINH_TU trong quá trình thuần hóa các loài ong, kể cả ong vò vẽ chăng ? :-??
    Nhớ là cắt cánh ong chúa nhé ! :-w
    Nhầm lẫn lại cắt cánh ong thợ thì lại mập không đều đấy ! ;))


    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.khoahocchonhanong.com.vn/csdlkhcn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1574

    Nuôi cá Bống tượng


    Trong vài năm gần đây cá Bống Tượng đang được nhiều người nuôi quan tâm. Với ngưỡng chịu đựng môi trường rộng, ăn tạp và không khó khăn trong việc lựa chọn giống, giá trị thương phẩm ổn định ở mức cao, nguồn thức ăn là các loại cá tạp sẵn có, dễ tìm...
    Năm 2007 tổng diện tích nuôi đối tượng này theo thống kê của cơ quan chuyên ngành là gần 80 ha, địa phương nuôi nhiều như Giá Rai gần 50 ha, Phước Long trên 10 ha, Hòa Bình trên 10 ha, và một số ít rãi rác ở các địa phương khác... Thời gian nuôi trung bình 8 – 10 tháng, mật độ nuôi 0,5 - 1 con/ m2, hệ số thức ăn tb 5 – 6 kg. trọng lưọng bình quân 500 – 800 gam/ con, lợi nhuận sau chi phí (hoạch toán trong trường hợp tỉ lệ sống đạt 60 %, diện tích ao nuôi 200 m2) là trên 10 triệu đồng. Ưu điểm của mô hình góp phần làm đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng thủy sản có giá trị, tận dụng tối đa diện tích bỏ trống, ao vườn tạp ở vùng nước lợ và nước ngọt, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho các gia đình.
    Tuy nhiên quy mô nuôi của các nông hộ còn nhỏ, đầu tư chưa đúng, đủ theo yêu cầu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình nuôi còn hạn chế, nên hiệu quả vẫn chưa được cao, cá dễ mắc bệnh nếu không biết cách phòng ngừa. Vì vậy để giúp người nuôi có thêm một số thông tin, ứng dụng trong quá trình sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao hơn, người nuôi cần chú ý các vấn đề sau.
    Công tác xây dựng và chuẩn bị ao nuôi là hết sức quan trọng. Ao nuôi phải có kết cấu bờ vững chắc không rò rỉ, nền đáy chắc chắn, chất đất đáy ao là đất thịt, đất thịt pha cát, chỉ để lớp bùn đáy 10 – 15 cm, diện tích 1 ao nuôi chỉ trung bình 200 – 300 m2 (tiện lợi trong chăm sóc và thu hoạch).
    Chọn giống
    Hiện nay đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá bống tượng, người nuôi có thể chủ động lựa chọn, quyết định quy mô và mật độ nuôi, tuy nhiên cỡ giống khi chọn phải đồng đều, không xây sát, dị tật hoặc có biểu hiện bệnh, cỡ giống khi thả tốt nhất là ≥ 100 gam/con, mật độ thả từ giống tự nhiên là 1 con/ m2, giống sinh sản nhân tạo 3 – 5 con/ m2.
    Thả ghép
    Là biện pháp nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, cải thiện môi trường ao nuôi, giúp ao nuôi luôn sạch, đồng thời tăng sản lượng trên đơn vị diện tích, đối tượng thả ghép chú ý không cạnh tranh thức ăn với cá bống tượng, chủ yếu vùng nước ngọt là cá trắm cỏ, mè, vùng nước lợ thả ghép tôm sú giống, tỉ lệ ghép cá mè không vượt quá 0,5 – 1 con/ m2, tôm sú không quá 5 con/m2, đặc biệt không thả ghép cá rô phi, cá chình sẽ cạnh tranh thức ăn với cá bống, cá phát triển chậm..
    Chăm sóc, quản lý
    Cho cá ăn đủ số lượng, thức ăn đạt chất lượng, thức ăn phải tươi, không ươn thối cỡ mồi phù hợp với khả năng bắt mồi của cá, một ngày chỉ cho ăn từ 1 - 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều (4 – 5 giờ), lượng thức ăn tính cho ngày đầu nuôi thả trung bình 3 – 5 % so trọng lượng cá giống thả, cho ăn trên sàng ăn cố định, trước khi cho ăn rửa sạch qua nước muối 3 – 5 % phòng các bệnh xảy ra trong đường ruột (có thể bổ sung các loại vitamin, khoáng trộn cùng thức ăn định kỳ tùy theo sức khỏe cá). Tránh lượng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, là nguyên nhân phát sinh bệnh.
    Luôn kiểm tra ao trong quá trình nuôi, tạo độ thoáng cho ao, phát quang bờ, mái bờ. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, tạo điều kiện tốt cho cá phát triển tốt. Cá Bống Tượng có khả năng chịu đựng được độ mặn tới 25 ‰, song thực tế chứng minh ngưỡng phù hợp cho cá phát triển tốt nhất, ít bệnh là từ 5 – 10 ‰, nếu độ mặn lớn hơn cá thường giảm ăn hoặc bỏ ăn, chậm phát triển thời gian nuôi sẽ kéo dài, tỉ lệ hao hụt cao. Trong quá trình nuôi cá thường hay mắc các bệnh như tuột nhớt, chướng bụng, bệnh rận cá, đốm trắng dưới da, trùng mỏ neo... nhất là vào mùa mưa. Điều kiện phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt trong nuôi là điều chỉnh các yếu tố môi trường trong ngưỡng pH: 7 – 8,5, Độ kiềm: 50 – 100, Độ trong nước ao 35 – 45 cm, Độ sâu nước ao thích hợp 1,5 – 2 m.
    Do đặc tính cá bống tượng ăn tạp nhưng sống sạch, nếu thiết kế ao nuôi trong vùng nguồn nước khó khăn thì nhất thiết phải có ao chứa nước dự trữ nhằm kịp thời bổ sung nước khi cần, trung bình trong quá trình nuôi cứ 1 tháng nên tiến hành thay 1/3 lượng nước trong ao, hoặc định kỳ 15 ngày sử dụng các loại chế phẩm sinh học phân hủy đáy ao, ổn định môi trường nước giúp cá phát triển tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế được bệnh.
    Thu hoạch
    Nếu chăm sóc quản lý tốt sau 6 – 8 tháng nuôi, cỡ giống thả 30-50 gam/con, cá thương phẩm có thể đạt 300-500gam/ con.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Có thể dùng ******̉ cho cá bột ăn :

    http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php/1579-Cơm-mẻ-Việt-Nam?p=8987
    Cơm mẻ Việt Nam

    Sau khi lục lọi trên Internet, tôi nghĩ là có 2 loại cơm mẻ. Do cùng dùng tên cơm mẻ nên trên các diễn đàn, bà con hay cãi nhau về vấn đề này.

    Loại mẻ trong Nam
    hay xài thường có 1 loại giun nhỏ ăn tinh bột và chuyển hoá thành acid nhờ vào các loại vi sinh vật sống trong ruột. Con lúc nhúc đó là 1 loại giun tròn giống như con microworm dùng nuôi cá con. Con microworm rất nhỏ, lúc nhúc làm cho nhiều người tưởng lầm là ấu trùng ruồi (dòi).
    Với loại mẻ này, cần phải có mẻ cái để làm giống.
    http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?t=3479


    Loại mẻ này chỉ được sử dụng rải rác 1 số vùng trong Nam nên không phải dân Nam nào cũng biết cơm mẻ. Phần lớn là vùng miền Tây Nam Bộ. Có lẽ chúng bắt nguồn từ cơm mẻ của người Khmer vì người Khmer cũng dùng cơm mẻ trong món canh sim-lo của họ


    Loại mẻ Bắc
    thì lên men nhờ vào vi sinh vật lên men trực tiếp.
    http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/van...006/08/603627/

    Loại mẻ này đôi khi không cần dùng mẻ cái cũng có thể làm được.

    Ví dụ về các món ăn miền Nam sử dụng con mẻ

    1) Cơm mẻ thịt trâu ở Thốt Nốt, Cần Thơ
    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/.../10920775/239/


    2) Canh chua miền Tây

    http://www.baothuongmai.com.vn/print...ticle_ID=48265


    Lưu ý là các món của miền Nam thường dùng chữ "con mẻ" hoặc đề cập tới việc phải làm cho mẻ chết bằng cách bỏ tí muối chứng tỏ đó là 1 CON có thể thấy được. Dưới đây là các bàn luận về con mẻ trên các diễn đàn internet. Do mọi người lầm tưởng chỉ có 1 loại mẻ nên hay xảy ra chuyện ông nói gà bà nói vịt.


    http://tvvn.org/f119/ca-ch-la-m-ma-247/

    http://www.h2vn.com/community/index....=5008.msg36584

    Theo tôi biết thì hình như con mẻ là quá trình ủ cơm có vi sinh vật len men và vi sinh vật ấy được gọi là con mẻ.


    Con mẻ ko phải là VSV đâu, mở lọ nuôi mẻ ra ta thấy con mẻ màu trắng ngoáy ngoáy cơ mà



    http://vietlangdu.com/viewtopic.php?...8ea7616e9a8987

    Cơm mẻ là product của những con mẻ (màu trắng ,hình dạng giống như con nhộng nhưng mà rất là nhỏ , nhỏ li ti cỡ 1/5 sợi chỉ , không mắt mũi ) Mình nuôi mẻ bằng cơm nguôi. Sau khi cơm nguội được con mẻ ăn wa thì trớ nên chua . Khi nấu canh chua, mình dùng vợt lược cơm đó (dùng cơm product của con mẻ chứ hông fải dùng con mẻ đâu nha sis) trong nước sôi để lấy chất chua thay vì dùng me hay những thứ khác . Dùng cơm mẻ để nấu lẩu thì vị dịu hơn và đẹp hơn dùng me hoặc những thứ khác vì nước canh sẽ có màu trắng , nếu mình bỏ vài múi cà chua, mấy miếng ớt đỏ , với lại rau ngò gai hay rau om vào thì trông rất là nổi, rất là đẹp mắt



    Ngoài loại mẻ có giun tròn, cũng có 1 số cơm mẻ có thể có paramecium (trùng đế giầy) trong đó vì theo như diễn tả thì chúng rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường mà phải để trên 1 miếng kiếng mới quan sát được. Paramecium thường xuất hiện trong các môi trường giàu chất hữu cơ và có thể thấy bằng mắt thường nhưng rất nhỏ.

    Các món ăn dùng mẻ:

    Thịt cầy (Bắc)
    Chuột đồng nấu chua cơm mẻ (Nam)
    Cá chạch nướng chấm cơm mẻ (Nam)
    Cá ngát nấu canh chua mẻ (Nam)
    Thịt trâu cơm mẻ (Bắc và Nam 2 versions)
    Lẩu cá nâu cơm mẻ (?)
    Cá lăng nướng mé (Bắc và Nam 2 versions)

    Hình của microworm dùng cho cá con ăn:

    [​IMG]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.khoahocchonhanong.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6470

    MÔ HÌNH NUÔI RẮN LONG THỪA SINH SẢN

    20/10/2009

    Rắn Long Thừa là loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi nhưng tên chung của loài rắn này là hổ dện vì trên mình nó có nhiều vằn vện.
    Đây không phải là loài rắn độc, nguy hiểm mà có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh nên rắn Long thừa đang được bán trên trị trường với mức giá bình quân 450.000 đồng/kg. Nghề nuôi rắn ở xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu không phải là nghề truyền thống của bà con nông dân, nhưng đây đang được coi là một nghề có triển vọng, đem lại giá trị thu nhập cao và là hướng làm giàu của nhiều gia đình. Từ chỗ nuôi rắn nhằm cung ứng cho thị trường, đến nay toàn xã có khoảng 147 hộ nuôi với gần 2.700 con rắn. Nắm bắt được những hạn chế từ việc nuôi rắn trong hầm tối rất nguy hiểm, do trong bong tối, rắn thường xuyên không nhìn thấy người nên rắn rất dữ và hay cắn. Mặt khác, nuôi trong hầm tối rất khó làm vệ sinh chuồng nên dễ nảy sinh bệnh cho rắn.
    Từ những hạnh chế đó, anh Nguyễn Văn Lực sinh năm: 1966, Tổ 40 - ấp Lộc Trung – xã Lộc Ninh – huyện Dương Minh Châu – tỉnh Tây Ninh đã nảy sinh ý tưởng nuôi rắn trong chuồng với việc tận dụng các nguyên liệu có sẵn như: gỗ, gạch, lưới sắt, nhưng phải bảo đảm sao cho kín không để rắn chui ra ngoài. Bởi vì rắn là một loài ở rất sạch nên chuồng phải xây rất công phu và bảo đảm mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông. Nuôi rắn khá đơn giản, bằng kinh nghiệm là chính nhưng đòi hỏi phải kiên trì, nhất là trong việc cho ăn và vệ sinh chuồng trại. Nuôi rắn phụ thuộc vào thời tiết vì ở thời điểm giao mùa và vào mùa đông rắn thường mắc các bệnh về hô hấp, tim, các bệnh này hầu như không thể phát hiện bắng mắt thường, đồng thời rắn có thời gian ngủ đông khá dài.
    I/ CHUỒNG RẮN:
    - Chuồng nuôi rắn có chiều dài khoảng 2m, rộng ít nhất 1m, cao 1,2m - Cửa chuồng làm ngang bên hông để tiện vệ sinh.
    - Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn (hình 1)
    - Đáy chuồng tráng một lớp xi măng mỏng, sau đó đắp lên một lớp đất khoảng 2cm
    - Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Mỗi chuồng có thể nuôi được 50 con rắn.
    [​IMG]Hình 1
    Theo kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi rắn, loài rắn rất dễ gần nếu như đã quen hơi với người nuôi. Đặc biệt khi cho rắn ăn phải mang đủ các thiết bị phòng hộ như: kính, găng tay, ủng cao su và nhất là không uống rượu trước khi vào chuồng rắn tránh bị lạ hơi gây sự phản ứng của rắn.
    Trước đây, việc cho rắn ăn là đưa mồi vào chuồng một lúc, không kiểm tra được khẩu phần ăn của từng con nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn gây tốn kém và lãng phí. Điều này làm rắn chán ăn và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng rắn, rắn trưởng thành không đồng đều.
    Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên phân loại rắn, phát hiện kịp thời và cách ly rắn bệnh để điều trị, ngăn ngừa dịch bệnh cho rắn, tránh thất thoát trong quá trình chăn nuôi.
    II/ THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO RẮN ĂN:
    Rắn là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Chúng rất kỹ tính, thức ăn chính của chúng là cóc, nhái … và chúng ăn rất sạch, con mồi phải còn sống. Hơn nữa, rắn chỉ ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần.
    - Thức ăn của rắn non chủ yếu là ếch, nhái nhỏ, cá, tép…Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần, số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi.
    - Thức ăn của rắn trưởng thành chủ yếu là chuột, cóc, ếch, nhái…Rắn bắt mồi bằng cách đớp, ngoạm, răng cong vào trong nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
    - Thức ăn cho rắn không được cho vào tràn lan như trước, mà phải đựng vào trong thùng để khi đói rắn có thể vào ăn, những thức ăn thừa sẽ không bị rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng rắn (hình 2)
    - Nước uống: tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho rắn uống và tắm tự do. Trong chuồng cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống, phải thay nước hàng ngày. Nên đặt bóng đèn trong chuồng rắn, nhằn tạo cho rắn thích nghi với ánh sáng và tạo nhiệt độ ấm cho rắn (nếu vào mùa đông). (hình 2)

    [​IMG][​IMG]

    Hình 2


    Nuôi rắn sinh sản cho lãi cao, đầu tư ban đầu và chi phí chăn nuôi không nhiều. Tuy nhiên, việc chọn giống rắn làm bố mẹ rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng con rắn sau này.
    III/ KỸ THUẬT CHỌN VÀ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG RẮN SINH SẢN:
    - Chọn rắn đực, rắn cái làm giống phải dựa trên ngoại hình, rắn từ khi sinh ra đến trưởng thành không có lần nào bị nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi, rắn chóng lớn, da rắn mượt, thân hình dài cân đối (hình 3)
    - Rắn đực và rắn cái phải khác dòng để khi lai tạo tránh nhiễm trùng huyết.

    - Quá trình sinh trưởng phát triển của rắn phải trải qua những lần lột da. Đối với loài rắn Long Thừa, thời gian rắn thay da khoảng 15-20 ngày và tiếp tục thay da trong suốt quá trình rắn lớn, một con rắn cái từ lúc nở đến lúc sinh sản từ 9-10 tháng tuổi. Sau khi thay da nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tốc độ tăng trưởng của rắn có thể tăng nhanh hơn 2-3 lần.
    - Bên cạnh việc chọn lựa rắn giống thì vấn đề đảm bảo tỷ lệ trứng rắn nở cao cũng cần được quan tâm. Để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao chúng ta có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái.
    - Thời gian rắn đẻ sau khi phối giống khoảng 30 đến 35 ngày. Một con cái có thể đẻ từ 12 – 21 trứng (hình 4)

    [​IMG][​IMG]
    Hình 3,4


    IV/ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ NUÔI DƯỠNG RẮN CON:
    - Dụng cụ ấp trứng rắn của nông dân hiện nay rất đơn giản (một cái lu), lấy đất có độ ẩm 25-30 độ bỏ vào ½ lu, sau đó xử lý thật chặt, tiếp theo rãi thêm 01 lớp cát trải mỏng rồi bỏ trứng rắn vào, dùng bao diêm hoặc vải bịt miệng lu lại, khoảng 75 ngày sau rắn tự nở (hình 5)
    - Trong điều kiện chăn nuôi, khi ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ ngay.

    [​IMG]
    Hình 5


    V/ CÁCH NUÔI RẮN CON:
    - Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn, trung bình 50 con rắn con 01 tháng tuổi mỗi ngày ăn khoảng 0,5kg nhái con.
    - Rắn con để nuôi hiện có giá từ 50.000- 70.000đ/01con. Rắn 8 tháng tuổi có trọng lượng từ 1,2kg trở lên thì mới đẻ nhiều trứng.
    VI/ VỆ SINH CHUỒNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO RẮN:
    Công việc quản lý vệ sinh chuồng trại cũng là yếu tố quyết định đến kết quả nuôi. Nếu quản lý không tốt dễ dẫn đến thiệt hại. Thường ngày phải dọn phân trong chuồng, số phân hàng ngày thải ra không nhiều, phân thường khô, ít mùi hôi.
    Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không nóng quá, lạnh quá, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.
    Rắn Long Thừa là loài rắn ít bị bệnh hơn các loài rắn khác, song trong quá trình nuôi đôi lúc rắn cũng bị bệnh tiêu chảy.
    → Khi rắn bị tiêu chảy, cách nhận biết như sau:
    Hàng ngày dọn vệ sinh chuồng cho rắn, khi quan sát thấy số lượng phần ăn của rắn giảm, có hiện thượng phân hôi, nhão đó là bệnh tiêu chảy.
    → Để điều trị bệnh này ta áp dụng biện pháp sau:
    Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn đáy chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của rắn).
    VII/ GIÁ THÀNH CỦA RẮN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY:
    Trước đây, nhiều người dân đi bắt rắn hoang dã để bán không những vi phạm Luật bảo tồn động vật hoang dã, mà hiệu quả kinh tế cũng thấp, do rắn hoảng sợ, giảm sức khỏe, tổn thương khi bị đuổi bắt, rắn chậm lớn, thất thoát cao. Nhưng thông qua mô hình nuôi rắn sinh sản này, người dân không còn bắt rắn con ngoài tự nhiên đem về nuôi, mà người nuôi trước nhân giống, chuyển giao kỹ thuật và bán giống cho người sau. Nghề nuôi rắn đã làm cho nhiều hộ chuyển sang bắt chuột để bán làm giảm đáng kể nạn “giặc chuột” phá hoại mùa màng tại địa phương, đồng thời đây lại là biện pháp giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn.
    Nếu như trước đây đối với đa số người dân rắn là nỗi sợ hãi thì hiện nay thông qua việc nuôi rắn, chúng như những người bạn trong mỗi gia đình. Với việc nuôi rắn trong chuồng, tiếp xúc với rắn hàng ngày tạo cho rắn thân thiện với con người. Có thể nói, con rắn đối với người dân rất quan trọng, bởi vì ngoài giá trị làm thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, rắn còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho người dân.
    Hiện nay, thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm đang được cung cấp cho nhiều nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu.
    - Trọng lượng rắn nuôi trong một năm bình quân khoảng 1,3kg/01 con, với giá thị trường 450.000đ/kg, trừ đi chi phí ban đầu thì với 100 con rắn thương phẩm lợi nhuận mang về khoảng 40- 50 triệu đồng /01 năm.
    * Đối với việc bán giống: rắn con (khoảng 01 tuần tuổi) được xuất chuồng dưới dạng rắn giống với giá thành từ 50.000- 70.000đ/01con. Như vậy, nếu nuôi 100 con rắn giống cái, sau một lứa đẻ có thể mang về cho người nuôi khoảng 84 triệu đến 119 triệu (chưa trừ chi phí ban đầu).

    [​IMG]


    Mô hình nuôi rắn Long Thừa trong chuồng có ưu điểm là phù hợp với vùng nông thôn và hoàn cảnh kinh tế của đại đa số nông dân: do vốn đầu tư ít, sử

    dụng thời gian nhàn rỗi, lại tận dụng nguồn thức ăn từ đồng ruộng và tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng nên hiệu quả thu được từ mô hình này là khá cao. Ngoài ra, ngoài việc kinh doanh, bà con nông dân nuôi rắn còn dùng để cải thiện bữa ăn gia đình. Hiện nay tại xã Lộc Ninh bà con nông dân đã thành lập câu lạc bộ nuôi rắn. Tuy nhiên, mong muốn của bà con hiện nay là các ngành chức năng xem xét nghiên cứu có giải pháp cấp giấy phép để hợp pháp hóa việc nuôi rắn của bà con nhằm mở rộng mô hình và phát triển ngành nghề này ở địa phương, mang lại cơ hội làm giàu cho người chăn nuôi, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế ở vùng nông thôn.
    TRẦN THỊ THANH THÚY

    Bài viết hơn 3 năm rồi nên giá cả có thay đổi : giá thương lái thu mua trứng rắn long thừa là 250.000/trứng tại trại nuôi , hồi tháng 5-2012 , hiện nay đã giảm do vào mùa lạnh, TQ ngưng mua trứng . Từ tháng này trở đi giá rắn thương phẩm bắt đầu tăng như mọi năm , từ 1 triệu đến 1.2 triệu/kg .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này