Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5320 người đang online, trong đó có 458 thành viên. 23:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122064 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/2331548GIỐNG VẬT NUÔI

    Các giống vịt
    1. Vịt nội
    - Có nhiều giống vịt nội đã ở Việt Nam như: Vịt Cỏ Anas Platyrhynchos, vịt Bầu Quỳ, vịt Bầu Bến, vịt Kỳ Lừa, vịt Ô Môn... song giống vịt có năng suất trứng cao nhất mà cũng là giống được nuôi phổ biến nhất là vịt Cỏ.
    - Vịt Cỏ là giống vịt hướng trứng có tầm vóc nhỏ, khối lượng khi trưởng thành đạt 1,4 - 1,5 kg/con. Vịt có nhiều màu sắc lông, tập trung thành 4 nhóm màu chính: màu cánh sẻ, màu xám hồng, màu xám đá và màu trắng. Năng suất trứng điều tra trên vịt Cỏ tự nhiên hiện nay biến động từ 180 - 200 quả/mái/năm.
    2. Vịt ngoại
    Trong khoảng 4 thập kỷ qua Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất thịt, trứng cao trên thế giới như: Vịt Bắc Kinh, vịt Anh Đào Hung, vịt Anh Đào Tiệp. Các giống vịt này hiện còn tồn tại rất ít, trong các năm 1989, 1990, 1991, 1999, và năm 2001 Viện chăn nuôi nhập thêm các giống vịt: CVSuperM, M2, M2(i), vịt Khali Cambell, vịt CV2000 Layer là những giống vịt có năng suất thịt trứng cao hiện đang phát triển khá mạnh trong cả nước.
    - Vịt CVSuperM, M2, M2(i)
    Là vịt chuyên thịt có năng suất cao nhập từ Anh. Vịt có màu lông trắng, mỏ và chân có màu vàng nhạt, ngực sâu, rộng, đùi phát triển. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25, năng suất trứng 180 - 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm, nuôi thịt 8 tuần tuổi đạt 3 - 3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/P.
    - Vịt Khali Campbell
    + Vịt Khali Campbell là giống vịt chuyên trứng được tạo ra ở Anh vào năm 1901 và đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Vịt được nhập vào nước ta năm 1990, vịt có thân hình nhỏ, lông màu Khaki, mỏ và chân có màu xám, một số con có màu da cam.
    + Tuổi vịt bắt đầu đẻ 140 - 145 ngày, khối lượng vịt khi vào đẻ đạt 1,6 - 1,8 kg/con, trưởng thành 1,8 - 2,0 kg/con. Năng suất trứng 260 - 280 quả/mái/năm, khối lượng trừng 70 - 75 g/quả.
    - Vịt CV2000
    Vịt CV2000 là giống vịt chuyên trứng của Anh được nhập vào nước ta năm 1977 và 2001. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt, vỏ trứng màu trắng và màu xanh. Tuổi đẻ của vịt là 140 - 150 ngày, khối lượng khi vào đẻ 1,8 - 2 kg/con. Năng suất trứng 260 - 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng70 - 75 g/quả.
    Các giống gà
    1. Giống gà ISA 30 MPK
    + Được nhập từ nước cộng hoà Pháp, năng suất cao, trọng lượng thương phẩm đạt 2,8 - 3.0 kg ở 49 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn thấp: 1,8 - 2,1 kg/1kg trọng lượng.
    + Đây là giống gà cao sản có tốc độ phát triển nhanh, ngoại hình đẹp, lườn rộng, tỉ lệ thịt xẻ cao, tỉ lệ mỡ thấp, sức kháng bệnh tốt, hoàn toàn thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam.
    2. Giống gà vàng 882.
    + Giống gà vàng 882 đời ông bà và bố mẹ của công ty giống gia cầm Lương Mỹ được nhập từ Công ty gia cầm Bạch Vân - Trung Quốc. Giống gà này được nuôi rộng rãi ở hầu hết các tỉnh của Trung Quốc.
    + Đặc trưng chủ yếu của giống gà này là: Lông màu vàng, chân vàng, da vàng, thân hình chữ nhật, thịt thơm ngon. Đồng thời có sức chống bệnh tốt, tỉ lệ nuôi sống cao, chi phí thức ăn thấp, được người tiêu dùng ưa thích.
    3. Giống gà siêu trứng HY_LINE và BABCOCK_B 380.
    Được nhập từ Mỹ và nước Cộng hoà pháp, là giống gà có sản lượng trứng cao nhất hiện nay. Số lượng trứng bình quân trên mái tính đến 76 tuần đạt từ 326 - 339 quả. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao từ 93- 96%.
    Lượng thức ăn tiêu thụ/ 10 quả trứng từ 1,4 - 1,5 kg. Trứng gà màu nâu, lòng đỏ có màu vàng sậm rất được thị trường ưa chuộng.
    Giống gà siêu trứng có khả năng đề kháng cao, tính tình hiền lành dễ thích nghi với mọi hình thức chăn nuôi tại Việt Nam.
    Một số giống Bò
    Bò nhập nội
    Một số giống bò Zêbu
    - Zêbu là tên gọi chung một nhóm các giống bò u nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở ấn Độ, Pakistan, Châu Phi. Hiện có trên 30 giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
    - Đặc điểm chung của các giống bò Zêbu là có tầm vóc khá lớn, kết cấu ngoại hình chắc chắn, u vai (bướu) phát triển ; yếm và rốn phát triển, tai to, màu sắc đa dạng, năng suất sữa, thịt trung bình nhưng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và hệ thống chăn nuôi đầu tư thấp, ít bệnh tật và ký sinh trùng. Trong các giống bò Zêbu có những giống cho thịt như Brahman, africander..., có những giống kiêm dụng thịt, sữa như Red Sindhi, Sahiwal, Ongola, Thaparka, Guzerat…
    Nhóm gốc bò thịt cao sản ôn đới
    Đây là những giống bò có nguồn gốc Anh hoặc Pháp như các giống bò Charolais (Pháp), Sumental (Thụy Sĩ), Limousin (Pháp), Hereford (Anh), Aberdin Angus (Anh, Mỹ)...
    Nhóm giống bò thịt cao sản nhiệt đới:
    - Đây là những giống bò thịt được lai tạo giữa bò thịt ôn đới Châu Âu với một số giống bò Zêbu, trong đó có một tỷ lệ nhất định máu bò Zêbu như các giống : Santagertrudis (Mỹ), Red Beltmon, Drought, Master (australia). Ví dụ: Bò Drought Master có 50% máu bò Indian (Zêbu) và 50% máu bò Shorthorn (Châu Âu), hoặc bò Santa Gertrudis có 3/8 máu bò Grahman (Zêbu) và 5/8 bò Shorthorn (Châu Âu). Giống bò Grahman cũng được coi là một trong những giống bò thịt cao sản có thể nuôi rộng rãi ở nhiều vùng thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới và mức đầu tư thức ăn thấp hơn.
    - Các giống bò thịt chuyên dụng này thường có tốc độ tăng trọng rất nhanh.
    - Một số bò thịt lai giữa bò cái Zêbu với các bò đực chuyên thịt, nếu được nuôi dưỡng đầy đủ có tốc độ tăng trọng và khối lượng hơn hẳn bò lai Zêbu.
    Bò Drought Master
    Bò Gertrudis Santa
    Giống nội địa
    Bò vàng Việt Nam là tên gọi chung một số nhóm bò nội ở các địa phương ở nước ta-như bò vàng Lạng Sơn, bò vàng Thanh Hóa, bò vàng Nghệ An, bò Phú Yến...

    Bò vàng Việt Nam có một số ưu điểm : chịu đựng điều kiện nóng ẩm nhiệt đới, thích nghi với điều kiện chăn nuôi tận dụng, đầu tư thấp, thành thục sớm, mắn đẻ.

    Bò vàng Việt Nam có những nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm canh có năng suất cao về sữa thịt. Đó là tầm vóc khối lượng quá nhỏ, sinh trưởng chậm, năng suất thịt và sữa rất thấp, tỷ lệ thịt xẻ thấp.
    Một số giống Lợn
    Duroc
    Giống chuyên tạo nạc, dùng trong công thức lai kinh tế.
    Nguồn gốc: Mỹ. phổ biến khắp thế giới.
    Ngoại hình: lông đỏ nâu, bốn móng đen tuyền. Gốc tai đứng, rìa tai xụ. Thân trung bình. Chân to chắc chắn. Heo trưởng thành 300 - 450 kg.
    Đặc điểm:
    Quầy thịt có 65% nạc.
    Số con đẻ trung bình 8-9 /ổ.
    Nạc có sớ cơ dai, ít vân mỡ nên không ngon lắm.
    Nái nuôi con, tiết sữa kém.
    Nhu cầu dinh dưỡng cao.
    Chịu nóng tốt.
    Kháng bệnh kém. Đòi hỏi chăm sóc chu đáo.
    Đây là giống chuyên tạo nạc, dùng trong công thức lai kinh tế, tạo con lai bán thịt, thường sử dụng trong các trang trại có nhu cầu cao về tỷ lệ nạc. Hạn chế giữ nái nếu không rành công tác giống.
    Landrace
    Giống heo vừa sản xuất nạc vừa để nái. Rất thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại.
    Nguồn gốc: Đan Mạch. Hiện có nhiều giống: Landrace Mỹ, Anh, Pháp, Canada…
    Ngoại hình: lông trắng, tai xụ, mông đùi to. Nọc nái trưởng thành thể trọng 300-420 kg. Nhiều hơn giống heo khác 1-2 đôi xương sườn nên thân rất dài.
    Đặc điểm:
    Quầy thịt có 65% nạc.
    Số con đẻ trung bình 10-12/ổ.
    Nái nuôi con, tiết sữa tốt.
    Thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai.
    Kháng bệnh tốt.
    Chịu nóng tốt.
    Kém thích nghi trong điều kiện thời tiết nóng, nước chua phèn, mặn.
    Đây là giống heo vừa sản xuất nạc vừa để nái. Rất thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại.
    Pietrain
    Giống heo dùng cho công thức lai thương phẩm.
    Nguồn gốc: Bỉ
    Ngoại hình: sắc lông đen bông trắng, ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da nhất là mông đùi lưng vai.
    Đặc điểm:
    Quầy thịt có 65% nạc.
    Sớ nạc thô dai, ít có vân mỡ, hương vị không thơm ngon.
    Thích nghi kém với thời tiết quá nóng, lạnh hoặc quá ẩm.
    Kháng bệnh kém.
    Số heo con bình quân 8-9 con/ ổ.
    Tiết sữa và nuôi con kém
    Nhu cầu dinh dưỡng cao
    Đây là giống heo dùng cho công thức lai thương phẩm. Heo thuần khó nuôi ở quy mô gia đình. Không để nái.
    Yorkshire
    Giống thường dùng làm nái nền tạo nhiều công thức lai.
    Nguồn gốc: Anh. Hiện phổ biến khắp nơi trên thế giới.
    Ngoại hình: lông trắng, có thể có đốm đen, tai đứng. Mông đùi to, vai lớn. khung xương to, vững chắc. Heo trưởng thành 300-400 kg.
    Đặc điểm:
    Quầy thịt có 55-60% nạc.
    Số con đẻ trung bình: 10-12 con/ổ.
    Phẩm chất thịt ngon, sớ cơ có ngấm mỡ nên mềm, béo, ngọt không dai.
    Đề kháng rất tốt với bệnh tật.
    Chịu nóng, lạnh tốt. chịu được mưa tạc gió lùa. Chịu được nước lợ, chua, phèn.
    Không kén ăn. Chịu được ăn uống kham khổ ( độ muối cao, protein thấp, độ xơ nhiều).
    Đây là giống thường dùng làm nái nền tạo nhiều công thức lai, Cũng là giống sản xuất thịt đáp ứng được nhu cấu thị trường. Rất thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại.
  2. nhatcuongasi

    nhatcuongasi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2005
    Đã được thích:
    4
    Thế mới thấy chúng nó quản lý bọn lừa đảo ở cái xh này thế nào[r23)]
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.ganoicaolanh.vn/ky-thuat-chan-nuoi/cach-ap-trung-ga.html
    Cách ấp trứng gà

    KỸ THUẬT ẤP TRỨNG
    1. Thu nhặt và bảo quản trứng.
    Hàng ngày, gà bắt đầu đẻ trứng từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhưng đẻ rộ từ 10 giờ sáng trở đi. Để đảm bảo trứng sạch khi ấp có tỷ lệ nở trên phôi cao, những gia đình có nuôi gà cần chú ý thu nhặt trứng hàng ngày ngay sau khi gà đẻ xong. Trứng xếp nghiêng vào khay hoặc rổ, rá, đầu to hướng lên trên, tránh va chạm, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản tốt nhất không quá 18oC. Mùa hè không giữ trứng quá 5 ngày, mùa đông không quá 7 ngày. Trứng để lâu, nhiều trứng bị chết phô i, tỷ lệ nở thấp.


    2. Chọn trứng ấp
    Trước khi đưa trứng vào ấp, phải chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống không to quá hoặc nhỏ quá, tròn quá hoặc dài quá. Cụ thể trứng gà Ri phải có khối lượng 41-43g, gà Tàu vàng 45-50g, gà Tre 20-22g, gà Mía 55-60g, gà Đông Tảo 52-62g, gà Hồ 50-53g, gà Chọi 50-55g, gà Tam Hoàng 50-52g.
    Vỏ trứng sạch, không rạn vỡ, buồng không khí (ở đầu to quả trứng) nhỏ, không có vệt máu hoặc dị vật ở trong.

    3. ấp trứng nhân tạo
    Ấp trứng nhân tạo là dùng máy ấp để ấp trứng. Nguyên lý của máy ấp là tạo dựng chế độ nhiệt, độ ẩm và thoáng khí giống như trường hợp dùng gà ấp trứng. Nguồn nhiệt dùng cho máy ấp có thể là nguồn điện hoặc hơi nước. Một máy ấp mỗi đợt ấp có thể ấp được 1000 quả (thông thường 300-400 đến 600-700 quả) nếu ấp bằng hơi nước, hoặc ấp vài ba nghìn quả đến 10.000 quả nếu ấp bằng nguồn điện có rơ-le tự ngắt điện.
    Trong máy ấp trứng có các bộ phận chính: nguồn nhiệt và quạt điều hòa nhiệt, quạt thông gió, khay đựng nước tạo độ ẩm, giá đỡ khay đựng trứng và thiết bị đảo trứng tự động.
    Nếu dùng máy ấp trứng bằng hơi nước, cần theo dõi thường xuyên chế độ nhiệt, ẩm để kịp thời xử lý những trường hợp bất thường xảy ra như tăng giảm nhiệt độ, thiếu độ ẩm v.v....
    Trường hợp dùng máy ấp để ấp trứng, cần thực hiện những điểm sau đây:
    a. Khử trùng
    Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.
    b. Các điều kiện cần thiết trong quá trình ấp
    Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất trong quá trình ấp. Đối với gà nhiệt độ từ 37,5-37,8oC. Nếu to cao quá gà sẽ khai mỏ sớm, con nở ra thường hở rốn khoèn chân, có lúc quái thai. Nếu to lên đến 41-42oC kéo dài 1-2 giờ phôi sẽ chết. Nếu thiếu nhiệt phôi sẽ không phát triển được, ngày nở kéo dài.
    Độ ẩm: Trong giai đoạn ấp (1-18 ngày) độ ẩm thích hợp khoảng 55-65%. Giai đoạn nở (19-21 ngày) độ ẩm 80-85%. Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp. Độ ẩm vừa đủ gà con nở ra chiếm khoảng 60-61% khối lượng trứng ấp.
    Thông gió: Giống như các sinh vật khác, phôi gà cũng cần oxy của không khí để thở, đồng thời thải thán khí (CO2) và hơi nước ra ngoài. Cường độ trao đổi không khí tăng lên vào thời gian cuối vì cùng với sự phát triển của phôi, yêu cầu về dưỡng khí (oxy) cũng tăng lên. Người ta đã thí nghiệm thấy trong thời kỳ ấp đến ngày 16 yêu cầu về không khí trong một ngày đêm cứ 500 trứng cần 1m3 không khí, đến thời kỳ nở cần 4m3. Trong các máy ấp đều có lỗ thông hơi. Các lỗ này mở rộng hẹp tùy từng giai đoạn ấp có ghi rõ trong quy trình của từng máy.
    Đảo trứng: Với máy tự động cứ 2 giờ đảo trứng một lần. Nếu máy tự tạo không có hệ thống tự động đảo trứng thì người điều khiển máy phải đảo bằng tay. Đảo trứng từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Lợi ích của việc đảo trứng là để cho to phân bố đều trên trứng và tránh trứng phải nằm nguyên một vị trí, phôi bị dính vào vỏ trứng không phát triển được, cuối cùng sẽ chết. Lúc trứng đã chuyển sang giai đoạn nở (18 ngày) thôi không đảo trứng.
    Soi trứng: trứng gà ấp đến 20-21 ngày sẽ nở. Thường soi 2 lần. Lần 1: (7 ngày) để loại những trứng không phôi hoặc chết phôi sớm. Trứng không có phôi lúc soi vẫn trong như trứng chưa ấp. Còn trứng chết phôi có đường máu đen hay chấm đen dính vào vỏ. Trứng phát triển tốt thì ở giữa có điểm đen, xung quanh có tia máu phát triển hình mạng nhện. Lần 2 (18 ngày) soi loại những trứng chết phôi hoặc phôi phát triển quá yếu.
    Làm lạnh: Đối với trứng thủy cầm thường có thêm quy trình làm lạnh trứng, kéo khay trứng ra ngoài một ngày 2-3 lần.
    c. Chọn gà sơ sinh
    Gà con nở ra, chọn gà loại 1 là những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, không nặng bụng, chân mọng, không hở rốn, khoèn chân, vẹo mỏ. Gà nở ra đưa xuống chuồng nuôi không chậm hơn 24 giờ vì gà để lâu trong máy không ăn uống được sẽ khô chân khó nuôi. ấp tốt, gà con loại 1 chiếm 95-97%.
    Chú ý: Đối với máy ấp trứng này
    Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút. Hoặc phun thuốc diệt muỗi vào máy ấp, bật điện khoảng 10 phút, Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.
    1. Chọn trứng, dùng giẻ lau sạch vết dơ trên trứng trước khi bỏ vào máy

    2. Máy đã điều chỉnh nhiệt độ thích hợp rồi không cần điều chỉnh lại
    3. Trứng bỏ vô nhiều đợt khác nhau, thì trứng bỏ vô sau nằm ở ngăn phía dưới, trứng bỏ vô trước đưa vô ngăn trên. Trứng·đầu to·đưa lên trên·đầu nhỏ xuống dưới, trứng thẳng·đứng không nghiên ngã, nếu không vừa các rảnh thì dùng giấy chèn vào.
    4. Mỗi ngày đảo trứng·04 đến 10 lần tùy theo điều kiện gia đình, mỗi lần đảo chỉ gạc cần gạc là đảo hết trứng trong máy, thao tác chỉ vài giây là xong, nếu gia đình nào bận thì ngày đảo 3 lần sáng, chiều và trước khi ngũ, ở đây chúng tôi chỉ làm đảo trứng bán tự động nhằm đãm bảo góc đảo rộng, bền, phôi trứng khỏe.( đảo tự động rất dễ hư hỏng, góc đảo nhỏ).
    5. Nước giử độ ẩm phải châm đầy thường xuyên tránh để khô nước. Kinh nghiệm là·đồng hồ chỉ·ở 70 hoặc 75·độ·ẩm là thích hợp cho các chu kỳ trứng.·
    6. Sau 08 ngày ấp nên rọi kiểm tra trứng để loại những trứng không có trống hoặ chết phôi.
    7. Cung cấp điện 24/24.
    8. Sau 21 ngày gà sẻ nở , khi nở để gà sang lồng úm, mở đèn giữ độ ấm cho gà, cho gà uống nước, sau 24 giờ mới cho gà con ăn.
    
    Khi cúp điện: có máy phát điện thì chạy, nếu không thì dùng đèn dầu để vào, chú ý là khoàng 20 phút mở của ra quạt cho không khí lưu thông, đèn dầu phải vặn vừa phải tránh quá to nóng trứng, quá nhỏ thì không cung cấp đủ độ nóng cho trứng. Nếu cúp điện vào ban ngày có thể đem trứng ra phơi nắng, nhưng phài lấy vảy che tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào·trứng trong thời gian lâu.

    Khi ấp xong vệ sinh máy ấp, khử trùng rồi mới đưa trứng mới vào.
    Một số kinh nghiệm:
    1. Không nên ấp 2 loại trứng thủy cầm và gia cầm vào một máy, sẻ nở không cao, nếu ấp trứng thủy cầm nên gọi tôi để hổ trợ thêm.·
    2. Nên tắt máy ngày 1 lần khoảng 10 phút, sau đó mở máy hoạt động lại bình thường trứng, phôi nở rất khỏe. Và khi tắt máy nhớ mở cửa tủ để không khí lưu thông.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Kỹ thuật nuôi chim công,chim trĩ


  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sa Pa






    [​IMG]
    Cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan.

    Từ chuyện của "người rừng" Trần Ngọc Lâm

    Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.

    Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.

    Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.

    Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình: "Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được".

    [​IMG]
    Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn.

    Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.

    Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sa Pa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng ''mù tịt' nốt.

    Đến sự khôn lanh của người phương Bắc

    Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương.

    Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho1kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.

    Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.

    Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn- là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.

    Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.

    Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng; như vậy họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

    Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.

    Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm- do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho- gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà...

    [​IMG]
    Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình.

    Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi.

    Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”.

    Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.

    Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kilôgram cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội.

    Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao.

    Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.

    Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.

    ... và bị nhổ sạch

    Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.

    Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào Mông nhổ. Đồng bào Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch.

    Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho1kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.

    Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng1kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng1kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.

    [​IMG]
    Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng- người rất quan tâm đến cây cỏ- đã được tác giả dẫn lên Sa Pa 7 năm trước để nghiên cứu và mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì.

    Hai năm trước, cỏ nhung- còn gọi là kim cương- bỗng sốt sình sịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg.

    Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.

    Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?

    Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện Quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi.

    Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

    Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào.

    Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.
    Theo VTC
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Anh @Hoa_Sim có nghiên cứu con lươn kg
    Hôm thứ 6 tuần trước em có sang Hốc Môn xem mô hình của anh Sơn (anh này là giảng viên của ĐH Nông Lâm TPHCM), anh ấy có cách nuôi khá lạ. Mình cứ nghỉ là nuôi lươn thì phải có sình, có hang hay bỏ lục bình vào, nhưng anh Sơn kg làm như vậy. Anh nuôi trong bể XM, Trong đó có 7 - 8 vỉ tre (tròn) có khoảng cách khoảng 10cm để lươn trú trong đó. Thức ăn là cá biên xay, rất dể tìm.
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Nuôi lươn kiểu mới

    Ngày đăng: 08/06/2012
    DƯƠNG TẤN LINH/Báo Bà Rịa-Vũng Tàu


    [​IMG]
    Đoàn cán bộ Hội Nông dân...

    Dễ nuôi, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, lại có thu nhập cao nên mô hình nuôi lươn không bùn đang được nhiều bà con nông dân theo đuổi.

    Dễ nuôi, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, lại có thu nhập cao nên mô hình nuôi lươn không bùn đang được nhiều bà con nông dân theo đuổi.
    [​IMG]
    Đoàn cán bộ Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tham quan mô hình nuôi lươn không bùn.
    Vừa qua, Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc đã tổ chức tham quan mô hình nuôi lươn không bùn của hộ ông Nguyễn Văn Hoàng (ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi). Đây là một mô hình nuôi lươn rất tốt vì xưa nay ai cũng biết lươn chỉ sống trong bùn đất. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết: trước đây ông cũng nuôi lươn trong bể bùn như bao hộ khác nhưng trong quá trình nuôi ông thấy rằng nuôi lươn trong bể bùn còn nhiều hạn chế: đi lấy bùn khó khăn; không quản lý, theo dõi được quá trình sinh trưởng phát triển, không phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng của lươn. Cái khó trong quá trình nuôi đã giúp ông tìm tòi học hỏi và thử nghiệm nuôi lươn trong bể không bùn và đã cho ông kết quả rất khả quan.
    Để nuôi lươn theo mô hình này, chuồng trại, hồ nuôi không nên xây lớn quá, mỗi hồ có diện tích từ 6-8 m2. Đáy và thành hồ tốt nhất là lót bằng gạch men nhằm hạn chế sự làm trầy da lươn, gây bệnh. Thành hồ chỉ cần lát gạch cao 40cm, mỗi hồ có một lỗ thoát nước khoảng 10 cm, nếu lỗ thoát nước nhỏ quá sẽ làm mất thời gian khi thay nước. Chung quanh ống thoát cần đặt thêm ống bảo hiểm, ống này to hơn ống thoát nhằm không cho lươn thoát theo nước ra ngoài trong quá trình xả nước. Và đặc biệt bên trong hồ phải bỏ thêm những tấm vạt tre để cho lươn làm chỗ ở, chỗ dựa ngoi đầu lên thở, trong hồ không thả lục bình hay bất cứ vật gì khác. Ngoài ra, cần có trại che nắng giữ nhiệt độ trong nước ổn định.
    Kỹ thuật nuôi: lươn con khi mới bắt về được xử lý sát trùng bằng dung dịch muối có nồng độ 2 - 3% trong thời gian 5-10 phút, thuốc tím 10 - 20g/m3 15 - 30 phút để loại trừ kí sinh và sát trùng vết thương do xây xát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và nuôi trong bể ươm khoảng 10-15 ngày để theo dõi và loại bỏ những con chết ra khỏi bể. Sau đó mới đưa ra bể nuôi, mật độ nuôi tốt là 500-600 con/m2 (100kg/6m2).
    Thức ăn cho lươn chủ yếu là cá biển xay nhuyễn, mỗi ngày cho ăn 1 bữa vào lúc chiều tối, thức ăn mỗi ngày bằng 1-1,5% tổng trọng lượng lươn, thức ăn được thả trực tiếp lên các tấm vạt và theo dõi lươn ăn, 10-15 phút sau khi cho ăn thấy thức ăn thừa thì vớt ra khỏi hồ không để thức ăn thừa làm ô nhiễm nước. Lươn tuy ăn dơ nhưng ở sạch nên môi trường nước phải được quan tâm hàng đầu, mỗi ngày thay nước một lần vào buổi sáng để tạo môi trường trong sạch cho lươn phát triển.
    Từ sau 6 tháng nuôi, lươn đạt kích cỡ khoảng 3 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết hiện nay ông nuôi khoảng 6 - 6,5 tấn lươn, với giá bán 120.000đ/kg, trừ chi phí ông lãi hơn 200 triệu đồng.
    Đây là mô hình mới dễ nuôi, dễ tiêu thụ, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, lại có thu nhập cao cần được nhân rộng để nông dân học tập nhân rộng mô hình để giải quyết việc làm nâng cao thu nhập góp phần phát triển kinh tế địa phương.


    @SINH_TU dao nay quan tam toi con luon nua a????;));));));));));));))
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

    Ngày đăng: 25/12/2012
    Báo Pháp Luật


    [​IMG]
    Cây Giao

    Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

    Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
    Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
    [​IMG]
    Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoangBài thuốc quý của đại ngàn
    Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
    Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
    Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
    Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
    Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
    Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
    Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.
    [​IMG]

    Cây giaoChi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao
    Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
    Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
    Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
    Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
    Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
    Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
    Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
    Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.
    Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
    Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.
    Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
    Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

    Thủy Trúc/Báo Pháp Luật
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Triển vọng nhãn Ido

    Ngày đăng: 23/12/2012
    Bài, ảnh: THANH THÚY/Báo Hậu Giang


    [​IMG]
    Bài, ảnh: THANH THÚY/Báo Hậu Giang

    Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các giống cây mới vào sản xuất, trong đó có giống nhãn Ido (Thái Lan) được nông dân trồng ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành đang cho hiệu quả kinh tế cao.

    Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các giống cây mới vào sản xuất, trong đó có giống nhãn Ido (Thái Lan) được nông dân trồng ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành đang cho hiệu quả kinh tế cao.
    Ông Lê Văn Mạnh, ở ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A có thời gian gắn bó với cây nhãn Ido từ 6 năm trước. Hiện tại, vườn nhãn của ông mỗi năm thu hoạch cho năng suất đạt khoảng 3 tấn/công. Hiện nay, giá bán tại vườn dao động từ 28.000-30.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, ông thu về lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/năm từ 3 công nhãn. Ông Mạnh cho biết: “Nhãn Ido cũng dễ trồng như nhãn tiêu da bò, nhưng ưu điểm là ít sâu bệnh, năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp, bán được giá, đầu ra rất ổn định”.

    [​IMG]

    Ông Mạnh bén duyên với cây nhãn Ido từ năm 2007, khi nghe thông tin trên các báo, đài về giống cây này cho năng suất cao nên ông quyết định mua giống từ tỉnh Đồng Tháp về trồng thử. Trước đây, với 10.000m2 đất vườn, ông Đức trồng nhãn tiêu da bò, nhưng năng suất không cao, giá cả bấp bênh nên ông đã mạnh dạn đốn bỏ 3.000m2 nhãn tiêu da bò đang cho trái để trồng nhãn Ido. Mặc dù loại giống nhãn Ido còn hiếm nên giá giống cũng cao hơn nhiều so với nhãn tiêu da bò, nên ông chỉ mua được 10 cây nhãn giống về trồng và nhân rộng dần. Điều khiến ông Mạnh gắn bó lâu dài với cây nhãn Ido là trung bình mỗi nhánh đạt từ 0,8-1,2kg, giá bán cao hơn nhãn tiêu da bò gấp 2-3 lần, trái nhãn được người tiêu dùng ưa chuộng do cơm dày, hạt nhỏ, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng. Hiện nay, đầu ra của loại này rất ổn định, thương lái đến tận vườn mua hàng. Theo ông Mạnh, loại nhãn này đã xuất hiện trên thị trường bán lẻ, siêu thị và cũng đã xuất khẩu sang Thái Lan.
    Sau nhiều năm canh tác, vườn nhãn Ido của ông Mạnh đã 2 lần cho thu hoạch. Theo ông, ngoài ưu điểm sinh trưởng và phát triển mạnh, ít bị sâu bệnh thì loại nhãn này có thể xử lý ra hoa cho trái theo ý muốn. Mặt khác, trong khi nhiều vườn nhãn khác bị bệnh chổi rồng thì vườn của ông Mạnh vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao. Dự kiến năm nay sản lượng đạt hơn 10 tấn trái, hiện nhãn chuẩn bị thu hoạch, với giá bán khoảng 28.000 đồng/kg. Ông Mạnh cho biết: “Giống nhãn này vừa nhẹ chi phí đầu tư vừa ít tốn công chăm sóc, theo ước tính, sau khi trừ chi phí, vụ này tôi lời khoảng 80 triệu đồng/công”.
    Ông Mạnh cho biết, sau vụ nhãn này, ông sẽ cải tạo đất trên toàn bộ diện tích để trồng nhãn Ido. Ngoài ra, sẽ vận động bà con trong khu vực chuyển sang trồng loại giống này để tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ngoài nguồn thu nhập từ trái, hàng năm ông còn chiết nhiều cây giống để bán cho bà con trong khu vực và ngoài tỉnh với giá 15.000-20.000 đồng/cây.

    Ông Trần Văn Đức, cán bộ khuyến nông Tổ kỹ thuật nông nghiệp xã Đông Phước A cho biết, đây là giống nhãn mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng rất có triển vọng. Xã Đông Phước A có diện tích nhãn khoảng 309ha, trong đó phần lớn là loại nhãn tiêu da bò, vì đã gắn bó với người dân vùng này từ rất lâu. Tuy nhiên, từ khi bệnh chổi rồng tấn công làm thiệt hại năng suất nhiều vườn nhãn nhưng chưa có thuốc đặc trị thì giống nhãn Ido cho hiệu quả cao là một tín hiệu vui cho nhà vườn. Mặc dù diện tích trồng nhãn Ido mới chiếm khoảng 2ha, nhưng trong định hướng sản xuất của xã năm nay và những năm tiếp theo, có chọn loại nhãn này vì cho năng suất cao, bán được giá để người dân sản xuất. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp, trước mắt là phải khống chế được bệnh chổi rồng trên nhãn để người dân yên tâm trồng...
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bắc Giang:
    Trồng chuối tiêu hồng trên đồi cao cho thu nhập cao

    Cập nhật lúc: 16:04 18/12/2012
    [​IMG]
    Anh Diệu với niềm vui bội thu mùa chuối
    Anh Lương Văn Diệu (sinh năm 1983) ở thôn Đồi Lánh, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế là con út trong gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em. Tuổi thơ của anh gắn liền với đồng ruộng và đồi bãi. Anh yêu đồng ruộng, yêu nông nghiệp và luôn ấp ủ ước mơ sẽ thành người nông dân sản xuất giỏi trên chính mảnh đất quê hương mình.


    Sau nhiều năm làm thuê mướn nhiều nơi, anh Diệu thấu hiểu nỗi vất vả và khó khăn nơi đất khách quê người. Năm 2010, anh quyết định về quê hương lập nghiệp trên chính mảnh đất “chôn rau cắt rốn”. Qua nhiều ngày trăn trở, anh Diệu quyết định chọn cây chuối tiêu hồng để đầu tư trên mảnh đất khô cằn. Anh Diệu phá toàn bộ diện tích vải thiều của gia đình, cải tạo thêm diện tích đất trống, sỏi đá và đất trồng keo, bạch đàn không hiệu quả thay bằng 2.000 gốc chuối tiêu hồng. Cây giống được anh mua từ cơ sở tin cậy tại Hưng Yên. Do là cây trồng mới nên ban đầu anh gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự năng động, ham học hỏi, vườn chuối nhà anh sinh trưởng phát triển tốt, buồng chuối to, quả nhiều, tỷ lệ cây ra buồng gần như 100%. Sau 2 năm canh tác, hiện nay gia đình anh có trên 10.000m² trồng chuối tiêu hồng. Theo anh, giống chuối tiêu hồng dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng, thích nghi với điều kiện bất thuận của thời tiết, chỉ cần một số kỹ thuật cơ bản, đủ nước và chăm bón dinh dưỡng đầy đủ là cây khoẻ mạnh và phát triển nhanh. Cây chuối tiêu hồng cho quả quanh năm, mẫu mã quả đẹp, chất lượng ngon, ngọt, giá cả phù hợp với người tiêu dùng nên rất dễ bán.

    Đưa chúng tôi đi tham quan vườn chuối ngút ngàn màu xanh với những buồng trĩu nặng, anh Diệu vui vẻ chia sẻ, nhờ Hợp tác xã, cán bộ khuyến nông tư vấn và hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật, anh mạnh dạn đầu tư vốn để trồng chuối tiêu hồng. Vừa làm ,vừa rút kinh nghiệm đến nay anh đã nắm chắc kỹ thuật và xử lý được các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng với điều kiện thời tiết bất thường.

    Trao đổi kinh nghiệm với chúng tôi, anh Diệu cho biết: Không thể trồng chuối theo lối cổ truyền rồi thu hoạch, như vậy chỉ được 2 năm là chuối không ra buồng nữa. Anh đã ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và làm theo đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt thường xuyên giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho chuối; phun thuốc chống sương, dưỡng lá thì chuối sẽ ra buồng đều, quả chuối đẹp và ngọt. Sau khi thu hoạch xử lý chế phẩm phụ của cây và lá vứt xuống giữa rãnh luống để tạo độ ẩm tránh cỏ mọc và tăng thêm chất hữu cơ cho vụ sau. Để đạt hiệu quả cao, mỗi năm chỉ để 1 cây mẹ và 2- 3 cây con mập xung quanh, sau khi thu hoạch xong chặt cây mẹ đi và rắc vôi bột vào gốc sẽ hạn chế được mầm bệnh mà không cần cuốc gốc lên.

    Hiện nay, ngoài chuối tiêu hồng, gia đình anh còn trồng thêm giống chuối tiêu xanh. Cây giống được anh chọn và sàng lọc lấy những cây tốt nhất trồng cho vụ sau. Anh cho biết giống chuối tiêu xanh cho buồng to hơn, khung đẹp hơn, số lượng nải khoảng 12 nải/buồng, nhờ đó mà giá bán cao hơn chuối tiêu hồng. Năm 2011, với giá bán từ 70.000- 120.000 đồng/buồng, gia đình anh thu lãi trên 50 triệu đồng. Ngoài ra, để tăng thu nhập và cung cấp nước tưới cho vườn chuối anh còn đào một mẫu ao thả cá đồng thời kết hợp chăn nuôi lợn để tận dụng nước thải từ hầm biogas tưới cho cây chuối, nhờ đó mà giảm được lượng phân bón NPK tiết kiệm chi phí và cung cấp độ ẩm thích hợp cho cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt. Anh cho biết thêm: từ khi trồng chuối không lo mất mùa, thu hoạch nhanh, giảm sức lao động, một buổi sáng có thể thu một ô tô tải.

    Thời điểm này, vườn chuối nhà anh đã có hàng trăm buồng sắp cho thu hoạch. Ước tính, dịp tết Nguyên đán 2013, gia đình anh Diệu sẽ có khoảng hơn 1000 buồng chuối cho thu hoạch. Với giá bán từ 70.000- 120.000 đồng/buồng, anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm.

    Trong thời gian tới, để tăng hiệu quả kinh tế và tận dụng diện tích, anh Diệu thí điểm trồng 1 vạn cây đinh lăng dưới tán cây chuối. Đây là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, ưa bong mát, phù hợp với chất đất và khí hậu, sản phẩm được dùng làm thuốc và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    Mô hình trồng chuối tiêu hồng của gia đình anh Lương Văn Diệu đã góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương và phong trào xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

    Hoàng Minh - TTKNKN Bắc Giang


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này