Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4771 người đang online, trong đó có 352 thành viên. 15:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122008 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Eo ơi...í ẹ......X_XX_XX_XX_XX_X
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    Bí quyết nắm giữ trái tim các chàng trai của các cô gái xứ dừa là ăn đuông sống !
    Vì khi chiên xào sẽ làm mất đi hoặc thay đổi thành phần một số vitamin cũng như một số hoạt chất có trong con đuông !
    Ăn đuông còn sống ngọ ngoạy như cô gái này là cách để có làn da bóng mịn ửng hồng , ánh mắt long lanh làm những chàng trai như @Prince_Dalat say như điếu đổ !
    Cũng chẳng có gì khó hiểu , vì khi ăn đuông sống thường xuyên , sức khỏe sẽ tăng lên . Mà khi con người có sức khỏe thì nét đẹp sẽ bật ra từ bên trong , da dẽ sẽ hồng lên nhờ những vi mạch li ti trên da luôn căng tràn nhựa sống !

    Vậy ptkh và cả @hoatimbanglang chịu khó tập ăn đuông dừa còn sống đi nhé !

    Ăn quen rồi có khi lại nghiện đấy !
    Cái cảm giác có con sâu mềm mềm , mát lạnh đang ngọ ngoạy trong mồm rất ... phê !

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    ^:)^^:)^^:)^[-X[-X[-X^#(^^#(^^#(^:((:((:((
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Không chịu ăn đuông , ( mà đuông phải còn sống nhé ! ) thì làm sao hớp hồn được Hoàng tử Đà Lạt đây ?
    Để mấy cô gái xứ dừa Bến Tre , Cần Thơ bắt mất Hoàng Tử thì đừng bắt đền ông mai nhé !


    :-":-":-":-":-"
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Sát sinh tội nặng lắm.....
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Đuông chà là – món ăn đã đi vào huyền thoại

    Posted on 12.12.2011

    Đuông chà là – món ăn đã đi vào huyền thoại

    [​IMG]Con Đuông Chà Là

    Những người lớn tuổi sống ở rừng ngập mặn Cà Mau không ai lạ gì con đuông chà là, nhưng với lớp trẻ chúng tôi thì chỉ được nghe nói lại hoặc đọc qua sách vở mới biết. Và tôi cứ ngỡ rằng món ăn từ con đuông chà là chỉ mãi mãi là huyền thoại thì thật bất ngờ, vào những ngày cuối năm 2007, khi những cơn gió bấc thổi về, tiết trời se se lạnh, trong chuyến công tác, tôi được Ban quản lý và bảo vệ rừng Đầm Dơi chiêu đãi món đuông chà là – món ăn đã đi vào huyền thoại.
    Đuông chà là là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Cây chà là thuộc họ ARECHCEAE, có tên khoa học là PHOENIX PALUDOSA ROXB – là một trong những thành phần chính của rừng ngập mặn, hình dáng giống như cây cau kiểng, mọc thành từng bụi, mỗi bụi có nhiều cây và gai sắc nhọn. Ngày xưa, rừng ngập mặn Cà Mau có rất nhiều chà là, nên cũng rất nhiều đuông. Nhiều người đã từng biết đuông tơ tằm, đuông dừa.

    [​IMG] COn Đuông Chà Là sống trên cây chà là


    Đuông chà là cũng giống như vậy nhưng lớn con hơn – cỡ bằng ngón tay cái và ngón chân cái với hình thù béo ú, no tròn, trắng nõn. Điểm đặc biệt là mỗi đọt chà là chỉ có một con đuông. Không hiểu do đọt chà là nhỏ, ít dinh dưỡng nên chỉ có một con đuông tồn tại hay là do giống côn trùng này chỉ đẻ một con, nên đã trở thành quý hiếm? Nghe kể lại thì vào đời ông tôi, đuông chà là nhiều lắm; đến đời cha tôi thì thỉnh thoảng mới được ăn; đến đời tôi thì không còn thấy bóng dáng nữa, bởi lẽ rừng chà là đã bị tiêu diệt.

    Nhắc đến đuông chà là, không thể bỏ qua giai thoại vui ở xứ sở Công tử Bạc Liêu, đó là Hội đồng Điều, thông gia của Hội đồng Trạch rất mê ăn đuông. Để tìm ra hương vị lạ, ông Hội đồng Điều bắt đuông chà là về khoét lỗ trên cây mía rồi cho chúng vào, đến khi thấy cây mía bị đuông ăn xơ xác mới bổ mía, lôi đuông ra ăn. Cách ăn đuông lạ đời của ông đã để lại câu chuyện nửa hư nửa thực, bổ sung cho những câu chuyện ẩm thực kỳ thú của đất Nam Bộ.

    [​IMG] Con Đuông Chà Là lăn bột chiên


    Trong bộ đại từ điển Việt Nam của tác giả Nguyễn Nhã Ý cũng cho rằng đuông chà là là món ăn ngon và quý. Còn nhà văn Sơn Nam trong cuốn Nam Bộ xưa thì ví von đuông chà là bằng cái tên thật ngộ: Hồ đa tử.

    Ngày xưa, rừng còn nhiều mà đuông chà là còn quý và hiếm như vậy thì ngày nay nó càng quý và hiếm hơn, nên ít ai có dịp nếm thử được hương vị của nó, thậm chí còn chưa nhìn thấy nó bao giờ. Ông Trần Trung Vũ – Trưởng Ban quản lý và bảo vệ rừng Đầm Dơi cho biết: Rừng Đầm Dơi đặc biệt là khu vực sân chim với diện tích gần 150ha hiện còn tương đối nhiều chà là. Hễ có cây chà là thì có đuông và mùa có đuông là mùa gió bấc – từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau.

    Biết đọt cây chà là có đuông nhưng muốn bắt được cũng không đơn giản, vì đầy gai nhọn ở lá, ở thân và cả gốc cây. Phải là thợ rừng chuyên nghiệp, có dụng cụ chuyên nghiệp thì mới bắt được nhiều đuông chà là, còn nếu như tay ngang, đi bắt mỗi ngày chắc chỉ được vài con, nhưng tay chân, mình mẩy phải rướm máu vì bị gai đâm phải.

    [​IMG] Bắt Đuông CHà Là trên cây chà là


    Hôm chúng tôi đến, anh Trần Trung Vũ cho người bắt được 19 con, đem lăn bột chiên, Anh cho biết, có người đem nướng ăn, có người còn ăn cả đuông sống. Nhìn thấy những con đuông no tròn, béo ị, trắng nõn trong đọt chà là vừa được chẻ ra, to bằng ngón chân cái, thật thích thú và ấn tượng.

    Cầm đũa gắp một con đuông chà là vừa lăn bột chiên trên chảo mỡ, vàng óng, thơm phức, tôi cứ ngắm mãi, thật bồi hồi xúc động. Đưa vào miệng cắn thử một cái, sữa trào ra miệng, ngọt và béo không thể tả. Đuông chà là, đúng là danh bất hư truyền!

    Theo mekonglife

  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thứ Bảy, 04/02/2012, 07:28 (GMT+7) Gà Đông Tảo nam tiến


    TT - Gà Đông Tảo, loại gà có cặp chân xấu xí, bỗng trở nên nổi tiếng dịp tết vừa qua bởi nhiều người tìm mua làm quà tặng và ăn tết. Dù giá cao chót vót song nhiều nhà hàng đặc sản tại TP.HCM vẫn không đủ hàng bán.



    [​IMG]

    Một trong những điểm khác biệt lớn nhất là đôi chân gà Đông Tảo rất to và xù xì - Ảnh: TRẦN MẠNH


    Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất cả nước hiện nay không nằm ở xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) mà nằm ở xã Đông Hòa (Trảng Bom, Đồng Nai).
    Gà Đông Tảo ở... Đông Hòa
    Với 400 cặp gà giống, mỗi ngày xuất ra thị trường vài chục cặp gà Đông Tảo các loại, trại gà quý của anh Vũ Ngọc Tuấn (xã Đông Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai) đang len lỏi vào nhiều nhà hàng tại TP.HCM để phục vụ khách “sang”.
    Anh Tuấn kể trong một chuyến ra Bắc cuối năm 2004, anh tình cờ nhìn thấy bài báo giới thiệu con gà Đông Tảo có cặp chân to rất lạ. Dò hỏi mãi, cuối cùng anh cũng mua được 10 con gà giống của ông Tích (người được mệnh danh là vua gà Đông Tảo một thời) về nuôi. “Lúc đầu nhìn những con gà có bộ chân to sần sùi, lông xù, da đỏ xấu xí tôi chỉ thấy lạ và muốn đem về nuôi chơi” - anh Tuấn cho biết.
    Ngày đó, trên đường chở gà từ Hưng Yên về Đồng Nai, anh định bụng sẽ nuôi trong chuồng như gà công nghiệp, thế nhưng về đến nơi gà không chịu ở trong chuồng, chúng đánh nhau loạn xạ. Xót gà, anh lật đật đi hỏi những người sành sỏi về gà mới biết gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế thịt mới ngon, săn chắc đúng “kiểu”. Phải mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt. Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3-6kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng, vì vậy anh lại tự mình loay hoay tìm cách ấp trứng thủ công cho gà.
    Cần mẫn nhiều năm trời như thế, trại gà của anh Tuấn mới hình thành quy mô như bây giờ. Theo anh Tuấn, khác với các loại gà thường, loại gà này càng già da càng dày, thịt săn và giòn, ngọt hơn so với gà non. Hiện mỗi ký gà Đông Tảo xuất tại vườn có giá 350.000-400.000 đồng tùy loại, gà giống có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con.

    [​IMG]
    Trang trại gà Đông Tảo của anh Tuấn - Ảnh: TRẦN MẠNH “Cháy hàng”
    Một chủ trại gà cảnh tại Thống Nhất (Đồng Nai) nói vui Tết Nhâm Thìn vừa qua, ngoài con rồng được người ta nói đến nhiều nhất thì con thứ hai chính là gà Đông Tảo. Dịp tết vừa rồi, gà Đông Tảo cháy hàng vì nhiều người muốn mua được loại gà thuần chủng vừa lạ, vừa ngon làm quà biếu và ăn tết. Ngoài ra, khách hàng cũng bắt đầu biết nhiều đến loại gà này nên các nhà hàng tranh thủ bán món này như một “điểm nhấn” mới của nhà hàng.
    Anh Nguyễn Tất Hận - tổng quản lý nhà hàng Nón Lá (quận 1, TP.HCM) - cho biết mấy ngày trước tết khách hàng đến quán liên tục gọi món gà Đông Tảo nhưng nhà hàng không đủ gà đáp ứng, còn sau tết thì đang cháy hàng vì nguồn cung không có hàng giao. Giới kinh doanh nhà hàng cho hay gà Đông Tảo chế biến được nhiều món và món nào cũng lạ như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc...

    Gà tiến vua
    TS Võ Văn Sự, trưởng bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi), cho biết gà Đông Tảo (một số người gọi là Đông Cảo) là loài đặc hữu của VN, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo và trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, có ý kiến cho rằng đây còn là loài gà dùng để tiến vua ngày xưa.
    TS Sự cũng cho biết hiện nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản,... cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu.
    Anh Hưng (nhân viên Ngân hàng VietBank), một thực khách sành ăn, cho biết: “Cặp chân to xù xì mới là phần tinh túy nhất của con gà. Cặp chân có vảy đỏ, không có cựa đem hầm với thuốc bắc thật nhừ hoặc ướp gia vị rồi nướng mềm khi chín thịt sẽ ngọt chắc, không hề có mỡ thì không thứ thịt gà nào bằng”. Còn tại nhà hàng Hàng Dương (P.Tân Phong, Q.7), gà Đông Tảo hấp muối, tiềm thuốc bắc, nấu cháo... vẫn là những lựa chọn hàng đầu của thực khách có tiền. Tuy nhiên nhân viên nhà hàng cho biết mặc dù có nhiều khách hỏi mua nhưng hiện nay vẫn chưa có gà để phục vụ.
    Do giá gà Đông Tảo ở mức cao (khoảng 650.000 đồng/kg bán tại nhà hàng) và các nhà hàng thường bán nguyên con nên loại gà này chỉ dành cho những vị khách chịu chi.
    Nắm bắt được cơ hội “làm ăn”, người dân nhiều nơi đang tìm mua gà giống Đông Tảo về nuôi. Ngồi nói chuyện cùng chúng tôi nhưng điện thoại của anh Tuấn chốc chốc lại đổ chuông của người hỏi mua gà và tham khảo giá cả. Anh Tuấn cho biết hằng ngày khách đến mua gà của anh chủ yếu là những nhà hàng lớn phục vụ thực khách, phần còn lại được bán cho những người có tiền mua để làm kiểng, hoặc tiêu dùng lẻ dịp sinh nhật, lễ tết... Đến nay, bên cạnh 350 cặp gà sinh sản, hằng ngày anh còn xuất ra thị trường các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là TP.HCM từ 5-7 cặp gà thịt và hàng trăm con gà giống.
    Trên các trang mạng, nhiều người cũng rao bán gà Đông Tảo giống và gà thịt nhưng thường không cho biết giá cụ thể, ai hỏi mới liên hệ lại để báo giá. Theo tham khảo của chúng tôi, tại khu vực phía Nam giá gà Đông Tảo giống vừa nở 110.000 đồng/con, gà một tháng tuổi 250.000 đồng/con (350g/con) và gà nửa ký là 600.000-700.000 đồng/con.
    TRẦN MẠNH - DŨNG TUẤN
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chình giống Mỹ Châu


    19:5', 12/6/ 2011 (GMT+7)
    Tôi mê món chình nướng ngay từ lần thưởng thức đầu tiên, đâu vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, do một ông già người Hoa chế biến ở cái quán nằm trên đường Bạch Đằng (TP Quy Nhơn). Quán có rượu ngâm đủ các thứ rắn, còn ông già nói tiếng Việt lơ lớ nên bọn tôi cứ gọi là quán “Dụ Dắn”. Quán “Dụ Dắn” chỉ tồn tại có vài năm nhưng món chình nướng thì đã ngấm vào vị giác của tôi cả một đời. Tháng 6 này, tôi về Châu Trúc kiếm chình và bỗng nhận ra mình “chỉ có ăn là giỏi”!

    [​IMG]
    Đầm Trà Ổ, nơi trú ngụ hiếm hoi của con chình mun.

    Quả, nói về chuyện ăn chình, tôi dám tự hào mình thuộc hạng sành. Có bạn bè, thân hữu làm chứng, bởi có buổi tiệc lớn hay giỗ chạp nào ở nhà tôi mà không có món chình. Muốn có chình, tôi chỉ rút di động, a lô: “Chị Bích ơi, lấy giùm cho 1 kg (hay 2 kg) chình mun (hay bông) loại hai con (hay một con)!”. Vậy là vài giờ sau, trong nhà tôi đã có chình.
    Chuyện chình ướp nướng hoặc chình um bắp chuối khế chua, vợ tôi vẫn thường “lấy điểm” trong mắt bạn bè. Nói chung, với tôi, chình là món ăn khoái khẩu! Cái mật chình đem bóp hòa vào rượu Bàu Đá nếp, xin lỗi, Heneiken lon cũng chỉ đáng để dùng “chữa lửa”. Lại nghe, chình mun là đặc sản của Châu Trúc, của Bình Định. Vậy mà cho đến những ngày trung tuần tháng 6 này, tôi mới có dịp đi Châu Trúc coi chình lớn lên như thế nào?
    Anh em phóng viên báo tỉnh đi công tác Phù Mỹ thường nhờ Xuân Lộc, phóng viên “lão thành” của nhà đài ở huyện. Lần này, Xuân Lộc cũng hăng hái làm “cán bộ đường lối” cho tôi. Chúng tôi ghé xã Mỹ Châu, vị lãnh đạo xã đang tất bật với cuộc họp, chỉ kịp cho một lời hướng dẫn: “Muốn biết về con chình, cứ xuống xóm Cù Lao, thôn Châu Trúc, gặp ông Tú”. Chúng tôi trực chỉ về đầm Trà Ổ, băng qua con đường mới đến một doi đất nổi giữa mênh mông mặt đầm.
    Nhà “ông Tú chình” tọa lạc trong một khu vườn rộng, hai phía giáp đầm. Anh Tú bận đi “tắm thuốc” cho chình ở nhà một bạn hàng trên thị trấn Bình Dương. Trong lúc đợi anh trở về, chúng tôi tranh thủ tham quan “trang trại chình”. Đó là một hệ thống gần chục chiếc bể xi măng cao chừng 1,2 m chứa chình đủ các kích cỡ cùng cá bống tượng. Những con chình trùi trũi nằm ẩn trong những chiếc ống nhựa. Thoạt nhìn thấy một con chình nằm ngửa, dáng lờ đờ, tôi đề nghị chị nhà anh Tú giúp cho món nướng thay bữa ăn trưa. Chị vui vẻ nhận lời. Thì ra, thỉnh thoảng anh chị cũng tiếp những người khách như chúng tôi, muốn được nhâm nhi món chình nướng, chình um ngay giữa đầm Trà Ổ lộng gió.

    [​IMG]
    Anh Lê Trung Vinh, cán bộ kỹ thuật Trạm Thực nghiệm nuôi thủy sản Mỹ Châu, kiểm tra chình giống.

    * Ở vựa chình giống số một
    Anh Tú trở về và bữa tiệc cùng câu chuyện về con chình của chúng tôi kéo dài khi chị đi làm thêm con chình thứ hai, rồi con cá bống tượng, cá rô phi nướng mọi.
    “Tú chình” tên thật là Võ Tuấn Tú, xuất thân là một ngư dân ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. 14 năm trước, từ một dự án nghiên cứu về con chình mun thực nghiệm ngay tại thôn Châu Trúc, Tú là tổ trưởng một tổ kỹ thuật 5 người. Dự án kết thúc song niềm đam mê con chình đã đưa đẩy anh trở thành cư dân xóm Cù Lao và giờ thành ông chủ của vựa chình giống số một Bình Định. Tú nói về chình thành thạo cứ như là một chuyên gia.
    Qua anh Tú mà tôi biết chu kỳ sống rất đặc biệt của họ nhà chình: Sinh trưởng trong nước ngọt, đến tuổi trưởng thành, di cư ra vùng biển sâu để sinh sản. Trứng nở ra ấu trùng và trải qua quá trình biến thái phức tạp xảy ra trên con đường di cư từ biển về nơi sống của dạng trưởng thành trong các sông, suối, đầm, hồ nước ngọt. Chính vì vậy mà đã có bao công trình nghiên cứu cho chình sinh sản nhân tạo không cho kết quả thành công nào.
    Bữa tiệc chình của chúng tôi phải kết thúc trước 15 giờ bởi các bạn hàng của anh Tú đã đến nhập hàng. Gần chục con người thoăn thoắt vào việc. Những con chình đủ các kích cỡ được nhốt trong những bao nilon có sục ôxy đưa đến vựa được anh nhanh chóng kiểm đếm, phân loại, sục ôxy nước đá cho vào bao, rồi đóng vào thùng xốp. Buổi chiều ấy, có chừng 50 kg chình được chia làm 3 kích cỡ đóng trong 5 chiếc thùng xốp gửi thẳng đi Cà Mau, Bạc Liêu. Loại 10 con/kg có giá bán 750 ngàn đồng, loại 30 con/kg giá 870 ngàn đồng và loại 50 con/kg giá 950 ngàn đồng!
    Anh Tú cho biết, anh cung cấp chình giống cho các cơ sở nuôi chình chủ yếu là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng… Nghề nuôi chình ở Bình Định chưa phát triển mấy, số người nuôi chình thương phẩm mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chủ yếu ở các huyện Vĩnh Thạnh, An Nhơn, An Lão, Tuy Phước… Nguyên nhân khiến người Bình Định chưa thật hít với nghề nuôi chình, theo anh Tú, là do vốn đầu tư lớn, thời gian thu hoạch dài… Đó là những thứ chỉ dành cho những người chăn nuôi biết kiên nhẫn.

    [​IMG]
    Anh Võ Tuấn Tú phân loại chình giống trước khi xuất bán.

    * Tiềm năng cho một nghề nuôi mới
    Thu gom và cung cấp chình giống như kiểu anh Tú là một dạng mua đâu bán đó, hầu như không phải lo lắm về chuyện nuôi nấng, cho ăn, chữa bệnh cho con chình. Chình giống của anh Tú xuất đi cũng không lo việc “bảo hành”; người mua chấp nhận một tỉ lệ hao hụt, thậm chí khá lớn. Tuy nhiên, ở ngay địa phận xã Mỹ Châu, cách không xa đầm Trà Ổ là mấy, có một địa chỉ hướng đến việc cung cấp giống chình một cách bài bản, “bảo hành” và thậm chí là chuyển giao công nghệ nuôi. Địa chỉ đó là Trạm Thực nghiệm nuôi thủy sản Mỹ Châu thuộc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định.
    Hơn ai hết, từ lâu Trung tâm Giống thủy sản cũng đã hiểu rằng tỉnh nhà đang sở hữu nguồn cá chình bột tự nhiên nhiều thuộc loại nhất, nhì trong cả nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá chình bông giai đoạn từ cá bột đến cá hương và từ cá hương đến cá giống nhằm sử dụng hiệu quả nguồn giống này là vấn đề cấp thiết, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nghề nuôi trồng thủy sản. Và đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu mùa vụ, địa điểm xuất hiện cá chình bột và xây dựng quy trình ương nuôi cá chình bông bột tại Bình Định”, do kỹ sư Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm, làm Chủ nhiệm, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 5.2009. Qua nghiên cứu đề tài cho thấy, điều tuyệt vời là trên thế giới không có nhiều khu vực phân bố của con chình (chủ yếu là chình bông) như dải đất miền Trung mà đặc biệt là hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Riêng con chình mun (một loại chình quý hiếm được xếp vào danh mục các loài nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam) lại chỉ phân bố ở vùng Châu Trúc. Ở Bình Định, hàng năm cá chình bột xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau (tập trung nhất là tháng 2) ở hầu hết các đập ngăn sông (khu vực hạ lưu), chủ yếu ở các đập Gia Phu, Bảy Yển, Cây Dừa, Lại Giang, Đức Phổ. Từ lâu, đã có nhiều ngư dân sử dụng vợt, lưới trũ, vó hoặc chà bổi để thu vớt, đánh bắt cá chình bột bán cho các vựa thu gom rồi phân phối cho các nhà nuôi ương (chủ yếu ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh) thành cá chình giống.
    Thực hiện đề tài này, hai năm qua, Trạm Thực nghiệm nuôi thủy sản Mỹ Châu đã tiến hành ương nuôi 4.000-5.000 con từ chình hương sang chình giống. Chúng tôi được Trạm trưởng Nguyễn Văn Thuận đưa đi tham quan các bể nuôi. Những con chình phát triển khá tốt bằng thức ăn nhân tạo đã lớn bằng đầu đũa. Đặc biệt, loài chình vốn chỉ ăn vào ban đêm song việc thay đổi tập tính bằng các phản xạ có điều kiện, các cán bộ kỹ thuật nơi đây đã có thể cho chình ăn ngay vào ban ngày - một cơ sở tốt giúp chình tăng trưởng nhanh chóng trong quá trình nuôi thương phẩm.
    Gặp kỹ sư Phan Thanh Việt, anh cho biết, đang chuẩn bị báo cáo nghiệm thu đề tài. Theo anh, cá chình bông giai đoạn từ cá bột đến cá hương tăng trưởng chậm và có sự hao hụt lớn do thức ăn cho giai đoạn này chưa phù hợp; cá chình bị sốc môi trường khi chuyển vào môi trường nhân tạo, yếu tố dịch bệnh... Tuy nhiên, sau khi hình thành được cá chình giống (5-15 g/con), chất lượng con giống sẽ rất tốt, bảo đảm tỉ lệ hao hụt thấp, tăng trưởng nhanh khi nuôi thương phẩm.
    Hy vọng, sự thành công của đề tài ương nuôi chình bông này sẽ mở ra phong trào nuôi cá chình bông thương phẩm mạnh mẽ hơn tại Bình Định; bởi với 340 ngàn đồng/kg chình thương phẩm hiện nay, chình bông đang đứng đầu giá trị trong các loài cá.

    • Quang Khanh - Xuân Lộc
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    TRẠM THỰC NGHIỆM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MỸ CHÂU:
    Sản xuất thành công nhiều giống thủy sản
    8:36', 11/6/ 2009 (GMT+7)
    Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản (TNNTTS) Mỹ Châu là đơn vị trực thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh), có chức năng nghiên cứu, khảo nghiệm, chuyển giao các giống thủy sản mới cho người dân. Thời gian qua, trạm đã nhân giống thành công nhiều giống thủy sản nước ngọt giúp người nuôi trồng thủy sản nâng cao thu nhập...

    [​IMG]
    Cán bộ kỹ thuật Trạm TNNTTS Mỹ Châu theo dõi sự phát triển của cá giống. Ảnh: N.Hân

    Theo ông Lê Văn Nhung, Trạm trưởng Trạm TNNTTS Mỹ Châu, từ năm 2004 đến nay, được sự quan tâm của UBND tỉnh và ngành chủ quan, Trạm đã từng bước được đầu tư nâng cấp hoàn thiện hồ chứa nước Hóc Hòm, hệ thống nhà làm việc, ao thí nghiệm và trang bị các phương tiện phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo nghiệm, nhân giống các loài thủy sản mới. Nhờ vậy, mỗi năm Trạm TNNTTS Mỹ Châu đã sản xuất, chuyển giao cho người dân trong tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên hàng chục triệu con cá giống các loại. Trong đó, các loại cá giống như trắm, mè, chép, chim trắng, rô phi đơn tín, điêu hồng… được tiêu thụ mạnh.
    Ngoài ra, thời gian gần đây, Trạm TNNTTS Mỹ Châu cũng đã sản xuất thành công ếch giống để chuyển giao cho người dân, góp phần phát triển nghề nuôi ếch ở địa phương. Ông Lê Văn Nhung cho biết thêm, nuôi ếch là nghề cho thu nhập khá cao của người dân trong tỉnh, nhưng lâu nay nguồn ếch giống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, giá con giống cao và không có nhiều. Việc sản xuất nhân tạo thành công ếch giống đã chủ động nguồn giống, đáp ứng nhu cầu nuôi ếch hiện nay. Đơn vị cũng đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi ếch, mỗi năm sản xuất và cung ứng cho người nuôi trên 30.000 con ếch giống.
    Mới đây, Trạm TNNTTS Mỹ Châu đang thực hiện đề tài khoa học sản xuất cá bống tượng giống từ nguồn bố mẹ tự nhiên. Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 6.2008, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 6.2010 và sẽ sản xuất thành công cá bống tượng giống, hoàn thành quy trình kỹ thuật nuôi. Qua thời gian triển khai, đến nay Trạm đã tổ chức thu trứng, ấp nở được khoảng 300 ngàn con cá bột. Từ cá bột được tiếp tục ương nuôi thành cá hương các cỡ và thành cá giống trọng lượng từ 60-100gam đủ tiêu chuẩn cung ứng cho người nuôi thương phẩm.
    Được biết, cá bống tượng sống chủ yếu ở các đầm phá, ao hồ tự nhiên. Hiện nay, nghề nuôi cá bống tượng phát triển khá mạnh ở các tỉnh phía Nam; đã có nhiều cơ sở cho sinh sản, ương nuôi cá giống; cá thịt thương phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc với giá trị kinh tế khá cao. Còn ở tỉnh ta, nghề nuôi cá bống tượng còn khá mới lạ do nguồn giống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Do vậy, việc triển khai thực hiện đề tài nhân giống cá bống tượng của Trạm TNNTTS Mỹ Châu sẽ mở ra cơ hội mới cho người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

    • N. Hân
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bảo vệ tôm, cá nuôi trong mùa mưa bão

    [​IMG] Nhịp cầu nhà nông
    Viết bởi Bộ NN&PTNT
    Thứ hai, 06 Tháng 12 2010 12:03

    Để bảo đảm cá, tôm nuôi tránh bị ảnh hưởng trong mùa mưa bão, người nuôi cần chuẩn bị phương án phòng chống lụt bão, thiên tai và phải nắm vững đặc tính của từng loài vật nuôi để có phương án cụ thể...
    Các giống cá nuôi truyền thống từ trước như cá mè, trôi, trắm cỏ, chép… sống ở ao hồ nước ngọt, có nguồn gốc sinh sản trên sông nên mùa mưa cá thường di cư ngược các dòng sông lên thượng nguồn để đẻ trứng. Từ đặc điểm này, khi mưa bão đến cá thường tìm đường đi, khi gặp nước mới chảy vào cá chui, nhảy theo dòng nước ra ngoài. Đối với các loại tôm và những loại cá mới nhập về như cá chim trắng, cá rô phi Đài Loan, cá rô phi đơn tính… nuôi trong ao, đầm nước tĩnh khi gặp nước mới rò rỉ vào cá, tôm đều tìm cách chui đi nhanh chóng. Nếu bảo vệ không tốt cá, tôm nuôi sẽ đi hết làm thiệt hại đến vấn đề kinh tế đối với người nuôi.
    Biện pháp bảo vệ đàn cá nuôi trong mùa mưa bão là củng cố, tu bổ và kiểm tra các bờ ao, bờ cống, ao nuôi, các bờ ao phải đắp cao hơn mức nước mưa ít nhất 0,4-0,5m trở lên. Đồng thời, đầm nện chắc chắn, tránh rò rỉ, nước tràn bờ. Những vùng ruộng nuôi cá, đầm nuôi tôm cũng cần kiểm tra lại bờ vùng, đắp lại những nơi xung yếu, chống nước tràn qua bờ, tôm cá sẽ đi theo ra ngoài. Cống thoát phải dọn sạch và thông để nước thoát nhanh, không ứ đọng gây tắc nước thoát không kịp, nhất là vùng kết hợp nuôi cá với trồng lúa. Những vùng nuôi lớn có thể cắm đăng hình chữ V để tăng diện tích thoát nước nhanh. Đối với nuôi cá bằng *****g bè ở sông, hồ cần kiểm tra lại *****g bè, tu sửa những nơi xung yếu, vệ sinh tẩy dọn *****g sạch sẽ để thoát nước nhanh. Củng cố lại các dây neo, di chuyển *****g, bè vào những nơi kín gió, dòng chảy nhẹ để tránh khi gió bão lớn làm vỡ *****g, bè.
    Riêng cá, tôm nuôi ở vùng nước mặn, cần phải có phương án và chuẩn bị phương tiện khắc phục trước mùa mưa lụt để bảo vệ vật nuôi. Tất cả các vùng nuôi thủy sản cần tính lại lịch thời vụ nuôi cho phù hợp để khắc phục và tránh né mùa mưa lũ. Các vùng nuôi tôm ao hồ ven biển, nuôi cá, tôm bằng l ồng, bè nên thả giống sớm, tăng cường cho ăn để thu hoạch sớm trước mùa mưa bão. Phải chuẩn bị phương án di dời cá, tôm nuôi ở vùng nước mặn đến nơi an toàn, tránh bị ngọt hóa bởi mưa lũ ảnh hưởng đến vật nuôi. Các vùng nuôi thủy sản nên thu hoạch trước tháng 10, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Những vùng nuôi ruộng, ao hồ, cá con chưa được thu hoạch, ngoài việc củng cố lại bờ vùng, cống thoát, cần phải có lưới, cọc dự trữ khi mưa bão xảy ra, chủ động chắn giữ cả vùng hoặc những nơi xung yếu. Bảo vệ nghiêm ngặt đàn cá, tôm nuôi của gia đình và trang trại, đồng thời có biện pháp bảo vệ chung cho cả vùng nuôi./.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này