Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6103 người đang online, trong đó có 646 thành viên. 08:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122312 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kinh ngạc hai giống “siêu khoai lang”

    LÊ BỀN -
    Thứ Sáu, 25/01/2013, 10:29 (GMT+7)
    Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) vừa tiết lộ hai giống khoai lang có khả năng cho năng suất “khủng”, tới 70 – 80 tấn/ha, canh tác tốt sẽ đạt 100 tấn/ha.

    Hai giống khoai lang này có tên là Hà Nam Vương và Quảng Đông 1, đều có xuất xứ của Trung Quốc, do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn trực tiếp tổ chức NK về Việt Nam vào tháng 7/2012, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây là đơn vị được giao trồng khảo nghiệm lần đầu tiên tại xã Cư Yên (Lương Sơn, Hòa Bình). Đây là giống khoai lang nổi trội nhất trong số hàng chục giống khoai lang mới, vừa được ông Nguyễn Công Tạn NK từ Trung Quốc và khảo nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây.
    Mặc dù mới vụ đầu tiên trồng thử nghiệm tại vùng đất đồi cằn cỗi tại xã Cư Yên, lại lệch thời vụ (trồng từ giữa tháng 9/2012), điều kiện và kỹ thuật chăm sóc chưa đảm bảo (không có phân chuồng, phân hữu cơ...), tuy nhiên, hai giống khoai lang này đã cho thấy khả năng thích nghi, sức chống chịu rất tốt với điều kiện đất đai của nước ta. Đặc biệt, cả hai giống đều cho năng suất củ hết sức đáng ngạc nhiên, tới 40 tấn/ha. Theo ông Nguyễn Công Tạn, khi hoàn thiện công tác khảo nghiệm và hoàn chỉnh về độ thuần, nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, hai giống khoai lang này có thể cho năng suất “khủng”, tới 100 tấn/ha! Đáng kinh ngạc, cả hai giống khoai lang đều có thể cho ra những củ khoai nặng từ 1 – 1,5kg là chuyện... hết sức bình thường!
    [​IMG]
    Những củ khoai nặng 800g – 1kg thế này rất bình thường
    Thông tin “sốc” về hai giống khoai lang trên có thể sẽ mở ra đột phá mới trong ngành trồng trọt nước ta. Đây cũng là cơ hội lớn cho ngành chế biến tinh bột cây có củ trong những năm tới. Chúng tôi xin giới thiệu những thông tin chi tiết về hai giống khoai lang này:
    - Giống khoai lang Hà Nam Vương: Xuất xứ vùng Hà Nam (Trung Quốc), lá hình tim, thân lá màu xanh, dạng nửa thân bò, vỏ củ màu đỏ, ruột củ màu trắng, có khả năng thích nghi cao với mọi vùng khí hậu. Củ khoai có hàm lượng tinh bột rất cao, chiếm 28% nên đây là giống khoai lang chủ yếu dùng để chế biến tinh bột. Giống khoai này có thể trồng với kỹ thuật truyền thống tại nước ta. Thời gian trồng tới khi thu hoạch từ 100 đến 120 ngày, hoặc khuyến khích kéo dài thêm thời gian để củ khoai tích lũy hàm lượng tinh bột tối đa.
    [​IMG]
    Một gốc khoai lang Hà Nam Vương (củ màu đỏ)
    Tại các diện tích trồng thử nghiệm vụ đầu tiên ở xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) cho thấy: trung bình mỗi gốc cho từ 4 – 6 củ, gốc nhiều có thể cho 10 – 12 củ/gốc; khối lượng củ trung bình từ 400 – 500g; khối lượng củ tối đa lên tới 1,45kg; khối lượng củ trung bình/gốc từ 2 – 2,5kg. Như vậy, theo tính toán, với mật độ trồng khoai lang trung bình từ 35 – 40 nghìn gốc/ha, nếu trồng đạt yêu cầu kỹ thuật, giống khoai lang Hà Nam Vương có khả năng cho năng suất SX thực tế từ 75 – 80 tấn/ha, năng suất tiềm năng có thể tới 130 tấn/ha. So với năng suất của các giống khoai lang địa phương ở vùng ĐBSH hiện nay khoảng từ 9 đến 15 tấn/ha, giống khoai lang Hà Nam Vương có khả năng cho năng suất cao gấp 6 – 7 lần.
    - Giống khoai lang Quảng Đông 1: Xuất xứ vùng Quảng Đông (Trung Quốc), lá hình tim, thân lá màu tím, dạng nửa thân bò. Vỏ củ màu trắng, ruột củ màu vàng nhạt, chất lượng củ dẻo, thơm ngon, hàm lượng tinh bột cao nên rất thích hợp làm thực phẩm ăn tươi rất có giá trị. Giống có khả năng thích nghi cao với mọi vùng khí hậu. Giống khoai này có thể trồng với kỹ thuật truyền thống tại nước ta, thời gian trồng tới khi thu hoạch khoảng 120 ngày, khuyến khích kéo dài thêm thời gian để củ khoai tích lũy tinh bột tối đa.
    [​IMG]
    Một gốc khoai lang Quảng Đông 1 thu hoạch tại xã Cư Yên (củ màu trắng)
    Tại các diện tích trồng thử nghiệm ở xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) cho thấy: trung bình mỗi gốc có 5 củ, gốc nhiều có 8 – 10 củ; khối lượng củ trung bình đạt 300 – 400g; khối lượng củ tối đa lên tới 1,1kg; khối lượng củ trung bình/gốc đạt 0,8kg. Về lí thuyết, với mật độ trồng trung bình từ 35 – 40 nghìn gốc/ha, giống có khả năng cho năng suất thực tế 30 – 35 tấn/ha, năng suất tiềm năng có thể lên tới 40 – 50 tấn/ha.
    Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết sau thời gian khảo nghiệm, trước mắt sẽ nhanh chóng phổ biến hai giống khoai lang này cho nông dân địa phương lân cận SX để đánh giá thêm. Viện này cũng khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tổ chức, DN có thiện chí hợp tác nhằm sớm đưa các giống khoai lang này ra SX đại trà, đặc biệt là gắn với công nghệ chế biến tinh bột.

  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    NDT - Khoai lang Ba Hao - "Chất xám trong củ khoai"


  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Trồng Rau Lang Nuôi Thỏ


  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐẤT THÂM CANH






  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    BÒ TRÙN CÁ - MÔ HÌNH CHĂN NUÔI KHÉP KÍN






  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làng trồng Phật thủ, thu tiền tỷ mỗi năm
    (VOV) - Cây phật thủ đã giúp nhiều gia đình nông dân ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội có thu nhập hàng tỷ mỗi năm.


    Càng gần đến Tết Nguyên đán, những con đường dẫn đến thôn Đông, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội) càng tấp nập. Thương lái các nơi đổ về đây, ra tận các các vườn cây phật thủ chọn mua để mang về các chợ đầu mối bán. Để bảo quản mang quả phật thủ đi xa, người ta phải bọc chúng bằng giấy vệ sinh và giấy báo rất cẩn thận thì mới không bị hỏng. Theo những người buôn bán hoa quả, quả phật thủ tươi lâu nên họ vào các vườn mua sớm để bán dần hàng tháng trước Tết.
    Trong những năm gần đây, quả phật thủ ngày càng được người tiêu dùng chuộng mua về thờ Phật và cúng gia tiên vì hình dáng và tên gọi đặc biệt của nó. Người ta thích đặt trên thờ những quả phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe. Trong ngày Tết, nhiều gia đình còn bày riêng một mâm toàn quả phật thủ, thể hiện sự đầy đặn, cầu chúc tốt lành cho mọi người.


    [​IMG]
    Quả phật thủ trong vườn nhà anh Nguyễn Phú Dũng
    Tại vườn cây của nhà anh Nguyễn Phú Dũng, chúng tôi đã gặp nhà sư Thích Thanh Chiến - trụ trì chùa Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đích thân đến tận vườn chọn mua hàng nghìn trái phật thủ. Theo nhà sư Thích Thanh Chiến, hàng năm ông đến tận các vườn phật thủ mua các trái phật thủ đẹp có nhiều tay, đồng thời có màu sắc đẹp để dâng lễ Phật và biếu mọi người để dâng lễ cúng tổ tiên, ông bà.
    Quả phật thủ chia thành nhiều nhánh như bàn tay của Phật che chở cho mọi người. Thời gian gần, quả phật thủ được người dân VN rất ưa chuộng vì nó rất thơm và để được lâu. Với những quả phật thủ có cuống dài, cắm cuống quả vào nước, có quả ra rễ có thể giữ được 5-6 tháng. Sau khi dâng lễ thờ cúng phật và lễ gia tiên, người ta lấy quả xuống thái thành từng lát mỏng để ngâm rượu hoặc ngâm vào mật ong để làm thuốc chữa bệnh cho mọi người, nhất là chữa bệnh ho cho trẻ em. Đây là bài thuốc dân gian rất quý.
    [​IMG]
    Đây là một quả phật thủ có rất nhiều "tay"
    Theo ông Nguyễn Phú Thủy, chú anh Dũng, là một trong những người có công đem cây phật thủ về trồng ở Đắc Sở, cách đây hơn một chục năm, trong một dịp đi Yên Bái chơi, thấy loài cây này có giá trị về kinh tế nên ông đem giống về trồng ở Đắc Sở. Đồng đất Đắc Sở hợp với cây và người Đắc Sở chăm chỉ, chẳng quản "một nắng, hai sương" chăm bón cho cây. Cây chẳng phụ người, ngày càng phát triển tốt, đem lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ nông dân.
    Theo lời anh Nguyễn Phú Dũng, cây phật thủ là họ hàng của cam, bưởi. Phật thủ ra hoa, kết trái quanh năm. Từ tháng Giêng sau khi thu hoạch quả, người trồng phải vệ sinh vườn tược và bón xới vườn, bón phân hữu cơ và phân hóa học cân đối để cây có sức sống khỏe. Người ta cũng có những kỹ thuật đặc biệt như: vít cành hay phun hỗ trợ cho cây ra hoa và kết trái, chín rộ vào dịp Tết.


    [​IMG]
    Nhà sư Thích Thanh Chiến lựa chọn từng quả phật thủ tại vườn
    Cây phật thủ hay bị xỉ mủ, phải chăm sóc các loại thuốc đúng cách để cho nó tái tạo lại bộ rễ và không bị thối. Để cho quả ra đúng Tết phải ức chế thời gian sinh trưởng, khoanh vỏ để cho nó ra hoa đồng loạt và có nhiều quả trong dịp Tết.
    Nếu có kỹ thuật canh tác tốt thì mỗi cây phật thủ cho từ 70 đến 100 quả/năm. Giá bán mỗi quả phật thủ rẻ nhất cũng 40-50.000 đồng. Những quả đẹp, có ngón dài, nhiều tầng lớp đều đặn có giá hàng triệu, thậm chí có quả bán được gần chục triệu đồng. Cũng là đồng đất ấy, nhưng cây phật thủ cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều các loại cây trồng khác. “Trước đây khu đất này chúng tôi trồng cây ngô và cây dong giềng nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Từ ngày chúng tôi chuyển đổi từ 2009 đến nay thì đem lại kinh tế cao, mỗi mẫu vườn cho thu nhập từ 400 triêu đến 600 triệu. Chúng tôi làm nhà khang trang, mua các thiết bị trong gia đình nhờ vào trồng cây phật thủ”- anh Dũng khoe.


    [​IMG]
    Mỗi cây phật thủ cho từ 70-100 quả mỗi năm
    Giờ đây, kinh tế gia đình những nông dân ở xã Đắc Sở như ông Nguyễn Phú Thủy, hay anh Nguyễn Phú Dũng đã giàu có hơn nhờ trồng cây phật thủ. Những người nông dân năng động vươn lên giàu có bằng đồng đất quê hương sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ các gia đình trong thôn xóm để nâng cao đời sống. Bà Lê Thị An cho biết gia đình bà chuyển sang trồng phật thủ vì loại cây này giúp phát triển kinh tế gia đình nhanh hơn thứ cây khác. Ông Thủy cũng như anh Dũng sẵn sàng giúp cho các con, cháu bà giống và kỹ thuật trồng cây phật thủ.


    [​IMG]
    Đóng gói phật thủ để vận chuyển đi xa
    "Hữu xạ tự nhiên hương", nhiều người nghe tiếng người dân Đức Sở trồng cây phật thủ giỏi đã tìm đến mua giống. Những người như ông Thủy, anh Dũng sẵn sàng cung cấp giống và tư vấn kỹ thuật để giúp đỡ cho họ cùng làm giàu từ cây phật thủ.
    Theo lời anh Nguyễn Phú Dũng, hiện nay, anh đang thử nghiệm trồng các loại phật thủ bon-sai. Nếu thành công, thì cây phật thủ sẽ giúp cho gia đình anh và những người dân ở xã Đắc Sở ngày càng giàu có hơn./.

    Mai Hồng/VOV1




  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Làm giàu từ cây phật thủ
    20:16:00 02/02/2013
    Có ý nghĩa tâm linh cao, biểu tượng cho sự may mắn, an lành, phật thủ đang là một loại quả được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh ý nghĩa tinh thần đó, phật thủ còn là cây mang lại giá trị kinh tế cao, là thu nhập chính của người dân xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội)…
    Đến xã Đắc Sở những ngày cuối năm, người dân đang tất bật thu hoạch phật thủ để cung cấp cho thị trường ngày Tết. Mấy năm gần đây, giống cây này đã trở thành cây trồng chính của xã. Cũng chính từ giống cây mang đầy ý nghĩa tâm linh này mà đời sống người dân ở đây cũng ngày một khấm khá hơn. Có nhiều gia đình giàu lên nhờ trồng phật thủ.
    Đắc Sở vốn là xã nông nghiệp quanh năm sống nhờ bởi những luống rau, luống hoa. Thu nhập hàng năm bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường và cả về điều kiện thời tiết. Có năm được mùa thì thu nhập được vài chục triệu một vụ, có năm mất mùa thì chỉ được vài triệu. Xã cũng thử trồng thêm cam Canh, bưởi Diễn, nhưng sau quá trình đi buôn bán người dân nhận thấy cây phật thủ được nhiều người ưa chuộng nên đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang phật thủ. Ban đầu chỉ có vài hộ trồng, thấy hiệu quả tốt nên nhiều người trồng theo. Xã có 900 hộ thì 80% số hộ trồng phật thủ.

    [​IMG]
    Chị Giang khoe quả phật thủ có giá tiền triệu. Anh Nguyễn Tuấn Tú, người có hơn ba mẫu đất với 230 gốc phật thủ chia sẻ: “Ngày trước nhà mình chủ yếu trồng rau, củ đót và trồng thêm ít cam Canh. Nhưng công sức thì mất nhiều, lợi nhuận thu về lại chẳng được mấy. Mình quyết định chuyển sang trồng phật thủ. Đến nay đã được 4 năm và cây phật thủ đã cho thu hoạch tốt”.
    Từ khi xã trồng thí điểm thành công cây phật thủ, gia đình anh đã mạnh dạn chuyển hướng trồng trọt. Nguồn vốn ban đầu chủ yếu là vay từ ngân hàng và người nhà, vợ chồng anh Tú đã thuê đất, mua cây giống, phân bón. Sau gần 2 năm, gia đình anh đã thu hồi được vốn và có “của ăn của để”. Trung bình một năm gia đình anh Tú thu về được khoảng 400 triệu từ phật thủ.
    Theo kinh nghiệm của anh Tú, càng những quả có nhiều móng, nhiều tầng, trông lạ mắt và có phần “quái quái” lại càng được ưa chuộng. Chị Nguyễn Thị Giang (thôn Đông Hạ, xã Đắc Sở) cho biết: “Nhà mình chỉ chuyên bán buôn. Từ đầu tháng, các lái buôn quen đã đến nhà mình và đặt mua buôn. Tùy theo hình dáng, kích thước mà giá cả khác nhau, giá bán tại vườn dao động từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng. Cũng có quả lên đến tiền triệu nhưng cũng không được nhiều, cả vườn chỉ có khoảng vài quả”. Gia đình chị Giang còn chiết ghép rồi bán cả cây giống, mỗi cây 15.000 đồng. Chị Giang cho biết, gia đình cũng đang thử ghép phật thủ với bưởi như một dạng bonsai chơi ngày Tết.
    Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, vụ Tết năm nay, các hộ gia đình dự kiến thu được trung bình khoảng 300, 400 triệu, có hộ có diện tích trồng nhiều còn có thể thu được 700, 800 triệu đồng.


    Thu Thúy

  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ghép thành công phật thủ cảnh hình bàn tay Phật



    Cây Phật thủ ghép mắt trồng trong chậu có quả màu vàng kim hình bàn tay Phật, do Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Vân Phú, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã lai ghép mắt thành công và bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với cách trồng phật thủ truyền thống.

    [​IMG]
    Giống Phật thủ cảnh được ươm trồng tại Công ty CP giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam phục vụ Tết Nguyên đán. Quả Phật thủ có màu vàng, dạng xốp, có hình dáng giống bàn tay phật và mùi hương mới lạ.
    Kỹ sư Kiều Thị Ánh Hồng, cán bộ Xí nghiệp sản xuất giống cây trồng Nậu Phó thuộc Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết năm 2010, Công ty bắt đầu nhập khẩu mắt ghép 500 cây Phật thủ để thử nghiệm tạo gốc ghép cây theo kỹ thuật mới. Qua quá trình thử nghiệm, đến nay cây ghép đã cho ra hoa và kết trái vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm 2012.
    Cũng theo kỹ sư Hồng, trên thế giới có 2 loại quả Phật thủ: loại quả to như quả bưởi, ở chóp quả có hình bàn tay Phật, loại này có rất nhiều ở Việt Nam nhưng giá trị rất thấp. Giá bán trung bình của loại Phật thủ này là 70.000 đồng/quả. Còn loại Phật thủ được ưa chuộng nhất, trồng trong chậu làm cảnh, quả màu vàng kim giống bàn tay Phật, có từ 5 - 20 ngón chụm lại, tỏa mùi thơm mát dịu, quyến rũ thì hiếm thấy ở Việt Nam. Loại cây này có giá dao động từ 1 - 3 triệu đồng.
    Cây Phật thủ làm cảnh và có quả hình bàn tay Phật này chỉ thích hợp trồng tại khu vực có khí hậu ôn đới, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Thích hợp với một số tỉnh Trung du miền núi. Ngoài giá trị kinh tế, cây Phật thủ là loại tạo dáng ở dạng bonsai cây cảnh quý tộc. Quả màu vàng kim hình bàn tay phật rất đẹp, cái đẹp tâm linh khó tả. Quả Phật thủ tỏa ra mùi hương tâm linh nơi chùa chiền, bàn thờ gia tiên... tượng trưng cho điềm may mắn, cát tường, mang đến nhiều điều tốt lành cho con người.
    Ngoài ra, Phật thủ có tác dụng giảm đau, cầm máu, hóa đờm, chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạn sườn chướng đau, giảm trừ co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng chức năng tiêu hóa… Đặc biệt, tinh dầu quả Phật thủ còn là nguyên liệu để sản xuất các loại bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.
    Bà Nguyễn Thị Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam cho biết đây là mô hình đầu tiên được trồng thử nghiệm tại Phú Thọ và bước đầu đã đem lại hiệu quả cao cho người trồng.
    Công ty đang tiến hành nhân rộng từ việc ghép trên những cây gốc đã có để tránh trường hợp không phải nhập khẩu cây gốc ở nước ngoài. “Việc ghép cây thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho người trồng loại cây Phật thủ này",! bà Tâm nói.
    Theo Vietnam+
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Huế: Nuôi kỳ đà thương phẩm theo quy mô nông hộ



    Dự án nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ đã được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ triển khai tại thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào tháng 6/2010.

    Dự án hỗ trợ xây dựng 4 chuồng nuôi (4x3x2,5m), 4 chuồng đẻ (2x1x1,5m) và 20 con kỳ đà giống gồm 4 đực, 16 cái (tương đương 30kg giống).
    Để dự án thực hiện đúng tiến độ, đơn vị chủ trì dự án đã đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, đối tượng thụ hưởng dự án và người dân vùng dự án nắm vững các quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ/trang trại.
    [​IMG]
    Chuồng nuôi kỳ đà được làm giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng ximăng, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài.
    Trong chuồng, có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một ống cống phi 0,1-0,2m, dài trên 2m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.
    Nền chuồng được tráng xi măng toàn bộ, sau đó đổ cát khoảng 20-25cm ở 1/3 chuồng phía ngoài vào.
    Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột da, mỗi năm lột da một lần từ tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng, mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15-17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con.
    Nếu tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt từ 80-90%. Hiện nay, giá thành thịt kỳ đà khoảng 300.000-400.000 đồng/kg, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn và ổn định cho người dân.
    Nuôi kỳ đà quy mô nông hộ khá đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, tận dụng được công lao động nhàn rỗi trong gia đình. Mô hình này cần được nhân rộng ở Thừa Thiên Huế.
    Theo Vietnam+
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đổi đời nhờ trái Phật thủ

    Thứ sáu 08/02/2013 15:46


    Khác với không khí nhộn nhịp, đông đúc tại các vườn đào, vườn quất dịp giáp Tết, những vườn Phật thủ nằm ven bên sông Đáy thuộc xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn khá yên ắng như thường nhật. Nhưng ít ai biết được rằng, để có được những trái Phật thủ loại 1 cung cấp cho thị trường, các thương lái đều phải đến tận vườn để lựa chọn và tự tay cắt từng quả.

    [​IMG]

    Trái phật thủ có giá tiền triệu. Ảnh: CAND

    Anh Nguyễn Quang Hải, Chủ vườn Phật thủ xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết: “Hầu hết các trái Phật thủ trong vườn đã được các thương lái đến đặt giá từ rất sớm, người ta sẽ đến cắt từ khoảng 15 - 25 âm lịch, hiện quả trong vườn coi như đã hết”.
    Về mức giá bán ra, chị Trịnh Thị An, Thương lái trái cây cho biết: “Có những quả bình thường, nhỏ hơn hoặc không có tay, giá chỉ khoảng 50.000 đồng; còn những quả to đẹp phải từ 500.000-700.000 đồng trở lên. Trước Tết khoảng nửa tháng, không chỉ riêng Hà Nội, mà khách ở Hải Phòng, Quảng Ninh đều về đây mua hàng”.
    Với một mảnh vườn chưa tới 1 ha đất, nếu thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt, hàng năm gia đình anh Hải đều có thể thu về hàng trăm triệu đồng nhờ cây Phật thủ, bởi loại cây này có thể thu hoạch quanh năm, gối đầu nhau, đặc biệt là vào những ngày rằm, mùng 1 và ngày Tết Nguyên đán. Bình quân mỗi ha trồng Phật thủ cho thu nhập 500 triệu đồng/năm. Ở Đắc Sở, một số hộ trồng tới 2-3 ha, đạt thu nhập tới gần 1 tỷ đồng. Bởi vậy thật dễ hiểu khi Phật thủ được mệnh danh là giống cây đổi đời của người dân Đắc Sở.
    Ông Nguyễn Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết: “Từ khi địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả, trong đó có cây Phật thủ, đời sống của nhân dân địa phương từ sản xuất nông nghiệp đã phát triển tương đối tốt. Nhiều gia đình có nguồn thu khá cao, có thể xây được nhà tầng từ phát triển cây này”.
    Phương Dung
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này