1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4967 người đang online, trong đó có 482 thành viên. 19:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122853 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ANOVA - luôn tiên phong với những sản phẩm mới
    Cập nhật lúc: 22:45 15/10/2012
    [​IMG]
    Dây chuyền sản xuất của Anova đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
    Anova - một thương hiệu thuốc thú y thủy sản đã trở nên quen thuộc với bà con chăn nuôi 10 năm qua nhờ sự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm không ngừng. Những sản phẩm của Anova ngày càng đáp ứng được yêu cầu thị trường, góp phần cải thiện tình hình dịch bệnh, năng suất và chất lượng vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

    Sản phẩm của công ty liên doanh TNHH Anova hiện có hàng trăm loại, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế WHO-GMP, nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu và đều được kiểm nghiệm theo một quy trình đã được phê chuẩn. Với công thức ưu việt tạo hiệu quả vượt trội trong phòng và điều trị bệnh, Anova cung cấp các nhóm thuốc: Thuốc cung cấp chất dinh dưỡng; Thuốc kháng sinh; Thuốc sát trùng và xử lý nước; Các chế phẩm sinh học đề điều trị cho các loại gia súc, gia cầm và thủy sản.

    Theo tiến sĩ Nguyễn Như Pho, cố vấn kỹ thuật của Anova – bên cạnh những ưu thế vượt trội về công nghệ tiên tiến cũng như chất lượng nguồn nguyên liệu, những sản phẩm của Anova còn chinh phục người chăn nuôi bởi khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế. Đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật của Anova luôn nhạy bén trước những yêu cầu từ phía thị trường cũng như cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ thế giới để sản xuất những sản phẩm phù hợp. Chính vì thế, Anova có những sản phẩm chất lượng tương đương hàng nhập khẩu nhưng giá thành tốt hơn, giúp bà con chăn nuôi giảm chi phí đáng kể. Đặc biệt, những sản phẩm có khả năng phòng ngừa và điều trị hiệu quả các loại bệnh trên vật nuôi đã kịp thời giúp bà con chăn nuôi chặn đứng dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại, góp phần phục hồi và tái tạo đàn khỏe mạnh.
    Mới đây, Anova đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới như: dung dịch thuốc uống Nova-Enrocol đặc trị E.Coli - thương hàn dùng cho heo, dê, cừu con mới sinh. Dung dịch tiêm vô trùng Nova –Tulacin đặc trị viêm phổi, sốt đỏ toàn thân. Đây là loại thuốc cho hiệu quả cao trong phòng ngừa bệnh kế phát của bệnh heo tai xanh.


    Dung dịch thuốc uống NOVA-AMINO.OS cung cấp các vitamin, amino acid, khoáng và điện giải giúp chống còi cọc cho thú mới sinh, kích thích tăng trọng và tăng chất lượng quày thịt. Ngăn ngừa hiện tượng cắn mổ trên gia cầm; cắn đuôi và cắn tai trên heo do thời tiết nóng bức. Tăng cường sức đề kháng, chống stress, giúp mau hồi phục cơ thể. Tăng khả năng sinh sản trên gia súc cái và gia súc đực. Tăng tỷ lệ đẻ trứng và chất lượng trứng gà, vịt, cút trong suốt quá trình nuôi.


    Kháng sinh hàm lượng cao Nova-Flor 40% LA đặc trị thương hàn – tụ huyết trùng, viêm khớp, đau móng, thối móng, viêm vú, viêm tử cung, nhiễm trùng vết thương, viêm ruột-tiêu chảy trên heo, trâu bò, dê, cừu.
    Hỗn dịch thuốc tiêm NOVA-CEFUR là một kháng sinh phổ rộng thế hệ mới chưa bị đề kháng. Đặc trị viêm phổi cấp tính, tụ huyết trùng, thương hàn viêm đa xoang- khớp, viêm tử cung, đau móng, thối móng và nhiễm loại vi khuẩn gây bệnh khác.

    [​IMG]
    Một số sản phẩm của Công ty

    Sản phẩm của Anova đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 7 năm qua và được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước thông qua hệ thống phân phối, đại lý bán hàng chuyên nghiệp. Ngoài cung cấp sản phẩm, Anova còn đồng hành với bà con chăn nuôi qua việc hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Anova thường xuyên tổ chức các hội thảo tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung nhằm mang kiến thức cần thiết trong chăn nuôi đến bà con cũng như những hướng dẫn cụ thể để sử dụng thuốc đúng liều, đúng bệnh, đạt hiệu quả cao nhất. Tiến sĩ Nguyễn Như Pho cho biết thêm: “Tôi đã tham gia nhiều hội thảo cùng với các anh em kỹ thuật và giải đáp những thắc mắc của bà con. Chính sự quan tâm, lắng nghe của bà con khiến chúng tôi càng thấy việc làm của mình cần thiết hơn bao giờ hết.”
    Bà con chăn nuôi cần tư vấn kỹ thuật có thể gọi đến điện thoại miễn phí cuộc gọi 18001536 hoặc số điện thoại của tiến sĩ Nguyễn Như Pho 0908032133, email: phonguyen@novagroup.vn.

  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/107577/Ca-tam-o-Vinh-Son.aspx
    Cá tầm ở Vĩnh Sơn

    hoàng lân -
    Thứ Sáu, 08/03/2013, 10:45 (GMT+7)
    Sau khi nuôi thử nghiệm cá tầm thành công ở hồ A, thủy điện Vĩnh Sơn (Bình Định), năm 2013 Cty TNHH MTV cá tầm Việt Nam - Bình Định sẽ mở rộng nuôi 240 l ồng, xây dựng khu sinh sản nhân tạo, chế biến cá, trứng cá thương phẩm tại chỗ.
    Trên mặt nước phẳng lặng trong xanh, hai dãy l ồng nuôi được bố trí song song, ở giữa là lối đi. Tính ra có đến 120 l ồng, thả nuôi 42.000 con cá tầm. Mỗi l ồng bè có kết cấu bằng khung sắt và lưới, nổi trên mặt nước nhờ hệ thống phao là thùng phuy nhựa, bề mặt vuông 6 x 6m, chiều sâu 5 m, như vậy khối lượng nuôi là 180 m3 nước, trung bình thả nuôi 350 con.
    Cá thả nuôi trong hệ thống l ồng bè có nhiều cỡ khác nhau. Hiện tại cao nhất gần 5 kg/con, thấp nhất 2,5 kg. Tuy mật độ khá lớn như vậy nhưng nhìn bên ngoài, mặt nước l ồng yên ắng không thấy bóng dáng của cá. Khi thử kéo gom lưới l ồng lên, đàn cá dày đặc xuất hiện, quẫy đạp tung nước, con nào con ấy to bằng bắp chân, cùng cỡ, mình màu nâu đen, có sọc trắng pha màu vàng nhạt.
    Ông Nguyễn Trọng Tiến, cán bộ phụ trách kỹ thuật cho biết: Đây là loại cá tầm ôn đới, có nguồn gốc từ nước Nga, được di nhập về Việt Nam thuần hóa, cho sinh sản nhân tạo ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và một số tỉnh miền núi phía Bắc.
    Cá tầm nuôi ở hồ này lấy giống từ Đà Lạt, nên tính thích nghi rất cao, phát triển tốt. Hiện hồ thả nuôi 5 giống cá tầm: Russian 2/11, Russian 4/11, Russian 5/11, Sterbel 5/11 và Useluga 09. Con giống cỡ 30 - 50 g/con, sau khi thả nuôi ở đây 1,5 năm đạt trong lượng trung bình 2,5 - 2,8kg/con. Sau 2 năm đạt 4 kg/con, cá biệt có con đạt 5 kg. Sau khoảng 4 năm thì cá mới bắt đầu cho trứng. Mức độ tăng trưởng như vậy là đạt yêu cầu, nếu so với một số tỉnh Tây Nguyên thì tương đương nhau. Hiện tại Cty đạt sản lượng cá thịt thương phẩm trên 100 tấn.

    [​IMG]

    Cá tầm nuôi ở hồ A, thủy điện Vĩnh Sơn sau 2 năm đạt trọng khoảng 4 kg/con
    Hồ Vĩnh Sơn ở độ cao khoảng 700 m so với mặt nước biển. Nguồn nước tích trong hồ chủ yếu từ các cánh rừng nguyên sinh, lâu đời, được chắt lọc qua hệ thống suối đá nên rất trong lành. Theo ông Tiến, lượng ô xy từ 5 - 6 ppm/lít, độ pH từ 7 - 7,5, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 - 26 độ C. Bên cạnh đó, nước trong hồ thường xuyên lưu chuyển, xung quanh, đầu nguồn không có nguồn ô nhiễm nên chất lượng nước trong hồ rất tốt. Từ một số điều kiện cơ bản vậy nên hồ này thích hợp với con cá tầm.
    Cá tầm thuộc loại cá vùng ôn đới, có nguồn gốc từ tự nhiên. Ở Nga chúng nuôi ở nhiệt độ 15 - 20 độ C. Sau nhiều năm có thể đạt trọng lượng hàng chục kg. Cá di nhập về Việt Nam mấy năm nay, được nuôi một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, nơi có nhiệt độ thấp, sau khi con giống đã được thuần hóa. Nhiều nơi trong nước như Đà Lạt đã nuôi cho sinh sản thành công cá tầm.
    Cá nuôi cho ăn thức ăn hoàn toàn công nghiệp chế biến sẵn. Đặc tính của cá là ăn ngầm dưới đáy không nổi lên mặt nước như một số loài cá khác. Nên thức ăn chế biến cũng cho chìm và đáy vg kết cấu lưới dày để tránh thất thoát thức ăn.
    Cá tầm, ngoài thịt, giá trị trứng rất cao, có khi đến cả ngàn USD/kg. Ăn cá tầm rất có lợi cho sức khỏe, còn tránh được một số bệnh. Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, PGĐ Cty MTV cá tầm Việt Nam - Bình Định: Giá bán cá tầm Vĩnh Sơn từ 250.000 - 300.000 đ/kg. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội và một số thành phố lớn khác.

    Một xã vùng cao như Vĩnh Sơn có được nhà máy chế biến, công nghệ cho sinh sản giống cá tầm là một sự kiện đáng chú ý. Sẽ giải quyết dược công ăn việc làm cho người dân sở tại, góp phần lớn tăng thu ngân sách địa phương.
    Hiện tại Cty đã giải quyết được khoảng 30 lao động trong đó có nhiều người Bana. Thấy được lợi ích này, huyện Vĩnh Thạnh hết sức ưu ái, tạo mọi điều kiện về đất đai, thủ tục pháp lý để Cty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Bình Định sớm xây dựng nhà máy chế biến ở Vĩnh Sơn.
    Một thực tế đáng quan ngại là cá tầm Trung Quốc bán qua Việt Nam giá rất rẻ, có khi chỉ 100.000 - 150.000 đ/kg, cạnh tranh rất mạnh trên thị trường nước ta. Để đối phó với tình trạng bán phá giá này, vừa qua Tập đoàn Cá tầm Việt Nam thành lập Hiệp hội Cá nước lạnh Việt Nam để cùng hợp lực, có giải pháp bảo hộ cá tầm trong nước
    Ở hồ Vĩnh Sơn qua thực tế nuôi 2 năm nay, với điều kiện tự nhiên phù hợp, có khả năng phát trển bền vững loài cá vùng ôn đới này, nên Cty có kế hoạch tiếp tục đầu tư. Dự kiến năm 2013 sẽ nâng số lượng l ồng nuôi lên khoảng 240 l ồng, gấp 2 lần hiện nay. Những năm tiếp theo sẽ nâng dần lên 1.000 l ồng. Lúc này mỗi năm cho thu hoạch 1.000 tấn cá thương phẩm, nên buộc phải có nhà máy chế biến tại chỗ.
    Đáp ứng nhu cầu này, Cty đã lập thủ tục xin cấp đất để lập nhà máy chế biến cá, trứng cá, để cho ra sản phẩm cá thịt dạng phi lê, trứng cá tầm muối…; lập trại cho sinh sản nhân tạo cá tầm. Trong đó, theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, có thiết lập hệ thống bể cho cá ngủ đông để lấy trứng, cho nở ra con giống. Có nơi ương con giống để cung cấp nuôi tại chỗ còn bán ra cho khu vực tương cận. Tự túc được giống khỏi phụ thuộc vào nguồn giống nước ngoài hoặc các nơi.



  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đà Nẵng: Mô hình nuôi thỏ vốn ít, lời nhiều

    Cập nhật lúc: 11:34 04/03/2013

    Trước thực trạng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, cùng với việc giá cả và đầu ra một số hàng hoá nông sản không ổn định đã tác động mạnh đến đời sống của người dân, thì mô hình nuôi thỏ đang được nhiều người dân huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng quan tâm học hỏi. Trang trại nuôi thỏ của anh Nguyễn Văn Cương ở thôn 5, xã Hòa Ninh là mô hình nuôi thỏ điển hình có quy mô và hiệu quả khá cao tại địa phương.

    Qua gần 04 năm gây dựng mô hình, đến nay anh Cương đã có đàn thỏ nuôi khoảng 300 con thỏ chủ yếu là giống thỏ Newzealand, và luôn duy trì khoảng 80 con thỏ cái sinh sản.

    Nhờ nắm vững kiến thức về chăn nuôi, tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, anh thực hiện nuôi thỏ theo chu trình khép kín, chủ động từ khâu con giống đến khi xuất bán. Luôn chủ động phòng tránh và có biện pháp đối phó với dịch bệnh nên đàn thỏ của anh phát triển khá nhanh.


    [​IMG]
    Anh Cương đang chăm sóc đàn thỏ con
    Theo anh Cương, thỏ ở độ tuổi từ 5-6 tháng là có thể sinh sản. Mỗi năm một con thỏ cái đẻ trung bình 6-7 lứa, mỗi lứa từ 6-8 con. Thỏ trưởng thành đạt khoảng trên 3,5kg. Hiện tại, giá thỏ thịt dao động từ 40 đến 42 ngàn đồng/kg.

    Ngoài bán thỏ nuôi thịt cho tiêu dùng của người dân, nhà hàng, quán nhậu, anh Cương còn bán thỏ giống cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn trong và ngoài thành phố, với giá mỗi con thỏ giống 3 tháng tuổi khoảng 150.000 đồng. Cứ mỗi năm 1 thỏ cái sinh sản mang lại cho anh khoảng 3 triệu đồng lợi nhuận.


    Tùy theo lượng thỏ bán ra, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, anh Cương còn lãi từ 16 đến 17 triệu đồng từ thỏ bán thịt và giống. Như vậy mỗi năm sau khi trừ chi phí anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng.



    [​IMG]
    Cán bộ khuyến nông Đà Nẵng cùng với lãnh đạo UBND xã Hòa Ninh trao đổi về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế nuôi thỏ với anh Cương


    Nói về kinh nghiệm nuôi thỏ của mình, anh Cương cho biết: "Thỏ là loại vật nuôi rất dễ nuôi, chủ yếu ăn các loại rau như lá khoai lang, rau muống, cỏ, thân cây chuối, lá các loại cây họ đậu, cỏ đồng nội, rau muống biển...Tuy nhiên, để thỏ đủ dinh dưỡng và mau lớn, chúng ta có thể cho thỏ ăn lúa, cám trộn thức ăn công nghiệp. Trong khi các vật nuôi phổ biến như gà vịt, heo có chi phí thức ăn cao (chiếm 60-70% giá thành), rủi ro lớn từ các dịch bệnh như cúm gia cầm, heo tai xanh thì con thỏ ít bị bệnh và rất dễ chăm sóc. Nếu giá cả thị trường tiếp tục ổn định, nuôi thỏ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao".


    Đánh giá về hiệu quả mô hình này, ông Nguyễn Thành Trung - Phó chủ tịch UBND xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang cho biết: “Mô hình nuôi thỏ rất khả thi, bởi vốn đầu tư nuôi thỏ là không nhiều, mà nguồn thức ăn cho thỏ rất dễ kiếm. Hộ chăn nuôi chỉ cần có vài trăm mét vuông đất là có thể xây dựng chuồng trại nuôi, kể cả đất trồng rau tạo nguồn thức ăn cho thỏ”.


    Theo ông Trung, trước thực trạng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, cùng với việc giá cả và đầu ra một số hàng hoá nông sản không ổn định đã tác động mạnh đến đời sống của người dân, thì mô hình nuôi thỏ đang được nhiều người dân quan tâm học hỏi. Và thời gian tới, UBND xã sẽ đưa con thỏ vào cơ cấu vật nuôi cần chuyển đổi góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương.


    ►Bà con có nhu cầu tham khảo kinh nghiệm nuôi thỏ, có thể liên hệ với anh Cương theo địa chỉ: Thôn 5 - Xã Hòa Ninh - Huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng, Điện thoại: 0905886707.



    Nguyễn Thị Hải
    Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lạng Sơn: Nuôi giun quế kết hợp VAC – hướng làm kinh tế mới của bà con Lộc Bình

    Cập nhật lúc: 15:48 22/02/2013

    Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây nhiều hộ dân ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã nuôi giun quế kết hợp làm VAC cho hiệu quả kinh tế cao.

    Anh Hoàng Văn Tuấn ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) nuôi 5 con trâu, anh sử dụng phân trâu để nuôi giun quế; giun quế lại dùng làm thức ăn cho gà, vịt, cá; chất thải của giun quế làm phân bón cho rau màu, cây ăn quả.

    Anh Tuấn cho biết: "Nếu gia đình nào chịu khó nuôi giun quế kết hợp làm VAC thì lợi nhuận đem lại không hề nhỏ, bởi giun quế là nguồn thức ăn dồi dào cho gà, vịt, ngan, cá... Ngoài ra, phân giun rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Mô hình này đã giúp tôi tốn ít công chăm sóc, nhờ đó, gia đình có thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm".

    [​IMG]
    Khu vực nuôi giun quế của gia đình anh Hoàng Văn Tuấn (thôn Bản Tẳng)

    Tương tự, để nâng cao năng suất lao động, chị Lý Thị Chượng, ngụ ở thôn Cốc Nhãn, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cũng đã áp dụng mô hình nuôi giun quế kết hợp VAC. Cuối năm 2009, sau khi tìm hiểu trên báo, đài, chị đã mua 100 kg khối ấu trùng (trứng giun quế, với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg) về nuôi thử nghiệm.


    Chị Chượng chia sẻ: “Giun quế dễ nuôi, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế là 20-30 độ C; giun có khả năng sinh sản nhanh, số lượng tăng lên theo cấp số nhân. Cứ 1 kg khối ấu trùng giống, sau 2 tháng nuôi có thể tạo ra 0,1 kg giun thịt và 25 – 30 kg khối ấu trùng giống. Do vậy, chỉ đầu tư con giống 1 lần sẽ được hưởng lợi lâu dài”.


    Hiện nay, bình quân mỗi tháng gia đình chị xuất bán khoảng 20 kg giun thịt với giá thị trường từ 80 - 120 nghìn đồng/kg và 50 kg giun giống (cả phân) với giá 40 - 50 nghìn/kg. Số còn lại chị sử dụng để bổ sung lượng thức ăn cho 200 con gà, 70 con ngan, 2.000 con cá.


    Theo chị Chượng, dùng giun quế làm thức ăn bổ sung cho vật nuôi sẽ giảm bớt giảm 2/3 chi phí thức ăn; rút ngắn 1/4 – 1/3 thời gian chăn nuôi; thịt vật nuôi lại thơm, mềm hơn vật nuôi dùng thức ăn tăng trọng. Bởi giun có nhiều chất đạm, vật nuôi ăn lớn nhanh, sức đề kháng tốt. Đặc biệt cách nuôi này cho một sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Với mô hình nuôi giun quế kết hợp làm kinh tế VAC, mỗi năm gia đình chị Chượng thu nhập trên 100 triệu đồng.


    Với lợi thế là địa bàn vùng núi chuyên chăn thả gia súc, gia cầm, mô hình nuôi giun quế kết hợp làm VAC phù hợp với điều kiện đầu tư của người dân ở huyện Lộc Bình; mở ra hướng làm kinh tế mới, giúp bà con địa phương tăng thu nhập, cải thiện đời sống.



    Hoàng Văn Hương
    Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn
    ĐT: 0973312649
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Nghe nuôi thỏ là e ớn lạnh. Kỳ trước e nuôi khoảng 20 con. E trồng 2 công rau lang, ao em thả rau muống. Vậy mà nó mọc không kịp cho thỏ ăn.
    Nó ăn sáng đêm. Kinh lắm. Rau e hái cho nó ăn xong khi rớt xuống chuồng nó dẫm lên là nó không ăn cái đó. Mệt lắm a.~X~X~X
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Trồng trọt thì nhất nước ,nhì phân ,tam cần ,tứ giống . Nhưng mẹ em nói ko biết áp dụng KHKT cũng thua !
    Mẹ em có một kỷ niệm ko quên về cây khoai lang .
    Hồi năm 1976 , mẹ em là một cô sinh viên mới tốt nghiệp ra trường , được bổ nhiệm về dạy ở trường CBNT ở Thủ Đức . Mẹ em trước đó móng tay còn sơn hồng , chỉ biết mặc áo dài thướt tha đi học , về trường mẹ phải bôi móng tay đi và tập mặc áo bà ba quần đen ...:))
    Nhà trường phân mỗi người trồng 2 liếp khoai lang để thi đua lao động . Ai muốn làm cỏ lên liếp lúc nào tùy ý nhưng thống nhất 1 loại giống do bác bảo vệ , vốn là 1 lão nông tri điền , đem từ vườn nhà lên , phát cho mọi người vào 1 ngày , với tiêu chí giống giao ko hạn chế nhưng đất giao thì bằng nhau .
    CBCNV trường đa số từng ở nông thôn , nên họ cứ yên trí trồng theo kiểu xưa nay ai cũng làm vậy.
    Riêng mẹ em có quy trình làm khác... Mẹ em cuốc cỏ tới đâu thì lấy cỏ ấy vùi vào 2 mép liếp , bác nào làm cỏ đất mà bỏ cỏ đi thì mẹ lấy hết ... lên liếp hơi cao và nhặt hết gạch đá quăng đi . Khi dăm nhánh được 1 tuần mẹ bắt đầu bón phân chuồng + tro đã hoai . 3 tuần sau mẹ bấm bớt lá bán cho nhà ăn tập thể , lá chỉ chừa lại phần nào trải ra ánh nắng , phần cọng mẹ cuốn vòng lại và vùi vào đất , chỉ chừa dài khoảng 1m , đắp liếp cao thêm và bón thêm phân chuồng . Hai tuần sau lại làm như vậy , và sau đó mỗi ngày mẹ em đều bấm hết mớ lá nằm khuất dưới ánh nắng bán cho bếp tập thể...Cọng rau lang lúc này mập mạp nhưng ngắn , ko ốm mà dài ngoằng như các liếp khác .
    Một hôm mẹ em thấy các chị bạn cười rúc rích dưới nhà bếp , thì ra họ lén ăn khoai nướng , những củ khoai họ móc trộm ở liếp khoai của mẹ rất dễ dàng , vì nó bự đến lộ lên mặt đất...Bác trưởng ban thi đua thấy vậy bèn cho thu hoạch để tính điểm .
    Kết quả thu hoạch của mọi người ít xịt mà củ nhỏ xíu . Sản lượng của bác bảo vệ có gấp đôi mọi người nhưng củ nhỏ lít chít...Riêng mẹ em đứng nhất về sản lượng và cả về kích thước củ , rất nhiều củ có trọng lượng 800gr , 900gr...
    Hihi...
    Mẹ em còn nhiều cái hay lắm đó !
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mẹ em làm nông giỏi mà ấp chứng cũng tài ! =D>=D>=D>
    Khi nào anh thu hồi lại vốn từ trang trại sẽ xin làm đệ tử, mẹ em mua chứng khoán mã nào anh theo mã đó, OK ? :)>-:)>-:)>-
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhưng rốt cuộc chú có lãi không ? :-??

    Anh cũng mệt bở hơi tai với bọn gà vịt, sơ sểnh quên đóng cửa là tụi nó vào nhà quậy tưng bừng, ly chai để trên bàn rơi vỡ, cái máy quạt cũng ngã gãy vì bọn gà mái tìm ổ đẻ , phóng uế cả lên giường , bọn vịt xiêm thì phẹt khắp nhà, bãi phân to như bàn tay ! ~X
    Nhưng anh lại vui vì tụi nó đẻ rất sai , ấp rất tốt !
    Mỗi sớm thức dậy là anh có niềm vui lượm trứng mệt nghỉ , có hôm anh dậy từ 2-3g sáng để lượm trứng và bổ sung thức ăn, nước uống, tụi nó ăn cả đêm, lớn nhanh như thổi ! :-bd:-bd:-bd

  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Em cũng đang nuôi gà như anh, chủ yếu là nuôi nhốt, chỉ thả vài con nên kg bị phóng uế [:D]
    Nhưng em nuôi gà đá, gà lai Mỹ, lai Pêru chứ kg phải nuôi lấy thịt ;))
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hồi nhỏ tui cũng nuôi thỏ rồi, nó ăn thấy sợ luôn và sinh sản rất nhanh. Nhà lại kg có trồng rau, phải đi khắp xóm tìm rau có cho nó. Đi học một buổi, còn một buổi phải đi tìm thức ăn cho thỏ. bây giờ nhắc lại vẫn còn thấy ngán~X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này