Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3522 người đang online, trong đó có 177 thành viên. 08:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 122558 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI
    (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009)
    [​IMG] [​IMG]Cá chình có đặc tính ăn thức ăn chìm và rất sợ ánh sáng, nhưng một chủ trại cá chình giống ở huyện Củ Chi (TPHCM) đã thuần dưỡng thành công giống cá chình bông ăn nổi, giúp khâu chăm sóc và kiểm soát cá rất dễ dàng.

    Kể lại hành trình đến với “nghiệp cá” anh Lâm Phú Nguyên, chủ trại giống cá chình Phú Nguyên phấn khởi khoe: “Cách đây mấy năm, tình cờ một lần ra miền Trung công tác, gặp ngư dân địa phương đi biển bắt cá chình bông về, nhìn giống cá lạ mắt nên tôi mua một ít về nuôi thử. Không ngờ loại cá này phát triển rất nhanh và cho giá trị kinh tế cao, cũng từ đó “nghiệp cá” đã gắn bó luôn với tôi đến bây giờ”. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, nhận thấy triển vọng nghề ươm và cung cấp giống cá chình bông, anh Nguyên ấp ủ dự định sẽ thành lập trại cá giống chuyên cung cấp giống cá chình bông cho các địa phương.
    Năm 2008, anh Lâm Phú Nguyên quyết định đầu tư mở rộng quy mô trại ươm cá chình giống tại huyện Củ Chi, đồng thời trở lại miền Trung để thu mua nguồn giống cá chình bông thiên nhiên về tiếp tục thuần dưỡng. Tìm đến nhiều điểm bán cá giống nhưng anh cũng chỉ chọn mua được 20kg cá chình bông giống với giá 650.000 đ/kg. “Trước khi thả cá giống vào bồn ươm tôi phải xử lý nguồn nước, dùng thuốc tím pha với muối hột để diệt hết khuẩn, ký sinh trùng cho cá và nước. Đồng thời, hàng ngày sau khi cho cá ăn khoảng 2- 3 tiếng mình lại tiến hành thay khoảng 10-20% lượng nước trong bồn để nguồn nước sạch và tạo ôxy cho cá”- anh Nguyên nói.
    Đặc tính của giống cá chình thường ăn chìm và rất sợ ánh sáng nên ban ngày chúng chỉ chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu đến tối mới ra ăn. Do vậy, mới đầu khi anh Nguyên đưa cá giống về ươm rất khó kiểm soát được lượng tiêu thụ thức ăn cũng như các biểu hiện khác của cá. Một thời gian sau anh đã nghiên cứu ra phương pháp ươm cá chình giống mới, huấn luyện cho cá dần thích nghi với điều kiện ánh sáng và ăn nổi bằng các loại thức ăn công nghiệp. Nhờ vậy đã giúp cho khâu chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh cá được dễ dàng đồng thời có thể chủ động tính toán được lượng thức ăn phù hợp không bị dư thừa.
    Theo “bí quyết” huấn luyện cá chình biết ăn nổi của anh Nguyên (có thể nói lần đầu tiên có ở VN) khiến cá ăn nhiều, mỗi ngày cho ăn khoảng từ 2- 3 cữ, giúp cá rất nhanh lớn, khỏe mạnh và thuận tiện hơn trong khâu kiểm soát số lượng và bệnh cho cá. Tìm đến trại cá giống Phú Nguyên tại số 60, đường 29, ấp Tân Lập, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi chúng tôi chứng kiến hệ thống bồn ươm cá giống vừa được ông chủ Nguyên đầu tư mở rộng quy mô rất bài bản. Trại cá giống rộng khoảng 4.000m2, với hàng loạt bồn cá chình giống các loại. Anh Nguyên cho biết: “Sắp tới tôi sẽ phải đầu tư mở rộng thêm quy mô trại ươm lên khoảng 50-100.000 con giống”.

    Thời gian gần đây, thị trường cá tra, basa, tôm…không ổn định khiến nhiều hộ dân ở vùng ĐBSCL đang mạnh dạn chuyển sang mô hình nuôi cá chình bông. Hiện trại cá giống Phú Nguyên đang cung cấp nguồn giống cá chình bông và chuyển giao kỹ thuật huấn luyện cá ăn nổi cho nhiều hộ dân ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu…triển khai nuôi. Anh Lâm Phú Nguyên, chủ trại giống Phú Nguyên cho biết, hiện nhu cầu nuôi cá chình bông đang tăng mạnh, khiến nguồn giống không đủ cung cấp.
    Do đến nay đã chủ động được kỹ thuật ươm giống cá chình bông ăn nổi nên khi mua cá chình giống về chỉ cần sau 2 tháng huấn luyện, cá sẽ bắt đầu biết ăn nổi và thích nghi với điều kiện mới. Theo anh Nguyên, nên mua loại cá chình giống từ 30-40 con/kg sẽ ít bị hao hụt (mua loại cá 10-20 con/kg giống tỉ lệ hao hụt sẽ cao tới 50%). Đồng thời, lúc đầu nên thả nuôi với mật độ khoảng 1kg cá giống/m2, sau từ 3-6 tháng tách cá ra nuôi với mật độ từ 6-8 con/m2 sẽ hiệu quả hơn. Nếu người nuôi chăm sóc kỹ thì cá sẽ ít bị nhiễm bệnh và rất mau lớn, sau một năm có thể cá sẽ đạt 1 kg/con. Giống cá chình bông cũng dễ nuôi, chỉ cần cho ăn các loại thức ăn cám công nghiệp chuyên dành cho cá, đồng thời xử lý nguồn nước tốt cũng sẽ giúp cá nhanh phát triển và không sợ bị bệnh. Đặc biệt, đối với loại cá chình bông, nếu đã có sẵn ao nuôi thì tiền vốn đầu tư cũng không nhiều, chỉ sau khoảng 10- 12 tháng sẽ bắt đầu được thu hoạch. Theo giá cá thương phẩm hiện nay trên thị trường đang dao động từ 250-280.000 đ/kg.
    Minh Sáng
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Posted on 16/12/2011


    Mô hình độc đáo của ông Đoàn Văn Khanh: Kết hợp nuôi rắn và trồng cây ăn trái


    Mô hình thí điểm kết hợp nuôi rắn với trồng cây ăn trái của ông Tư Khanh có hai điểm chú ý: Một là, thí điểm đưa rắn vào nuôi trong vườn cây ăn trái khi vùng Kim Sơn – Vĩnh Kim và các xã xung quanh chưa ai làm. Hai là, tạo ra sản phẩm “đặc sản rắn” giá trị cao nhưng không ảnh hưởng môi trường.
    Trong nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, công thức VAC gồm nhiều mô hình kết hợp vườn cây ăn trái với cá tôm (kể cả cá sấu) với chăn nuôi bò, heo, gà vịt, thỏ… đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân; nhưng vấn đề môi trường (ruồi nhặng, ô nhiễm nước thải, mùi hôi thối, tiếng kêu của gia súc, bụi bẩn từ chuồng trại gia cầm hay phân hữu cơ) nhiều khi trở thành nan giải, nhất là trong khu dân cư có diện tích vuông (vườn + chuồng trại, ao hồ + nhà ở) không lớn. Trong các mô hình, mô hình nuôi “rắn nhà” ở các địa phương trong nước còn đơn lẻ. Một số mô hình thành công ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… xây tường gạch hay che chắn tường bằng tấm lợp fibro xi măng quanh hồ ao để nuôi rắn, sản xuất nhỏ, tự phát.
    Mô hình kết hợp nuôi rắn với trồng cây ăn trái thí điểm của ông Đoàn Văn Khanh, tên thường gọi Tư Khanh (ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, Tiền Giang) là một mô hình hầu như chưa có mô hình mẫu. Chúng tôi được phép của chủ nhân vào thăm hồ rắn và ghi lại những gì đã thấy và cảm nhận, chuyển đến bạn đọc tham khảo.
    Hồ rắn:
    Hiện ông Tư Khanh có hai hồ rắn, tổng cộng 2.400m2, thiết kế hai hồ khác nhau. Ông bảo làm như vậy với mục đích thí điểm xem kiểu hồ nào hay hơn và trong thực tế tự sản xuất rắn giống, hai hồ rắn hỗ trợ nhau khá thuận lợi.
    Hồ thứ nhất nguyên trước đây là hầm đất dùng để rọng cá. Cá thu hoạch đổ xuống hầm, khi cần bắt con lớn lên ăn, con cá nhỏ còn lại sau lớn lên. Dưới hồ này hiện còn cặp cá tra nuôi từ rất lâu, mỗi con cả chục ký và một số cá khác như cá tra, cá mè vinh, cá rô phi – mỗi con cả kg. Dưới ao có nhiều lục bình cho rắn đeo bám rình bắt mồi. Trên bờ, ông Tư cho để cỏ tươi và các đống cỏ khô cho rắn lên đẻ và ngủ về đêm hay nằm lúc lột xác. Xung quanh hồ, cách mí hồ hơn 1,5m xây tường. Tường có chiều cao 1,6m, đà chân tường âm 20-30 cm, ốp bêtông có hai cọng sắt 6 mm, cứ 2,5 m tường lại ốp cột bêtông, lõi cột là 2 cây sắt 6; nóc tường chận viên ngói nằm, chống rắn bò qua (!?) và đắp xi măng gắn miểng chai, miểng ly thủy tinh (chống trộm). Chất liệu xây tường là gạch ống, dùng thứ gạch quá lửa cho khỏi mục và không phải tô hao tốn nhiều tiền vữa; gạch này hơi mắc (300 đồng/viên, thay vì gạch đỏ 280 đồng). Cổng vào hồ làm bằng tôn, sắt chắc chắn. Cách làm “hồ” như trên, rắn bên ngoài không vào được, rắn bên trong không ra được. Ông Tư nói: “Xây tường rào kỹ để vợ tôi yên tâm; bả sợ có con rắn hổ vào hồ nhảy nọc rắn nuôi, đẻ ra rắn con mang nọc độc, sẽ nguy hiểm cho người ta”. Vài ngày một lần ông Tư vô ổ rắn bới các đống cỏ nhặt rắn con vào xô mang qua cái hồ thứ hai nuôi, tuyển lựa rắn hậu bị, con nào không đủ tiêu chuẩn chuyển qua nuôi thịt nhưng con nào cũng khỏe mạnh cả.
    Cái hồ thứ hai, ông Tư cho xây tường gạch trên mấy liếp đang có cây ăn trái: Bưởi, nhãn, quýt. Mương liếp và những cây ăn trái trước đã trồng được giữ nguyên hiện trạng. Một bờ đất đủ chắc chắn xung quanh hồ nuôi rắn được tạo ra cùng những ống bọng đáy, bọng khơi để dễ bề thay nước mương trong hồ rắn. Trường hợp thiếu nước trong mương đìa phải bổ sung liền để rắn khỏi đào hang. Cỏ trên vườn được quản lý theo cách giữ cỏ quanh năm. Lối đi trong lòng hồ được dọn sạch để chắc chắn người đi không đạp, làm con rắn bị thương. Giữ cỏ hai mé liếp, để cỏ thành đụn nhỏ quanh bờ để rắn lên ngủ khi thay đổi thời tiết và để một ít lục bình dưới mương cho rắn núp rình mồi. Theo kinh nghiệm từ ông Minh ở tỉnh Sóc Trăng 1 m2 hồ nuôi được 3 con rắn.
    Giống rắn:
    Giống rắn hiện ông Tư Khanh nuôi là giống ri cá hay ri voi mà ông “chia” được của người bạn. Giống rắn ri cá rất gần gũi với người dân ĐBSCL với đặc tính ăn cá trong thiên nhiên và cá tra các ao hồ nuôi. Rắn ri cá lớn nhanh, 1 năm nuôi tốt có thể tăng trọng 1 kg, thu hoạch khi rắn đạt trọng lượng trên dưới 2kg; vừa với thực đơn của khách trong các nhà hàng. Ngoài thiên nhiên đã có khi bắt được con ri cá nặng 5-6 kg. Theo thông tin VTV, người nuôi rắn không nên thu gom giống ngoài thiên nhiên do thả vào hồ nuôi nhốt, tress, bỏ ăn, dễ chết trước khi thuần phục. Một số trường hợp rắn thu gom ngoài thiên nhiên bằng cách kích điện, cong xương sống, không lớn được. Theo ông Khanh, nên mua giống sản xuất trong vùng hoặc tự nuôi rắn nái đẻ con để dành nuôi rắn thịt, mau lớn. Cứ 4 rắn nái cần 1 rắn đực mua ở đàn rắn khác để tránh “đồng huyết”. Rắn giống từ hồ rắn nái khi to bằng ngón tay dài 35-40 cm chuyển sang hồ hậu bị hoặc thương phẩm, sẽ có tỉ lệ sống cao nhất, nhỏ quá hao hụt nhiều. Mua rắn con sản xuất tại trại rắn có giấy phép để sau bổ túc hồ sơ “xuất xứ” sản phẩm xuất khẩu hay bán rắn cho khách sạn, nhà hàng… là việc cần làm do luật bảo vệ động vật hoang dã điều chỉnh.
    Thức ăn cửa rắn ri cá:
    Thức ăn của rắn ri cá là các loại cá da trơn và ếch nhái, nhái là loài vật rắn mê nhất. Rẻ tiền và thuận lợi nguồn cung theo hướng “công nghiệp”, luôn có sẵn là cá trê phi hoặc cá tra “lỡ thì”. Tùy theo rắn lớn hay nhỏ, nuôi riêng trong các hồ mà cho rắn ăn cá trê phi nhỏ hay lớn; tất nhiên rắn lớn có thể ăn cá trê phi nhỏ. Mua cá trê phi còn sống và khỏe mạnh, đổ xuống ao hay mương vườn trong hồ cho rắn tự bắt mồi đang bơi trong nước khi rắn đói. Thả nhái, trê phi con vào hồ rắn nái cũng như hồ rắn mới “lẻ bầy” để cho rắn con ăn.
    Bệnh tật của rắn:
    Trong quá trình nuôi rắn, ông Khanh không thấy rắn ri cá có bệnh tật gì. Một vài con rắn bị thương “xì vôi” trên mình, trường hợp đó dùng trụ sinh (Peniciline) quét, bôi vào vết thương và nuôi nhốt trong khạp, xô vài này theo dõi thấy hết bệnh thả rắn về hồ.
    Về môi trường:
    Rắn sống im lìm trong hồ nên không gian tĩnh lặng, không hề có tiếng ồn. Thức ăn của rắn là cá, ếch nhái sống chung trong hồ, khi đói rắn mới ăn bằng cách nuốt trọng con mồi, không hề dư thừa nên không gây mùi hôi thối, ruồi bọ. Hằng năm công việc vệ sinh hồ rắn diễn ra giống như vệ sinh vườn cây, gồm vét sình bồi gốc cho cây, phơi đáy hồ, rải vôi bột diệt cua còng, diệt khuẩn, vô nước hầm, xúc xả hai ba lần và khơi thông cống đáy bọng khơi, thay nước mới… Nên thu hồi rắn sang khu hồ khác, làm vệ sinh xong, vô nước, thả lục bình (tối đa 50-70% mặt nước) trong hồ ổn định sẽ chuyển rắn về ở. Trong khi trồng cây ăn trái chung trong hồ nuôi rắn nên ít xài thuốc sâu bệnh, hoặc chọn thuốc không độc cho tôm cá. Tưới cây thường xuyên cũng có lợi cho rắn do môi trường mát mẻ.
    Hiệu quả kinh tế dự tính:
    Trong khi triển khai chính công trình thực nghiệm của mình, ông Tư đầu tư con giống 380 – 400 ngàn/kg, nuôi rắn hậu bị trong 1 năm, 1 con rắn ăn 6kg cá tăng trọng được 1kg. Năm thứ hai, khi rắn có trọng lượng trên 1 kg, rắn nái đẻ được 30-60 con/lứa. Dự tính nuôi rắn thịt: rắn con 20.000 đồng/con, thức ăn (cá trê phi) cho 1 con rắn 6 kg/năm x 10.000 đồng/kg (giá tại vựa cá Mỹ Tho 6.000 -7.000 đồng/kg) cho 1 kg rắn thịt. Giá bán 1 kg rắn thịt ( > 1 kg) 200.000 đồng/kg thì một con rắn thịt sau khi trừ chi phí và khấu hao xây hồ, cho trên dưới 100.000 đồng lời, thời gian nuôi 1 năm. Phép tính trên coi bộ hấp dẫn!.
    Nhìn về tương lai!
    Ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi là con rắn được ông Đoàn Văn Khanh, thương binh 2/4, từng là Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Tiền Giang, người đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi mấy năm qua, mạnh dạn đầu tư và mong được tiếp nhận ý kiến của nhà khoa học, nhà quản lý và bà con nông dân về: Trồng cây ăn trái nào thích hợp trong hồ rắn, sản xuất con giống, vấn đề thức ăn cho rắn, pháp lý và vấn đề tiêu thụ rắn thịt… Ông Tư đang ấp ủ giấc mơ xây dựng vườn cây ăn trái 8.000m2 nhà ông thành hồ rắn kết hợp cây ăn trái và mong tiểu vùng Song Thuận – Vĩnh Kim thành khu du lịch sinh thái. Ngoài rắn ri cá, ông đã trồng 100 gốc dừa sáp, ít gốc mận An Phước, bưởi Da xanh, nhãn Da xanh… tạo hấp dẫn du khách về thăm vùng quê sapô và vú sữa đặc sản Tiền Giang.
    Nguồn: Báo Ấp Bắc
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Posted on 28/12/2011


    Nuôi rắn mối – mô hình mới ở Bến Tre

    [​IMG]Rắn mối vị thuốc

    Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.
    Anh Lạc cho biết, trước khi đến với mô hình này do 1 lần đi An Giang tình cờ gặp những người bạn cho biết khách nước ngoài hiện nay rất chuộng loài động vật hoang giả này. Thế là từ đó 6 anh em hùn vốn đầu tư thu mua rắn mối từ các nhà vườn để nuôi tại Ba Tri. Đã 3 năm trôi qua, mô hình nuôi hàng độc này đã đem lại kết quả thành công như mong đợi, sản phẩm được bán nhiều nơi. Tiếng lành đồn xa, nhiều người biết và tìm đến để tham quan, học tập kinh nghiệm đồng thời mua giống về nuôi. Thế là một lần nửa các anh em cùng nhau bàn tính để vừa phát triển kinh tế đồng thời thuận tiện cho khách tham quan, du lịch, đặt hàng.
    Cũng từ đó anh Lạc đem từ Ba Tri về Bình Phú 1.000 con rắn mối giống, trong đó có 800 con cái và 200 con đực hiện đang trong giai đoạn sinh đẻ. Do có kinh nghiệm nuôi từ trước, nên giờ đây anh không còn bỡ ngỡ. Theo anh, khâu chuẩn bị chuồng cũng hết sức đơn giản, chỉ cần xây gạch xung quanh, sau đó dán gạch men lên phía trong chuồng để trơn, rắn mối không bò lên được. Trong chuồng có thể trồng các loại rau lang, để củi dừa mục, gạch ống để rắn mối chui vào đẻ, đồng thời tạo cảnh tự nhiên, vừa tận dụng củi mục con mối chui vào sẽ làm thức ăn cho rắn mối. Sau đó dùng lưới đậy chuồng lại để tránh không cho gà, bìm bịp,… vào vì rắn mối là thức ăn khoái khẩu của chúng. Hiện, anh xây chuồng có kích thước 49m2. Với diện tích này, anh Lập cho biết có thể nuôi được 2.000 con rắn mối.
    [​IMG]

    Nuôi rắn mối - mô hình mới cho thu nhập cao.


    Thức ăn chủ yếu cho rắn mối là con mối, sâu, trùn quế, cá, tép băm nhỏ. Với 1.000 con rắn mối hàng ngày anh tốn 15 ngàn tiền mua thức ăn cho chúng. Anh Lập cho biết, rắn mối bán chủ yếu cho các nhà hàng, quán nhậu với giá 400.000 đồng/kg (30-40 con), bán cho các tỉnh, thành phố mà nơi tiêu thụ mạnh nhất là Vĩnh Long, Cần Thơ. Nếu bán con giống thì 15.000 đồng/con, giao tận nhà đồng thời hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc.
    Anh Lạc cho biết, nuôi rắn mối được xem là mô hình mới ở Bến Tre. Các món ăn được chế biến từ rắn mối như xào lăn, cà ri, nướng,… Rắn mối ngoài vị ngọt, mềm của thịt ra còn có nhiều chất dinh dưỡng không thua gì các loài động vật khác, ngoài ra nhiều người mua rắn mối về dùng làm thuốc trị bệnh.
    Theo kinh nghiệm của anh Lạc, rắn mối trung bình đẻ 1 lần từ 10-12 con. Mỗi năm, rắn mối đẻ 2 lần, rộ nhất vào tháng 4 và tháng 10. Từ lúc mới nở đến khi bán được khoảng 9 tháng. Như vậy, nếu chăm sóc tốt 1.000 con trung bình 1 năm thu lợi nhuận từ 90-100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Với 1.000 con rắn mối giống ban đầu, anh Lạc để cho chúng nhân đàn tự nhiên và để tiếp tục làm giống nhân rộng hơn. Hiện nay, để đủ lượng hàng cung cấp, các anh em trong nhóm nuôi rắn mối của anh vẫn trao đổi sản phẩm qua lại nếu có nhiều đơn đặt hàng. Hiện, anh còn nuôi thử nghiệm kỳ nhông, vì theo anh giá kỳ nhông hiện nay cao hơn so với rắn mối. Nếu thành công anh sẽ nhân rộng đàn kỳ nhông và mở rộng hơn nửa với mô hình này trong thời gian tới.
    Ngoài việc nuôi rắn mối thì thu nhập chính của gia đình anh từ 4 công đất vườn trồng sơ ri, dừa, kết hợp mua bán vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc…) hàng năm sau khi trừ đi các khoản chi phí anh còn lãi trên 100 triệu đồng./.
    KIM TUYỀN
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Rắn Mối chiên giòn

    Posted on 21/11/2011
    [​IMG]

    Rắn mối chiên giòn

    Cách làm rắn mối: Có 2 cách.
    Cách 1: Có thể bắt rắn mối cho vào thùng nhựa, trong thùng nhựa đổ thêm ít nước lạnh. Sau đó cho nước nóng vào từ từ cho đến khi rắn mối chết hết rồi cho ra thau làm sạch. Dùng kéo hay dao nhỏ cắt dọc từ sống lưng xuống tới hai chân sau, rồi lột da, lột vải ra như ếch nhái….mổ bụng và lấy sạch ruột.


    [​IMG]

    Rắn Mối chiên giòn

    Cách 2: Có thể thui qua lửa rồi lột da như chuột thui rơm, và cũng mổ bụng lấy sạch ruột. Tuyệt đối không cho đụng nước vì rắn mối thui mà đụng nước ăn mất ngon.
    Cách làm món ăn.
    Rắn mối làm sạch như trên sau đó đem ướp gia vị gồm: tiêu, tỏi, ớt, sã, nước mắm,đường, hạt nêm để 15 phút cho thấm gia vị sau đó bắt chảo lên bếp cho nóng cho một ít dầu ăn vào chảo. Đợt một tí dầu ăn và chảo đã nóng cho rắn mối đã ướp gia vị vào chảo chiên khoảng 15 phút là được. Rồi cho ra dĩa, món này ăn kèm với rau sống và một tý nước mắm là Ok. Nếu không ăn mặn thì không cần.


    @ptkh nên học làm món này nhé !
    Mồi nhậu bá cháy đó ! =P~=P~=P~

    @Prince_Dalat không say em như điếu đổ mới là chuyện lạ đấy !
    Vì người ta đã tổng kết : con đường ngắn nhất để đi đến trái tim là con đường thông qua bao tử ! [:D]

    Nấu ăn ngon là cách tốt nhất để nắm giữ trái tim chàng !


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chế biến đặc sản – Làm thịt rắn mối

    Posted on 18/11/2011

    CHẾ BIẾN ĐẶC SẢN

    Rắn mối là loại bò sát chuyên săn bắt côn trùng muỗi, kiến, ong, ruồi… hợp khẩu vị “rắn mối” nhất là những con mối vàng thơm lừng mùi sữa mối.
    Ở nông thôn Nam bộ, nhất là cánh đồng tứ giác Long Xuyên tiếp giáp với vùng biển và rừng Kiên Giang – Hà Tiên, cũng như vùng Đồng Tháp Mười bao la, ngút ngàn, nổi tiếng là những địa danh có nhiều rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của cư dân.

    Làm thịt rắn mối
    [​IMG]

    Sau khi đem rắn mối nướng qua lửa rơm đã dậy lên mùi thơm vẩy khét, đem cạo tro, phủi vẩy. Lưu ý cạo khúc đuôi cho khéo vì nó dễ bị sứt. Nếu để bị sứt là mất ngon. Vì rắn mối có giá trị tương đối với tắc kè, có vị thuốc quý, bổ thận cường dương, cải lão hoàn đồng, trường sanh bất tử. Do vậy, rắn mối thời nào cũng có giá, nước mình có nhiều thì bắt xuất khẩu nước khác. Dù gì đi nữa, cháo rắn mối vẫn là thứ đệ nhất thiên hạ, không chê vào đâu được. Trẻ em còm cõi, suy dinh dưỡng, người mới đau, muốn phục hồi nhanh hãy ăn cháo rắn mối. Chỉ riêng gạo nấu nhuyễn với đậu xanh cà đã dễ hấp thu rồi, nói gì đến thịt rắn mối vốn được coi như vị thuốc tiên.
    Chọn rắn mối lớn, đuôi lành lặn, sau khi thui đốt, bỏ hết mấy cái phủ tạng vụn vặt lí nhí, lấy lại cái gan và chú trọng 2 lá mỡ úp bao thành bụng của nó, cẩn thận hết sức, kẻo bể mấy cái trứng non, thứ đó cực kỳ béo và hiếm, đun chín tới rồi ăn thử một trứng để nhớ đời nhớ kiếp. Sau đó, bầm nhỏ thịt rắn mối, tận dụng cả xương. Cho vào chảo phi mỡ tỏi, ướp muối, tiêu cho đến khi giòn rụm, cho thịt rắn mối vô cháo ăn nóng. Giản dị vậy thôi mà kiếm đâu dễ, thô sơ thế thôi mà thơm tho, ngon ngọt vô cùng, không gì đo đếm được.
    Món rắn mối xé phai
    [​IMG]

    Rắn mối còn có thể làm được trên 10 món ngon khác, lạ miệng… Tùy theo thời gian cho phép, nếu ăn vội, rút nhanh thì ướp ngay quay chảo, hoặc nướng, xé phay, trộn rau răm, không thì bắc lên xào củ hành, củ tỏi, xào lăn… Gia vị dùng để ướp không đòi hỏi cầu kỳ, phức tạp. Chỉ cần một trong những loại củ hoặc lá gia vị như: hành, tỏi, sả, ớt, lá chanh non… cũng đủ làm thơm lừng chảo xào thịt rắn mối, với điều kiện đừng quên “nước dừa xiêm” một loại phụ gia, hơn hẳn đường và bột ngọt. Tùy theo lượng thịt rắn mối mà cân đối với lượng nước dừa cho phù hợp để lửa liu riu cho đến khi sắc cạn chảo xào thì thịt vàng lườm như màu hổ phách, trông đã con mắt, lưỡi đổ mồ hôi.
    Bắc chảo xuống, vừa xé, vừa chấm, vừa ăn… đừng quên sai sắp nhỏ mua vài xị… vậy là nhấm nháp cho đã thèm… để thưởng thức cái vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của con rắn mối, ngon hơn trứng vịt .

    @ptkh , @hoatimbanglang muốn da đẹp , bóng mịn và hồng hào , nên lấy một ly uống nước , cho vào độ 2 cc rượu trắng ( Wodka cũng được ) rồi hứng vào cổ con rắn mối để lấy huyết khi cắt tiết .
    Vài hôm một lần dùng rượu này trước mỗi bữa ăn , đảm bảo chỉ sau 1 thời gian ngắn , da dẻ các cô sẽ hồng hào trắng mịn như da em bé !
    Thật đấy ! Thử ngay đi !
    Không thử sao biết ?

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thịt rắn mối – món ăn vị thuốc

    Posted on 21/11/2011

    Rắn mối là con vật rất hiền lành nhưng chưa hẳn ai cũng dám bắt chúng. Người không quen, nhìn chúng đã khiếp sợ huống chi là ăn thịt. Nhưng ai đã một lần ăn thịt rắn mối đảm bảo không thể nào quên bởi cái hương vị thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng.

    [​IMG]Rắn mối là con vật rất hiền lành

    ĐBSCL rắn mối nhiều, nhất là vào những tháng 11-12 sau khi nước rút. Rắn mối con lớn nhất bằng ngón chân cái, nặng khoảng 100-150 gram, mỗi con dài khoảng một gang tay. Rắn mối có lớp vảy óng ánh trên mình, chạy rất nhanh khi gặp nguy hiểm.

    Đây cũng là loài nhạy bén trong cách săn mồi, vì chúng có cái mũi và lưỡi rất thính. Gọi là rắn mối vì thức ăn khoái khẩu của chúng là những con mối sống trong các tổ mối và gốc cây mục.

    Hiện nay, nhiều người thích thưởng thức các món ăn mang nguồn gốc thiên nhiên. Trong đó, có rắn mối đã được bàn tay khéo léo của con người chế biến ra những món ăn hết sức độc đáo mà đơn giản.

    Rắn mối có thể chế biến được rất nhiều món ngon miệng. Từ những món đơn giản đến món ăn cầu kỳ như: rắn mối nướng than, rắn mối chiên giòn, cà ri, xào sả ớt, cháo rắn mối, rắn mối nướng mọi, rắn mối luộc mẻ, khô rắn mối, rắn mối nướng sa tế… Người ta tìm ăn rắn mối như một thực phẩm thượng hạng.

    Rắn mối bắt được đem về vẫn còn sống, đem nhấn xuống nước khoảng 20 phút làm chúng bất tỉnh, rồi nướng qua lửa rơm, làm như vậy đuôi của chúng không bị rụng. Nướng rắn mối xong ta dùng một que tre cạo sạch lớp vảy khét rồi đem đi mổ bụng. Công đoạn kế tiếp là bắc nước lên để luộc rắn mối độ khoảng 15-20 phút. Rắn mối chín vớt ra đĩa dùng tay xé lấy thịt loại bỏ xương.

    [​IMG]Rắn mối nướng thơm ngon

    Thịt rắn mối trông giống như thịt gà. Để cho thịt rắn mối thơm ngon hơn người ta đem thịt xào sơ qua với hành tỏi, thịt vàng ươm trông rất hấp dẫn. Kế tiếp ta dùng nước luộc rắn mối bỏ gạo đã rang sẵn nấu đến khi cháo nhừ và nêm gia vị cho vừa ăn. Khi cháo đã chín múc ra tô, đừng bỏ qua phần gia vị quan trọng là phi tỏi thật thơm, rắc ít tiêu để ăn cùng với cháo.

    Theo lời ông bà truyền lại, thịt rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ con đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối sẽ khỏi ngay. Ăn thịt rắn mối còn giúp da mặt phụ nữ thêm mịn màng.

    Đặc biệt uống rượu huyết rắn mối kết hợp với dùng huyết rắn mối làm mặt nạ 10 phút trước khi đi ngủ có công hiệu đặc biệt làm da trắng hồng và xóa nếp nhăn rất tốt .



    @ptkh và @hoatimbanglang lưu ý chi tiết này nhé !


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Sau này phải đi Thái 1 chuyến học nuôi đuông mới được !
    Nuôi thành công mới có cái mà đãi @ptkh chứ nhỉ !

    :)):)):)):)):))

  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Trông người ta ăn ngon quá @ptkh à !

    =P~=P~=P~=P~=P~=P~=P~
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bạo lực quá bác ạ.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bạn ở Hà Nội thì chẳng lạ gì tiết canh vịt , tiết canh lợn , đúng không ?
    Thế người ta làm thế nào để có tiết canh vậy ?
    Muốn hạn chế bạo lực , chỉ có cách là ăn chay trường !
    Nói hạn chế là vì ăn chay vẫn sát sinh đấy !
    Khi nấu cơm , đun nước luộc rau là sát sinh rồi !
    Bởi Đức Phật từng nói : trong mỗi giọt nước có vô số sinh vật .


    :-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này