Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6840 người đang online, trong đó có 770 thành viên. 08:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 122317 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi chim trĩ: Làm chơi, ăn thật


    [​IMG]

    Đàn chim trĩ sắp xuất chuồng của nhà anh Hùng

    Một con chim trĩ con (20 ngày tuổi) mua ở trại giống về có giá khoảng 100.000 -120.000 đồng, chỉ sau 3 tháng chăn nuôi bán ra thị trường với giá từ 400.000 -450.000 đồng.


    Nghe tiếng chim trĩ có giá từ lâu, anh Phạm Thanh Hùng (33 tuổi, ấp Phú Nghị, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) nung nấu ý định mở một trang trại. Vận may đã đến với gia đình anh khi đầu năm 2013, anh được bạn bè cho địa chỉ của trại cung cấp giống loài chim quý hiếm này.
    Sau nhiều ngày học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, anh Hùng đã mạnh dạn mang về 200 con chim trĩ con để gầy dựng trang trại của riêng mình.
    “Một vốn bốn lời”…
    Anh Hùng cho biết, loài chim quý hiếm này không chỉ đẹp, dễ nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, một con chim trĩ con (20 ngày tuổi) mua ở trại giống về có giá khoảng 100.000 -120.000 đồng, chỉ sau 3 tháng chăn nuôi bán ra thị trường với giá từ 400.000 -450.000 đồng. Chị Đặng Thị Loan (vợ anh Hùng) tính: “Trừ hết chi phí, một con cho lợi nhuận từ 200.000 - 250.000 đồng”. Theo cách tính toán trên của chị Loan, sau 3 tháng, đàn chim trĩ 200 con của gia đình anh chị sẽ mang về từ 40 - 50 triệu đồng.
    Chị Loan cho biết, việc nuôi chim trĩ không tốn nhiều thời gian như nuôi các loại vật nuôi khác, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để cho chim ăn 3 bữa và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, nên gia đình có thể yên tâm làm những công việc khác. “Chim trĩ cũng không kén thức ăn, nó có thể ăn cám chăn nuôi gia cầm, rau muống, giá, bắp… nên việc tìm thức ăn cho chim cũng khá thoải mái”, chị Loan chia sẻ. Ngoài ra, chim trĩ có sức đề kháng khá tốt, khi mới sinh chỉ cần tiêm ngừa 2 lần là có thể sinh sống mạnh khỏe, người chăn nuôi không cần phải để ý nhiều đến tình trạng sức khỏe của chúng.
    Anh Hùng kể: “Hồi mới tìm hiểu về chăn nuôi, đọc báo thấy nhiều gia đình sạt nghiệp vì vật nuôi bị dịch bệnh. Nhưng khi tìm hiểu và bắt đầu nuôi loài chim này, tôi thấy yên tâm hơn vì chúng luôn khỏe mạnh trong mọi thời tiết!”.
    Đối với ngành nông nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đầu ra luôn là điều quan trọng. Thời gian qua, nông dân ở nhiều tỉnh, thành liên tục thua lỗ vì cứ đến mùa thu hoạch là không bán được hoặc bị tiểu thương ép mua với giá “rẻ như bèo”. Tuy nhiên khi được hỏi về vấn đề này, anh Hùng ung dung: “Hiện tại, gia đình đã có một số mối ổn định ở trong tỉnh và TP.HCM, ngoài ra chủ trại cung cấp giống cũng bảo đảm về đầu ra cho mình nên cũng không lo ngại lắm”.
    Trang trại nhỏ, ý tưởng lớn
    Hiện tại gia đình anh Hùng có 3 chuồng nuôi chim trĩ đỏ với số lượng đàn 200 con, trong đó có gần 50 con chim giống. Với quy mô trên, nếu gọi trại chim trĩ này là trang trại thì chưa thật sự chính xác, tuy nhiên đằng sau đó là cả một dự định lớn mà vợ chồng người nông dân trẻ này đang ấp ủ.
    Anh Hùng cho biết, nếu đàn chim giống phát triển ổn định thì trong năm tới, gia đình mở trang trại rộng hơn để tăng số lượng đàn chim lên từ 500 - 600 con. Theo đó, vợ chồng người nông dân trẻ dự định sẽ xây thêm 6 chuồng để lấy chỗ nuôi số chim mới nở và mua thêm giống trĩ xanh và chim công về nuôi cho đa dạng hơn. “Nhà còn đất, chim trĩ lại dễ nuôi mà không tốn thời gian, mở rộng ra kiếm thêm thu nhập cũng nên lắm chứ!”, anh Hùng nói.
    Với giá thành khá hợp lý như hiện tại (280.000 - 320.000 đồng/kg) việc thưởng thức món thịt chim trĩ đã không còn quá xa xỉ với người tiêu dùng. Nhận thức được điều này, anh Hùng đang ấp ủ dự định về việc hình thành khu vực chuyên chăn nuôi chim trĩ ở Hòa Lợi để cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho thị trường. Để bắt đầu dự định này, anh Hùng đang vận động, chỉ cách nuôi chim trĩ cho những hộ dân lân cận ở ấp Phú Nghị với niềm hy vọng sau này Hòa Lợi sẽ được biết đến như một xã chuyên cung cấp con giống và chim trĩ thịt.
    Bà Nguyễn Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lợi cho biết: “Địa phương thường xuyên mở các khóa kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những buổi học có một số học viên quan tâm khá nhiều về loài chim trĩ khi liên tục đặt ra những câu hỏi về việc chăn nuôi loài chim này. Với việc nông dân tìm hướng sản xuất mới, được đào tạo bài bản, bên cạnh là sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, hy vọng nhiều hộ dân ở Hòa Lợi sẽ có thêm những mô hình làm ăn hiệu quả.
    Theo Đình Thắng

    Báo Bình Dương
    dungnanlamlai, BongHongGai81baovelephai thích bài này.
  2. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.842
    Lâu quá không thấy em xuất hiện.
    dungnanlamlai, Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi chồn hương: từ nuôi chơi đến làm giàu

    Tháng 3.2007, trên đường làm rẫy về, Hồ Duy Trung (37 tuổi ở Quảng Ngãi) thấy cặp chồn hương con xinh xắn, Trung mua giá 200.000 đồng với ý định nuôi chơi. Đến năm 2008, cặp chồn hương đẻ được 6 con, Trung mạnh dạn xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương.

    Với suy nghĩ chồn hương thuộc họ cầy nên ban đầu anh “thử nghiệm” nuôi chồn như... nuôi chó. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, tự mua sách về mày mò và nghiên cứu, cuối cùng Trung đã rút ra “bí kíp” cho riêng mình.

    “Đàn chồn hương của tui cho ăn cháo gạo với cám tổng hợp là chủ yếu, chỉ tốn chừng 2.000 đồng/con/ngày mà vẫn lớn ào ào. Tính ra, 1 con chồn hương nuôi trong vòng 6 tháng tốn hết khoảng 400.000 đồng tiền thức ăn nhưng đạt từ 3-3,5 kg, giá bán 1 triệu đồng/kg thịt hơi đã thu về 3-3,5 triệu đồng”, Trung khoe.


    [​IMG]

    Chồn hương anh Trung đang nuôi tại trang trại - Ảnh: Hiển Cừ

    Nuôi chồn hương sinh sản là khâu khó nhất nhưng Trung cũng đã thành công. Anh nói, khi bắt đầu động dục, vào ban đêm, chồn hương cái thường kêu, hú nên phải tìm chọn ******** cho nó. Nhưng đưa ******** vào mà chồn cái không “ưng ý” là chúng cắn lộn với nhau. Vì thế phải cho chúng làm quen trước, nếu vài ngày không thích thì thay anh chồn khác.

    Khi chồn cái mang thai, phải tách chồn đực ở riêng, phòng ngừa chồn đực ăn chồn con mới đẻ.

    Từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm là mùa sinh sản của chồn hương với mỗi năm có thể đẻ 2 lứa tùy theo người nuôi. Nhưng theo Trung, tốt nhất nên cho chồn hương đẻ 1 lứa/năm vì nếu để đẻ vào mùa mưa, chồn con ít phát triển, dễ dịch bệnh chết.

    Trung còn đang ấp ủ dự án “cà phê chồn”, anh đã đầu tư vốn, thuê đất trồng 400 gốc cà phê, dự kiến đến năm 2014 sẽ cho trái rộ.

    Theo Giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã thông thường để làm giống và thương mại mà Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi cấp cho trang trại của Trung, thì giống chồn mà anh đang nuôi là cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus), còn gọi là chồn hương, thuộc họ cầy.
    Thịt chồn hương ngon và hiếm nên giá lúc nào cũng đắt. Da của nó được thuộc và dùng trong may mặc. Tuyến xạ của chồn hương rất thơm, dùng sản xuất thuốc, làm mỹ phẩm và nước hoa.
    Trang trại nuôi chồn hương của anh Hồ Duy Trung, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), điện thoại: 01229979795.


    Hiển Cừ


    Nuôi chồn như anh này sẽ bị thoái hóa giống, do sinh sản cận huyết.
    Cần cho phối giống xa để tránh các bệnh di truyền.
    chaiens, BongHongGai81dungnanlamlai thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cá hô, nuôi to lãi lớn

    (Thủy sản Việt Nam) - Cá hô (Catlocarpio siamensis), một giống cá quý hiếm của sông Mê Kông, có tính ăn tạp, dễ nuôi. Việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.

    [​IMG]
    Đặc điểm sinh học

    Cá hô có kích thước lớn nhất trong họ cá chép Cyprinidae, cá có thể dài đến 3 m, nặng 300 kg. Thân cá thon dài hơi dẹp bên, phần đầu khá to so với thân và không có râu. Miệng ở đầu mõm, rạch miệng xiên, rộng hơi chếch lên trên, môi dưới rất dày. Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Lưng có màu xám đen, bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen.
    Thức ăn chính của cá hô là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh (giáp xác, giun...). Trong điều kiện nuôi cá có thể ăn được các loại rau, cỏ, rong bèo, các loại bột ngũ cốc (cám gạo, ngô, khoai, mì) và cám công nghiệp.
    Cá đực và cá cái thành thục và bắt đầu sinh sản sau 5 năm tuổi, kích thước 70 - 80 cm, trọng lượng 10 - 15 kg, mùa vụ sinh sản từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Những con cá cá cái lớn, sức sinh sản có thể đạt 6 - 7 triệu trứng. Cá chỉ đẻ một lần trong năm.
    Tình hình nuôi
    Những năm trước ở một số địa phương như huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang)… người dân đã thu gom giống cá tự nhiên về nuôi kết hợp nuôi chung với cá tra, chép, mè vinh. Tuy nhiên, do sản lượng cá bố mẹ ngoài tự nhiên bị khai thác mạnh vào mùa sinh sản nên lượng con giống ít dần.
    Cá hô đã được sản xuất giống nhân tạo thành công tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II năm 2009, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này vào năm 2012. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã chủ động cho cá đẻ được nhiều lần và kéo dài được mùa sinh sản của cá hầu như quanh năm. Hàng năm, 2 trung tâm đã cung cấp ra thị trường 60 - 80 vạn con giống, đáp ứng nhu cầu của người nuôi ở các địa phương trong cả nước.
    Theo Thạc sĩ Thi Thanh Vinh, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, cá hô thích nghi ao đầm có diện tích rộng, độ sâu lớn (2 - 4 m). Cá có thể ăn được tất cả các loại thức ăn từ rau cỏ cho đến cám công nghiệp, ít bị dịch bệnh và không cạnh tranh thức ăn đối với các loài cá khác. Với tốc độ tăng trọng 2 - 3 kg/năm, cá hô có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 - 4 con/m2. Ngoài ra, còn có thể thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Sau 3 năm, cá đạt trọng lượng 6 - 10 kg/con có thể bán với giá 80 - 100 nghìn đồng/kg. Người dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đang nuôi cá hô bằng 2 hình thức: trong bè và xen canh trong ao. Cá hô có chất lượng thịt thơm ngon do hàm lượng đạm cao, ít xương răm nên được thị trường ưa chuộng, đặc biệt ngoài tự nhiên cá có trọng lượng càng lớn giá bán càng cao. Giá bán cá hô bình thường chỉ khoảng 80 - 120 nghìn đồng/kg đối với cá 4 - 6 kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 - 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên.
    >> Địa chỉ bán giống
    1. Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Liên hệ: Ths Vinh: 0906 959 221.
    2. Trung tâm Giống thủy sản An Giang, số 58, đường Bùi Văn Danh, P. Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. ĐT: 076 3831 657
    3. Câu lạc bộ NTTS Thanh Niên, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
    ĐT: 0320 373 6938 - 01689 290 306 - 0169 6489 696
    Quang Chương
    BongHongGai81 thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Giàu nhanh nhờ nuôi rắn

    (Thủy sản Việt Nam) - Tại huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), phong trào nuôi rắn ri voi và rắn hổ hèo đang phát triển mạnh, nhất là xã Thới Đông, giúp nhiều hộ giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
    Từ nuôi rắn ri voi...
    Ông Phan Thanh Tuyền, Phó Chủ tịch UBND xã Thới Đông, cũng là người trực tiếp áp dụng mô hình nuôi rắn ri voi trong lu, trong hũ sau nhà kể: “Tôi thực hiện mô hình nuôi này gần 3 năm nay. Duyên cớ là do xem tivi, thấy người ta bỏ rắn vào lu nuôi rất thành công, tôi ra chợ mua mấy con rắn ri voi con được bắt trong thiên nhiên về bỏ vào lu nuôi thử. Thấy nó phát triển, sức đề kháng tốt, tôi mạnh dạn nuôi thêm. Đến nay, nhà tôi nuôi được 20 lu, hũ rắn ri voi, số lượng đã gần 50 con”.
    Qua nhiều năm nuôi, kinh nghiệm giúp Tuyền chọn được toàn rắn bố mẹ tốt để cho sinh sản. Nhờ đó anh bán rắn con tạo được nguồn kinh tế phụ đáng kể cho gia đình mà không cần nuôi rắn thương phẩm. Hiện, đàn rắn giống của Tuyền có 70% rắn cái và 30% rắn đực, cho sinh sản để cung cấp con giống cho thị trường. Mỗi con rắn giống của anh nặng 1,8 - 3kg. Mấy năm qua, đàn rắn đã đẻ hơn 300 con, anh bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/con, thu được gần 20 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn lãi 16 triệu đồng/năm. Năm 2012, anh tăng số lượng đàn rắn, đồng thời mở rộng diện tích nuôi rắn trong lu; doanh thu từ bán rắn thịt và rắn giống gần 50 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 35 triệu đồng. Giá rắn thịt hiện nay 600 - 700 ngàn đồng/kg; lượng rắn giống của Tuyền khá nhiều vẫn không đủ bán.
    Theo anh Tuyền, rắn ri voi dễ nuôi, không khó chăm sóc. Kỹ thuật nuôi đơn giản, chỉ cần giữ nước xăm xắp trong lu, hũ, rồi thả vài cục đá nhô lên khỏi mặt nước để rắn có thể bò lên đó phơi mình. Cần thường xuyên thay nước để môi trường nuôi không bị ô nhiễm; hạn chế được dịch bệnh. Thức ăn của rắn chi phí không cao lại dễ tìm, chủ yếu là ếch nhái, cá trê, lươn…
    Đến phát triển rắn hổ hèo
    Ngoài mô hình nuôi rắn ri voi trong lu, hũ, mô hình nuôi rắn hổ hèo trong chuồng xi măng cũng hiệu quả đáng kể. Ông Phan Chiến Hải (ấp Thới Xuyên, xã Thới Đông) đang sở hữu hơn 300 con rắn. Đàn rắn gia đình ông Hải nuôi đang phát triển mạnh; trong đó có hơn 80 con rắn bố mẹ (60% cái, 40% đực). Khi nuôi được 12 tháng thì có thể cho rắn bắt cặp, phối giống; sau 35 ngày rắn có thể đẻ. Lứa đầu, rắn đẻ 10 - 12 trứng/đợt. Càng lớn, rắn đẻ càng nhiều hơn, mỗi lần có thể 18 - 20 trứng.


    [​IMG]

    Ông Hải sở hữu chuồng nuôi hơn 300 con rắn hổ hèo
    Khi rắn còn nhỏ, mới nở, phải cho ăn mồi sống là nhái. Rắn khoảng 1 tháng tuổi thì cho ăn mồi chết (chưa sình) để rắn không giành ăn và tránh gây thương tích lẫn nhau. Rắn hổ hèo nuôi 12 - 15 tháng đạt trọng lượng 1 - 1,2kg/con, có thể xuất bán. Nếu tính tiền thức ăn từ nhỏ đến lúc xuất bán, chi phí khoảng 200.000 đồng/con. Kinh nghiệm nuôi rắn nhiều năm, ông Hải cho biết: Tỉ lệ hao hụt trong nuôi rắn hổ hèo chỉ 2%. Để tránh hao hụt, quan trọng nhất là vệ sinh chuồng trại; tạo thông thoáng, giúp rắn vừa mau lớn vừa ít bệnh.
    Hiện, giá rắn con 1 tuần tuổi 350.000 đồng/con; rắn con 1 tháng tuổi 400.000 đồng/con; rắn thịt 700.000 đồng/kg. Tháng 2 - 3, giá có thể lên 1 - 1,2 triệu đồng/kg vẫn không đủ bán. Năm 2013, ông Hải tăng đàn rắn bố mẹ lên 100 con; nếu cho sinh sản thành công lứa đầu khoảng 2.000 trứng, bán rắn con và rắn thịt có thể doanh thu hàng trăm triệu đồng.
    >> Mô hình nuôi rắn ri voi và rắn hổ hèo phù hợp hộ gia đình không có đất canh tác hoặc có nhưng ít. Nuôi rắn không tốn nhiều diện tích. Thức ăn cho rắn dễ kiếm trong thiên nhiên.
    Lê Hoàng Vũ
    BongHongGai81 thích bài này.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Sinh sản nhân tạo thành công giống cá hô
    BongHongGai81 thích bài này.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Nuôi cá lóc trên vùng cát trắng
    BongHongGai81 thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hà Nội: Xuất hiện con cá chép Nhật giá 200 triệu đồng
    Thứ ba 31/12/2013 15:59

    ANTĐ - Con cá Koi Nhật Bản (một dòng cá chép) màu đồng đỏ, dài 81cm được một người chơi chuyên nghiệp đấu giá, trả mức 200 triệu đồng, vào chiều chủ nhật vừa qua (29-12), tại Hà Nội.

    [​IMG]
    Hàng trăm người chen chân xem những con cá Koi đắt nhất Việt Nam
    Cá Koi Nhật Bản có một lịch sử lâu đời và nổi tiếng trên toàn thế giới. Nếu như hầu hết các loài cá cảnh đều được để trong bể kính và người chơi ngắm ngang tầm mắt thì riêng cá Koi là loại chơi lưng, nghĩa là nhìn từ trên xuống, phù hợp nuôi trong ao, hồ nhân tạo. Là loài cá sống cực thọ (lịch sử từng ghi nhận có những con cá Koi thọ gần 200 tuổi, dài xấp xỉ 2m), chịu lạnh rất tốt và thân thiện, Koi được người Nhật xem là “quốc ngư”.
    Hôm 29-12, công ty Akikoi (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã ra mắt và tổ chức đấu giá những con cá Koi Nhật Bản “khủng” nhất Việt Nam.

    [​IMG]
    Những con cá Koi có giá hàng trăm triệu đồng
    [​IMG]
    Con Koi Ginrin Red Chagoi (trái) và con Koi Tancho
    Nổi bật trong đó là con cá Koi thuộc giống Ginrin Red Chagoi xuất xứ từ trại cá Ogata. Con cá khoảng 5-6 năm tuổi, dài 81cm, bản lưng dày cộm với vảy toàn thân màu đồng đỏ. Là giống rất đắt tiền, được xem như vua của các loài cá Koi, nó được định giá 200 triệu đồng, ngay sau đó đã có chủ nhân mới trúng đấu giá, mang về nuôi.
    Ngoài ra còn có con cá Koi khác “rẻ” hơn một chút- 150 triệu đồng, thuộc giống Tancho. Do tuổi đời ít hơn nên con Koi Tancho ngắn hơn con Koi Ginrin Red Chagoi một chút. Điểm đặc biệt, giống cá này có một vầng bớt đỏ chót ngay giữa trán, được người Nhật xem như biểu tượng của đất nước mình. Chưa kể còn có hàng chục con cá Koi khác kích thước từ 50-80 cm, cũng được nhập khẩu về cùng đợt, khiến dân chơi Koi Việt Nam mê mẩn.

    Giang Tô
    BongHongGai81 thích bài này.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Nuôi Cua Lột trong hộp
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Làm giàu từ phật thủ
    Trái phật thủ lớn, nhiều tầng, nhiều ngón xòe ra như bông hoa cúc được chủ vườn ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) bán với giá trên triệu đồng.
    Giáp Tết, vườn cây phật thủ nhà anh Nguyễn Quang Hải (thôn Đông Hạ, xã Đắc Sở) tấp nập khách đến đặt hàng. Họ mua đứt cả vườn cây rồi dùng dây buộc, đánh dấu những quả đẹp nhất, chờ ngày hái về đặt lên mâm ngũ quả.

    [​IMG]
    Những quả phật thủ đẹp được thương lái dùng dây màu đỏ buộc lại để đánh dấu. Cặp phật thủ này có giá bán 800.000 đồng. Ảnh: Hoàng Phương.
    Phật thủ được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ. Vì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành, khiến loại quả này khá được ưa chuộng.
    Nhiều năm gắn bó với loại cây sinh tài lộc này, anh Hải cho biết mỗi cây cho thu hoạch 25-30 quả. Cây nào to thì cho gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi số quả trên. "Mỗi quả trên cây lại có giá trị khác nhau, từ vài chục đến vài trăm nghìn, quả bạc triệu cũng có. Vậy nên, phật thủ là loại quả mà người giàu có, lắm tiền nhiều của đến những nhà bình thường đều chơi được dịp Tết", anh Hải kết luận.
    Chỉ tay vào một quả giá 4 triệu đồng khách mới đặt, chủ vườn cho biết, ông khách vốn là thương gia, năm nào cũng về Đắc Sở trước Tết cả tháng trời để tìm những quả độc, lạ để chơi. Quả phật thủ khách chọn có 3 tầng, ngón to, mọng, bung xòe ra như một bông hoa cúc.
    Quả càng nhiều ngón thì giá càng cao. Khi đếm số ngón trên quả, hội tụ đủ các yếu tố Thịnh - Suy - Bĩ - Thái. Ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh mang ý nghĩa năm mới phát tài, sung túc cho gia chủ. Thêm một "ngón tay lại quả", nghĩa là ngón cong lên, ngoảnh lại cuống khiến quả càng thêm giá trị. Những quả đẹp như vậy đặc biệt hiếm, cả vườn cây nghìn quả mới có một vài quả, thường chỉ có đại gia mới mua về chơi. Chính vì thế, phật thủ không chỉ là thứ quả bày trên bàn thờ mà còn ngầm khoe địa vị, danh tài của người chơi.

    Quả phật thủ đắt kỷ lục đất Đắc Sở thuộc về vườn cây nhà anh Thạch cách đây 2 năm. Quả màu vàng rất đẹp, 9 tầng ngón và bung xòe ra to gần bằng cái mâm, được trả giá 5 triệu đồng. Đến tay một vị đại gia, nó được thổi giá lên tới 11 triệu. Từ đó đến nay, phật thủ Đắc Sở sinh ra nhiều quả có giá trị cao nhưng chưa quả nào đặc biệt như thế.
    Những quả tầm trung, hình dáng đẹp một chút có giá từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn quả bình thường, anh Hải bán cho thương lái mang đổ chợ đầu mối Long Biên cũng được vài chục nghìn mỗi quả.
    [​IMG]
    Quả phật thủ giá 4 triệu đồng, được khách đặt mua từ nhiều tháng trước Tết. Ảnh: Hoàng Phương.
    Phật thủ để được 6 đến 8 tháng mà không bị hỏng. Lúc mới mua, quả có màu vàng chanh. Để một thời gian thì quả chín ngả sang vàng rực, màu giàu sang, phú quý và tỏa hương thơm rất dễ chịu. Ngón tay phật thủ càng to, mọng thì càng để được lâu. Lúc mua, người chơi có thể cắt cành dài một chút, còn nguyên lá rồi cắm vào bình. Một thời gian sau nó ra rễ màu trắng như cây thủy tiên, chơi được cả năm. Chưa có loại quả nào để được lâu như phật thủ.
    Ông chủ vườn gắn bó hơn chục năm với cây phật thủ cho hay, loại quả này sinh ra có dáng thế nào thì sẽ mãi như vậy. Người chủ vườn chỉ có thể tỉa cành, phun thuốc để cây tránh bệnh mà thôi.
    Ngoài 20 tháng chạp âm lịch, ôtô đậu thành hàng dài trên đê về Đắc Sở. Khách đến tận vườn để hái quả mang về nhà. Muốn có quả đẹp, khách phải đặt trước đó vài tháng. Chủ vườn đánh dấu rồi chăm sóc cẩn thận chờ ngày hái xuống.
    Chuyển cho khách ở xa, anh Hải sẽ phải bọc bông vào từng ngón tay của quả, rồi lót giấy báo và quấn chặt băng dính ở phía ngoài. "Chỉ cần nó bị dập một chút thì mất tài, mất lộc như cô gái đẹp chân đi tập tễnh, mất hết duyên", anh ví von.

    Nhờ những "bàn tay Phật" mà người dân Đắc Sở giàu lên nhanh chóng. Cách đây hơn chục năm, người dân nơi đây còn quanh năm tất bật với rơm rạ, ruộng đồng, rồi đi buôn hoa quả trong nội thành.
    Từ khi cánh lái buôn ngược mạn Cao Bằng, Tuyên Quang, thấy loại quả này hay, họ mang cây về trồng thử rồi nhân rộng lên thành vườn. Hiện nay, có đến 80% hộ dân ở Đắc Sở trồng thứ cây phất lộc này. Nhà ít nhất cũng dăm sào, nhà nhiều nhất trồng vài ha. Nhờ phật thủ mà vài năm nay, người dân Đắc Sở xây nhà cao tầng, mua ôtô, giàu lên nhanh chóng.
    [​IMG]
    Một cây khỏe mạnh cho thu hoạch trên 40 quả. Ảnh: Hoàng Phương.
    Quỹ đất hạn hẹp, người dân đi thuê đất ở các xã Yên Sở, Tiền Yên để trồng. Loại đất thịt pha cát, được bồi đắp bởi phù sa sông khiến cho vườn nào cũng lúc lỉu quả. Thuê đất xã khác, nhưng cũng chỉ có người Đắc Sở mới trồng và buôn được thứ trái cây này. Mỗi nhà vườn đều có bí quyết chăm sóc riêng và có chỗ tiêu thụ thì mới dám trồng nhiều.
    "Đào, quất trồng cả năm chỉ để chơi dịp Tết, nhưng phật thủ thì bán quanh năm, không bao giờ lo bị ế", anh Hải cho hay. Người trồng không chỉ thu hoạch rộ vào dịp Tết mà còn bán quanh năm cho người đi lễ chùa, thắp hương vào đầu tháng, ngày rằm.
    14 sào phật thủ nhà anh Hải bán rải rác vài tháng trước Tết đã thu được khoảng 400 triệu đồng. Nay anh bán gọn vài sào quả cho thương lái, khách mua đến Tết là hết. Trừ chi phí, gia đình anh cũng thu được từ 400 đến 500 triệu đồng mỗi năm.
    Phật thủ trở thành thương hiệu của người Đắc Sở. Nhiều nơi khác lấy giống của Đắc Sở về trồng, nhưng quả không có ngón hoặc ngón bị teo nhỏ, không cho quả to, đẹp, nhiều ngón, nhiều tầng như ở nơi đây.
    Thuê đất ở bên Yên Sở cách nhà hơn 2 km, anh Hải coi vườn cây là ngôi nhà chính của mình. Anh cùng con trai quanh năm ở vườn, có việc mới tạt qua nhà một lúc rồi lại ra chăm cây. Anh bảo, càng gần Tết thì hầu như phải ăn, ngủ ở vườn để canh phòng trộm. Những quả đẹp trị giá bạc trăm, bạc triệu, bị vặt trộm đi chục quả là mất bao mồ hôi, công sức. Có nhà đã bị trộm vào hái quả, chặt cây, phá giàn. Vậy nên, vườn nào cũng nuôi vài chú chó làm nhiệm vụ canh chừng.
    Anh Hải cho hay, giống cây này sinh lời thật nhưng chăm sóc cũng không phải đơn giản. Cây phật thủ có sức đề kháng yếu, dễ bị sâu bệnh như rỉ sắt, nhện đỏ, thối lá nên phải phun thuốc sâu quanh năm. Vào tháng 10, khi phật thủ bắt đầu lớn nhanh, anh phải huy động người làm đi chằng buộc dây để đỡ, tránh cho quả bị rụng. Người trồng phật thủ Đắc Sở rất sợ trời mưa nhiều. Bởi khi ấy, cả vườn cây sẽ thối lá và quả rụng hàng loạt.
    "Trồng phật thủ buộc người làm vườn lúc nào cũng phải chú ý đến nó, không được một ngày lơ là. Có cần mẫn thì nó mới không phụ công chăm sóc của người", anh Hải nói.

    Hình ảnh khu vườn phật thủ
    Hoàng Phương
    Video: Hà Lê - Xuân Bắc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này