Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8595 người đang online, trong đó có 1076 thành viên. 14:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122089 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Cafe Sáng với VTV3 - Trang trại rắn hổ hèo ở Bạc Liêu
    phongthuyBDSSINH-TU thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi tảo xoắn - mô hình mới lạ ở Bắc Ninh
    Cập nhật lúc: 10:34 04/04/2014
    Trong khoảng 3 năm gần đây, nhiều người đi qua khu vực Cầu Tè – nằm ven đê sông Đuống đường dẫn về Cảnh Hưng – Tiên Du đối diện Chùa Phật tích qua tỉnh lộ 295, đều nhìn thấy một khu nhà kính nhỏ gọn bên trong có một hệ thống bể nước, có quạt tạo sóng, tạo dòng chảy đối lưu và tự hỏi không biết trong đó nghiên cứu thí nghiệm gì?
    Qua tìm hiểu chúng tôi biết đó là một mô hình nuôi tảo xoắn của gia đình anh Nguyễn Hoàng Nam, trú tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, Tiên Du, và đúng nó mới lạ với tất cả chúng tôi và mọi người qua đây vì có lẽ nó là mô hình nuôi tảo xoắn đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

    [​IMG]

    Hệ thống bể nuôi tảo xoắn của anh Nam

    Anh Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình nuôi tảo xoắn này từ năm 2011 qua một lần tình cờ gặp gỡ và nói chuyện với một tiến sỹ hàng đầu về ngành tảo của Việt Nam.
    Anh cho biết, qua học hỏi và tìm hiểu thêm anh biết tảo xoắn có tên khoa học là Spirulina, hiện đang được người tiêu dùng ngày càng quan tâm do có nhiều giá trị dinh dưỡng và được sử dụng như là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe con người. Trong vài năm gần đây, nhu cầu của thị trường khu vực phía Bắc nước ta đang tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn còn đang bị bỏ ngỏ bởi rất ít người biết đến và quan tâm nuôi trồng. Biết được điều đó và dưới sự giúp đỡ hướng dẫn của vị tiến sỹ nói trên anh đã bàn bạc với gia đình mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và hiện đã xây dựng thành công mô hình nuôi trồng tảo xoắn đầu tiên ở Tiên Du - Bắc Ninh.
    Theo anh Nam, ban đầu anh cho xây dựng 1 bể nuôi với diện tích hơn 100m², với thiết kế khá đơn giản - được xây bằng xi măng gạch, mái che bằng nylon trắng với hệ thống rào lưới xung quanh. Tất cả các khâu kỹ thuật từ lắp quạt nước, lấy giống và kỹ thuật chăm sóc tảo, anh đều tham khảo tư vấn từ các chuyên gia. Sau 3 năm thử nghiệm nuôi trồng, đến nay ngoài khu bể nuôi trồng kể trên, anh cũng đã xây dựng được 01 phòng thí nghiệm riêng để nuôi cấy tảo giống, với chi phí gần 200 triệu đồng, mục đích để chủ động nguồn giống cho sản xuất. Quy trình ươm, nuôi tảo xoắn từ khâu ươm giống đến khi thu hoạch đều được kiểm soát chặt chẽ.


    Theo cách làm của anh Nam: Một bể nuôi tảo 50m² chỉ cần 2 lít tảo giống Spirulina để nhân nuôi. Trong quá trình chăm sóc, cần bố quạt nước, quản lý nhiệt độ đảm bảo từ 25-35 độC; pH 9,5 – 10,5. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho tảo trong quá trình nuôi là NaHCO3, NaCO3, NaCl, CO(NH2), NH4H2PO4, MgSO4, K2SO4... Khi thấy độ trong của nước trong bể chỉ khoảng 2cm tức là mật độ tảo trong bể đã có thể thu hoạch. Vào mùa hè mỗi tháng anh thu hoạch được 4 đợt tảo, mỗi đợt cho năng suất 25-30kg, vào mùa đông năng suất thấp hơn đạt 15-20kg/tháng. Sản phẩm tảo anh bán cho đại lý ở Hà Nội về thu mua với giá 1.500.000 đồng/kg, trừ chi phí đi mỗi năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.


    Trao đổi thêm với chúng tôi về kinh nghiệm nuôi tảo anh nói: “Để có được sản phẩm tảo Spirulina đòi hỏi việc chuẩn bị bể nước và môi trường phải thật sự đảm bảo đúng quy trình, đặc biệt là các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh môi trường. Điều kiện sản xuất giống tảo đòi hỏi phải vô trùng, các thiết bị chai, lọ nuôi cấy phải được hấp sấy tiệt trùng tuyệt đối. Nếu chủ quan, bất cẩn trong khâu nào đó, tảo bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, nhiễm tảo lạ sẽ không phát triển được”. Hiện nay, để làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất ra các địa phương trong và ngoài tỉnh, anh đang hoàn tất thủ tục để đăng ký bản quyền nhãn hiệu tảo mang tên “Tảo Bảo Khang”.

    Mô hình nuôi tảo của gia đình anh Nguyễn Hoàng Nam, ở thôn Phật Tích, xã Phật Tích, Tiên Du là một mô hình hay và mới lạ ở Bắc Ninh. Bởi nó vừa rất mới, cả từ ý nghĩa khoa học đến thực tiễn sản xuất và cả hiệu quả kinh tế. Hy vọng đây sẽ là một hướng đi mới đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là các vùng đô thị, ven đô thị. Từ đó góp phần đa dạng hóa cơ cấu, loại hình sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh trong thời gian tới nếu nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành trong tỉnh./.

    Nguyễn Công Cường - Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh

    phongthuyBDSSINH-TU thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trà Vinh: Nuôi nai lấy nhung cho thu nhập ổn định
    Cập nhật lúc: 15:19 31/03/2014
    Gia đình anh Nguyễn Văn Hẳng là hộ nuôi nai đầu tiên ở ở ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè. Năm 2007, qua tìm hiểu nhiều nơi thấy nuôi nai không khó nhưng lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần nuôi bò, đặc biệt là nguồn thức ăn phong phú tại địa phương, nên anh đã quyết định đầu tư 40 triệu đồng mua 01 cặp nai 2,5 tuổi, trọng lượng khoảng 70kg/con để nuôi lấy nhung và bán nai giống.

    Sau gần 05 năm phát triển nghề nuôi nai, từ 1 cặp nai giống ban đầu, đến nay đàn nai giống của gia đình anh đã sinh thêm 6 nai con và bán ra ngoài thị trường 04 con nai giống với số tiền thu về 80 triệu đồng; nhung nai đã thu được 10 đợt, giá trị 120 triệu đồng. Tổng thu sau 5 năm 200 triệu đồng, trừ con giống ban đầu còn 160 triệu. Công chăm sóc không nhiều, thức ăn tự nhiên (cỏ, một số cây có lá khác) và từ khi nuôi đến nay không xuất hiện bệnh nên không tốn chi phí thuốc thú y.

    [​IMG]

    Theo anh Hẳng nuôi nai cho lợi nhuận cao gấp 3 – 4 lần nuôi bò.

    Theo anh Hẳng: “Nuôi nai dễ chăm sóc và hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với các con vật nuôi truyền thống khác. Nai được 3 tuổi thì bắt đầu có lộc nhung, từ lúc nhung nai mọc đến thu hoạch là 50 ngày, thời gian thu hoạch nhung lần sau cách lần trước khoảng 10 tháng, tùy vào điều kiện chăm sóc và sức khỏe của nai, trọng lượng nhung sẽ tăng dần theo độ tuổi của nai. Trung bình mỗi năm, trọng lượng nhung tăng 300 – 400 gram. Tuy nhiên, nai là động vật hoang dã nên phải đăng ký với Chi cục kiểm lâm để được cấp phép, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi trong quá trình vận chuyển, bán ra ngoài tỉnh”.
    Anh Phạm Văn Tám – Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè cho biết: “Từ mô hình nuôi nai đầu tiên của gia đình anh Nguyễn Văn Hẳng, đến nay đã nhân rộng thêm được 2 hộ trong xã. Nai là con vật dễ nuôi, nguồn thức ăn phong phú và diện tích chuồng nuôi không đòi hỏi lớn (khoảng 5 – 6m2/con). Về đầu ra được thương lái tìm kiếm đến tận nhà đặt hàng nên người nuôi an tâm hơn so với các đối tượng nuôi khác. Để nghề nuôi nai phát triển trong thời gian tới, người nuôi rất cần sự tham gia từ các ngân hàng, bởi có thể xem đây cũng là một đối tượng nuôi cần được đầu tư như các loại gia súc khác”.
    Trước nhu cầu của thị trường về sản phẩm nhung nai, giá bán không ngừng tăng, từ 7 – 8 triệu đồng/kg năm 2010 tăng lên 15 triệu đồng/kg năm 2014; nai giống 01 năm tuổi có giá 30 triệu đồng/cặp, 02 năm tuổi có giá 45 – 50 triệu đồng/cặp, vì vậy, nghề nuôi nai ở Thạnh Phú, huyện Cầu Kè đang được xem là mô hình chăn nuôi mới, cần nhân rộng.

    Nguyễn Tân
    SINH-TU thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Khóc ròng cá lóc



    [​IMG]



    Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

    Ông Ngô Văn Nghiêm, ấp Vàm Bến Tranh, xã Định An (Trà Cú, Trà Vinh) than thở: Năm ngoái giá cá lóc thương phẩm ở mức 35.000 - 38.000 đ/kg, với diện tích 1.000 m2 sau 5 tháng nuôi thu lãi hơn 100 triệu đ/vụ. Còn từ sau Tết đến nay giá cá lóc liên tục giảm xuống, chỉ còn khoảng 27.000 – 28.000 đ/kg, thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg. Đã có nhiều hộ dân thu hoạch cá lóc lỗ ít nhất là 80 triệu đ/hộ, nhiều thì lên đến 500 triệu đ/hộ.

    Giá cá lóc sụt giảm một phần do sản lượng nuôi quá nhiều, mặt khác do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng làm cho cá lóc xuất hiện nhiều loại bệnh gây chết hàng loạt, thế là thương lái vin vào cớ này đè giá cá thương phẩm xuống. Hiện tại, ao cá lóc nào xuất hiện bệnh mà kêu thương lái bán là "nhận giá" chỉ có 23.000 – 24.000 đ/kg, không bán thì thôi.

    Giá cá giảm, khổ nhất là những hộ bỏ mía đào ao nuôi cá lóc. Ông Phan Văn Giảng, ấp Xa Xi, xã Ngãi Xuyên (Trà Cú, Trà Vinh) đã bỏ mía đào ao nuôi cá lóc, mới thả nuôi vụ đầu tiên đã bị thua lỗ trắng tay và còn ôm thêm món nợ ngân hàng đầu tư đào ao nuôi và mua con giống.

    Ông Giảng nói: "Trồng mía cả năm trên diện tích 1.000 m2 thu được hơn 7 triệu đồng, trừ mọi chi phí chẳng còn đồng lãi nào. Năm 2013, thấy bà con ở thị trấn Định An nuôi cá lóc lãi cao gấp 50 lần trồng mía, người nào cũng giàu nên học làm theo. Hậu quả là ôm một cục nợ, bán 1 ha mía cây không đủ tiền trả nợ cá lóc".

    Ông Tăng Văn Nhường, ở ấp Vịnh, xã Lưu Nghiệp Anh (Trà Cú, Trà Vinh) nói: "Với giá cá lóc hiện tại thì người nuôi thua lỗ trên 100 triệu đ/1.000m2/vụ. Bao nhiêu tiền lãi nuôi cá lóc trong năm ngoái không đủ bù lỗ cho vụ nuôi này".

    Ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Cú, Trà Vinh cho biết: Do nông dân bất chấp mọi khuyến cáo của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương, năm 2013 nông dân các huyện Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè ồ ạt phá bỏ mía, bỏ trồng lúa, rau màu… đào ao nuôi cá lóc. Khi bước vào vụ thu hoạch đầu năm 2014 giá cá lóc liên tục giảm, kéo theo tình trạng nguồn nước ô nhiễm nặng nên cá lóc xuất hiện nhiều loại bệnh đã làm cho người nuôi dở khóc, dở cười.

    Hiện tại, toàn tỉnh Trà Vinh có hơn 2.100 hộ thả nuôi cá lóc, riêng huyện Trà Cú chiếm hơn 84% diện tích nuôi cá lóc tòan tỉnh, với khoảng 2.000 hộ thả nuôi trên diện tích 212 ha. Khi diện tích nuôi ồ ạt tăng, sản lượng tăng nhanh nên đến vụ thu hoạch rộ, thị trường các tỉnh ĐBSCL, TPHCM… trung bình chỉ tiêu thụ 200 - 300 tấn cá thịt/ngày thì khó mà giải quyết được sản lượng cá hiện tại.

    Không chỉ ở Trà Vinh, người nuôi cá lóc ở Vĩnh Long cũng đang khóc theo con cá lóc. Ông Nguyễn Chí Cường, cán bộ nông nghiệp xã Phú Thành (Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết: Mô hình nuôi cá lóc trong ao, vèo ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành phát triển được khoảng 10 năm nay và đã giúp cho hơn 20 hộ có nguồn thu nhập rất khá. Thế nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ dân thuộc Tổ hợp tác nuôi cá lóc trong ao, vèo ở ấp Mái Dầm đã hết hy vọng thu lãi từ con cá lóc.

    Cụ thể giá cá lóc bán ra hiện khoảng 28.000 đ/kg, trong khi đó giá thành sản xuất khoảng 32.000 đ/kg, lỗ 4.000 đ/kg. Mặt khác, từ sau Tết đến nay cá lóc xuất hiện bệnh ghẻ thân, trắng mang nhiều, dẫn đến đàn cá nuôi hao hụt rất lớn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho giá lóc thương phẩm lao dốc mạnh trong thời gian qua và hiện tại.

    Theo Thanh Phong

    Nông nghiệp Việt Nam


    Lời bình của Hoa Sim :

    Đây là hệ quả tất yếu của kinh tế cá thể tự phát !
    Thấy người khác làm được thì ồ ạt đua nhau làm theo mà không nghĩ đến cân đối cung cầu.
    Khi cung vượt cầu thì giá giảm là tất yếu !
    Bài học này đúng với mọi con mọi cây mà năm nào , mùa nào cũng gặp lại !

    Kinh nghiệm rút ra :
    Khi truyền thông và hệ thống khuyến nông đăng bài ca ngợi một điển hình nào đó ( trong quá khứ là heo rừng, nhím , chồn nhung đen, mít Thái Lan, chanh leo , cá lóc... ), ta hãy nghĩ ngay đến việc mọi người bắt chước làm theo thì hàng hoá sẽ nhiều lên, nhưng đầu ra đã có chưa ?
    Nếu giá hiện tại đang cao thì phải xem là do đâu ?
    Chứ nếu giá cao do nhu cầu con giống, cây giống cao thì không ổn !
    Khi nhà nhà người người đều trồng cây ấy, nuôi con ấy thì nhất định thị trường sẽ bão hoà và khi sản phẩm ra thị trường sẽ rớt giá !
    Đây là quy luật thị trường ! Ai không tin thì phá sản ráng chịu !
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đường rộng mà quá nhiều người đi thì sẽ tắc !
    Đường hẹp mà mỗi mình ta đi thì thênh thang !

    Tốt nhất là tự tìm hướng đi mới, tự khai phá con đường mới mà đi !
    Như thế ta là người tiên phong ! Dẫu khó khăn của kẻ băng rừng xẻ núi là điều chắc chắn phải có !
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trái cây - loay hoay bài toán thị trường



    [​IMG]

    Diện tích thanh long đang tăng mạnh có thể dẫn tới khủng hoảng thừa
    Trái cây ĐBSCL: Cần tính toán trồng rải vụ
    Khóc ròng cá lóc

    Giá nguyên liệu giảm, sản xuất cao su thắng lớn

    Hàng năm xảy ra tình trạng các mặt hàng nông sản của ta hay bị ách tắc, chủ yếu do làm ăn manh mún, thiếu quy hoạch và sự liên kết quá yếu kém.

    Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ hàng năm xảy ra tình trạng các mặt hàng nông sản của ta hay bị ách tắc, chủ yếu do không cân đối được mùa vụ sản xuất là hệ quả của việc làm ăn manh mún, thiếu quy hoạch và sự liên kết quá yếu kém.


    Sản xuất kiểu hên xui


    Các vùng trồng dưa hấu trên địa bàn tỉnh Long An thời điểm này, hầu hết dưa đã thu hoạch xong. Gặp chúng tôi, ông Dương Hồng Ân, một nông dân có thâm niên trồng dưa với diện tích nhiều nhất ở ấp 2, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tâm sự: “Chúng tôi đã gắn bó với nghề trồng dưa cả chục năm nay, tuy hơi cực nhưng tính ra vẫn trúng hơn trồng lúa 4 đến 5 lần. Năm nay được cái thời tiết khá thuận nên dưa cho năng suất cao, ai cũng trúng mùa khiến sản lượng tăng đột biến vì thế giá bán thất thường”.


    Theo ông Ân, vụ TĐ 2013 gia đình ông trồng 1,5 ha dưa hấu, cho thu hoạch 45 tấn, thương lái thu mua với giá 8.000 đ/kg. Thấy có lời, bước sang vụ ĐX 2014, gia đình ông quyết định đầu tư trồng thêm dưa gang và tiếp tục trúng. Ông Ân cho biết, nhờ nhà có sẵn đất không phải tốn tiền thuê và có kinh nghiệm trồng dưa nên ông mới đỡ bị thất, chứ còn đi thuê đất thì mạo hiểm lắm. Nghề trồng dưa rất bấp bênh, trúng mùa thì ăn lớn nhưng đã thua thường thua nặng.


    Bản thân ông Ân nhiều phen điêu đứng vì làm theo phong trào, lúc sản lượng dư thừa, cửa khẩu phía Trung Quốc ách tắc là bao nhiêu lờ lãi của những vụ trước bay sạch. “3 vụ trúng không đủ bù 1 vụ thất”, và người nông dân cứ sản xuất theo kiểu hên xui với ông trời thì chẳng biết trước được lời hay lỗ, ông đúc kết.


    Tương tự, hộ ông Mai Thanh Hồng, ấp Bàu Vuông, xã Thanh Hưng, huyện Mộc Hóa, ngoài ruộng nhà có sẵn, gia đình còn thuê thêm 2,8 ha đất để trồng dưa hấu 2 vụ/năm. Ông Hồng cho biết: “Mấy vụ dưa đều trúng nhưng nếu trồng dưa riết cũng không tốt, dễ ủ sâu bệnh nên gia đình tôi phải tìm thuê thêm đất để trồng đảo vụ mới cắt được mầm bệnh và dưa cho năng suất cao”.


    Theo ông Hồng, gia đình ông vừa thu hoạch xong vụ dưa ĐX khoảng hơn một tuần nay được 80 tấn. Trồng dưa phải bán được giá 6.000 đồng/kg trở lên mới có lời, nhưng vụ này do thu hoạch trễ, sản lượng khắp nơi ê hề, ráng lắm ông cũng chỉ bán được giá 4.200 đồng/kg. “Dù chịu lỗ tôi vẫn phải bán gấp để kịp chuẩn bị xuống giống vụ mới” – ông Hồng nói.


    Trên địa bàn tỉnh Long An có rất nhiều hộ dân cũng thuê thêm đất trồng dưa 2 vụ với giá 40 triệu/ha/năm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết bà con thường tự chủ động tính toán mùa vụ hoặc thông qua thương lái để quyết định trồng giống gì và diện tích nhiều hay ít.


    Theo anh Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Thủ Thừa thì người nông dân hiện đã chủ động được về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa, nhưng còn đầu ra vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và thương lái. Hơn nữa, thông tin dự báo thị trường ở địa phương còn rất yếu, người dân thường chỉ nghe qua thương lái và theo nhau trồng dưa chấp nhận được ăn thua chịu. Thực tế, cứ vụ nào dưa được giá thì đến vụ sau diện tích dưa sẽ tăng đột biến, địa phương có khuyến cáo họ trồng theo đúng quy trình hay cơ cấu mùa vụ cũng chẳng được.


    Anh Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Thủ Thừa xác nhận: “Việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân hàng năm chỉ mang tính hình thức. Đa số người dân làm theo kinh nghiệm, họ sẽ tự quyết định tất cả trên đồng ruộng của họ, mình có ép cũng chẳng được”.


    Và vỡ quy hoạch


    Về hai huyện Châu Thành (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang), chúng tôi nghe người dân gọi cây thanh long là cây kinh tế mũi nhọn, bởi có nhiều hộ thu lời hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ nhờ trồng thanh long. Do vậy ai cũng hăm hở chuyển qua trồng thanh long, dù cây lúa hay rau màu vẫn cho họ nguồn thu nhập khá ổn định từ bao đời nay.


    Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong khoảng hơn 2 năm qua, người dân ở hai huyện Châu Thành và Chợ Gạo đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới gần 3.000 ha thanh long, dù họ không biết chắc là mở rộng diện tích như vậy có thực sự bền vững hay không. Hơn nữa, không chỉ trong vùng quy hoạch trồng thanh long, nông dân ở những xã nằm ngoài quy hoạch cũng đua nhau trồng với hy vọng cây “kinh tế mũi nhọn” này sẽ giúp họ đổi đời!


    Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng thanh long, ông Hoàng, ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo tâm sự: “Do lúa và những cây trồng khác kém hiệu quả nên rất nhiều bà con trong huyện đã tự chuyển đổi từ ruộng lúa và vườn tạp sang trồng hết thanh long. Đến nay quanh vùng này gần như chẳng còn thấy ruộng lúa nào nữa”.


    Theo ông Hoàng, thời gian đầu (năm 2000) gia đình ông mới chỉ trồng 3.000 m2 thanh long, nhưng đến nay theo phong trào ông cũng đã bỏ lúa để trồng nên diện tích thanh long tăng lên 10.000 m2.


    Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Hồng Hoàng, Tổ phó tổ hợp tác thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc) cho biết: “Thời gian gần đây ở vùng chuyên canh trồng thanh long Chợ Gạo, rất nhiều ruộng lúa người dân đã tự đào đất lên liếp, dựng trụ bê tông để chuyển sang trồng thanh long. Mặc dù chính quyền địa phương có quy hoạch và khuyến cáo nhưng bà con thấy trồng thanh long lời hơn lúa là chuyển hướng sản xuất. Do vậy, diện tích thanh long ở địa phương hiện đang lấn hết cả đất lúa và vườn tạp”.


    “Ở đảo Hải Nam, cây trồng gì có ở Việt Nam thì bên họ đều có. Trung Quốc trồng thử nghiệm tại đó rồi bắt đầu nhân rộng sản xuất ra các tỉnh phía Nam với số lượng lớn. Nhiều trái cây Việt đang thua ngay trên sân nhà khiến nông dân liên tục chịu cảnh rớt giá” –
    ông Kỳ nói.


    Theo ông Hoàng, chỉ tính từ năm 2011 đến nay, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang) đã trồng mới hàng ngàn ha thanh long, nâng tổng diện tích thanh long của cả hai huyện lên tới trên 15.000 ha, vượt xa kế hoạch của địa phương.


    “Điều đáng lo ngại nhất khi nhiều nông dân chỉ làm theo phong trào, thấy người khác trồng thanh long có lời cũng tự chuyển đổi trồng theo mặc dù không biết gì về kỹ thuật hay kinh nghiệm trồng thanh long” – ông Hoàng nói.


    Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hàng năm Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long chính của Việt Nam với gần 80% thị phần. Tuy nhiên, hiện nước này cũng đang gia tăng phát triển vườn thanh long để hạn chế nhập khẩu của các nước. Điều này có thể sẽ dẫn đến sản lượng xuất khẩu của thanh long Việt Nam giảm mạnh, kéo theo giá trị xuất khẩu cũng giảm.


    Ông Nguyễn Văn Kỳ – Tổng Thư ký Hiệp hội trái cây VN (Vinafruit) cho rằng, còn nhiều mối lo khác nữa, nếu Trung Quốc trồng thanh long với công nghệ kỹ thuật cao, rút ngắn thời gian thu hoạch, trái đẹp, giá thành thấp, họ lại xuất ngược sang Việt Nam như bao mặt hàng khác thì lúc đó sẽ cực kỳ nguy hiểm.


    Theo Minh Sáng

    Nông nghiệp Việt Nam


    Thêm một bài học đắt giá và đắng cay !
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    TRANG TRẠI TẢO MINI – HƯỚNG ĐI MỚI CHO NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ?
    Thảo luận trong 'Tin nông nghiệp' TRANG TRẠI TẢO MINI - HƯỚNG ĐI MỚI CHO NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ?

    Xu hướng mới của nông nghiệp đô thị và nghề làm vườn hiện nay thiên về trồng trọt các loại rau màu địa phương với mục đích cung cấp thực phẩm tại chỗ cho con người. Ở đô thị thì “tấc đất tấc vàng”, do đó người ta thường tận dụng các khu nhà kho cũ, hoặc thậm chí làm tầng hầm ngầm dưới đất để trồng rau trong nhà và cung cấp ánh sáng nhân tạo cho cây trồng. Mới đây nhất chúng ta còn nghe đến các mô hình trang trại đứng, hoặc trồng rau ở các khu nhà cao tầng.

    Nhưng theo tính toán của các nhà khoa học thì nông nghiệp đô thị, và cụ thể hơn là trồng rau trong nhà ở đô thị sẽ tốn chi phí hơn, sử dụng điện năng, nhiên liệu nhiều hơn, và tăng tác động đến môi trường, chưa kể nguồn nhiên liệu sử dụng cho việc này có thể là nhiên liệu tái tạo được và cũng có thể là nhiên liệu không thể tái tạo được. Họ cảnh báo rằng trồng trọt trong nhà, sử dụng ánh sáng nhân tạo có thể là một giải pháp kém bền vững và gây tác động tiêu cực đến môi trường hơn là tác động của việc nhập khẩu thực phẩm từ một nơi cách đó cả ngàn cây số.

    [​IMG]

    Hình 1: Liệu các trang trại mini trồng tảo có trở thành nguồn cung cấp “siêu thực phẩm” cho người dân thành thị, và chúng ta sẽ thấy nhà nhà ở thành phố đều có trang trại trên nóc? [Nguồn: www.hortdaily.com]

    Trồng rau trong nhà kính ở các khu đất còn bỏ trống hay ở ven đô có thể là một giải pháp ít tốn kém hơn nhiều. Nhà kính ở đô thị có thể giúp kéo dài mùa vụ, tận dụng được cơ sở hạ tầng của đô thị, gần các khu chợ/thị trường tiêu thụ, và tận dụng triệt để nguồn năng lượng vô tận – ánh nắng.

    [​IMG]

    Hình 2: Nông trại mini đầu tiên trồng tảo xoắn (spirulina) ở khu Tây bắc Thái Bình Dương, gần Olympia Washington. Đây là khu vực có môi trường sinh thái và khí hậu giống khu rừng mưa, ấm nóng vào mùa hè và mát mẻ, nhiều mây, ẩm ướt vào mùa đông. [Nguồn: www.hortdaily.com]

    Khu vực này rất thích hợp để nuôi trồng các loài vi tảo có giá trị cao để tăng khả năng sản xuất thực phẩm của mô hình nhà kính, và cũng đồng nghĩa với tăng doanh thu cho người trồng.

    Trong vòng 30 năm qua, tảo xoắn spirulina đã ngày càng được thế giới công nhận như là một nguồn “siêu thực phẩm bổ trợ”. Những nghiên cứu đã được xuất bản cho chúng ta thấy với một lượng nhỏ thực phẩm được làm từ tảo spirulina có thể tăng đáng kể khả năng miễn dịch hằng ngày của con người, tăng cường khả năng đào thải độc tố của cơ thể và phục hồi hệ vi sinh đường ruột có lợi, cải thiện chức năng thần kinh và phục hồi khả năng tự lành vết thương của cơ thể. Tại Mỹ, tảo Spirulina được bán với giá 160Đô-la Mỹ/ kg, còn ở Pháp là 150Euro/kg. Ở những nơi có thể sản xuất tảo tươi ngay tại chỗ, giá của nó còn cao hơn.

    Nhiều người vẫn tưởng rằng các trang trại nuôi trồng tảo thường được xây dựng ở những nơi hoang mạc khô cằn nắng gắt, hay ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Nhưng trong thập niên gần đây, hơn 110 trang trại nhà kính mini nuôi trồng tảo đã có mặt ở khắp nơi trên nước Pháp và ở khu vực phía tây bắc Thái Bình Dương của Mỹ.

    [​IMG]

    Hình 3: Ao nuôi tảo có mái che di động (cuộn ra vào được) và tháo dỡ được. Vào mùa lạnh người ta phủ mái che ban đêm để giữ ấm. Mùa hè bạt che hoàn toàn bị dỡ bỏ. [Nguồn: www.hortdaily.com]

    Những trang trại mini này là những mô hình mẫu, được trang bị nhà kính, có hệ thống theo dõi thông minh và web cameras để các chuyên gia ở xa có thể cùng lúc hướng dẫn nhân viên địa phương ở nhiều nơi khác nhau vận hành hệ thống một cách hiệu quả. Ngoài ra còn có những khu trồng tách biệt được trang bị đèn LED và hệ thống sưởi giúp kéo dài mùa vụ.

    CEO của công ty Smart Microfarms, ông Robert Henrikson là người đã xây dựng trang trại Earthrise Spirulina, một trong những trang trại nuôi trồng tảo lớn nhất thế giới nằm ở miền nam California cách đây 35 năm. Ông cho biết: “Trong nhiều thập niên qua, chúng tôi đã gầy dựng được lực lượng nhân sự có chuyên môn và cơ sở hạ tầng dàn trải để nuôi trồng tảo theo quy mô công nghiệp nhằm sản xuất ra số lượng lớn tảo cung cấp cho thị trường. Nay đã đến lúc chúng tôi giới thiệu mô hình trang trại mini mới này để nhà nhà có thể trồng và sản xuất được nguồn thực phẩm bổ dưỡng – tảo spirulina cho chính mình. Mô hình đó chúng tôi đã gầy dựng từ lâu, nay chỉ việc chờ nó sinh lợi.”

    Mô hình trang trại mini trồng tảo ở tây bắc Thái Bình Dương đã được kiểm tra và dùng để làm mô hình chuẩn, đặc biệt cho các trang trại ở khu vực có khí hậu ôn đới. Người ta sẽ kiểm tra tính thực tiễn, chi phí đầu tư, và khả năng nhân rộng mô hình cho mục đích tận dụng các chỗ trống ở khu đô thị, nhà cao tầng, nhà di động và vườn thẳng đứng để trồng tảo nhằm cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng ngay tại chỗ. Trang trại mini thông minh có thể được ứng dụng cho các mô hình trồng trọt truyền thống, thuỷ canh, và cả aquaponic để đa dạng hoá các sản phẩm tảo chất lượng cao.

    Đầu sách mới “Trang trại mini nuôi trồng tảo” (tựa gốc là “Algae Microfarms”) hiện đang có bán trên Amazon.com, do Henrikson viết, có nêu tên một số cá nhân và tổ chức trồng tảo quy mô nhỏ trên toàn tế giới, kể cả trồng cho mục đích sử dụng cá nhân và mục đích thương mại, là những người làm nên sự khác biệt của ngành trồng tảo hiện nay. Chúng ta hãy nhìn về tương lai của một ngành trồng tảo quy mô đa dạng có thể áp dụng cho gia đình hay cho các công trình công cộng ngay tại đô thị, trên mái nhà và ngay bên trong các toà nhà lớn.

  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Các bạn có thể xem thêm video kéo dài 2 phút bên trên để biết thêm thông tin về trang trại trồng tảo mini ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương, gần Olympia Washington. Đây là mô hình mẫu đã được chọn để nhân rộng trong vụ mùa trồng tảo sắp tới.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    An Integrated Spirulina Algae Microfarm in France

    Trồng tảo xoắn tại Pháp .
    Hướng đi mới cho nhà nông ít đất, ít vốn !

    @SINH-TU chú ý đề tài này nhé !
    nhatcuongasi thích bài này.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì?


    [​IMG]



    Cọ là cây trồng không mấy quen thuộc ở Việt Nam nhưng lại là nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

    Cọ là cây trồng không mấy quen thuộc ở Việt Nam nhưng lại là nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Dầu cọ - được chiết xuất từ quả cọ - cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn (dầu thực vật) trên thế giới.

    Dầu cọ được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ.Dầu cọ và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt; do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.

    Bên cạnh đó, phần nhân/lõi (kernel) của quả cọ còn dùng để chiết xuất ra dầu lõi cọ (palm kernel oil).

    Như nhiều loại dầu/chất béo khác, dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học...

    [​IMG]
    Cấu trúc quả cọ. Dầu cọ được ép từ phần cùi (mesocarp).

    Một chi tiết rất thú vị là các loại dầu ăn phổ thông tại Việt Nam phần lớn là loại dầu hỗn hợp của dầu cọ với các loại dầu khác, chẳng hạn như dầu nành, dầu cải... nhưng tìm trong thành phần lại không thấy từ cọ (palm). Thay vào đó là Olein, hoặc Palm Oil - một loại dầu cọ tinh luyện. Trong khi đó, có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm 100% dầu nành nguyên chất hay 100% dầu hướng dương nguyên chất.

    Việt Nam tiêu thụ một lượng rất lớn dầu cọ nhưng đến nay vẫn phải nhập khẩu 100% nguyên liệu này từ nước ngoài. Đây có lẽ là một trong những lý do quan trọng dẫn đến quyết định đầu tư trồng cọ dầu của bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai.

    HAGL đánh giá một hecta cọ dầu hiện mang lại lợi ích kinh tế hơn hẳn một hecta cao su. Thời gian đầu tư của cọ chỉ bằng một nửa so với cao su, chỉ sau 30 tháng kể từ khi trồng, cây cọ dầu sẽ bắt đầu cho quả và đưa vào khai thác. Chi phí đầu mỗi hecta cọ chỉ bằng 60-70% so với cao su và hiện giá bán bình quân dao động từ 750-950 USD/tấn dầu.

    Cọ được HAGL trồng thử nghiệm từ năm 2012 với diện tích 4.000ha, đến nay trồng được 12.300 ha và dự kiến sẽ tăng lên 30.000ha. Trong khi đó, diện tích cao su dự kiến sẽ không mở rộng thêm mà giữ nguyên ở mức 44.000ha.

    Ưu thế của dầu cọ

    Trong số các loại hạt có dầu thì cọ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với cùng một hecta thì cọ cho sản lượng dầu gấp 12 lần các loại hạt có dầu khác. Trong số 10 loại hạt có dầu chính, cọ chỉ chiếm 5,3% diện tích đất sử dụng để canh tác nhưng đóng góp tới 31,3% tổng sản lượng dầu và chất béo thực vật toàn cầu trong năm 2011.

    [​IMG]

    Hai nước láng giềng của Việt Nam là Malaysia và Indonesia sản xuất tới 85% lượng dầu cọ toàn cầu. Các nước khác bao gồm Thái Lan, Colombia… Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều dầu cọ nhất, tiếp đến là EU, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

    Năm 2011, lượng tiêu thụ dầu và chất béo trên toàn cầu là hơn 178 triệu tấn. Trong đó, ba loại dầu chính là Dầu cọ, Dầu nành và Dầu hạt cải đóng góp tới 65%.

    [​IMG]

    Trên thị trường thương mại quốc tế, lượng giao dịch là 68,7 triệu tấn. Trong đó, dầu cọ chiếm phần lớn với tỷ trọng 57%.
    [​IMG]
    Những doanh nghiệp trồng và kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới là Wilmar, Sime Darby Plantation, IOI, Golden Agri Resources…Wilmar chính là công ty mẹ của Dầu thực vật Cái Lân, công ty đứng đầu thị trường dầu ăn Việt Nam với các thương hiệu như Neptune hay Simply. Còn Sime Darby có vốn góp trong liên doanh Golden Hope Nhà Bè.

    Kiến Khang
    CafeBiz/Trí thức trẻ
    quangteo80 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này