Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4616 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 17:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122014 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Biết vậy, nhưng vẫn sợ.....
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Nên suy nghĩ hướng nuôi đuông !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đuông. Món Ăn Nổi Tiếng Nhất Của Miền Nam

    BY: HOÀNG THẠCH

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Người xưa có câu dậy con gái sắp về nhà chồng: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" và ăn đứng hàng đầu. Như vậy ăn không chỉ quan trọng khi đánh giá về tính tình của một người trong lúc ăn; mà còn có nghĩa phải biết phân biệt món nào ngon để thưởng thức. Ngoài những loài cá, tôm, cua ở biển, dã thú ở rừng và gia súc, người ta còn phải kể đến "sâu bọ" đã được dùng làm các món ăn ngon miệng. Ở miền Bắc có con nhộng và miền Nam có con đuông.

    1- Đuông là gì?
    Đuông là loại sâu bọ khi lớn lên có cánh cứng, thường sinh sống trong các ngọn cây, đặc biệt chà là, dừa, đủng đỉnh và cau. Đến mùa sinh sản, đuông đục lỗ trên ngọn cây và đẻ trứng vào đó. Trứng đuông lớn dần, tới khi gần bằng ngón tay cái thì hóa thành con đuông có hình dạng giống con sâu béo mập. Đuông lớn lên có kích thước to nhỏ khác nhau, tuỳ theo chúng sống ở loại cây nào. Thường đuông to bằng ngón tay cái hoặc ngón chân cái người lớn, dài chừng 3cm đến 5cm. Toàn thân đuông có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa). Người ta biết có đuông khi thấy chòm lá trên ngọn cây chà là, dừa hay cau bị héo và gục xuống. Tuy nhiên, dù không thấy ngọn cây rũ xuống để xác định tuổi và độ lớn của đuông, người ta cũng có thể bắt đuông bằng cách leo lên chặt cả ngọn cây, hốt trọn ổ đuông mang về nhà (với đuông dừa), phần thân của ngọn cây vẫn tiếp tục sống để nuôi đuông (với đuông chà là). Đuông chà là chỉ có một con tại mỗi ngọn cây, trong khi đuông dừa có thể có hàng trăm con trong một ngọn cây dừa.


    2- Các loại đuông
    2.1-Đuông chà là
    Món ngon "đệ nhất" miền Nam theo nhà văn Sơn Nam thì đến bậc vua chúa cũng phải thèm là con đuông chà là, tên chữ Hán là Hồ đa tử. "Hồ đa" là cây dừa rừng giống cây chà là hoang mọc ở miền nước mặn, hay cây cau trồng làm kiểng. Đuông chà là trắng muốt, không có ruột đen và không có lông như đuông dừa. Chúng sống trong các ngọn cây chà là mọc hoang dại thành từng bụi ở các vùng cù lao, như ở Trà Cú. Loại chà là này không phải là giống cây chà là lấy quả như thường gặp ở Căm Bốt. Vào đầu mùa mưa, kiến dương, một loại bọ cánh cứng màu hung to hơn con bọ rầy, khoét lỗ cổ hũ chà là đẻ trứng vào đó. Khoảng tháng 10 âm lịch con đuông phát triển mọc chân, cánh, phá tổ bay ra khi mùa xuân đến. Chính ngay giai đoạn con đuông chuyển thành kiến dương là lúc người ta săn tìm món thực phẩm quý hiếm này. Ngọn chà là có đuông được chặt đem về, bó thành từng bó, có thể để một thời gian nuôi đuông sống tiếp chờ ngày mang ra chợ bán hoặc đem tặng. Đuông chà là hiện nay rất hiếm và giá cả khá đắt vì mỗi cây chà là chỉ có một con đuông. Hơn thế nữa, hiện nay các rừng chà là hoang dại ven biển hầu như bị tiêu hủy gần hết. Đuông chà là ngon đặc biệt ở chỗ nó giàu chất dinh dưỡng, hương vị thơm và ngọt béo như mùi sữa.

    2.2-Đuông dừa
    Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre, có rất nhiều dừa. Cây dừa thường bị đuông ăn cho đến chết. Hàng năm, cứ sau mùa giao phối, kiến dương chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn sâu vào trong và đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng, lớn dần lên nhờ ngày đêm ăn cổ hũ dừa vừa mềm vừa bổ cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa. Cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết. Lúc đọt thối ngã ngang cũng là lúc trong cây dừa có rất nhiều đuông. Áp tai vào thân dừa người ta nghe đuông kêu rầm rì ở bên trong. Bổ thân dừa ra, người ta thấy mỗi con nằm một lỗ. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông, một số đuông có cánh và một số chưa có cánh. Có người nói đuông mọc cánh ăn cũng được và ngon nữa là khác. Ngay cả những bậc lão nông lăn lộn với ruộng đồng trong đời cũng chỉ thưởng thức món này được vài ba lần.
    Tục truyền rằng món đặc sản đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống cung đình triều Nguyễn dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương. Nhiều chuyên gia ẩm thực đã ví ấu trùng đuông dừa với "sơn dương trùng" mà Tây Thái hậu thết đãi các sứ thần phương Tây cũng không có gì quá đáng.
    Trong "Đại Nam Nhất thống chí" (Quốc sử quán triều Nguyễn) và Tự điển của học giả Huỳnh Tịnh Của có nhắc đến con đuông dừa vào hậu bán thế kỷ 19. Nhà văn Vũ Bằng trong quyển Miếng lạ miền Nam đă ca ngợi món đuông là ngon tuyệt, không gì sánh bằng.

    2.3- Đuông đất

    Đây là loại đuông khá đặc biệt, không sống trên ngọn cây mà trong đất cát vàng. Tác giả Lê Tân, trong cuốn Ẩm thực Trà Vinh, cho biết loại đuông đất là do con bọ, một giống côn trùng có cánh màu hung sinh ra. Con đực và con cái sau khi giao phối trên những tán cây, chúng khoét lỗ vào cây đào (cây điều) sinh sống, đến khoảng tháng 6-7 âm lịch thì sà xuống đất, bới đất làm hang sinh ấu trùng. Sau khi ấu trùng nở thành đuông con tiếp tục moi hang và sống dưới mặt đất. Khoảng tháng 9 âm lịch thì đuông đầy đặn, đúng tuổi, có thể to bằng ngón tay cái người lớn, ăn béo ngậy. Người thu hoạch tìm bắt đuông rồi rửa sạch, ngắt đuôi, bỏ ruột đen, sau đó chế biến các món ăn.

    2.4- Đuông nuôi trong mía
    Vũ Bằng, trong cuốn Món lạ Miền Nam, còn giới thiệu món "đuông mía". Đây không phải là đuông tự sinh trong cây mía mà là giống đuông chà là, đuông dừa, đuông cau được người sành điệu đem về nuôi trong các đọt cây mía. Khi đuông ăn hết mía rồi, người ta mới đem đuông ra làm món ăn.


    3- Các món ăn được làm từ đuông

    Các món ăn được làm từ đuông thường không mấy đa dạng, chủ yếu là các món chiên, nướng, hấp xôi, thậm chí ăn sống. Đuông lấy ra khỏi đọt cây được ngâm trong nước mắm hay nước muối tương đối mặn để đuông nhả hết chất dơ, hoặc có thể rửa đuông với nước sôi cho sạch (với đuông dừa, đuông cau, và có thể không cần với đuông chà là).


    -Ăn sống
    Đuông chà là vừa béo vừa không có lông và trong ruột rất sạch nên người ta ngắt bỏ đầu đuông rồi ăn sống. Tuy ăn tươi như vậy, người ta vẫn không có cảm giác tanh hôi. Người quen ăn thì có cảm giác thơm ngon như khi ăn lòng đỏ trứng gà tươi.


    -Đuông ngâm nước mắm
    Đây cũng là món ăn tươi. Những con đuông mình tròn trịa dài khoảng 2-3 cm được bỏ vào trong đĩa nước mắm mặn khiến chúng ngo nguẩy bơi lội, được dân sành điệu đặt cho cái tên là đuông lội sông. Thực khách gắp một con đuông cho vào miệng nhai từ từ sẽ cảm thấy chất dinh dưỡng trong mình đuông tan trong miệng tạo nên hương vị ngọt bùi như mùi trứng.


    -Đuông lăn bột chiên bơ

    Đuông lăn bột chiên cũng tương đối phổ biến và tùy theo cách làm của từng địa phương. Sau khi làm sạch đuông trong nước mắm hay nước muối, người ta nhét một vài hạt đậu phộng vào trong thân đuông, lăn trong hỗn hợp bột mì và bột năng, trứng gà, hạt tiêu tán nhuyễn và muối; rồi đem chiên vừa độ vàng trong chảo mỡ. Sau đó cho đuông vào chảo bơ nóng sẵn để đuông được bọc thêm một lớp bơ béo ngậy.


    -Đuông rang muối

    Đuông rửa sạch xong cho vào chảo rang với muối, đường và nêm chút bột ngọt. Cách này tương tự như cách làm món nhộng, thường dùng như một món ăn mặn với cơm.


    -Đuông nướng
    Đuông nướng có thể thực hiện bằng cách phết bơ rồi đặt trên lò lửa than. Đuông dừa nướng lửa than bằng cách dùng hai thanh tre hoặc trúc, chẻ vừa miếng làm nẹp, kẹp đuông còn sống vào giữa để lên lửa than nướng riu riu, trở qua xoay lại cho đến khi da ngoài chín dòn lấy đuông ra mở nẹp xếp vào đĩa. Nước chấm làm bằng mắm me. Người ta lấy me lùi vào than cho chín rồi bỏ vào chén nước mắm ngon, thêm chút đường và bột ngọt cho vừa ăn. Đuông nướng có thể ăn cuốn với các loại rau xà lách, rau cải, rau càng cua, cải xanh, húng, tía tô và ớt.


    -Đuông luộc nước dừa
    Đuông luộc nước dừa tươi rồi vớt ra, lấy bánh tráng nhúng nước cuốn đuông chung với một số loại rau thơm, chấm với nước mắm cơm mẻ trộn sả, ớt bằm nhuyễn. Món này ăn giống như ăn gỏi cuốn.


    -Đuông hấp xôi
    Thổi nồi xôi trắng, cho vài ba con đuông chà là hoặc đuông dừa lên trên bề mặt gạo nếp. Khi xôi chín thì đuông cũng chín. Người ta ăn xôi kèm với đuông hoặc chọc cho sữa trong ruột đuông chảy ra, xới trộn đều với xôi. Xôi đuông có thể được trộn thêm với đường hoặc ăn với nước mắm ngon cho đỡ ngán. Theo truyền tụng, thời nhà Nguyễn có hai ông vua rất khoái đuông dừa hấp xôi là Gia Long và Minh Mạng. Trong thời kỳ còn chiến tranh với Tây Sơn, khi ở Bến Tre, cha con ông hoàng được dân làm món xôi hấp đuông tiếp đãi, nên ăn hoài đâm mê. Biết vua ưa thích, sau này người dân trong vùng hấp xôi đuông tiến dâng về Kinh Đô hàng năm. Đuông là một trong các món ăn quí lạ của nước Nam nên được vua Minh Mạng cho khắc trái bần và con đuông lên Cửu Đỉnh đặt ở Thế Miếu ngoài cung đình Huế.


    -Cháo đuông

    Đuông rửa sạch xong được đem nấu cháo với nước cốt dừa. Đây là loại cháo thường được nấu với đuông sống trong cây đủng đỉnh.
    Theo tác giả Vũ Bằng, muốn ăn cách gì thì ăn, thưởng thức con đuông cần phải theo nề nếp chứ không thể coi thường qui tắc. Vì đuông là một miếng ngon được liệt vào hạng "siêu hạng", vượt hẳn các thức ăn khác. Không thể có thứ nào khác đi đôi với nó được. Ăn đuông phải ăn nguyên con, chứ không thể ăn kèm với rau hay giá, hoặc với đồ chua như cà rốt, cải hay cần tây ngâm dấm. Ăn kèm như vậy sẽ mất nùi vị tinh túy của đuông.
    Mấy chục năm về trước ở các vùng quê, khi đốn bỏ cây dừa gặp đuông bà con ít ai để ý. Bây giờ đuông được coi là món ăn hảo hạng trong các nhà hàng. Đuông được mua bán theo con, đắt rẻ tùy theo thời điểm. Mỗi con đuông dừa ăn tại nhà hàng giá từ 5.000đ - 6.000đ, đuông chà là 8.000đ-10.000đ. Tại các nhà hàng sang trọng và nổi tiếng muốn ăn đuông chà là có khi thực khách phải trả tới 20.000đ-25.000đ một con.

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Đuông dừa nướng – món ngon Nam bộ

    [​IMG]Đuông dừa nướng - món ngon đặc sản Na Bộ

    Tương truyền, món đặc sản đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống cung đình triều Nguyễn dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương.
    “Đuông” là loại côn trùng có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Loài côn trùng này rất thích ăn củ hủ dừa (phần lá mầm nằm chính giữa ngọn của cây dừa) là một trong những món ăn quý nhất của dân sành ẩm thực.
    Hằng năm, sau mùa giao phối, đuông thường chọn cây dừa sung sức khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông “mở chiến dịch khai phá” với củ hủ dừa một cách thoả thích. Trung bình mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm “đánh chén” một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa, làm cây kiệt sức rồi uá tàn dần đến chết. Chủ vườn phải đốn cây để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa to cỡ ngón tay cái, béo tròn.
    Một số loại cây khác cũng có đuông nhưng hơi khó tìm. Cây đủng đỉnh khi thấy héo ngọn, chặt ra là có đuông cỡ ngón chân cái mập tròn, trắng múp. Ở Trà Vinh có đuông chà là, mỗi cây có một con trú ngụ cho đến khi già mọc cánh bay đi. Cứ thấy cây nào héo đọt là cây ấy có đuông. Đuông chà là to mà đem nướng, mỗi người ăn chừng ba con đã thoả mãn rồi.
    [​IMG]COn Đuông Chà Là sống trên cây chà là

    Đuông dừa khoét lỗ chui vào ngọn dừa non ăn củ hủ và sinh sản. Đến lúc đọt thối, ngã ngang cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe chúng rầm rì ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ, một cây có hàng trăm con. Có người bảo những con mọc cánh vẫn ăn được và ngon nữa là khác.
    [​IMG]Đuông Dừa trở thành món ăn đặc sản

    Đuông vốn là món ăn dân dã, nhưng thời nay trở nên quý hiếm và rất đắt tiền, không phải lúc nào cũng có. Ngay cả những bậc lão nông lăn lộn với ruộng đồng, vườn tược mà trong đời cũng chỉ thưởng thức món này được vài ba lần.
    [​IMG]Món đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương

    Tương truyền, món đuông dừa nướng lửa than ở Nam Bộ đã được tiến cống dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương. Nhiều chuyên gia ẩm thực ví ấu trùng đuông dừa với “sơn dương trùng” mà Từ Hy Thái hậu thết đãi các sứ thần phương Tây. Sự ví von này cũng không có gì quá đáng.
    Người ta dùng hai thanh tre hoặc trúc, chẻ vừa miếng làm nẹp, kẹp đuông còn sống vào giữa, để lên lửa than nướng liu riu, trở qua xoay lại. Đến khi chín giòn thì lấy ra, mở nẹp xếp vào đĩa. Sửa soạn chén nước mắm me bằng cách lấy me lùi vào than cho chín rồi rót nước mắm Phú Quốc vào, thêm chút đường, bột ngọt cho vừa ăn.
    Đuông nướng ăn với các loại rau xà lách, cải trời, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt. Dùng tay bốc đuông dừa lót lên các loại rau, cuốn lại chấm vào chén mắm me chua. Cắn một miếng nhai thong thả, tận hưởng hương vị độc đáo toả ra với mùi hăng hăng, ngòn ngọt của rau, vị thơm lừng béo ngậy của thịt đuông, quyện với vị chua chua của nước mắm me là vị cay nồng của ớt, tuy dân dã nhưng sơn hào hải vị khó sánh kịp. Món đuông nướng hấp dẫn này có thể nhấm nháp lai rai với vài ly rượu.
    [​IMG]Đuông nướng ăn với các loại rau xà lách, cải trời, càng cua, cải xanh, húng quế, tía tô, ớt.

    Người ta còn ngâm đuông vào nước mắm, sau đó mới đem lăn bột chiên, ăn với rau xà lách, cà chua. Đuông nấu cháo nước cốt dừa cũng ngon. Loài côn trùng này còn làm được nhiều món khác, món nào cũng béo, thơm.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Nuôi đuông ở Thái Lan .
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chủ đề này hay quá. Mình xin tham gia với nha bác chủ. hihi[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đồng ý ngay ! Bạn có bài thì gửi đi !

    =D>=D>=D>=D>=D>
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi ghép cá bống tượng, cá sặc bổi

    NGUYỄN KIM KIỀU -
    Thứ Ba, 07/02/2012, 12:28 (GMT+7)


    [​IMG]
    Mô hình nuôi cá bộng tượng ghép với cá sặc bổi




    Khoảng tháng Chạp, tháng Giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới.
    Chú Sáu- Nguyễn Văn Nô, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phú Nhất, xã An Phú, huyện Tịnh Biên đã thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với cá sặc bổi. Theo chú Sáu, cá bống tượng nên mua cỡ cá 10- 12 con/kg. Còn cá bổi thì nên mua cá bố mẹ về cho sinh sản. Cá sặc bổi, dân gian thường gọi là cá bổi dầy tho, hay cá bổi; có ngoại hình tương tự cá sặc rằn nhưng đuôi ửng hồng và không có sọc, trọng lượng lớn hơn nhiều so với cá sặc rằn (cá bổi bố mẹ cỡ 5- 6 con/kg là sinh sản tốt).
    Cá bống tượng và cá bổi được thả nuôi chung một ao, nhưng ngăn đôi ra, một bên thả cá bống tượng và một bên thả cá bổi. Đến tháng 4, tháng 5 thì cá bổi bắt đầu đẻ. Vớt cá con lên thả nuôi riêng trong vèo, chờ cho đến khi các bầy cá khác đẻ rộ thì tiến hành kéo hết cá bổi bố mẹ lên, chuyển sang ao khác nuôi vỗ tiếp tục để bán cá giống.
    Khi đã chuyển hết số cá bổi ra khỏi ao thì tiến hành dỡ bỏ lưới chắn. Với ao 500 m2, do chỉ mua được 1.200 con cá bống tượng, nên mật độ cá bống tượng trong ao khoảng hơn 2 con/m2. Còn cá sặc bổi với kích cỡ 400- 500 con/kg, theo quan sát tỷ lệ sống của chúng, thì chú Sáu ước tính mật độ hiện có trong ao khoảng 20 con/m2.
    Vào tháng 10/2011, tức sau hơn 9 tháng thả nuôi, chú Sáu thu hoạch được gần một tấn cá sặc bổi, giá bán 40.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được hơn 15 triệu đồng. Riêng cá bống tượng lúc thu hoạch có kích cỡ bình quân hơn nửa ký, số lượng hơn 1.000 con, thương lái trả giá 200.000 đồng/kg nhưng chú chưa bán mà giữ lại để nuôi tiếp vụ sau.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    CHO CÁ ĂN MẦM LÚA NHIỀU ÍCH LỢI



    Nuôi thuỷ sản nước ngọt là ngành công ngiệp quan trọng được phát triển rộng khắp ở đồng bằng sông Cửu Long , vì ngoài giá trị trên thương trường , nó còn là nguồn cung cấp thức ăn nhiều đạm trong bữa ăn hàng ngaỳ . Do đó , việc xây dựng mô hình kỹ thuật nuôi cá để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế , tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân , góp phần xoá đói giảm nghèo là một trong những yêu cầu xây dựng nông thôn đổi mới .

    Hiện nay , nhiều nông dân nuôi cá rô , tai tượng , cá chép . Sử dụng mầm lúa làm thức ăn cho cá đạt hiệu quả kinh tế cao . Bởi vì trong mầm lúa có nhiều vitamin A, D , E , caroten. Do đó , cho cá ăn mầm lúa ủ là biện pháp tốt giúp cá tăng trọng nhanh , mau lớn , tăng khả năng đề kháng bệnh, tăng tỉ lệ đẻ trứng , tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của trứng .

    [http://agriviet.com]>
    1/ Phương pháp ủ mầm.

    Trước hết , lúa được sàn sảy sạch , ngâm vào nước ( 25-30 0C ) một ngày đêm , khi lúa trương hạt đều , vớt ra trải đều theo lớp dày từ 3-5cm . Trên mặt , ủ một lớp bao tải, cứ mỗi ngày , tưới 3-4 lần ( nước ấm 30 0C ) sau 2-3 ngày , lúa nảy mầm , lúc này , bỏ lớp bao tải ủ trên ra , sau 5-6 ngày mầm non mọc ra , lúc này , trọng lượng lúa tăng 1,5-2 lần so với lúa chưa ngâm . Có thể khống chế độ dài của mầm để cho cá ăn , tuỳ theo mục đích là nuôi cá đẻ hay vỗ béo cá thịt .

    2/ Cách cho ăn .
    Do các chất dinh dưỡng của lúa sẽ thay đổi theo sự phát triển của mầm, vì thế , khi cho cá ăn sẽ phải dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cá . Ở giai đoạn mầm dài 0,5-1cm hàm lượng vitamin E cao nhất . Dùng mầm lúa lúc này để nuôi vỗ béo cá bố mẹ trước khi cho cá đẻ sẽ rất tốt . Mầm dài 2-3cm thì hàm lượng vitamin B cao có tác dụng giúp cá ăn nhiều , thèm ăn và tiêu hoá tốt , thích hợp với nuôi cá thịt . Khi mầm dài 8-10 cm hàm lượng vitamin A chiếm tỉ lệ cao ( nằm ở dạng caroten ) có tác dụng giúp cá sinh trưởng , đề kháng bệnh tật, thích hợp nuôi cá thịt , nuôi vỗ cá bố mẹ và nuôi cá hậu bị . Lượng thức ăn hàng ngàỳ từ 3-8 % trọng lượng cá trong ao , cho cá ăn trên sàn treo đều trong ao khi cá còn nhỏ chưa phân đàn .

    Lúc cá phân đàn thì rải lúa đều cho cá lớn , cá nhỏ cùng ăn .
    Mầm lúa vừa là thức ăn trực tiếp , vừa là nguồn bổ sung vitamin thích hợp cho việc nuôi cá . Có thể phối hợp với thực ăn tổng hợp cho cá , giúp cá phát triển tốt , nâng cao tỉ lệ sử dụng thức ăn .
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nuôi cá bống tượng l ồng bè gắn với ao

    (Cập nhật: 07-11-11)
    [​IMG]
    Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ”( Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng l ồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi- huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000-450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, l ồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và biện pháp thuần dưỡng.

    Với tư chất của nông dân Nam Bộ là cần cù sáng tạo “cái khó không bó cái khôn” nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và từ đó, nhiều hình thức nuôi thâm canh ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của những loại hình nuôi trước.
    Đây là loài cá ăn động vật tươi sống nhưng có tập tính bắt mồi thụ động. Theo kinh nghiệm nuôi của “Vua” cá bống tượng Tám Tiếu (Tiền Giang) cho biết “Cho ăn một lần cá nhịn ba tháng” (Thanh Tâm - Báo KHPT, 28/5/2004) bằng cách thả cá bạc đầu hoặc một số loài thủy sản nước ngọt có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm như tép, cá sặc, rô phi, cá bảy màu, ... tạo nguồn thức ăn có sẳn làm mồi cho cá.
    Cá Bống tượng có tập tính sống ở đáy, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, cống bọng. Khi gặp nguy hiểm, cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, có thể sống ở đó hàng chục giờ. Chính vì vậy các hộ nuôi gặp nhiều bất lợi khi thu hoạch cá nuôi ao, không kể đến cá nuôi thất thoát do bờ ao nhỏ, nhiều lỗ mọi và hang hốc. Môi trường nuôi yên tĩnh cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mô hình. Nuôi cá trong l ồng gắn liền với ao sẽ thỏa mãn được đặc điểm này của cá (cá không bị stress do tác động các loại giao thông thủy trên sông rạch).
    Xuất phát từ các l ồng bè đặt trong kinh rạch chịu tác động xấu bởi nguồn nước ô nhiễm (do nhiễm thuốc bảo vệ thực vật…từ các cánh đồng rút nước chuẩn bị gieo sạ ), hộ nuôi đã chuyển l ồng cá từ kinh rạch vào đặt trong ao nhằm hạn chế hiện tượng chết hàng loạt của cá khi đạt đến kích cỡ có thể xuất bán. Chúng tôi xin giới thiệu loại hình nuôi mới: Nuôi cá bống tượng l ồng (vèo) đặt trong ao.
    So với hình thức nuôi l ồng trong kinh rạch, hình thức này có nhiều ưu điểm như môi trường nuôi yên tĩnh, ổn định, sử dụng thuốc một cách hiệu quả và xử lý dịch bệnh thuận lợi hơn. Việc kết hợp chặt chẽ nuôi l ồng và ao đã nâng cao hiệu quả mô hình: Một số hộ nuội tại các huyện An Phú, Tân Châu, Châu Thành ứng dụng thành công mô hình … Các hộ nuôi tận dụng ao có diện tích vài trăm m2 bố trí l ồng vèo nuôi cá (chiếm 30-50% diện tích ao) tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình.
    Mặc dù cùng là loài cá ăn động vật tươi sống nhưng đầu tư nuôi cá bống tượng sẽ an nhàn hơn so với cá lóc, do tính ăn của cá, tốc độ tăng trưởng trung bình chậm (để đạt kích cỡ thương phẩm 400-500 gam/con, cá giống có trọng lượng 100gr/con cần nuôi trong ao từ 5-8 tháng, nuôi trong bè từ 5-6 tháng). Mô hình rất thích hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội từ cán bộ hưu trí đến anh chị công chức kể cả nông dân bận rộn nhiều việc. Chỉ cần bỏ ra một giờ trong ngày và 1 ngày trong tuần sẽ tận dụng được ao nuôi diện tích nhỏ kém hiệu quả.
    Chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá bống tượng l ồng trong ao nước tĩnh.

    1. Vị trí ao nuôi
    - Nguồn nước cấp chủ động sạch, dồi dào, đủ cung cấp suốt thời gian nuôi cá.
    - Ao có diện tích từ vài trăm m2; đất phải giữ được nước (mức nước thấp nhất 1,5-1,8 m vào mùa khô), không có phèn tiềm tàng: Độ pH thích hợp từ 6,5- 8
    2. Thiết kế l ồng - vèo
    - Kích thước l ồng tre – vèo lưới : (2 x 3 x 2m hoặc (3 x 4 x 2m
    - l ồng tre và vèo lưới treo và cố định tại các điểm nhất định trong ao.
    - l ồng tre: Nguyên vật liệu chính là tre và lưới. l ồng tre có hình hộp, đóng kín các mặt bằng nẹp tre kẻ thưa và lưới bên trong, phía trên có nắp để tiện kiểm tra và cho cá ăn.
    - Vèo lưới: Nguyên vật liệu chính là lưới Thái có mắc lưới 0,5 – 4 cm tùy thuộc vào kích cỡ cá thả.
    - Bố trí thêm chà cây bó, ống tre hoặc ống nhựa trong l ồng-vèo tạo nơi trú ẩn cho cá.
    3. Con giống và thời vụ thả cá
    Con giống chất lượng sẽ quyết định hiệu quả của mô hình, hiện nay có thể sử dụng cá giống sinh sản nhân tạo hoặc cá giống tự nhiên bố trí mô hìn.
    Cá giống sinh sản nhân tạo
    • Chọn cá giống có kích cở 4 - 5cm
    • Ương giống đạt cá có trọng lượng từ 50 gam trở lên: thời gian ương từ 3 -4 tháng cá đạt kích cở từ 50-100gam
    Cá giống tự nhiên:
    Do cá được khai thác bằng nhiều hình thức khác nhau nên cá có nhiều kích cỡ khác nhau; con giống sau khi cần ương dưỡng trong bể từ 10-15 ngày trước khi bố trí theo kích cỡ thích hợp:
    - Dưới 30 gam
    - Từ 30 -70 gam
    - Từ 70 - 150 gam
    - Từ 160- 250 gam
    Nên chọn cá đồng cỡ, nhiều nhớt, không dị hình, không bị chích điện, mắc câu lưới.
    Đầu và mình cá cân đối, màu sắc sáng rõ, không trầy sướt, vi đuôi không tưa rách, không có ký sinh trùng đeo bám, phần bụng và rốn cá không xuất huyết.
    Khi lật ngửa cá lên thì cá phồng mang, đuôi xòe. Khi đặt cá đang ở trong nước thì nằm sát đáy. Ngâm cá vào dung dịch Xanh Methylen thì không có vết thấm màu.
    Tắm cá trước khi thả vào bể ương dưỡng hoặc mô hình bằng nước muối 2-3% từ 5-10 phút.
    - Mùa vụ thả cá: Quanh năm, hạn chế thả cá vào các thời điểm giao mùa.
    - Mật độ thả: 5-10 con/m2 l ồng - vèo
    4. Thức ăn và cách cho ăn:
    Ngoài loại thức ăn tươi sống do hộ nuôi cung cấp, cá còn tận dụng loại thủy sản tạp khác sống trong ao làm thức ăn. Thức ăn cho cá tươi loại bỏ ruột và cắt nhỏ cho vừa khẩu độ của cá.
    - Cá có tập tính ăn vào ban đêm nên cho ăn vào buổi chiều (từ 17-18h) và tần suất cho ăn 1 lần /ngày.
    - Dụng cụ cho cá ăn là sàng tre đan thưa, nhẵn hoặc bằng sàng lưới cước được đặt cách mặt nước 40-50cm. Vệ sinh sàng ăn thường xuyên để tránh nấm bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cá.
    - Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) từ 5-8 tùy theo loại và chất lượng thức ăn cung cấp. Thức ăn cho vào sàn, sau 1 giờ kiểm tra lại: Tùy theo khả năng bắt mồi của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.
    - Khẩu phần ăn hằng ngày 3-7% trọng lượng cá nuôi.
    5. Chăm sóc quản lý:
    Một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của mô hính: Chất lượng nước. Theo Kỹ sư Hồ Văn Thắng - Trung Tâm Giống Thủy Đặc sản Phước Long (Dự án nuôi công nghiệp cá bống tượng TP. Hồ Chí Minh, 10/2005)
    Chất lượng nước sử dụng cho ao nuôi cá bống Tượng
    Nhiệt độ
    pH
    Oxy
    hoà tan
    (mg/lit)
    NH3
    (mg/lít)

    Nitrite
    (mg/lít)
    H2S
    (mg/lít)
    Độ cứng
    (CaCO3)
    (mg/lít)
    26-32oC
    7.0-8.5
    > 3
    400 gam) theo từng cg - vèo.
    - Sửa chữa và vệ sinh l ồng bè theo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.
    Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình tác nghiệp, rất mong được sự chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp cùng các độc giả để trang Web của chúng ta càng ngày càng đa dạng và phong phú hơn
    Nguồn http://sonongnghiep.angiang.gov.vn

    http://bannhanong.vn/danhmuc/Nw==/baiviet/Nuoi-ca-bong-tuong-long-be-gan-voi-ao/MTM5OQ==/index.bnn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này