Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3900 người đang online, trong đó có 216 thành viên. 08:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 122558 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
  2. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334


    Kỹ thuật nuôi rùa sinh sản
  3. levantuan

    levantuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/01/2010
    Đã được thích:
    2
    Kiếm hàng trăm triệu đồng từ gà Đông Tảo thuần chủng

    Yêu chim cảnh, mê gà Đông Tảo

    Theo Báo nguoiduatin
    Trong thời gian gần đây, những người đam mê giống gà Đông Tảo thuần chủng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm đến một địa chỉ cung cấp con giống gà đông tảo thuần chủng ngay tại Gò Vấp của anh Nguyễn Văn Hải.


    Vốn là một người thành đạt trong ngành thi công các công trình điện nước, anh Hải có thú vui chơi các loại chim cảnh, nhưng trong một lần về quê vợ tại Khoái Châu, Hưng Yên, Anh Hải đã được thưởng thức vị ngon và chiêm ngưỡng về vẻ đẹp có một không hai của giống gà tiến vua này.


    Ngay từ năm 2002, anh Hải đã mua 2 cặp gà khủng trị giá trên 70 triệu đồng để mang về Sài Gòn nuôi. Nhưng mong ước nhân giống gà tiến vua này tại chính Sài Gòn của anh đã không thành công, do điều kiện khí hậu và môi trường, các cặp gà giống của anh sinh sản rất ít và ấp nở không như anh mong đợi.


    Không từ bỏ ý định, nhân giống và nuôi giống gà quý hiếm này ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2002-2008, anh Hải tiếp tục tìm hiểu các phương pháp như vận chuyển gà con, mua thêm các cặp gà bố mẹ mang vào nuôi tại Gò Vấp, nhưng kết quả vẫn không được như anh mong đợi. Gà có thể sinh sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ấp nở đạt tỷ lệ thấp, trong quá trình nuôi gặp nhiều bệnh do điều kiện thời tiết.


    Anh Hải ước mơ xuất khẩu gà Đông Tảo thuần chủng ra thế giới.


    Phải đến năm 2010, trong lần về thăm trang trại nuôi chim trĩ của ông Tư ở Hóc Môn, Anh Hải đã được tiếp cận với máy ấp trứng chim trĩ, từ đó anh đã mày mò và chế tạo riêng ra loại máy ấp trứng gà Đông Tảo.


    Kết hợp với kỹ thuật nuôi chim trĩ của ông Tư, hai người đã thành lập một trang trại riêng biệt với mục tiêu là bảo tồn gien giống gà Đông Tảo thuần chủng và cung cấp ra con giống phát triển phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường tại miền Nam.


    Ước mơ đưa gà Đông Tảo thuần chủng ra thế giới


    Tới đầu năm 2014, Trang trại gà Đông Tảo thuần chủng Gò Vấp và Hóc Môn của anh Hải đã có 40 gà trống khủng và hơn 100 gà đông tảo mái thuần chủng.


    Không như những trang trại nuôi gà đông tảo để giữ gen tại Hưng Yên là nuôi chung gà bố mẹ. Anh Hải có phương pháp nuôi riêng biệt tách gà trống thuần chủng để đạt độ xung nhất định và chỉ nhốt chung một số thời gian nhất định trong ngày với gà mái. Vì vậy, tỷ lệ đạt trống rất cao.


    Những chiếc máy ấp trứng của trang trại cũng đã qua nhiều trải nghiệm thực tiễn nên đến nay đã có thể ấp nở gần như 100% số trứng đạt trống.


    Hiện nay, 2 trang trại gà của anh Hải có thể cung cấp cho bà con miền Nam mỗi tháng 1.000 con giống gà Đông Tảo thuần chủng các loại từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi với giá gà 1 tháng là 300 ngàn, gà 2 tháng là 500 ngàn, gà 4 tháng là 700-800 ngàn, bình quân số tiền thu từ gà giống là khoảng 500 triệu.

    [​IMG]
    Ngoài ra, 2 trang trại này con cung cấp một số lượng gà khủng cho các đại gia và nhà hàng với giá bình quân từ 3-5 triệu đồng/con, tính bình quân doanh thu từ hai trang trại gà đông tảo, anh Hải có khoảng gần 1 tỷ đồng/tháng.


    Chia sẻ với chúng tôi, anh Hải tâm sự: “Con gà Đông Tảo của Việt Nam mình là giống gà duy nhất trên thế giới vừa cỏ vẻ đẹp oai vệ lại vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Ước mơ của tôi là có thể nhân rộng giống gà quý hiếm này cho nông dân Việt Nam ai cũng có thể nuôi và thưởng thức nó, xa hơn nưa là xuất khẩu ra thị trướng quốc tế”.


    Hi vọng với niêm đam mê giống gà tiến vua của anh Hải, từ Trại gà Đông Tảo thuần chủng Gò Vấp bà con miền Nam sẽ có được những con giống tốt để sớm đưa giống gà quý hiếm này vào sản xuất, từ đó sẽ phát triển ra thị trường thế giới.
    Last edited: 11/02/2015
  4. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Nguồn gốc của chó Becgie (GSD – German Shepherd Dog)


    Nguồn gốc của chó Becgie (GSD – German Shepherd Dog)

    [​IMG]

    Trong suốt khoảng thời gian dài vừa qua, đã có rất nhiều những giả thuyết về thủy tổ của loài chó.
    Nhưng gần đây nhất, thông qua quá trình tìm hiểu về sự lai tạo của các dòng chó, những nhà nghiên cứu người Đức cho biết rằng : Chó Sói chính là thủy tổ của các loài chó.
    Nếu điều đó là sự thật thì chó Bergie chính là giống chó có rất nhiều nét giống như tổ phụ của chúng. Vì vậy có thể nói rằng: Lịch sử về nguồn gốc của chó Becgie đã có cách đây hàng ngàn năm về trước.
    Để biết chính xác về vấn đề này, thì có lẽ chúng ta chưa thể nào khẳng định được, nhưng chúng ta đã biết một điều là: Cách đây rất lâu, vào khoảng thế kỹ thứ 16, những người chăn cừu ở Đức đã sử dụng chó để giúp họ trong việc canh giữ đàn gia súc của mình.
    Những chú chó chăn cừu này chính là tổ tiên của những chú Bergie ngày nay của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta hãy nhìn vào cái tên của chúng mà người Đức đã dùng từ ” Schäfer” có nghĩa là những người chăn cừu.

    [​IMG]

    Chính vì vậy mà chó Becgie Đức chính là những chú chó chăn cừu, và cho đến ngày nay, danh từ ” Chó chăn cừu Đức” vẫn còn tiếp tục sử dụng.

    Đối với những người chăn cừu ngày xưa thì hình dáng và vẽ bên ngoài của chúng thì không quan trọng lắm, nhưng điều quan trong nhất là đặc tính và tính cách thể hiện của chúng.


    Điều đó có nghĩa là họ luôn luôn mong muốn có những chú chó chăn cừu phải có đầy đủ sự tự tin, mạnh bạo và lớn, đồng thời đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai và bền bỉ để giúp họ có thể chăn giữ đàn cừu trong suốt ngày đêm, nhất là bảo vệ đàn gia súc trước những mối đe dọa từ những loài thú hoang dã khác.
    Vào giữa thế kỹ thứ 18 đã có một số người chăn cừu bắt đầu có nhã hứng đễ lai tạo những chú chó chăn cừu của mình có hình dáng bên ngoài đẹp hơn, nhìn hài hòa hơn, đồng thời họ cũng mong muốn tìm hiểu để nâng cao hơn về sự hiểu biết về kiến thức của giống chó này.
    Vào khoảng năm 1880, lần đầu tiên người ta đã nhìn thấy kỳ thi triễn lãm chó chăn cừu. Điều này đã khơi dậy niềm đam mê và yêu quý chó của một số người Đức.
    Với sự quyết tâm và bản lĩnh của Đại tướng kỵ mã binh Max v. Stephanitz, ông ta đã đứng ra thành lập Hội của những người nuôi chó chăn cừu đức ” Verein fur deutsche Schäferhunde” vào năm 1899.
    Stephanitz chính là ông chủ tịch đầu tiên của hội, đồng thời trong kỳ họp của hội, Ông đã đưa ra bản tiêu chuẩn đầu tiên dành cho chó chăn cừu Đức. Một năm sau đó, năm 1900 Hiệp hội được ra đời và đã lập ra bản gia phả lý lịch đầu tiên.

    [​IMG]

    Chú chó đầu tiên được đăng bố là ” Horand v. Grafrath” nó được công nhận là tổ phụ đầu tiên của giống chó Becgie
    Hiệp hội chó chăn cừu Đức : Verein fur deutsche Schäferhunde” ( SV ) hiện nay đã có rất nhiều hội viên trên toàn thế giới. Có thể nói rằng đây là Hiệp hội lớn nhất trên thế giới.


    Kể từ khi thành lập đã có khoảng trên 1.5 triệu con Becgie được đăng bố trong danh sách gia phả của Đức ( Zuchtbuch). Như vậy có thể nói rằng trong công tác truyền giống của các chú bergie, người Đức đã gặt hái được những thành quả rất đáng kể, không những tại nước sở tại của mình mà còn lan truyền khắp mọi nơi, tại các nước khác trên thế giới.
    Trong mỗi thời đại, người ta đã và đang làm những công tác với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát triễn những đặc tính từ ngàn xưa của chó chăn cừu Đức, và chúng ta cũng không quên rằng câu nói bất hủ của t ổ sư Stephanitz ” Công việc lai tạo giống chó Becgie chính là công tác tạo giống chó hữu dụng cho con người.”

    Horandv Grafrath S.Z.1 (nằm dưới) và Mariv Grafrath S.Z.2 là hai con Chó Shepherd đầu tiên đăng ký ở Đức

    [​IMG]
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Trà lá to - Chè khổng lồ

    • Tên khoa học Trichanthera gigantaea, là cây tiểu mộc, thân bụi, năng suất lá cao, có thể sống trong nhiều điều kiện khí hậu và sinh thái khác nhau. Đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như VN, Campuchia, Philippine... là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản.

      Cây có khả năng tái sinh mạnh, kể cả thu hoạch nhiều lần mà không cần cung cấp thêm phân bón. Năm 1993, được Bộ môn Chăn nuôi - khoa NN - trường ĐHCT nghiên cứu và đưa ra trồng thử nghiệm tại nhiều hộ chăn nuôi trong TP Cần Thơ từ năm 1996, đến nay kết quả rất tốt. Cây Trichanthera giàu chất dinh dưỡng (hàm lượng đạm cao, nhiều vitamin, gà đẻ cho ăn Trichanthera lòng đỏ rất đỏ, gà con có da, mỏ vàng hơn, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng) , dễ trồng, trồng bằng hom (tỉ lệ sống cao trên 90%), cây phát triển mạnh trong mùa mưa, có điều kiện bóng râm, cây có thể trồng trên vùng đất thiếu dinh dưỡng, dọc theo mé mương, ngập nước. Càng ngắt đọt, cây càng phát trển đọt non mới nhiều và càng xanh tốt. Cây chống chịu sâu bệnh cao.

    • [​IMG]
    • Cách trồng:

      Có thể trồng chè khổng lồ tập trung với mật độ 4 cây/m2 (50cmx50cm). Cây con được tạo ra từ đoạn ngọn, thân non hay thân già dài 20cm và ít nhất có 3 cặp lá thật hay đốt để khi trồng 1 đốt sẽ được vùi xuống dưới mặt đất, đốt này sẽ là nơi ra rễ. Còn một đốt nằm trên mặt đất, đốt này sẽ là nơi ra lá mới.

      Đất ươm cây giống cần râm mát. Sau khi giâm cành hay ngọn 15-20 ngày, mầm non xuất hiện và khi mầm mới có 2 cập lá thật có thể đem trồng trên ruộng.

      Tuy nhiên có thể trồng sớm hay muộn tùy thuốc vào thời tiết lúc trồng. Tốt nhất ươm cây con vào cuối tháng giêng và trồng ra ruộng vào tháng 3. Cũng có thể ươm cây con vào tháng 8 và trồng vào cuối tháng 9 để có thể thu hoạch lứa đầu vào tháng 12 hay tháng 1, là lúc thiếu thức ăn xanh.

      Bình thường sau 120 ngày có thể thu hoạch lứa đầu ở độ cao cách mặt đất 60cm và 90-100 ngày cho cách lứa tái sinh. Khi cắt nên chừa 3-4 cm trên đoạn tái sinh.

      Sau mỗi lần cắt nên làm sạch cỏ và bón 80-100kg ure/ha và nên bón cho cây một lượng hữa cơ vào đầu mùa xuân hàng năm.

      Chú ý thu hoạch thường xuyên đừng để cây quá cao, lá già, gia súc không thích ăn.
  6. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334


    Ông Trần Minh Mẫn với cây mít không hạt
  7. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334


    Kỹ Thuật Xử Lý Mít Thái Siêu Sớm Ra Hoa Đúng Vụ
  8. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Mít không hạt Ba Láng

    Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

    Đem trái mít về Cần Thơ, sau 5 ngày chín, ông Mẫn kể: “Khi xẻ trái ra có mùi thơm nhẹ, đặc biệt không có mủ, ruột đặc, chỉ có những hạt lép nhỏ ở đầu cùi, khi ăn múi mít mềm ráo; đặc biệt xơ cũng ngọt”. Mời con cháu, bà con quanh xóm cùng ăn mọi người đều tấm tắc khen ngon. Ông Mẫn thấy cần nhân ra giống mít quý.
    Do biết cây mít mẹ sắp chết và được ông bạn đồng ý cho nhân giống, ông liền theo xe đò lên Tiền Giang ghép mắt nhân được 100 cây. Sau ba tháng thì cây mẹ chết. Đem 100 cây mít về Cần Thơ, ông trồng xen với vườn sầu riêng, rồi các cây sầu riêng già cỗi được đốn bỏ dần. Cuối năm 2010, những cây mít bắt đầu cho trái. Năm đó, ông thu khoảng 2 tấn mít, bán giá 30.000 đ/ký, mà không đủ bán.

    Câu chuyện thân mật, ông Mẫn kể lần đem mít đi dự hội thi trái cây ngon - an toàn Nam Bộ lần thứ 2 ở TP.HCM. Có hơn chục giống mít dự thi, trong đó trái mít của ông nặng chừng 20 ký, da xù xì, còn mít của các nơi khác da nâu bóng, gai nở đều rất bắt mắt.
    Vợ chồng một chủ trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi nhìn trái mít của ông, tỏ ý cười rồi chê làm nhiều khác xì xào theo. “Tôi cũng thấy mắc cỡ quá, bèn bỏ trái mít ở điểm thi, ra nơi khác đứng”, ông nói.
    Các loại mít các nơi cắt trước, cắt trái nào cũng hột và mủ chảy tùm lum. Đến lượt trái mít của ông ông Mẫn, TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Chủ tịch Hội đồng giám khảo gọi ông lên để cắt. Ông run run, cầm dao, thầm mong trái mít cắt ra được như những trái mít ở nhà.
    Ông cười hể hả: “Trái mít cắt làm hai, rồi chẻ ra, lạng cùi lạng vỏ, cắt từng cục như dưa hấu, mời mọi người cùng ăn, ai ăn cũng đều khen giống mít quá lạ và ngon, không có chút mủ nào”. Mít của ông Mẫn đoạt giải trái cây lạ, ngon của hội thi.
    Ông Út Mẫn khoe: Sau khi đoạt giải, ông được BTC mời dùng cơm cùng các đại biểu. Nhiều người hỏi về nguồn gốc, xuất xứ rồi khuyên ông nên đặt tên riêng cho giống mít lạ. Sau vài phút suy nghĩ, ông quyết định lấy tên địa phương mình đang ở để đặt tên là “Mít không hạt Ba Láng”.




    Mít Thái Không Hạt Ba Láng Cần Thơ
  9. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    “Vua” mít không hạt

    Lão nông Trần Minh Mẫn (64 tuổi, ngụ KV2, P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) đã nhân giống thành công giống mít không hạt rất thơm ngon; được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
    “Bén duyên” với cây mít

    Lão nông Trần Minh Mẫn (Út Mẫn) có dáng người cao ráo, nước da ngăm đen trông rất rắn rỏi. Ông là con út trong một gia đình có 6 anh em. Trước đây nguồn thu nhập chính của cả nhà đều nhờ vào vườn cam mật và sầu riêng.

    [​IMG]

    Ông Út Mẫn bên cây mít không hạt

    Năm 1980, ông Út Mẫn quyết định đốn bỏ vườn tạp trồng gần 1 ha cam mật. Sau khi trồng được khoảng 3 năm, cam của ông bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh khiến cả vườn cam bị èo uột, chết dần chết mòn. Không nản chí, ông đốn sạch vườn cam để chuyển sang trồng sầu riêng. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông xử lý cho sầu riêng ra trái nghịch vụ, thu lợi mỗi vụ hàng trăm triệu đồng.

    “Việc bén duyên với cây mít rất tình cờ. Năm 2007, trong một lần đi dự hội thảo tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, tôi ghé thăm nhà một người bạn ở Tiền Giang. Sau đó được người bạn giới thiệu về một giống mít có nguồn gốc từ Myanmar. Vào thời điểm đó, cây mít chỉ còn lại nhánh duy nhất, cho được 3 trái. Tôi được người bạn biếu 1 trái mang về Cần Thơ làm quà”, ông Út Mẫn nhớ lại.

    [​IMG]
    Múi và xơ mít không hạt

    Về Cần Thơ được 5 ngày, mít bắt đầu chín, tỏa mùi thơm nhẹ. Có điều lạ là khi đã chín hoàn toàn, vỏ mít có màu xanh, không thơm nồng nặc như các giống mít thông thường; khi xẻ ra hoàn toàn không có mủ, không hạt, múi và xơ có màu vàng, cơm dày rất ráo, vị ngọt thanh, có thể ăn cả xơ... Mọi người trong nhà sau khi ăn ai nấy cũng đều tấm tắc khen ngon. Kể từ đó, trong đầu ông lóe lên ý tưởng nhân rộng giống mít lạ ra để phát triển kinh tế gia đình. Do biết cây mít mẹ đã sắp chết, nên ông Út Mẫn nhanh chóng bắt xe đò lên Tiền Giang để ghép mắt nhân giống. Sau 3 tháng, ông ghép được 100 gốc thì cây mẹ bắt đầu chết hẳn. “Khi đem 100 gốc mít về tới Cần Thơ, tôi mừng còn hơn bắt được vàng. 100 gốc mít tôi trồng xen canh với vườn sầu riêng. Đến năm 2010, cây bắt đầu cho trái chiến, năm đó thu hoạch được khoảng 2 tấn mít, bán với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu”, ông Út Mẫn phấn khởi nói.

    Cuối tháng 5.2010, ông Út Mẫn đem giống mít có một không hai của mình đi tham dự hội thi “Trái ngon - An toàn Nam bộ lần 2 năm 2010” tại TP.HCM và giành giải trái lạ, hiếm. Sau hội thi, nhiều công ty đến tận nhà ông bao tiêu sản phẩm với giá 25.000 đồng/kg. Lợi nhuận từ cây mít đem lại khiến ông quyết định đốn bỏ vườn sầu riêng, tập trung trồng mít không hạt. Năm 2011, sau khi thu hoạch 6 tấn mít, ông thu lãi trên 120 triệu đồng.

    Nổi tiếng khắp vùng

    Ông Út Mẫn khoe: Sau khi đoạt giải tại hội thi trái ngon, ông được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát mời dùng cơm chung. Bộ trưởng hỏi han rất kỹ về nguồn gốc, xuất xứ rồi khuyên ông nên đặt tên riêng cho giống mít lạ này. Sau một thoáng suy nghĩ, ông Út Mẫn quyết định lấy tên địa phương mình đang ở để đặt cho giống mít lạ là “Mít không hạt Ba Láng”.

    Từ đó, ông đi học kỹ thuật ghép mắt về bán cây giống cho bà con. Tiếng lành đồn xa, từ năm 2010 đến nay ông đã ghép hơn 40.000 cây giống để xuất bán đi khắp các tỉnh thành miền Tây, miền Trung, miền Đông và ra đến tận Hà Nội, với giá bán 30.000 đồng/cây. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông chia sẻ: “Lúc quấn mắt ghép phải khéo léo và nhanh tay mới thành công. Điều quan trọng phải lựa nhánh khỏe và cân đối với gốc. Ưu điểm của giống mít này là rất dễ trồng, cây ít sâu bệnh, thời gian cây cho trái sau khi trồng là 2 năm”.

    Hiện nay, cả vườn mít rộng gần 1 ha của ông Út Mẫn đang được các nhà khoa học ở Trường ĐH Cần Thơ thuê để nghiên cứu. Cùng lúc, nhiều nhà hàng, khách sạn, siêu thị trên địa bàn TP.Cần Thơ tới tấp đến đặt hàng, khiến ông không sao đáp ứng nổi.

    Nguyễn Đức
  10. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Giống mít không hạt, hạt lép và kỹ thuật trồng chăm sóc cây mít

    Mít không hạt được ông Trần Minh Mẫn trồng nhiều và đầu tiên. Trong một dịp thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây giống mít Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái
    I Mít không hạt xuất xứ từ Cần Thơ
    [​IMG]
    Cây giống mít không hạt, cao 50cm đến 60cm từ đáy bầu, cao 20cm từ mắt ghép


    Video từ Youtube

    Ông Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) trồng, và khi đã có nhiều trái ông Mẫn đem mít đi dự hội thi trái cây ngon - an toàn Nam Bộ lần thứ 2 ở TP.HCM. Có hơn chục giống mít dự thi, trong đó trái mít của ông nặng chừng 20 ký, da xù xì, còn mít của các nơi khác như mít Thái da bóng, gai nở đều rất bắt mắt.Vợ chồng một chủ trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi nhìn trái mít của ông, tỏ ý cười rồi chê làm nhiều khác xì xào theo. "Tôi cũng thấy mắc cỡ quá, bèn bỏ trái mít ở điểm thi, ra nơi khác đứng", ông nói.


    Các loại mít các nơi cắt trước, cắt trái nào cũng hột và mủ chảy tùm lum. Đến lượt trái mít của ông ông Mẫn, TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Chủ tịch Hội đồng giám khảo gọi ông lên để cắt. Ông run run, cầm dao, thầm mong trái mít cắt ra được như những trái mít ở nhà.

    Ông cười hể hả: "Trái mít cắt làm hai, rồi chẻ ra, lạng cùi lạng vỏ, cắt từng cục như dưa hấu, mời mọi người cùng ăn, ai ăn cũng đều khen giống mít quá lạ và ngon, không có chút mủ nào". Mít của ông Mẫn đoạt giải trái cây lạ, ngon của hội thi.Mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.
    Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.
    Các giống mít bà con nhà vườn trồng nhiều hiện nay chủ yếu là các dòng mít nghệ, mít dừa có nguồn gốc trong nước hay các giống nhập
    Thời gian từ trồng đến cho trái 14-18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10-12 tháng. Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.
    II Công dụng của các loại mít

    Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (ngoài ra còn một số loại cho trái quanh năm), là một loại trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vịthuốc tốt.
    Mít là loài cây thuộc họ dâu tằm có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Bangladessh…, vốn là loại trái cây quen thuộc với mọi người, quả mít là một đặc sản luôn được ưa chuộng. Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (tháng 7 -8), mít là một loại trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vị thuốc tốt.
    Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v,… Mít ăn trái, còn thân cây mít là một loại gỗ quý, dùng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc, khắc dấu, khắc bản in, làm khuôn đóng xôi, oản... Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật.
    Quả mít là một loại trái cây có nhiều thịt, ngọt và thơm. Ngoại trừ lớp vỏ gai, những phần còn lại của quả mít đều ăn được.
    Quả mít chứa nhiều hàm lượng đường, có nhiệt lượng cao. Vỏ ngoài trái mít tua tủa gai ngắn. Trái mọc ngay trên thân cây, trên cành chính, đôi khi ngay cả trên rễ phần nổi lên khỏi mặt đất ở dưới gốc cây.
    Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít
    Mít dai: năng lượng: 48kcal, nước: 85,4g, protein: 0,6g, gluxit: 11,4g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 180mg, vitaminC: 5mg,…
    Mít mật: năng lượng: 62kcal, nước: 82,2g, protein: 1,5g, gluxit: 14,0g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 80mg, vitaminC: 5mg,…
    (Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam).
    Ngoài ra cả 2 loại mít đều rất giàu các vitamin B1, B2, PP… Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, mà trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gam có tới 300 mg.
    Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
    Múi mít: khi chín màu vàng cam, vị ngọt. Mít không hạt được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, trái rất sai và ngon. Đặc biệt, giống mít tố nữ là một loại mít trái nhỏ, khi chín màu vàng sẫm. Múi mít dính vào lõi chặt hơn vào vỏ nên khi mít chín cầm cuống rút ra có thể kéo theo toàn bộ các múi. Ngoài mít tố nữ, còn có khá nhiều loại mít khác mà nhiều người xếp vào hai nhóm: mít dai (mít khô) múi dày, vị ngọt đậm và giòn; mít mật (mít ướt) múi mềm, hơi nát vị ngọt mát.
    Múi mít chín thường được ăn tươi, vào mùa mít chín, bóc múi mít bỏ vào hộp, cho vào tủ lạnh ăn vừa mát, vừa ngọt lại thơm là món ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Ngày tết những gói mít xấy ăn giòn tan hầu như có mặt trong khay bánh kẹo của mỗi nhà, mứt mít cũng là món lai rai của lớp trẻ.
    Ngày nay người ta còn chế biến nhiều món ngon từ mít nào là chè mít, kem mít, gỏi mít, mít lên men rượu…
    Xơ mít: có thể dùng muối chua như muối dưa, làm gỏi mít, hoặc nấu canh…
    Có một món ngon nổi tiếng được làm từ xơ mít được gọi là nhút dùng để ăn kèm trong bữa cơm hàng ngày thay cho dưa và cà. Nhút có hai loại là nhút mít non và nhút xơ mít. Người ta thường chọn xơ của quả mít mật rồi chỉ cần trộn với một chút muối và đem gói chặt trong mo cau để khoảng hai ngày là ăn được. Thế nên nhút vừa có vị thơm ngọt của mít, vừa thoang thoảng hương cau khiến cho ai được nếm thử cũng cảm thấy thích thú. Vì vậy mới có câu: "Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn”, món nộm làm bằng mít và cà thái nhỏ trộn với thính rồi để chua cũng là món ăn ưa thích của người dân miền Trung.
    Canh xơ mít cũng là một món ngon không kém. Đặc trưng của món canh này là không cần đến một chút bột ngọt nào cả mà nước canh vẫn ngọt đậm đà. Canh thường được nấu với cá hoặc thịt nạc cùng một chút hành, vài lát ớt và rau om (rau ngổ) chan vào với cơm gạo tám thì chẳng còn gì bằng.
    Hạt mít: Trong hạt mít có chứa tới 70% tinh bột. Hạt mít có thể luộc chín để ăn, hoặc luộc lên rồi đem rang ăn vừa thơm lại vừa bùi... Nhiều nơi hạt mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh...
    Không chỉ khi chín mít mới được ưa dùng như vậy, quả mít non cũng được người dân dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
    Ngoài những lợi ích trên, các phần của cây mít còn dùng để chữa trong một số bệnh như bệnh hen suyễn, mụn nhọt...


    III Kỹ thuật trồng và canh tác:
    III.1 Chuẩn bị đất và trồng mít
    [​IMG]
    * Đất trồng mít
    - Mít thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đất phải thoát nước tốt không được ngập úng.
    - Đào hố kích cỡ: 60cm x 60cm x 60cm trở lên, bón lót bằng các loại phân rác hoai mục, hoặc cây phân xanh ủ cho hoai.
    - Bón lót trước khi trồng:
    + 01 kg vôi/hố (sau khi đào hố xong tiến hành bón vôi ngay)
    + Phân chuồng đã qua xử lý (XPF): 3 kg/hố
    + Lân Lâm Thao: 0,5 kg/hố
    + Chế phẩm Nolatri: 20g/hố
    + Phân NPK (20-20-15-TE+) : 50 g/hố
    + Bón 50 g thuốc Nokap/hố
    - Cách bón:
    + Bón vào hố 3 kg phân chuồng, phân lân và 20g chế phẩm Nolatri, sau đó trộn đều.
    + Bón NPK xuống
    + Phủ lên 01 lớp đất mặt mỏng
    + Bón thuốc Nokap để phòng sâu và mối gây hại
    + Trồng cây vào nén chặt đất cho rễ cây và đất tiếp xúc nhau cây mau bén rễ.
    * Mật độ, khoảng cách trồng:
    - Hàng x hàng = 7m; Cây x cây = 6m (đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày hơn có thể là 6x5m hoặc 6x6m)
    * Thời vụ trồng:
    Thường trồng vào tháng 05 – 06 dương lịch, ưu điểm của vụ này vào mùa mưa, cây đủ độ ẩm để phát triển. Tuy nhiên nếu có đủ nước tưới trong mùa khô thì trồng trong mùa khô cũng được..
    * Chuẩn bị cây giống:
    Cây ghép mắt, gốc ghép trên 01 năm tuổi, cây cao 20 cm trở lên đựng trong bầu nylon đen kích cỡ 30 x 11 cm.
    * Cách đặt cây giống:
    + Đặt cây sao cho bầu cây nằm ngang mặt đất, chú ý phần ngay mắt ghép phải nằm trên mặt đất.
    + Cây mít nếu trồng quá sâu rễ mít dễ bị nấm tấn công gây hại.
    + Trồng xong lấp đất chặt gốc để rễ mau tiếp xúc với đất
    + Vào mùa nắng khi đất khô cần tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm.

    [​IMG][​IMG]
    Cây giống mít không hạt cao 50cm và cây trong bãi
    [​IMG]
    Trái mít không hạt


    III.2. Kỹ thuật chăm sóc

    1/ Tưới nước:
    Các lô mít sau khi lắp đặt hệ thống tưới xong, tưới lần đầu cho thật đẫm nước. Sau đó kiểm tra lượng nước tưới đủ bảo đảm cho cây thì những lần tưới sau định kỳ 05 ngày tưới 01 lần
    - Thời gian tưới mỗi lần tuỳ thuộc vào tính chất đất của từng lô và phụ thuộc vào lưu lượng nước mạnh yếu của từng lô nhưng sau khi tưới xong đất phải có độ ẩm sâu xuống ít nhất là 30 cm.

    2. Tiả cành, tạo tán.
    - Phương pháp tỉa cành, tạo tán:
    + Để 03 cành cấp 1 đối xứng nhau cách mặt đất 50 m trở lên.
    + Tỉa bỏ bớt các cành nhánh cấp 1 nhỏ nằm san sát nhau trên thân chính, khoảng cách giữa các cành cấp 1 trên thân chính nên để là khoảng 20-30 cm trở lên.
    + Trên cành cấp 1 có rất nhiều cành cấp 2, cấp 3 và cấp 4, nên tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, 3, 4 đi , khoảng cách giữa 2 cành cấp 2 nên để lại là từ 10 cm trở lên và nên để đối xứng nhau để tạo cho tán cây có bộ khung cân đối và thông thoáng để giảm bớt khả năng gây hại của sâu ăn lá.
    + Nếu cây xuất hiện quả nên tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại 2 quả mọc trên thân chính ở năm thứ 03 cho trái bói. Từ năm thứ 4 trở đi, tùy khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng trái nhiều hay ít.
    - Khống chế chiều cao cây không quá 5-7m, tỉa bỏ những cành mọc thấp (<1m).

    3. Bón phân cho cây.
    * Cây năm 1:
    - Sau trồng 02 tháng: bón 50 g phân NPK
    - Sau trồng 04 tháng: bón 50 g phân NPK
    - Sau trồng 06 tháng: bón 100 g phân NPK
    - Sau trồng 12 tháng: bón 100 g phân NPK
    * Cây năm 2: bón 1,5 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi. Những lô mít bị mất sức nhiều do nắng hạn có thể bổ sung 150 g phân urê/gốc và chia làm 02 lần bón, mỗi lần bón 75gam.
    này, lần sau móc 01 hố đối xứng hố cũ và bón vào.
    * Cây năm 3: bón 2 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi.
    * Phương pháp bón:
    - Phân urê dễ tan, bón trực tiếp vào gốc khi đất có độ ẩm và sau khi bón phải tưới nước cho phân tan hết.
    - Phân NPK: nếu bón nổi khó tan thì bón vùi, lần này móc 01 hố bón một bên
    - Mỗi tháng bón phân 1 lần vào lần tưới thứ 3 trong tháng (tức là ngày 20 hàng tháng).
    4. Trừ sâu bệnh
    Mít không hạt, mít Thái changai, mít nghệ nói chung là cây dễ trồng nên sâu bệnh hại cũng không nhiều. Nhưng vẫn cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh khi thật sự cần thiết, chứ không nên dùng định kỳ sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây hại cho người phun xịt
    Về sâu hại thì dùng các loại thuốc trừ sâu hóa học sinh học đang có trên thị trường phun để diệt
    Về nấm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm bệnh có gốc carbendazim, để pun khi đã nhìn thấy bệnh vào mùa mưa, thường là bệnh thối trái

    4. Thu hoạch và bảo quản
    Độ già thu hoạch khi trái mít từ 100 - 120 ngày sau trổ hoa. Trái mít có mùi thơm nhẹ, gai nở đều. Khi thu hoạch dùng kéo cắt cành cắt ngang cuống trái và tránh để trái va trạm, chày xước và tiếp xúc xuống đất. Thu hoạch đúng độ chín, sau khi thu hái có thể sau 2-4 ngày mít sẽ tự chín ở nhiệt độ bình thường. Sau khi thu hoạch cần bảo quản mít ở nơi thoáng, không để trái tiếp xúc trực tiếp xuống đất. Mít có thể bảo quản được 3 - 4 tuần ở nhiệt độ 11-130C.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này