Làm sao tăng thanh khoản cho UPCOM.......mời hiến kế.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bocxep, 14/12/2010.

3075 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 02:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 960 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. bocxep

    bocxep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
  2. luckiem

    luckiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2010
    Đã được thích:
    219

    cứ nhìn thanh khoản là em sợ bác à~X
  3. bocxep

    bocxep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy mới có topic này đấy......:-bd
  4. bocxep

    bocxep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Vắng ngân hàng trên UPCoM: Vướng ở đâu?
    20/07/2010 - CafeF


    Khi xây dựng thị trường UPCOM, cơ quan quản lý kỳ vọng cổ phiếu của khối ngân hàng, tài chính... là loại hàng hóa chủ lực, thu hút nhà đầu tư đến sàn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có ngân hàng nào chính thức giao dịch cổ phiếu trên UPCOM.



    Ngoài những do dự của các ngân hàng về tính thành khoản trên sàn này thì có một vướng mắc lớn, đó là để được giao dịch trên sàn UPCoM phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng để vượt qua "khâu' này là không hề dễ dàng...
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng đầu tiên nộp hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Nhưng sau nhiều tháng mà vẫn không hể hoàn tất thủ tục, SCB đã chuyển hướng sang nộp hồ sơ xin niêm yết trên sàn HOSE.
    Ông Phạm Anh Dũng, Tổng giám đốc SCB cho biết, trước đó Ngân hàng đã xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước về một số vấn đề liên quan đến mua - bán cổ phiếu của NĐT nước ngoài trên UPCoM, cũng như quy định về chế độ báo cáo giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết.
    “Ngân hàng Nhà nước giải thích là phải chờ văn bản hướng dẫn, hồ sơ của SCB được chuyển từ vụ này tới vụ nọ của cơ quan này mà cuối cùng vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức. Nếu lược giải quyết, chắc cổ phiếu của SCB là được giao dịch trên UPCoM trong đợt đầu”, ông Dũng nói và cho biết, sau những vướng mắc trên, Hội đồng quản trị SCB đã thống nhất chuyển sang niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Hiện ngân hàng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để cổ phiếu sớm được giao dịch trên sàn niêm yết.
    Còn theo đại diện của Ngân hàng TMCP Nhà TP.HCM (HDBank), trước đây, Ngân hàng đã có chủ trương đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, để đi đến thống nhất thì Hội đồng quản trị HDBank phải bàn bạc kỹ lưỡng. Một trong những băn khoăn của ban lãnh đạo HDBank cũng là thủ tục rườm rà để lên được sàn này.
    Đại diện một ngân hàng TMCP khác cho rằng, ngoài vấn đề thủ tục, phương thức giao dịch và thời gian giao dịch trên sàn UPCoM cũng khiến các ngân hàng tỏ ra không “hào hứng” lắm.

    "Thay vì lên sàn UPCoM, chúng tôi đang tính đến việc niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung", vị này cho biết.
    Liệu cơ quan quản lý đã biết những vướng mắc này và có biện pháp gì để tháo gỡ? Trao đổi với ĐTCK, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, đúng là nhiều ngân hàng đang “ngại” nộp hồ sơ đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM vì phải chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
    Nhưng theo bà Lan, điều này sẽ sớm được giải tỏa, bởi Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng văn bản hướng dẫn liên quan đến thủ tục quy định đối với các ngân hàng khi đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM như quy định về tỷ lệ sở hữu đối với NĐT nước ngoài (room)... Văn bản này sẽ gỡ được nút thắt cho các ngân hàng khi làm thủ tục đăng ký giao dịch.
    Đại diện HNX cho biết, ngoài SCB nộp hồ sơ lên UPCoM (nhưng không thành), hiện có thêm một ngân hàng nữa chính thức nộp hồ sơ là Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank).
    Ông Trần Xuân Dũng, Giám đốc Chi nhánh TP. HCM - DaiABank cho biết, hiện DaiABank đang hoàn tất các thủ tục và chỉ chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước là sẽ chính thức giao dịch cổ phiếu trên UPCoM. Mục tiêu lớn nhất của DaiABank khi lên sàn UPCoM là để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu...
    Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) lại cho rằng, chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận không hẳn là nguyên nhân chính cản trở các ngân hàng lên UPCoM. Vấn đề nằm ở chỗ ngân hàng có tha thiết với sàn UPCoM hay không?
    Ông Sơn cho hay, những ngân hàng lớn và có tính thanh khoản bậc nhất trên thị trường tự do như MB, Eximbank, nếu tính đến chuyện giao dịch tập trung thì với tiềm lực và vị thế của mình, họ có thể sẽ nghiêng về việc chọn sàn giao dịch chính thức.
    Hơn nữa, các ngân hàng đã thực hiện niêm yết như ACB, STB..., hiện có tính thanh khoản rất cao trên sàn, còn với sàn UPCoM thì chưa có tiền lệ nên các ngân hàng còn e dè.
    Cũng theo ông Sơn, tuần qua, UBCK đã có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước liên quan đến các thủ tục lên sàn UPCoM đối với các ngân hàng thương mại. UBCK đã kiến nghị xem xét nới quy định để các ngân hàng đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM theo hướng không cần sự chấp thuận từ phía Ngân hàng Nhà nước.
    Như vậy, khi các vấn đề liên quan đến thủ tục được cơ quan quản lý giải quyết, hồ sơ của các ngân hàng khi tham gia đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM sẽ bớt rườm rà hơn. Mấu chốt vẫn nằm ở chỗ các ngân hàng có mặn mà với sàn chứng khoán mới mẻ này hay không?
  5. lyquan

    lyquan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Vậy mà Upcom có 1 con lợi nhuận khủng nhất VN, kể cả HO, HA không có mã nào bằng. EPS 2009 là 53.600 đ.
  6. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    WHAT ?
  7. bocxep

    bocxep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhiều doanh nghiệp đang chọn cách niêm yết theo đường vòng: vào UPCoM rồi chuyển sàn.

    Làm theo cách này, khâu hồ sơ xem như được giảm đi rất nhiều so với cách chọn niêm yết ngay từ đầu. Nếu chuyển sàn, doanh nghiệp sẽ chỉ cần bổ sung thêm báo cáo kiểm toán mới nhất vào hồ sơ mà thôi.

    Ngoài lý do chính là chưa đủ điều kiện niêm yết ngay từ đầu, các doanh nghiệp chọn UPCoM cho sự khởi đầu trong hành trình lên sàn còn bởi muốn cổ phiếu của mình được thanh khoản và an toàn hơn trong việc giao dịch chứng khoán. Theo ông Trần Văn Dũng - Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2010 sẽ có ít nhất 10 doanh nghiệp chuyển từ UPCoM lên niêm yết, đi đầu là khối công ty chứng khoán, tiếp đến là dầu khí.

    Lên UPCoM vì không đủ lãi 1 năm

    Hầu hết các công ty chứng khoán đã chọn UPCoM để bắt đầu cho lộ trình lên sàn của mình, là những gương mặt khá trẻ trong làng chứng khoán Việt Nam. Ra đời năm 2007, giai đoạn thị trường vẫn đang tăng trưởng mạnh, nhiều công ty đã tranh thủ tích lũy được ít vốn liếng để dành.

    Nhưng sang đến 2008, thị trường khó khăn, những tích lũy của nhiều công ty đã vơi dần theo năm tháng. Nhiều công ty chứng khoán đã lỗ nặng trong năm đó. Thậm chí, nhiều dự báo còn cho rằng, thị trường sẽ chứng kiến nhiều công ty chứng khoán phải sáp nhập, giải thể... Sang năm 2009 và càng về cuối năm, hoạt động của các công ty chứng khoán diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể, phá sản.

    Có lãi, nhiều công ty khởi động kế hoạch lên sàn và HNX là đích nhắm đầu tiên do điều kiện niêm yết tại đây dễ đáp ứng. Hơn nữa, sau những gì đã diễn ra trong năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hơn ai hết, khối công ty chứng khoán là người thấm thía hơn cả việc có thể đáp ứng được yêu cầu có một năm liền kề có lãi để lên sàn HNX, thay vì 2 năm liền kề có lãi để niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).

    Theo ông Lê Hồ Khôi, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tràng An (TAS), TAS chọn đăng ký giao dịch trên UPCoM vì không đủ điều kiện kết quả kinh doanh có lãi trong vòng 1 năm (năm 2008, TAS lỗ khoảng 17 tỷ đồng).

    Do vậy, TAS chọn thời điểm đầu năm 2010 vì dự kiến năm 2009 TAS lãi trên 10 tỷ đồng. Quyết định chuyển sàn của TAS, một phần là do đề nghị của cổ đông, muốn giao dịch được thuận lợi hơn vì cơ chế giao dịch trên UPCoM chưa linh hoạt, phần quan trọng hơn là thời điểm này công ty đã có lãi và đủ điều kiện niêm yết trên HNX.

    Tính riêng 6 tháng cuối năm 2009, cả hai sàn niêm yết và UPCoM đã đón được 13 doanh nghiệp ngành chứng khoán. Sang năm 2010, làn sóng lên sàn của công ty chứng khoán dự kiến còn mạnh mẽ hơn bởi điều kiện có lãi đã không còn là quá sức với các công ty chứng khoán. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2009, 80 công ty báo cáo lãi, tổng vốn điều lệ đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008.

    Chuyển sàn khi điều kiện đã đủ

    Làn sóng lên sàn của công ty chứng khoán năm 2010 đã khởi động từ rất sớm. Bên cạnh số hồ sơ đăng ký niêm yết mới ngày càng nhiều, thì lượng công ty chứng khoán chuyển từ UPCoM sang niêm yết cũng đông và nhanh không kém. Đi đầu cho việc chuyển sàn là công ty chứng khoán Tràng An. Ngày 22/2/2010, cổ phiếu TAS của Tràng An đã chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên thị trường niêm yết tại HNX sau hơn 7 tháng giao dịch tại UPCoM.

    Tiếp sau Tràng An, Công ty Chứng khoán SME cũng đã chọn được ngày 7/4 sẽ giao dịch chính thức trên thị trường niêm yết tại HNX, sau hơn 9 tháng giao dịch tại UPCoM. Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện những thủ tục cuối cùng cho việc chuyển sàn, sau khi đã được HNX chấp thuận niêm yết về mặt nguyên tắc hôm 19/3.

    “Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi đã xây dựng và thực thi chiến lược của định chế tài chính tiên tiến nhằm tạo ra cơ hội phát triển mới, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng hiệu quả kinh doanh và tính minh bạch. Cho đến thời điểm này, chúng tôi nhận thấy công ty đã hội đủ các yếu tố để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung”, ông Phạm Minh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME, chia sẻ.

    Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung là một quá trình phát triển tất yếu của SMES nhằm hợp lý hoá cơ cấu vốn, từng bước thực hiện công tác quản trị điều hành theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch của một định chế tài chính đại chúng. Quá trình chuẩn bị này đã được công ty hoạch định và thực hiện theo một lộ trình bài bản trong thời gian ngay từ khi thành lập.

    Năm 2009, SMES cũng như nhiều công ty chứng khoán khác đã có lãi nhờ vào việc phát triển mạnh mẽ hoạt động môi giới. Số lượng tài khoản được mở tại SMES tăng hơn 200% so với năm 2008. Nhờ đó, doanh thu cũng tăng lên xấp xỉ 7 lần so với 2008. SMES đã bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng tổ chức trong và ngoài nước với khoảng 10% - 15% tổng giá trị giao dịch. Có lãi, SMES tính tiếp đến những kế hoạch dài hơi như: niêm yết, tìm kiếm cổ đông chiến lược...

    Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, sẽ có rất nhiều công ty chứng khoán muốn đẩy nhanh việc lên sàn để tranh thủ cơ hội thị trường phục hồi sau khủng hoảng, huy động vốn cho các kế hoạch kinh doanh và củng cố thương hiệu.

    Nhưng dù quyết định lên UPCoM hay niêm yết tại HNX hoặc HOSE, thì việc lên sàn của công ty chứng khoán đã là một tín hiệu rất vui cho thị trường và cho cả các nhà đầu tư, bởi lúc đó áp lực về sự công khai và minh bạch sẽ lớn hơn và buộc các công ty phải làm ăn nghiêm túc hơn.
  8. bocxep

    bocxep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chắc là có nhầm lẫn gì đây ?????
  9. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    mình cũng theo doi UPCOM chỉ có 2 em đáng quan tâm là PSB va UDJ thôi :D
  10. bocxep

    bocxep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn....... 2 em này thanh khoản tương đối.

Chia sẻ trang này