Lần đầu mở bát, thị trường tèo 10 điểm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi KillBull, 13/07/2009.

3290 người đang online, trong đó có 123 thành viên. 06:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1676 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. KillBull

    KillBull Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu siết cho vay tiêu dùng

    Sau một thời gian tích cực chào mời khách hàng vay vốn tiêu dùng, các ngân hàng (NH) đang tích cực rà soát lại các khoản vay phục vụ mục đích tiêu dùng đã giải ngân, đồng thời tăng thêm các điều kiện ràng buộc.

    Động thái này được đưa ra trong lúc NH Nhà nước sắp vào cuộc thanh tra chất lượng tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ ở nhiều NH thời gian qua được cho là quá nhanh.

    ?oĐóng cửa? tiêu dùng tín chấp

    Khác với đầu năm 2009, hiện tại nhiều NH tỏ ra dè dặt với mảng cho vay tiêu dùng, nhất là vay tiêu dùng theo hình thức tín chấp. NH Á Châu (ACB) mới đây tăng thêm điều kiện đối với khách hàng muốn vay tín chấp là không được ở nhà thuê, kể cả trường hợp có nhà nhưng đã cho thuê và đi thuê lại nhà khác để ở.

    Theo nhân viên tín dụng của NH, trước đây NH chỉ yêu cầu người vay có hộ khẩu hoặc KT3, thu nhập hằng tháng từ 5 triệu đồng, có chỗ làm ổn định một năm trở lên và có điện thoại cố định. Tuy nhiên do hình thức cho vay tín chấp rất rủi ro và lượng khách hàng vay vốn theo dạng này ngày một nhiều nên NH phải tăng thêm điều kiện để ?othanh lọc?.

    Tương tự, NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã ngưng cho vay tín chấp từ tháng 5, nhiều NH khác dù không thông báo nhưng chỉ xét cho vay với rất ít trường hợp, còn lại từ chối giải ngân. Tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần lớn thừa nhận ?ochính sách tín dụng của NH có thay đổi?, cụ thể sẽ nắn lại cho vay tiêu dùng tín chấp vì dư nợ cho vay sáu tháng đầu năm toàn hệ thống đã đạt trên 75% kế hoạch năm.

    Giám đốc khối khách hàng cá nhân một NH cổ phần nói không chủ trương phát triển mạnh cho vay tín chấp vì nhiều lẽ, trong đó có chuyện rủi ro cao, khó quản lý vì khách hàng hầu hết vay món nhỏ. Gần đây NH này đã nâng mức thu nhập đủ điều kiện vay lên thành 5 triệu đồng/tháng, trước đây mức này là 3 triệu đồng/tháng.

    Tuy nhiên một số nơi vẫn cho vay với lãi suất (LS) cao nhưng điều kiện đi kèm khá thoáng, trong đó có việc khách hàng không phải chứng minh mục đích sử dụng vốn. Như NH Hong Kong Thượng Hải (HSBC) cho vay với LS 2%/tháng (24%/năm) tính theo dư nợ giảm dần. Khách hàng có thể vay tối đa 10 lần thu nhập. Công ty tài chính Prudential (Prudential Finance) cho vay tín chấp với LS 17,4%/năm...

    Ép đầu này, chạy đầu kia

    Sau khi NH Nhà nước tuyên bố cụ thể về kế hoạch thanh kiểm tra chất lượng tín dụng, cho vay hỗ trợ LS, hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng đã ?oxìu? hẳn. Thay vào đó các NH chuyển hướng sang cho vay tiêu dùng có thế chấp, chủ yếu là cho vay mua nhà, xây sửa nhà...Liên tục các chương trình khuyến mãi cho vay mua nhà được tung ra trong thời gian gần đây, nhiều NH nâng hạn mức cho vay đến 90% giá trị bất động sản thay vì 70% như trước, ân hạn trả nợ gốc trong vòng 36 tháng. Có NH cam kết giải ngân trong vòng 48 giờ kể từ khi khách hàng hoàn tất hồ sơ...

    Nhiều NH xác định sản phẩm cho vay mua nhà là chủ lực và đang tích cực đẩy mạnh do mảng này cũng được tính là cho vay tiêu dùng và NH được cho vay với LS thỏa thuận. Giám đốc một NH nhẩm tính với LS huy động bình quân khoảng 8,26%/năm so với bình quân LS cho vay 10,26%/năm, chênh lệch đầu ra - đầu vào chỉ 2% như hiện nay là quá hẹp, vì vậy NH phải tích cực cho vay tiêu dùng theo LS thỏa thuận để cân bằng lợi nhuận.

    Trong lúc này cho vay mua nhà, sửa nhà... là hợp lý nhất vì thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lại do luồng vốn từ thị trường chứng khoán chuyển sang. Nhiều người thu được lợi nhuận từ cổ phiếu đã tìm mua nhà đẩy giá nhà, đất ở một vài nơi tăng cao. LS cho vay hình thức này dao động tùy NH, ACB là 12,75%/năm tính trên dư nợ giảm dần, Techcombank 12,9%/năm; NH Phương Đông (OCB), NH Đầu tư và phát triển VN (BIDV)...13-14%/năm; NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) là 10,5%/năm.

    Sẽ quản chặt

    Trong cuộc gặp gỡ báo chí tại TP.HCM cuối tháng 6, thống đốc NH Nhà nước VN Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ quản chặt cho vay tiêu dùng để nguồn vốn không chạy vào các kênh khác gây méo mó thị trường. Trên thực tế đã có nhiều ý kiến nghi ngờ nhiều khoản cho vay tiêu dùng được đổ vào bất động sản và chứng khoán do thời gian qua nhiều NH đã cho vay quá thoáng, hạn mức cho vay cao, không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn...

    Dư nợ cho vay tiêu dùng lên tới 85.000 tỉ đồng tính đến cuối tháng 5, tăng 11,6% so với đầu năm. Mức tăng này vẫn thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống, nhưng nếu không có biện pháp quản lý chặt sẽ rất nguy hiểm vì tạo ra vòng luẩn quẩn: khách hàng thế chấp nhà vay tiền mua chứng khoán rồi lại thế chấp chứng khoán vay tiền...như vậy sẽ rủi ro cho NH và cho cả nền kinh tế.

    Từ khi NH Nhà nước tuyên bố kiểm tra hoạt động cho vay, dòng tiền từ thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu quay trở lại NH. Cụ thể dòng tiền vào thị trường chứng khoán chựng lại, những phiên gần đây giá trị giao dịch trên cả hai sàn chỉ còn khoảng 1.500 tỉ đồng. Theo các chuyên gia NH Nhà nước, nên quy định chặt để tránh tình trạng ?ocấm đầu nọ chạy đầu kia?. Với cơ chế cho vay thoáng với bất động sản như trên rất có thể vô tình tạo điều kiện cho giới đầu cơ lướt sóng tạo ra những cơn sốt ảo như cuối năm 2007, đầu năm 2008.

    Lãi cao vẫn muốn vay

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều NH cho biết nhu cầu vay tiêu dùng gần đây tăng lên rất cao không riêng gì các khoản tín chấp mà kể cả thế chấp. Trong đó có những khoản trị giá lớn, người vay không ngại lãi suất cao. Tuy nhiên chủ trương của các NH là không phát triển mạnh mảng cho vay này vì rủi ro cao.



    Được killbull sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 13/07/2009
  2. KillBull

    KillBull Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư ?ophục kích? chờ cơ hội
    Nhà đầu tư ?ophục kích? chờ cơ hội
    Quy mô giao dịch chứng khoán giảm, trong khi lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao, khiến nhiều người hồ nghi về sự dịch chuyển dòng vốn từ chứng khoán sang ngân hàng.



    Thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua là giai đoạn ghi nhận động thái nâng lãi suất liên tục, kèm theo những chiêu hút khách rầm rộ của các ngân hàng thương mại. Tại nhiều ngân hàng khác, lãi suất đã được đẩy lên khá cao, với mức cao nhất hiện nay lên đến 10,2%/năm.

    Ngân hàng An Bình đã triển khai 2 sản phẩm tiết kiệm mới: ?oTiết kiệm Tỷ phú? và ?oTiết kiệm Phú quý?, với lãi suất lên tới 9,99%/năm. Trong khi đó, Ngân hàng Đại Á (DaiABank) hiện giữ mức lãi suất kỳ hạn 18 tháng là 8,7%/năm, 3 tháng là 8,4%/năm, 6 tháng - 8,6%/năm, 9 tháng - 8,62%/năm, 12 tháng - 8,65%/năm, 13 tháng - 8,68%/năm.

    Riêng tại TP.HCM và Hà Nội, ngân hàng này có lãi suất cao hơn, với kỳ hạn 6 và 9 tháng cùng lãi suất 8,66%/năm, 12 tháng - 8,85%/năm, 13 tháng - 8,9%/năm và 18 tháng - 9,4%/năm (mức gửi 500 triệu đồng trở lên). Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đang áp dụng ?oTiết kiệm Đại cát? dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền tái tục nhiều lần.

    Theo đó, kỳ gửi đầu vẫn theo lãi suất thông thường, nhưng ở các kỳ gửi tiếp theo sẽ có thêm lãi suất thưởng lên đến 0,36%/năm đối với VND và 0,15%/năm đối với USD hoặc vàng. Ngoài ra, từ đầu tháng 7 vừa qua, Techcombank còn đưa ra mức lãi suất huy động cao nhất lên đến 9%, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng tại khu vực miền Nam.

    Theo các nhà chuyên môn, lãi suất luôn đi ngược chiều với xu hướng của thị trường chứng khoán. Khi lãi suất huy động tiền gửi tăng, người dân sẽ có xu hướng giảm các khoản đầu tư vào chứng khoán và gửi tiền vào hệ thống ngân hàng. Khi đó, lãi suất huy động tăng thường tạo áp lực đẩy lãi suất cho vay tăng và DN sẽ phải gánh chịu chi phí cao hơn, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.

    Trên thực tế, động thái tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại có vẻ đã có phần ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Trong những phiên giao dịch thời gian gần đây, thị trường dù vẫn có những phiên tăng điểm xen kẽ, nhưng sức mua xem ra không mạnh. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục dò đáy, chứ chưa thể hồi phục và đi lên. Hơn nữa, tính thanh khoản của thị trường hiện cũng giảm sút với quy mô giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ đạt được khoảng hơn 1/2 so với 1 - 2 tháng trước.

    Trong thời điểm thị trường tăng nóng, nhiều người đã đặt câu hỏi về dòng tiền từ đâu đến, thì đến nay, một câu hỏi khác không kém phần hóc búa, đó là dòng tiền đã đi đâu? Mặc dù chưa thể định lượng một cách chính xác, nhưng phần lớn chuyên gia thừa nhận rằng, một phần vốn đáng kể của thị trường chứng khoán đang quay trở về với ngân hàng.

    Tuy nhiên, các nhà đầu tư chứng khoán hiện cũng có thể tạm yên tâm, bởi sự cạnh tranh từ phía ngân hàng có thể sẽ dừng lại do khả năng lãi suất tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ khó xảy ra. Lý do là, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm, nên các ngân hàng không thể tăng lãi suất huy động quá cao, khi mức lãi suất cho vay không được vượt quá 10,5%.

    Giới phân tích cho rằng, hiện một phần vốn của các nhà đầu tư chứng khoán đã trở về với ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, nhưng lượng vốn này vẫn mang tính ?ophục kích? để chờ đợi cơ hội mới trở lại với thị trường chứng khoán.
    Theo Chí Tín

Chia sẻ trang này