Lần trước là sóng nhỏ. Lần khởi nghĩa này sẽ có sóng lớn. Khởi nghĩa nhất định thắng lợi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Member2006, 18/07/2007.

8961 người đang online, trong đó có 1051 thành viên. 15:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 8846 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.996
    Theo em thì TT nếu có lên thì cũng chưa lên mạnh ngay đc đâu, mà chỉ là lên vừa vừa để chuẩn bị cho đợt giảm giá thứ 3 thôi. Đợt giảm giá đấy sẽ là đợt giảm giá cuói cùng và mạnh nhất. Rồi sau đó TT mới có thể up thực sự đc
  2. hala03

    hala03 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Em xung phong múc SSI và quay lại PJT ủng hộ pác Mem. Keke, ngửi thấy mùi 20% rồi.
  3. trinhdocoi

    trinhdocoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Đã được thích:
    0
    dự đoán: ngày mai giảm nhẹ, thứ 2 tuần sau giảm mạnh, thứ 3 có dấu hiệu hồi phục và kể từ thứ 4 tuần sau sẽ up mạnh, không biết sẽ up dược bao lâu nhưng xu hướng sẽ đi lên...
    vài lời dự đoán, mong các bác chỉ giáo.
  4. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Member cũng rung rinh rồi Các ngưỡng hỗ trợ của Member liên tục bị vỡ...liệu lần này có tiếp tục vỡ không

    Hì hì...nói vậy chứ đồng quan điểm với mem bờ...Ếch đã nói rồi...Thị trường đang vẽ sóng 5 quá đẹp và giới hạn của cả downtrend này là 970...hy vọng vậy...Nếu vỡ thì chẳng cứ cừu mà cọp beo hổ báo gì cũng tiêu đời hết...Wait .n. See

    Mà bà con này...hôm nay hình như Ếch mua phải FPT hàng bà con mình selloff chứ không phải khoai tây thì phải...mùi thơm lắm chứ không hôi hôi như hôm qua...tội lỗi...tội lỗi
  5. keptrim

    keptrim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Đã được thích:
    0
    chuẩn bị tinh thần về quê đi các cao thủ. Em đã đưa các bác vào danh sách hội kẹp tr..ym rồi. VNI ko về dưới 970 mới là lạ
  6. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Các bác CUT LOSS xong chưa ??? em còn một ít cp chiều nay đã về TK.... mai bán nốt cut loss ....

    Nghỉ thôi... 3-4 tháng tới chưa thấy cửa nào TT lên cả .... tạm rút tiền khỏi TK chứng khoán gửi tiết kiệm kiếm cháo qua ngày chờ đến gần Tết vậy....

    Bảo Việt bỏ cọc 26.4% .... đang rao 16 triệu cp ế giá 74 ... định vét nốt 1.200 tỉ từ túi bà con .... khó lắm thay....

    SJS bán tháo 6 triệu cp...định rút khỏi TT 1.400 tỉ...nhưng chắc là thất bại nếu chào giá cao thế ....

    Don Lam và Dominic định bán tháo 1.8 triệu cp REE lấy 300 tỉ nhưng kô bán nổi hế hế .... chỉ mỗi chú TPG và mấy chú đầu cơ tây khác bán tháo được hơn 3 triệu FPT cho khoai ta mấy hôm nay đút túi 900 tỉ ngon ơ....

    Tây, ta, nhà nước đều bị kẹp chân hết....dân hết tiền mặt mua cp rùi ...tây mới nhiều tiền nhưng ko mua cp mà chỉ mua trái piếu CP....

    VNI còn xuống rất sâu.... đoán bừa phát... VNI sẽ xuống 850 trong vòng 3 tháng tới.....
  7. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    3.806
    Thử quan sát chu kỳ của TTCK Việt Nam

    Xét những biến động của VN-Index trong giai đoạn 2004 - 2007, một điểm trùng hợp thú vị là từ tháng 4 đến tháng 7 của các năm này, giá chứng khoán đều giảm hoặc bị ?okẹt? trong một biên độ khá hẹp, thể hiện giai đoạn điều chỉnh giảm hoặc tạm ?onghỉ xả hơi? của thị trường. Nếu sử dụng chỉ số RSI (Relative Strength Index), ta có thể nhận ra rằng, trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 các năm 2005, 2006 và 2007, chỉ số này đều xoay quanh mức điểm 20, là mức thể hiện xu hướng thị trường đang ?oyếu? và bớt sôi động (Xem hình 1).

    Như vậy, có thể nói chu kỳ từ tháng 4 đến tháng 7 là chu kỳ ?okhông may mắn? cho nhà đầu tư trong giai đoạn 4 năm qua. Điều này chúng ta có thể lý giải phần nào do nhà đầu tư nước ngoài (và kéo theo nhà đầu tư trong nước) tiến hành thanh lý và cơ cấu lại danh mục vào thời điểm các báo cáo kinh doanh giữa năm và những ?okế hoạch lớn lao? của doanh nghiệp niêm yết trong năm đã bắt đầu định hình.

    Ngược lại, vào giai đoạn tháng 9, tháng 10 của các năm, chỉ số RSI đều nằm ở ngưỡng 70, 80 điểm, tức là dấu hiệu cho thấy chứng khoán đang được mua vào rất nhiều (overbought). Rồi sau đó, vào khoảng tháng Giêng hàng năm, chỉ số RSI lại tiếp tục hoặc là bắt đầu tăng nhanh như năm 2006 hoặc là đã nằm ở khu vực ?ođược mua vào quá nhiều?. Điều này phản ánh rằng, trong quý IV của 4 năm qua, chỉ số chứng khoán Việt Nam đều có giai đoạn tăng giá mạnh và có thể tồn tại một hiệu ứng ?otăng giá trước Tết Nguyên đán? ở Việt Nam.

    Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do vào giai đoạn quý IV và trước Tết Nguyên đán là lúc mà nhiều thông tin về các dự án tốt, về tăng vốn, về cổ tức hấp dẫn, và các triển vọng của năm sau được công bố; đồng thời cũng là giai đoạn mà nhiều công ty cố gắng hoàn thành những mục tiêu lớn của mình trong năm, hoặc công bố kết quả kinh doanh tốt ?ongoài dự kiến?. Có thể nói, đây là giai đoạn ?ođầu cơ? vào những triển vọng của năm sau, và một số người cảm thấy ?otiếc? vì không bỏ tiền vào một số loại cổ phiếu đang có nhiều thông tin tốt và triển vọng sẽ tìm cách mua bằng được để hưởng những lợi ích sắp tới. Do đó, giá cổ phiếu trong giai đoạn này sẽ tăng mạnh và thị trường trở nên sôi động. Mặt khác, giai đoạn tăng giá tháng 10 cũng có thể xem là giai đoạn nhà đầu tư bắt đầu ?olấy lại những gì đã mất? sau đợt điều chỉnh từ tháng 4 đến tháng 7.



    Liệu có một đợt sốt giá cuối năm?

    Với diễn biến chu kỳ các năm trên TTCK Việt Nam như trên, liệu có thể có một đợt sốt chứng khoán như cuối năm 2006? Theo người viết, kể từ quý IV năm nay sẽ bắt đầu có những đợt tăng giá, nhưng khó mà diễn ra tình hình ?osốt giá? như năm 2006. Nguyên nhân có thể được nhìn dưới nhiều góc độ.

    Nhìn về khía cạnh phân tích cơ bản và tâm lý nhà đầu tư thì rõ ràng năm 2006 là một năm rất đặc biệt, với nhiều vận hội mới cho Việt Nam khi chúng ta hoàn tất đàm phán gia nhập WTO làm thành viên thứ 150, sau đó liên tục là các thông tin báo chí nước ngoài ca ngợi TTCK Việt Nam, ?osự kiện PNTR?, tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC, FDI đạt mức cao nhất sau một thập niên... Chính vì thế mà từ cuối năm 2006, chỉ số chứng khoán Việt Nam đã có một đợt tăng giá mạnh mẽ, đột phá qua nhiều điểm mốc quan trọng. Diễn biến ngoạn mục đó do điều kiện mới của hội nhập mà có. Trong tình hình của năm nay, chúng ta có thể thấy, không có nhiều sự kiện tốt dồn dập như thế, nhất là nhà đầu tư trong nước sau khi trải qua một đợt phấn chấn như thế thì đã ?oquen? với tin tức quá tốt của năm ngoái, nên sẽ phản ứng thận trọng hơn với những tin tương tự hoặc ít tốt hơn. Trong thời gian qua, với nhiều đợt IPO của các doanh nghiệp lớn như: Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt... và sắp tới, theo dự kiến là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), MobiFone, Tổng công ty Bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)... với những đợt IPO lớn như vậy có thể sẽ làm cho lượng tiền của nhà đầu tư đổ vào thị trường tạm thời không theo kịp nguồn cung cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu không thể được những mức ?ochót vót? như mong đợi. Và như thế, những đợt sốt giá chắc khó mà lặp lại (Xem hình 2).

    Về phân tích kỹ thuật, có thể thấy có nhiều điểm tương đồng trong mẫu hình của 2 năm 2006 và 2007. Năm 2006, có một giai đoạn giảm giá kéo dài đến trước tháng 8, tiếp theo bởi giai đoạn hồi phục bắt đầu từ cuối tháng 8, rồi giá duy trì ở một biên độ hẹp trong giai đoạn khoảng hơn 2 tháng trước khi tăng nhanh vào tháng 11 (các giai đoạn này được đánh dấu bởi các số 1, 2, 3 trên đồ thị). Trong năm 2007, sau khi giá tăng rất nhanh trong những tháng đầu năm (đợt tăng giá kéo dài từ năm trước sang), đã chững lại và sụt giảm từ giữa tháng 3.

    Nhìn vào đồ thị (hai giai đoạn được đánh số 4 và 5), chúng ta thấy, hiện nay giá chứng khoán vẫn bị ?okẹt? trong biên độ 900 - 1.200 điểm và tín hiệu xấu là xu hướng ngắn hạn thị trường vẫn đi xuống, chưa có dấu hiệu khẳng định thị trường sẽ phá được biên độ này dù có tín hiệu, giá có thể phá qua đường xu hướng giảm ngắn hạn (các đường kẻ màu xanh ở phần của các chỉ số MACD, RSI, MFI và Momentum). Mẫu hình biên độ hẹp này khác với biên độ hẹp của năm 2006 ở chỗ, các đường xu hướng ngắn hạn của năm 2007 đều đang đi xuống, và giá vẫn chưa ở mức sát với cận trên của biên độ như trong năm 2006. Dải băng Bollinger đang thu khá hẹp, chứng tỏ giá có thể sẽ cố gắng đột phá, nhưng nhìn chung vẫn khó vượt ra khỏi cận trên 1.200 điểm trong ngắn hạn.

    Với tình hình phân tích kỹ thuật ngắn hạn như vậy, cộng với hiệu ứng ?oChỉ thị 03? và dự đoán tình hình năm nay khó có những tin vui bất ngờ như năm ngoái, người viết cho rằng, từ đây đến cuối năm sẽ còn có đợt tăng giá, nhưng vẫn chưa chắc đẩy giá ra quá xa khung biên độ 900 - 1.200 điểm hiện tại. Ở khía cạnh lạc quan, người viết dự đoán rằng, giá chứng khoán chỉ có thể vượt hẳn ra khỏi mức 1.200 điểm trước Tết Nguyên đán.

    Như thế, có thể nhìn nhận chu kỳ năm nay của chứng khoán Việt Nam sẽ ?obình lặng? hơn, chứ không ?ođột phá cuối năm? như những năm 2004 hay 2006, mà có thể ở dạng điều chỉnh nhiều lần và ?otăng vừa phải? như năm 2005.


    Hồ Quốc Tuấn - Trịnh Minh Nhựt(Trường đại học Kinh tế Tp.HCM)
  8. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Đã đến thời điểm kích cầu Dư luận đang băn khoăn liệu Nhà nước có dời thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp lớn đến một thời điểm thuận lợi hơn, thu về một khoản tiền lớn hơn, tránh thất thoát tài sản quốc gia không.

    Quan chức các bộ, ngành thì bày tỏ quan điểm cho rằng nếu IPO chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước. Liệu có giải pháp nào vừa giúp Nhà nước có được khoản thu như mong muốn, thị trường chứng khoán phát triển, vừa thúc đẩy cổ phần hóa nhanh hơn?


    Không thể để gãy khúc cổ phần hóa

    Đầu những năm 1990, việc cổ phần hóa doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc, Xí nghiệp Sản xuất đồ mộc Hà Nội, đã gây ra những cuộc tranh luận chưa từng có cho dù sản phẩm của đơn vị này và lĩnh vực kinh doanh của nó không thuộc dạng Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối (vốn vài trăm ngàn đồng, sản xuất quan tài). Khi ấy đích thân một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng phải xuống làm việc với xí nghiệp. Sự việc ở Xí nghiệp Sản xuất đồ mộc Hà Nội êm xuôi, Bộ Nông nghiệp bắt đầu cổ phần hóa Xí nghiệp Sản xuất thức ăn gia súc đặt ở TPHCM, sau này đổi tên thành Công ty cổ phần Việt Phong. Thêm một doanh nghiệp thứ ba, Công ty Giày Hiệp An của Bộ Công nghiệp được chuyển đổi sở hữu. Cứ thế, mất mười năm, số doanh nghiệp cổ phần hóa đếm trên đầu ngón tay.



    Cổ phần hóa chỉ thực sự khởi sắc kể từ năm 2000 khi khung pháp lý với các quy định cụ thể sau nhiều lần sửa đổi được áp dụng, khi những lấn cấn cuối cùng trong tư tưởng về chuyển đổi sở hữu được tháo gỡ. Sáu năm qua, hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước đã cởi ?ochiếc áo quốc doanh?, nhưng đó mới chỉ là những đơn vị nhỏ, vốn phần lớn dưới 1 tỉ đồng/công ty. Tất cả họ mới chỉ đại diện cho 12% vốn nhà nước và trong số này Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên từ đầu năm nay, cổ phần hóa đã khác hẳn khi những doanh nghiệp như Đạm Phú Mỹ được chuyển thành công ty cổ phần.



    Cổ phần hóa như dòng nước đang ngấm dần đến những doanh nghiệp nền tảng của kinh tế quốc doanh. Bảo Việt là một trong 25 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Sự thành công của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước đang phụ thuộc vào những đợt IPO của các tập đoàn như Bảo Việt. Các doanh nghiệp này là những hạt nhân của tăng trưởng kinh tế. Bởi thế sự trì hoãn IPO Vietcombank, BIDV, Incombank, MobiFone, Vinaphone, Tổng công ty Rượu bia Nước giải khát Hà Nội, TPHCM... sẽ làm gãy khúc tiến trình cổ phần hóa. Nguy hiểm hơn nó sẽ tạo ra tiền lệ cho những doanh nghiệp đi sau, mỗi khi vướng mắc, khó khăn, họ lại có thể đề nghị IPO chậm lại.



    Mặt khác Việt Nam cần phải thực hiện những cam kết về cải cách doanh nghiệp nhà nước khi đàm phán gia nhập WTO. Việc thực hiện các cam kết đó đều đã có lộ trình. Sự chậm chạp trong lộ trình sẽ không giúp nâng đỡ uy tín quốc gia, không đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Cổ phần hóa là cái nôi để cung ứng hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Một khi cổ phần hóa chậm lại, cũng có nghĩa là tốc độ cung hàng cho thị trường sẽ giảm bớt.



    Kích cầu

    Trong bối cảnh thị trường đang trầm lắng như hiện nay, tiếp tục IPO với tốc độ mỗi tháng một doanh nghiệp, nguồn cung tăng vọt thì tất yếu giá cổ phiếu phải giảm cho dù đó là cổ phiếu chất lượng cao. Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa chính là tài sản quốc gia, và nó phải được bán với đúng giá trị thật.



    Vậy để tiến trình cổ phần hóa không bị gãy khúc, để Nhà nước thu được khoản tiền đúng với giá trị doanh nghiệp sẽ phát hành IPO, chỉ có cách là tăng cầu cho thị trường. Nguồn cung cổ phiếu cho thị trường đang ở mức khoảng 100.000 tỉ đồng, tương đương 6 tỉ đô la Mỹ (kể cả các đợt tăng vốn, chia thưởng, phát hành thêm của doanh nghiệp trên sàn). Trong số này, các quỹ đầu tư nước ngoài có khả năng hấp thụ 50%, tức 3 tỉ đô la Mỹ. Nhưng vấn đề làm thế nào để họ đổ tiền vào? Biện pháp kích cầu hiệu quả chính là tăng tỷ lệ sở hữu trong một doanh nghiệp cho họ (tăng ?oroom?). Với những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối, tỷ lệ này có thể tới 100% (tiêu chí phân loại các doanh nghiệp cũng đã có nhưng chưa áp dụng).




    Việc mở room sẽ là động lực quan trọng để giao dịch trên hai sàn Hà Nội, TPHCM sôi động trở lại, tạo đà ngay trước thời điểm IPO Vietcombank dự kiến vào cuối tháng 8-2007. Hiện nay đa số các cổ phiếu bluechips đều đã hết room và nước ngoài muốn đầu tư thêm trên sàn cũng không được. Các công ty có mức vốn hóa thị trường dưới 200 triệu đô la Mỹ hầu như không hấp dẫn họ. Khi mở room, chúng ta vẫn có nhiều cách kiểm soát đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, vẫn giữ vốn nhà nước ở những doanh nghiệp chủ chốt ở mức 51%, nếu nước ngoài mua tối đa cũng chỉ được 49%. Ngoài ra biện pháp áp dụng thuế lũy tiến khi rút vốn cũng cần được nghiên cứu sử dụng. Động thái mở room sẽ nhấc đi hòn đá tảng tâm lý đối với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.



    Biện pháp kích cầu thứ hai để huy động nội lực cho thị trường chứng khoán là dãn tiến độ thực hiện Chỉ thị 03 bằng cách nâng tổng dư nợ cho vay chứng khoán lên trên mức 3%. Ở đây không đề cập đến việc bãi bỏ Chỉ thị 03, mà là dãn tiến độ thực hiện. Điểm cần nói là thời điểm ra đời của Chỉ thị 03, chứ không phải nội dung của nó. Nếu khống chế dư nợ cho vay chứng khoán được nâng lên, thì Chỉ thị 03 lại có thể trở thành mồi câu, nhử nguồn vốn trong dân thức tỉnh. Tài sản tích trữ bằng vàng, ngoại tệ của dân sẽ chuyển thành tiền và chảy vào chứng khoán một khi thị trường sôi động.



    Đầu năm chúng ta còn nói đến việc thị trường quá nóng. Giữa năm đã nói đến nguồn cung cấp tập và bây giờ là kích cầu thị trường. Liệu một sự thay đổi quá nhanh như vậy có hợp lý? Cốt lõi là sự chuyển động của thị trường dưới tác động của chính sách điều hành vĩ mô. Phản ứng từ ?onóng? sang ?olạnh? của thị trường là hàn thử biểu đo độ nhạy của việc điều hành. Thị trường bao giờ cũng đúng. Nói như cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá, chúng ta phải dự báo được những phát triển đột biến của thị trường để điều hành, không phải chạy theo thị trường để chữa cháy. Nếu bây giờ, cơ quan quản lý thị trường không có ngay các giải pháp kích cầu, thì không những các đợt IPO các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng, khó thành công, mà chứng khoán sẽ còn ?ouể oải? dài dài, cổ phần hóa đến lượt, sẽ không thể nước rút.

    Thời điểm IPO bốn ngân hàng

    Theo dự kiến, ngày 10-8-2007 Vietcombank sẽ tổ chức hội nghị đầu tư tại Hà Nội và sau đó tại TPHCM để giới thiệu về cơ hội tham gia IPO ngân hàng này cho công chúng trước khi phát hành cổ phiếu vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, Tổng giám đốc Vietcombank Vũ Viết Ngoạn nói với TBKTSG. Trong khi đó, Tổng giám đốc BIDV Trần Bắc Hà khẳng định BIDV sẽ IPO chậm nhất vào cuối tháng 12-2007. Còn Incombank cho biết họ sẽ nộp đề án cổ phần hóa lên Chính phủ vào tháng 9 và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào cuối năm, đồng thời tiến hành đại hội cổ đông, chuyển thành ngân hàng cổ phần vào quí 1-2008. Riêng lộ trình IPO của MHB Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL vẫn không thay đổi, sẽ diễn ra trong tháng 10-2007. Ở cả bốn ngân hàng nói trên, Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối, dự kiến từ 70% đến 51%.

  9. Member2006

    Member2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    723
    Một là chết hết - hai là sống hết. Vậy muốn sống hay muốn chết?
  10. chasemoney

    chasemoney Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Em thì không lạc quan như các bác. Thị trường bây giờ chưa thể khởi nghĩa được. Chưa thể giót thêm tiền vào được.

    Các NB sức khoẻ yếu nên nhường cho các đại ca & BB to khoẻ cầm cờ đi trước đi.

Chia sẻ trang này