1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

5043 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 16:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 49151 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Năm 2019, Landmark Holding dự kiến tăng vốn điều lệ lên 735 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn triển khai các dự án bất động sản và phát triển chuỗi bán lẻ xăng dầu, với kế hoạch tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận sau thuế lên lần lượt là 4.500 tỷ đồng và 90 tỷ đồng.

    2019 LMH sẽ bứt mạnh doanh thu và lợi nhuận nên tính thay máu để củng cố bộ máy đây
  2. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Lên sàn đồng nghĩa với tăng vốn, 2019 làm thêm mấy dự án mà không nhắc tới tăng vốn hơi lạ :)) 2019 có vẻ sẽ bán sạch toàn bộ căn hộ ở Manhattan Tower
  3. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Phiên nhử nhà đầu tư thôi bác, chưa dấu hiệu game kéo trở lại, vol vẫn lèo tèo lắm, khi nàovol lên tới triệu cổ thì chắc là xuống tiền được
    TuanCoc đã loan bài này
  4. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Nhiều khi cũng ko biết vol to là kéo game thật hay kéo xả hàng :) TT mình 1 mình 1 kiểu, không đoán được điều gì với các anh lái :))
  5. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    con hàng LMH lên được 1 tí rồi lại xuống, chả có vẹo gì :)))) em đi ngắm thủy sản dệt may đây, còn bổ ích hơn
  6. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    BSR kì này lại đi viện rồi @@
    http://ndh.vn/tong-giam-doc-loc-hoa...c-suc-tung-hoanh-20181122082852760p4c147.news
    Trước các dấu hiệu vi phạm nguyên tắc về cạnh tranh, nhiều dấu hiệu tiềm ẩn tiêu cực, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Cục Phòng, chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) vào cuộc yêu cầu Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) cung cấp các tài liệu liên quan.

    Thực tế, Tổng Giám đốc BSR là ông Trần Ngọc Nguyên đã không tuân thủ các quy định về đấu thầu, ký kết các phụ lục không đúng về mặt pháp lý, đồng thời không phù hợp với quy chế kinh doanh do chính Hội đồng thành viên BSR yêu cầu thực hiện.

    Nguy cơ BSR thiệt hại 3,5 triệu USD trong năm 2018

    Lý giải các yêu cầu buộc BSR cần phải cung cấp tài liệu, trong văn bản 189/C.IV –P1 của Cục Phòng, chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2018, BSR đã 4 lần bán số hàng xuất dư hàng tháng theo giá 15 USD/tấn, có 2 lần bán bổ sung hàng xuất dư hàng tháng theo giá giao ngay là 52 USD/tấn.

    Như vậy, theo tính toán của Cục Phòng, chống tham nhũng, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, giá chào bán sản phẩm của BSR chênh lệch rất lớn so với giá thỏa thuận, tiềm ẩn tiêu cực, gây thiệt hại cho BSR tổng số tiền gần 2,9 triệu USD.

    Cục Phòng, chống tham nhũng cũng lo lắng nếu BSR tiếp tục bán toàn bộ số hàng xuất dư hàng tháng trong 6 tháng cuối năm 2018 cho đối tác với giá 15USD/tấn có thể gây thiệt hại cho BSR gần 450.000USD nữa. Như vậy, nguy cơ trong năm 2018, BSR có thể thiệt hại gần 3,5 triệu USD rất rõ ràng.

    Trong khi đó, thay vì phải mời rộng rãi các đối tác tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm hạt nhựa Polyproylene (PP), BSR lại tự lựa chọn 5 đối tác để cung cấp hàng hóa. Trong đó, đối tác được mua sản phẩm với số lượng lớn nhất là Công ty CP Nhựa OPEC với tổng khối lượng 4.100 tấn hàng tháng.

    Ngoài ra, Công ty CP Nhựa OPEC cũng được mua 100% lượng hàng xuất dư hàng tháng mà không phân bổ cho các khách hàng khác theo tỉ lệ cũng gây nên những nghi vấn rất khó lý giải.

    Tổng Giám đốc BSR thực hiện sai quy chế?

    Tổng Giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên đã có dấu hiệu vi phạm Quy chế kinh doanh sản phẩm của BSR khi ký phụ lục không tuân thủ quy chế.

    Theo đó, tại Điều 7.2 nêu rõ “quy chế kinh doanh quy định đối với sản lượng PP sản xuất vượt kế hoạch (nếu có) Tổng giám đốc sẽ bán chuyến theo hình thức chào giá cạnh tranh hoặc bán bổ sung cho khách hàng có hợp đồng dài hạn (theo tỉ lệ bao tiêu tương ứng với hợp đồng dài hạn đã ký) đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng cho tất cả khách hàng trên cơ sở phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường, tăng hiệu quả cho nhà máy, báo cáo Hội đồng thành viên BSR phê duyệt kết quả thực hiện”.

    Trong khi đó, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên lại thực hiện trái quy định bằng cách bán toàn bộ hàng xuất dư cho một đơn vị là Công ty CP Nhựa OPEC mà không phân bổ cho 4 đối tác đủ điều kiện khác, đồng thời cũng không thực hiện báo cáo Hội đồng thành viên của BSR phê duyệt phụ lục.

    Chưa kể, việc ông Trần Ngọc Nguyên ký phụ lục 01 kèm theo hợp đồng 1118/BSR – OPEC ngày 24.12.2017 thực chất là hợp đồng bán chuyến (Spot) nhưng lại gắn vào thành phụ lục hợp đồng dài hạn (Term) là không đúng về mặt pháp lý.

    Với việc được bao tiêu số lượng rất lớn trong tổng sản lượng sản phẩm hạt nhựa PP của BSR, đối tác của BSR là Cty CP Nhựa OPEC đã nắm trong tay tỉ lệ rất cao, hoàn toàn có thể chi phối thị phần của BSR cũng như tác động đáng kể tới thị phần hạt nhựa toàn quốc. Vậy tỉ lệ sản phẩm của BSR mà Cty CP Nhựa OPEC nắm giữ là bao nhiêu? Khả năng tác động của Cty CP Nhựa OPEC tới thị trường toàn quốc như thế nào?
  7. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Lý do các doanh nghiệp địa ốc lần lượt kéo nhau lên sàn :)

    Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực nguồn vốn ngày càng thắt chặt

    Hoạt động kinh doanh bất động sản cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Ở các nước khác, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản, nhưng ở nước ta, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay tín dụng. Tuy nhiên, năm 2018, ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 45% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn, trong đó có bất động sản, mức trần này sẽ giảm còn 40% kể từ ngày 1/1/2019.

    Áp lực lớn cho các doanh nghiệp
    Lộ trình giảm dần nguồn tín dụng này của Ngân hàng Nhà nước tạo áp lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Riêng việc tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư bất động sản chưa khả thi vì cho đến nay, cả nước mới chỉ có một Quỹ đầu tư bất động sản là TCREIT thuộc Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ, chỉ có 50 tỷ đồng. Vì thế chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản.

    Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10/2018, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, duy trì thanh khoản ở mức hợp lý, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán...

    Đồng thời yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị; tập trung nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới về phát triển đô thị. Chấn chỉnh kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, đầu tư phát triển đô thị; công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Trực tiếp thanh tra một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng, điển hình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Với các động thái này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc cấp phép quy hoạch của các cấp sẽ nghiêm túc hơn, thời gian thực hiện dự án, chi phí, cơ hội cho chủ đầu tư sẽ khó khăn hơn. Dự kiến năm 2019, thị trường bất động sản sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng hơn, không chỉ với phân khúc nhà ở thương mại mà còn với cả phân khúc nhà giá rẻ và nhà ở xã hội.

    Khi tín dụng dành cho bất động sản thắt chặt, đồng thời thiếu các chính sách ưu đãi cho nhà ở xã hội thì khả năng tiếp cận nhà ở của người dân có thu nhập trung bình và thấp cũng hạn chế hơn.

    "Nếu Nhà nước có chính sách tín dụng đối với người mua căn nhà đầu tiên, trước hết, có thể áp dụng đối với người mua nhà có giá vừa túi tiền thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư, đặc biệt là giới trẻ mới lập nghiệp, mới lập gia đình có cơ hội có nhà. Ví như mô hình của Quỹ phát triển nhà ở Tp.HCM trong 12 năm qua đã tạo điều kiện cho 4.010 cán bộ, công chức, viên chức (80% người vay thuộc ngành giáo dục, y tế) vay với tổng số tiền 1.565 tỷ đồng (500 triệu đ/suất), được thành phố hỗ trợ lãi suất và thực tế chỉ phải trả lãi vay 4,7%/năm để mua nhà. Tuy nhiên, hiện Nhà nước chưa có chính sách này", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho biết.

    Giảm bớt phụ thuộc vốn ngân hàng
    "Tín dụng ưu đãi có vai trò quan trọng trong phát triển nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ. Đặc biệt khi chi phí tín dụng cho các dự án tại Việt Nam rất cao vì chúng ta đang sử dụng tín dụng thương mại chứ không phải là tín dụng đầu tư. Trong đó, tín dụng thương mại có lãi suất khoảng 10%, ưu đãi có thì cũng chỉ lùi được tới mức 5%, trong khi ở nhiều nước khác, tín dụng thương mại ở mức 5% còn tín dụng đầu tư chỉ khoảng 2%.

    Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ dồng kết thúc vào cuối năm 2016, Chính phủ cũng có quyết định về mức cho vay ưu đãi nhà ở xã hội nhưng việc triển khai mới dừng lại ở một số văn bản hướng dẫn. Vì không có nguồn vốn nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công, nguồn cung sản phẩm ra thị trường hầu như không có, nguồn cầu cũng bị chững lại" - ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận xét.

    "Nhằm giải quyết vốn, tôi cho rằng cần thực hiện cách thức tiết kiệm giống như bán nhà trên giấy cho những người có nhu cầu nhà ở. Chúng ta cần vận hành sao cho tạo ra nguồn tín dụng ưu đãi từ nhiều nguồn lực khác nhau, đừng chỉ đợi vào Nhà nước. Đồng thời tham gia quỹ tiết kiệm nhà ở là một phương thức tốt. Người mua có thể đóng góp trong thời gian nhất định, khoảng 50% giá trị căn nhà là được mua nhà", ông Võ đề xuất.

    Về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu cũng khuyến nghị: để giảm bớt dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính, quan tâm các phân khúc nhà ở có tính thanh khoản cao, bền vững, tham gia các chương trình phát triển nhà ở theo chủ trương của Chính phủ...
  8. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Mấy anh BĐS hay lên sàn một là tăng vốn, hai là lên sàn kéo giá rồi neo để phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc bán cổ phần cho đối tác chiến lược với giá ưu đãi.
    Thanhquang123 thích bài này.
  9. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    LMH thấy neo mãi giá 10, chắc phải kéo lên tiếp. Tình hình thị trường này thì e chừng khó kéo rồi
  10. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    FIR nhà người ta kéo khỏe quá =))) mình thì vẫn giá này :))

Chia sẻ trang này