1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

4573 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 19:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 49155 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    FIR bo cung nên kéo lên bao nhiêu chả được hả bác, mấy phiên đầu lên sàn, vol lèo tèo không nổi 100k mà phiên nào cũng trần
  2. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Triển vọng BĐS Việt Nam vẫn được đánh giá tốt, dòng bđs vẫn nằm im lìm quá

    Sự phục hồi của thị trường bất động sản kể từ năm 2015 đến nay cho thấy đôi lúc những nhịp điều chỉnh của thị trường, nhưng lại là một tín hiệu tích cực trong dài hạn. Những động thái gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài, cho thấy thị trường BĐS Việt Nam vẫn rất tiềm năng đối với họ.
    Không ngừng rót vốn

    Theo CBRE, khi các nhà đầu tư quốc tế bàn luận về những thị trường mới nổi năng động năng động nhất trên toàn cầu, họ thường nhắc tới Việt Nam. Có 2 yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm đó là động lực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng với thu nhập tăng nhanh.

    Ngân hàng thế giới dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,8% trong năm 2018. Cùng với đó là những lợi thế về dân số trẻ có học thức cao đã giúp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Điều này giúp thúc đẩy triển vọng của các nhà đầu tư quốc tế trong việc tạo dấu ấn tại thị trường bất động sản có nhiều tiềm năng tại Việt Nam.

    Ông Vikram Kohli, Tổng Giám đốc CBRE khu vực Đông Nam Á, cho rằng đáng chú ý đó là từ 2015 đến nay, hầu hết các thương vụ M&A giá trị lớn đều là các khu đất dự án BĐS, sau đó mới là các khách sạn và chung cư, văn phòng. Trong số đó, nhiều thương vụ M&A lớn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

    Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng theo từng năm. Các chủ đầu tư đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí các tuyến metro. Đây là minh chứng thực tế về việc những nhà đầu tư có dự định đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

    Còn các chủ đầu tư Việt Nam thường hợp tác dưới hình thức liên doanh với các chủ đầu tư nước ngoài để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm vị trí dự án đầu tư và quản lý dự án.

    Sự phục hồi của thị trường BĐS khiến nhu cầu mặt bằng bán lẻ và văn phòng những khu trung tâm TP lớn như Hà Nội và TP.HCM tăng cao. Do thiếu hụt nguồn cung, chi phí thuê mặt bằng trung bình tại các tòa văn phòng Hạng A tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng từ 35 USD/m2/tháng trong Quý 2 2016 lên 43 USD/m2/tháng vào Quý 2 2018, tương đương với mức tăng 23%.

    Thị trường văn phòng cho thuê Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương tự. Sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty quốc tế cũng giúp thị thường văn phòng cho thuê thêm nhộn nhịp và giúp lấp đầy nguồn cung hiện hữu trên thị trường. Tốc độ xây dựng văn phòng cũng đã được cải thiện và điều này được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong nguồn cung văn phòng hạng A vào nửa cuối năm 2018.

    Trào lưu mua nhà để cho thuê của người nước ngoài

    Theo đánh giá của Vikram Kohli, phân khúc nhà ở cũng thu hút được nguồn cầu vững chắc và phân khúc này được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế – minh chứng qua việc giao dịch IPO có giá trị lớn nhất trong năm nay là việc quỹ đầu tư của chính phủ Singapore - GIC đã đầu tư vào một chủ đầu tư có danh tiếng trong phân khúc nhà ở cao cấp. Các nhà đầu tư Singapore, Hồng Kông và Đài Loan cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt vào thị trường chung cư và căn hộ dịch vụ, với khách hàng trong hai phân khúc này chiếm 75% tổng lượng khách hàng của thị trường mua để cho thuê.

    Khách hàng nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mở rộng hoạt động, mà còn thể hiện cam kết về sự hiện diện lâu dài tại Việt Nam. Những yếu tố trên góp phần giải thích cho mức tăng trưởng 15% của giá nhà ở tại các khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong hai năm gần đây.

    Triển vọng dài hạn của thị trường BĐS Việt Nam vẫn rất tốt

    Những nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt rào cản về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng cũng góp phần giúp cho triển vọng của nền kinh tế được tươi sáng hơn. Những chính sách kể trên giúp đa dạng hóa bức tranh của nền kinh tế và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tài sản thương mại – qua đó thúc đẩy nhu cầu về bất động sản và giúp Việt Nam tiếp tục nới rộng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng kinh tế với các quốc gia cùng đang được xếp hạng tín nhiệm BB.

    Dựa vào những điểm tương đồng giữa câu chuyện của Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể hình dung ra được bức tranh tổng quan về sự bền vững trong nhu cầu và các hoạt động kinh tế của Việt Nam. Một yếu tố khác biệt đáng tự hào của Việt Nam là mức độ chênh lệch giàu nghèo ở ngưỡng thấp so với các quốc gia đang phát triển khác.

    Bên cạnh đó, để hiểu được vì sao các nhà đầu tư có thiên hướng tiếp tục đầu tư tại thị trường Việt Nam, chúng ta cần nghĩ theo hướng ngược lại. Khi chính phủ đã công khai bày tỏ ước muốn cải thiện năng suất lao động và giảm thiểu các chi phí giao dịch – hậu cần, các doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để thu hút không chỉ các nhà đầu tư hay các dự án đơn lẻ mà còn có thể tiếp cận với các thị trường lớn hơn.

    Hiện có những mối quan ngại nhất định về tác động của việc thắt chặt tín dụng và những bất ổn địa chính trị, điều này có thể dẫn tới một vài trở ngại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng trong vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất sang khu vực Đông Nam Á để tránh bị đánh thuế. Việt Nam, trên tư cách là một quốc gia xuất khẩu lớn trong ngành may mặc và điện tử, sẽ được được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

    Sự phục hồi của thị trường bất động sản kể từ năm 2015 đến nay cho thấy đôi lúc những nhịp điều chỉnh của thị trường lại là một tín hiệu tích cực trong dài hạn. Một phép nhìn đơn giản là khi nhìn vào sự tham gia của các nguồn vốn ngoài Việt Nam trong hầu hết những giao dịch chuyển nhượng bất động sản lớn nhất trong năm nay – ở các phân khúc văn phòng, nhà ở và bán lẻ, chúng ta có thể cảm nhận được mức độ hào hứng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngôi sao mới nổi của Châu Á.
  3. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Giờ thắt chặt tín dụng bất động sản, các anh BĐS ồ ạt lên sàn huy động vốn nên game kéo giá sẽ ngày càng nhiều hơn chứ mấy hàng tăng nhờ nội lực, cung cầu tự nhiên bây giờ không có đâu bác
  4. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Hàng cơ bản bây giờ cũng có game cả, chẳng qua khác nhau giữa game hàng lởm và hàng xịn là lởm thì rủi ro, úp bô lúc nào không hay còn hàng xịn thì thường kéo lên neo giá, ít khi đạp xuống
  5. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Thị trường dòng tiền lèo tèo như hiện tại, chỉ chờ đánh theo game mới có ăn, chứ mà bảo cung cầu tự nhiên đào đâu ra bác?
  6. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Giá dầu giảm sâu quá mà VN mình mới giảm được 1k/1l. Giảm nữa thì nền kinh tế đi đâu?
    Kinh tế thế giới ra sao khi giá dầu giảm còn 50 USD/thùng?
    Sau một cú đảo chiều chóng mặt, giá dầu hiện đã tụt về vùng 50 USD/thùng...

    Giới đầu tư dầu lửa hiện đang chờ cuộc gặp giữa quan chức Nga và Saudi Arabia tại thượng đỉnh khối G20 vào cuối tuần này và cuộc họp OPEC vào tuần tới.

    Cách đây mới 2 tháng, nhiều nhà dự báo còn tin chắc mốc giá 100 USD/thùng dầu sắp quay trở lại. Nhưng sau một cú đảo chiều chóng mặt, giá dầu hiện đã tụt về vùng 50 USD/thùng.

    Vậy sự thay đổi này của giá dầu có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới?

    Những nước nhập khẩu dầu lửa như Ấn Độ và Nam Phi sẽ hưởng lợi, trong khi những nước sản xuất dầu lửa như Nga và Saudi Arabia sẽ thiệt hại. Các ngân hàng trung ương trước đây chịu áp lực nâng lãi suất sẽ không còn phải đối mặt với sức ép lớn nữa, trong khi những ngân hàng trung ương muốn kích thích lạm phát như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) lại gặp khó.

    Theo hãng tin Bloomberg, mức độ tác động của giá dầu đối với kinh tế thế giới sẽ tùy thuộc nhiều vào nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu - yếu tố vốn đang chịu sức ép suy giảm từ đồng USD mạnh lên và xung đột thương mại toàn cầu - và cách thức phản ứng của các quốc gia sản xuất dầu.

    Saudi Arabia hiện đang đứng giữa một bên là Nga - đồng minh trong việc quản sản lượng khai thác dầu để hỗ trợ giá dầu, và một bên là Tổng thống Donald Trump với những dòng trạng thái Twitter đòi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) không được để giá dầu tăng.

    Giới đầu tư dầu lửa hiện đang chờ cuộc gặp giữa quan chức Nga và Saudi Arabia tại thượng đỉnh khối G20 vào cuối tuần này để xem hai bên có đạt một thỏa thuận về cắt giảm sản lượng. Tiếp đó, cuộc họp của OPEC và đối tác, gồm Nga, sẽ diễn ra vào tuần tới, và cắt giảm sản lượng dầu hay không cũng sẽ là chủ đề chính.

    Mùa đông đang đến ở bán cầu Bắc, nên giá dầu giảm sẽ là tin vui đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp giữa lúc nền kinh tế giảm tốc. Các quốc gia nhập khẩu ròng dầu và có thâm hụt tài khoản vãng lai như Nam Phi sẽ hưởng lợi nhiều từ việc giá dầu giảm.

    Trung Quốc cũng là một trong số những nước hưởng lợi từ việc dầu thô rẻ đi, bởi nước này là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và hiện đang đối mặt với sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và những khó khăn trong nước.

    Giá dầu giảm đồng nghĩa với áp lực lạm phát giảm, và ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế có mức lạm phát cao sẽ không còn phải đối mặt với nhiều sức ép tăng lãi suất nữa. Giá dầu sụt giảm được xem như một nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với Ấn Độ, bởi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBA) có thể tạm dừng việc nâng lãi suất.

    Theo phân tích của Capital Economics, cứ mỗi 10 USD giảm xuống trong giá của 1 thùng dầu, thì tổng sản phẩm trong nươc (GDP) của các nền kinh tế mới nổi nhập khẩu nhiều dầu sẽ tăng thêm 0,5-0,7%. Trong khi đó, mức giảm giá dầu tương tự sẽ gây hao hụt GDP 3-5% đối với các quốc gia vùng Vịnh và 1,5-2% đối với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Nigeria.

    Đối với kinh tế Mỹ, ông Trump từng gọi sự giảm giá của dầu tương đương với một chương trình cắt giảm thuế. Tuy nhiên, việc Mỹ ngày càng giảm phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng bùng nổ sẽ làm giảm bớt những tác dụng tích cực của giá dầu giảm ở cấp độ ngành công nghiệp trong nền kinh tế nước này.
  7. kiemtien1356

    kiemtien1356 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2016
    Đã được thích:
    139
    Lái nhà FIR vẫn cao cơ hơn LMH nhiều. Lái lên giá đó rồi neo luôn giá không cho giảm. Còn LMH phải chạy theo học hỏi nhiều.
    --- Gộp bài viết, 28/11/2018, Bài cũ: 28/11/2018 ---
    Muốn lên quan trọng là đội ngũ lãnh đạo công ty có muốn em nó tăng tốc không và phải có tiềm lực nữa.
  8. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    cao cơ hơn nhưng DN về cơ bản cũng book số liệu thôi bác. các bác cứ chạy trước, LMH của em chạy sau thôi chứ có phải không chạy đâu :) tình hình TT thì èo uột, cầu không có, các anh lái chả dại gì tuồn hàng ra tầm này đâu.
  9. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Tình trạng chung của mấy anh làm BĐS, không có tiền thì chậm tiến độ thôi
    Cư dân nhà ở xã hội căng băng rôn đòi nhà Cty Hoàng Quân
    Đỉnh điểm là ngày 27/11, hàng trăm khách hàng gồm cán bộ nhà nước, giáo viên... kéo đến Sở Xây dựng TPHCM phản ánh chủ đầu tư dự án NOXH số 35 Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân là công ty Hoàng Quân không chịu giao nhà.

    Chị N. một người mua nhà của chủ đầu tư này cho biết: “Tính đến thời điểm này, dự án Nhà ở xã hội 35 Hồ Học Lãm đã trễ 1 năm 6 tháng, tôi phản ánh đến chủ đầu tư nhiều lần, lần gặp gỡ trước, chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà vào 31/12 để người dân kịp đón Tết nhưng mới đây lại thông báo lùi đến hết tháng 3/2019”.

    Khách hàng đến Sở Xây dựng TPHCM yêu cầu xử lý công ty Hoàng Quân.

    " style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">[​IMG]
    Khách hàng đến Sở Xây dựng TPHCM yêu cầu xử lý công ty Hoàng Quân.

    “Mua căn nhà này vợ chồng tôi phải vay ngân hàng, nay đã chậm bàn giao gần hai năm nay, vừa phải đóng tiền ngân hàng vừa phải trả tiền nhà trọ. Trong khi đó, biết bao việc tôi phải lo, chủ đầu tư thì cứ hứa rồi thất hứa” – chị H. lo lắng.

    Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM đề nghị: “Bà con gửi những nguyện vọng của mình đến hộp thư điện tử của sở, đồng thời yêu cầu Quỹ phát triển nhà TPHCM có báo cáo về vụ việc trước 29/11. Tôi sẽ giao cho Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra lại tất cả các nội dung cư dân phản ánh để xử lý theo quy định”.

    [​IMG]
    Lãnh đạo Sở Xây dựng đối thoại với khách hàng
    Sau đó, các khách hàng tiếp tục tìm đến trụ sở Quỹ Phát triển nhà ở TP HCM để yêu cầu chủ đầu tư giải thích. Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Quỹ Phát triển nhà ở TP HCM, đã không giải đáp hết những thắc mắc của cư dân. Trong khi đó, lãnh đạo Công ty Hoàng Quân nói: “Sẽ cố gắng hết sức”.

    [​IMG]
    Công ty Hoàng Quân dính khá nhiều tai tiếng trong việc phát triển NOXH
    Tại buổi làm việc, chị Lê Thị Nghĩa chia sẻ: “Tưởng chừng mua nhà do đơn vị nhà nước làm chủ đầu tư sẽ yên tâm nhưng lại càng mệt mỏi hơn. Nhà ở xã hội là chính sách tốt đẹp của nhà nước nhằm mục đích ổn định cuộc sống những người thu nhập thấp nhưng rồi đẩy người nghèo lún sâu trong nợ nần do chúng tôi phải đi vay".

    [​IMG]
    HQC Nha Trang được chủ đầu tư mang đi thế chấp ngân hàng
    Liên quan đến công ty Hoàng Quân, trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa công bố danh sách các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn bị chủ đầu tư đem thế chấp ngân hàng. Cụ thể, công ty Hoàng Quân thế chấp 220 căn hộ NOXH HQC Nha Trang tại Ngân hàng Indovina chi nhánh Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    [​IMG]
    HQC Hoàng Quân Bình Chánh được xem là dự án bị "lỗi" của Công ty Hoàng Quân
    Tương tự, tại chung cư HQC Plaza trên đường Nguyễn Văn Linh, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM, cư dân ngán ngẩm vì chất lượng xây dựng của chủ đầu tư Hoàng Quân, chủ đầu tư tự ý thay đổi công năng một số khu vực chung trong chung cư. Còn tại HQC Hóc Môn, người mua từng treo băng rôn yêu cầu nhanh chóng bàn giao căn hộ, khi hoạt động, tầng hầm giữ xe ngập nước và bốc mùi hôi thối nhưng không được xử lý dứt điểm.
    tuananh03 thích bài này.
  10. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Lâu lâu không để ý con HQC nay vào nhìn giá thấy 1.550 đồng/cp :)) Hồi mới lên sàn kéo lên khoảng 24 (giá sau điều chỉnh) mà giờ còn không bằng nổi 1/2 cốc trà đá [​IMG]

Chia sẻ trang này