1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

4797 người đang online, trong đó có 390 thành viên. 21:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 49159 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Lại con hàng sắp lên sàn ngày đẹp :D
    Ngày 12/12/2018, CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UPCOM: TID) sẽ đưa 200 triệu cổ phiếu lên sàn UPCOM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.000 đồng/cổ phiếu.
    [​IMG]
    Ngày 12/12/2018, CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UPCOM: TID) sẽ đưa 200 triệu cổ phiếu lên sàn UPCOM.

    Trước đó vào ngày 1/4/2016, TID đã thực hiện IPO đối với gần 15 triệu cổ phần. Toàn bộ số cổ phần này được bán hết với giá đấu thành công bình quân 11.885 đồng/cp, thu về 177 tỷ đồng. Đến tháng 7/2018, TID phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

    Tính đến nay, cơ cấu cổ đông của TID gồm 2 cổ đông lớn nắm giữ 81,7% vốn điều lệ, trong đó Tỉnh ủy Đồng Nai sở hữu 48,1% vốn và CTCP Đầu tư Thành Thành Công sở hữu 33,6% vốn.

    TID là một trong những “ông lớn” trong ngành khu công nghiệp; đồng thời cũng là 1 trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân rang hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, TID còn hoạt động trong ngành bất động sản, kho cảng và logistics, dầu nhớt và khí đốt…

    Năm 2017, TID đạt tổng doanh thu 9.247 tỷ đồng, trong đó doanh thu kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp khoảng 256 tỷ đồng, doanh thu bất động sản 283 tỷ đồng, doanh thu kinh doanh cà phê và thức ăn chăn nuôi lên tới 8.397 tỷ đồng, chiếm gần 91% tổng doanh thu… Lợi nhuận sau thuế của TID năm 2017 gần 362 tỷ đồng.

    Trong 6 tháng đầu năm nay, TID đạt doanh thu 5.404 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh cà phê và thức ăn chăn nuôi đã đạt 5.074 tỷ đồng, chiếm 94% tổng doanh thu. Giá vốn hàng bán lên tới 5.135 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 268 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng hơn 5 lần cùng kỳ, lên tới 33,7 tỷ đồng nên doanh thu tài chính tăng đến 72% so với cùng kỳ, đạt 53.8 tỷ đồng. Trong khi chi phí tài chính cũng tăng 19% so với cùng kỳ lên tới 91 tỷ đồng.

    Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ghi nhận 82 tỷ đồng và 153 tỷ đồng, tăng 17% và 72%, do TID phải trích lập chi phí dự phòng nợ khó đòi đến 43,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 8 tỷ đồng.

    Đáng lưu ý, lợi nhuận khác của TID tăng gấp 44 lần so với cùng kỳ, đạt 172 tỷ đồng nhờ lãi từ hợp đồng liên doanh, liên kết. Cụ thể, theo hợp đồng liên doanh ký ngày 09/11/2017 giữa công ty con là CTCP Đầu tư Nhơn Trạch (NIC) và một Công ty thành lập tại Singapore là VNIC 2 PTE.LTD (VNIC), hai bên đồng ý góp vốn thành lập Công ty TNHH Thành phố mới Nhơn Trạch (CNM) với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 20% và 80%.

    NIC góp vốn vào CNM bằng một khu đất mà NIC có quyền sở hữu, phần chênh lệch giữa giá trị khu đất và giá trị góp vốn của NIC được CNM thanh toán lại. Trong 6 tháng đầu năm 2018, NIC đã hoàn tất việc góp vốn và một phần chuyển quyền sử dụng đất cho CNM, theo đó giá trị của phần quyền sử dụng đất này và giá gốc tương ứng được ghi nhận vào thu nhập khác và chi phí khác trong kỳ.

    Kết thúc 6 tháng đầu năm, TID đạt lợi nhuận sau thuế hơn 123 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ. Trước đó, TID đặt mục tiêu đạt 10.000 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 420 tỷ đồng. Như vậy đến 30/6, TID mới hoàn thành được 54% kế hoạch doanh thu và 29,2% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

    Mặc dù kết quả kinh doanh chưa có gì nổi trội, nhưng triển vọng phát triển của TID tương đối khả quan. Do đó, TID lên sàn có thể sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn.
  2. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    lên sàn lại để bsn giấy lộn không các bác :D
  3. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    'Thị trường bất động sản 2019 còn rất nhiều dư địa để phát triển'

    Mới chỉ mấy tháng trước, nhiều chuyên gia cùng nêu quan điểm lo ngại về khả năng xảy ra tình trạng “bóng bóng” bất động sản (BĐS) khi chứng khiến sự sốt nóng quá đà từ thị trường đất nền đặc khu tương lai và ven hai thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM), sự bùng nổ nguồn cung của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại các thành phố ven biển, sự lệch pha cung cầu trong thị trường nhà ở (nguồn cung cao cấp có dấu hiệu dư thừa, trong khi nguồn cung nhà ở bình dân, giá rẻ lại thiếu hụt nghiêm trọng)…

    [​IMG]
    Thị trường BĐS nhà ở đang bị thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân, giá rẻ. (Ảnh minh họa)
    Tuy nhiên đến nay, các chuyên gia đều đồng quan điểm rằng thị trường cuối năm 2018 sẽ không thể xảy ra “bong bóng” và năm 2019 cũng có rất nhiều dấu hiệu lạc quan, thị trường đang còn nhiều dư địa để phát triển. Hiện tại, thị trường thậm chí đang bị thiếu hụt nguồn cung nhà ở.

    Báo cáo mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đánh giá, nguồn cung của thị trường BĐS TP HCM từ đầu năm 2018 đến nay đang có dấu hiệu sụt giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2017.

    Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2018, tổng cung nhà ở từ 65 dự án là 23.759 căn nhà. Trong đó, phân khúc cao cấp có 7.444 căn, chiếm tỷ lệ 31,3% tổng cung; phân khúc trung cấp có 11.731 căn, chiếm 49,4% và phân khúc bình dân có 4.584 căn, chiếm 19,3%. So với cùng kỳ năm trước, số lượng dự án giảm 11,1%, tổng số căn nhà đưa ra thị trường giảm 39,2%. Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp giảm ít nhất, chỉ giảm 9,6%, trong khi phân khúc căn hộ trung cấp giảm đến 37,5% và phân khúc căn hộ bình dân giảm mạnh đến 68%.

    HoREA chỉ ra thực trạng hiện tại của thị trường nhà ở TP HCM là lệch pha cung – cầu khi tỷ lệ phân khúc cao cấp đang chiếm đến 1/3 thị trường và có dấu hiệu thừa cung, trong khi phân khúc bình dân chỉ đạt 19,3% dù nhu cầu nhà ở của phân khúc này vẫn đang vô cùng lớn.

    Hiệp hội nhận định, thanh khoản của thị trường sụt giảm, nguồn cung căn hộ năm nay hạn chế do thị trường đang vướng hàng loạt “điểm nghẽn” về các thủ tục như chấp thuận chủ trương đầu tư, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án, dùng quỹ đất để thanh toán Hợp đồng BT, tín dụng và thủ tục hành chính.

    BĐS nghỉ dưỡng sụt giảm mạnh
    Đồng quan điểm, tại một sự kiện tổ chức mới đây tại TP HCM, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trao đổi, nếu nhìn rộng toàn cảnh thị trường BĐS Việt Nam thì tiềm năng còn rất lớn. Nhu cầu thị trường không chỉ có phân khúc nhà ở (căn hộ, biệt thự, condotel...), mà còn bao gồm cả thị trường văn phòng, BĐS liên quan đến sản xuất kinh doanh (gồm BĐS bán lẻ, BĐS logisstics, các Khu công nghiệp, BĐS liên quan đến hạ tầng như sân bay, hải cảng…).

    Thị trường BĐS vẫn có nhu cầu rất lớn vì Việt Nam được coi là đang có tiềm năng phát triển: thu nhập bình quân đầu người và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tỷ lệ diện tích nhà ở/người của ta vẫn rất thấp nếu so sánh với những nước phát triển chưa ở mức độ cao trong khu vực như Thái Lan, TS. Võ Trí Thành giải thích.

    [​IMG]
    TS. Võ Trí Thành đánh giá, tiềm năng thị trường BĐS Việt Nam còn rất lớn, ở tất cả các phân khúc như nhà ở, văn phòng, nghỉ dưỡng, bán lẻ, logistics... (Ảnh: Hiếu Quân)
    “Nếu đánh giá rủi ro trong thị trường BĐS cần dựa trên 4 yếu tố. (1) Thanh khoản – nếu hơn 40% thanh khoản đến từ thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) thì cần giám sát chặt chẽ. (2) Yếu tố giá – nếu có dấu hiệu tăng giá trên diện rộng từ 25 – 30% là có vấn đề, thời gian qua có một số dự án căn hộ cao cấp hoặc đất nền tăng giá mạnh, nhưng đó chỉ là hiện tượng tăng giá theo phân khúc, diễn ra cục bộ mà thôi. (3) Tín dụng vào BĐS – cần chú ý đến phần tín dụng vay mua BĐS núp bóng tín dụng tiêu dùng, đồng thời từ 2019 nhiều khả năng áp dụng tỷ lệ lấy vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ 40%, giảm dần qua các năm gần đây. (4) Dòng tiền từ các tập đoàn lớn đổ vào thị trường – từ cuối năm 2016 đã có những dòng tiền hàng nghìn tỷ đồng đổ vào thị trường BĐS, đều được giám sát chặt chẽ để tránh nguy cơ ‘bong bóng’ ”, TS. Thành phân tích.

    Trong khi báo cáo của HoREA là minh chứng về sự sụt giảm của phân khúc nhà ở thì TS. Thành lại nhắc đến sự sụt giảm của thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Cụ thể, ông đánh giá so với năm trước, thị trường chững lại mạnh nhất là BĐS nghỉ dưỡng. Nguyên nhân là do vấn đề pháp lý chưa hoàn thiện (đối với loại hình condotel); do việc thực hiện cam kết lợi nhuận của các chủ đầu tư dự án chưa đúng dẫn đến nhiều tranh chấp; thậm chí do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà từ tháng 8 đến nay, tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm, giảm mạnh nhất là lượng khách đến từ Trung Quốc… Các chủ đầu tư condotel đang rất im ắng, điều này ảnh hưởng đến cả thị trường BĐS nghỉ dưỡng nói chung.

    “Thị trường BĐS Việt Nam còn rất trẻ”
    Trao đổi với phóng viên, ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (mã: TDH) đánh giá, thị trường BĐS Việt Nam nói chung còn rất trẻ và có thể tăng trưởng dài dài trong khoảng 20 – 30 năm tới.

    [​IMG]
    Chủ tịch TDH Lê Chí Hiếu cho rằng thị trường BĐS Việt Nam còn rất trẻ, có thể tăng trưởng dài trong 20 - 30 năm tới.
    “Nhiều người lo ngại thị trường BĐS của Hà Nội đã bão hòa nhưng tôi cho rằng không phải, nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất nhiều. Thị trường chỉ bão hòa cục bộ ở một số nơi đang có mật độ xây dựng cao – như khu vực xung quanh Mỹ Đình – mà thôi. Vấn đề chúng ta cần lo lắng không phải là nhu cầu của thị trường mà là bài toán quy hoạch, Nhà nước và Chính phủ cần quy hoạch sao cho hợp lý hơn”, Chủ tịch TDH nhận định.

    So với Hà Nội mang tính văn hóa – xã hội nhiều hơn, thì nhiều nhà đầu tư ngoại sẽ thích lựa chọn tham gia thị trường TP HCM hơn bởi đây là thành phố có quy mô đô thị lớn nhất, đồng thời xét về tính chất lại là đầu tàu kinh tế cả nước. Từ thời Pháp thuộc, TP HCM đã hình thành hệ thống quy hoạch cơ bản, đường xá giao thông tiện lợi, các vùng sản xuất bố trí tương đối hài hòa, xung quanh thành phố có nhiều khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển nhiều hải cảng…

    Ông Hiếu thông tin, tại phân khúc căn hộ cao cấp mới đây thậm chí còn hình thành mặt bằng giá mới. Chung cư cao cấp vốn có mức giá khoảng 2.500 – 3.000 USD/m2 (khoảng từ 60 - 70 triệu đồng/m2), nhưng mới đây đã xuất hiện những dự án có giá bán đến 7.000 USD/m2, thậm chí thời gian tới có thể có dự án sẽ bán sản phẩm với giá 10.000 USD/m2.

    “Có người lo BĐS cao cấp thừa cung nhưng thực tế vẫn có khách mua các sản phẩm BĐS xa xỉ này. Điều đó chứng tỏ nhu cầu của thị trường vẫn còn, quan trọng là chủ đầu tư dự án phải đảm bảo phát triển sản phẩm đúng như cam kết, nhà ở bình dân hay cao cấp mà đúng chất lượng thì chắc chắn sẽ vẫn thu hút người mua”, Chủ tịch TDH khẳng định.
  4. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Condotel, BĐS nghỉ dưỡng thì đang bão hòa rồi còn bất động sản phân khúc nhà ở, văn phòng vẫn đang còn cầu khỏe. Kinh tế mở cửa, FDI liên tục đổ bộ về Việt Nam thì nhu cầu thuê thuê văn phòng càng tăng cao đặc biệt là 2 thành phố lớn TP HCM và Hà Nội
  5. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    dòng BĐS giờ đang chờ kết quả kinh doanh quý 4, đây là quý ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cao nhất năm thì may ra sẽ có sóng cổ phiếu BĐS. LMH năm nay bán kha khá dự án Manhattan Tower đó
  6. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    ANV kinh đấy nhỉ
    Navico (ANV): Lãi ròng 2018 ước đạt 600 tỷ, dự phát hành 30 triệu cổ phiếu phục vụ mở rộng vùng nuôi


    Mới đây, HĐQT Navico đã thông qua việc rót vốn 540 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú để thực hiện dự án Bình Phú cung cấp nguồn giống cho việc nuôi cá tra.
    Kết thúc 11 tháng đầu năm, CTCP Nam Việt (Navico, ANV) đạt doanh thu thuần hơn 3.600 tỷ, riêng con số từ xuất khẩu ghi nhận 130 triệu USD. Tương ứng, lợi nhuận trước thuế Công ty đạt 579 tỷ đồng. Ước cho cả năm 2018, doanh thu thuần Navico ước đạt 4.000 tỷ, tăng 35%, hơn nữa đại diện Công ty kỳ vọng khả năng lãi ròng sẽ thu về 600 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kì.

    Đặt kế hoạch cho năm 2019, Navico dự doanh số 6.000 tỷ, lãi sau thuế 700 tỷ đồng và cổ tức bằng tiền dự kiến 20%. Đồng thời, Công ty cũng ước tính con số lợi nhuận 2020 dự chạm mốc 1.000 tỷ đồng.

    Trở lại năm 2018, xuất khẩu nói chung và nhóm thủy sản, cá tra nói riêng bước vào giai đoạn tăng trưởng tích cực. Nhận định tổng quan ngành, người trong cuộc kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu cá tra khoảng năm nay đạt mức 2,1 tỷ USD, chiếm 31,5% kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản.

    Với tính chủ động vùng nuôi, Navico hưởng lợi tương đối từ cơ hội thị trường. Hiện, Công ty có tổng cộng 330 ha vùng nuôi, cung cấp 95.000 tấn cá tra nguyên liệu mỗi năm và dự tiếp tục nâng lên 200.000 tấn/năm sau khi dự án Bình Phú đi vào hoạt động trong quý 4/2019.

    Liên quan đến vùng nuôi, mới đây, HĐQT Navico đã thông qua việc rót vốn 540 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Nam Việt Bình Phú để thực hiện dự án Bình Phú cung cấp nguồn giống cho việc nuôi cá tra.

    Được biết, dự án Bình Phú có tổng vốn đầu tư lớn vào khoảng 4.000 tỷ đồng, công suất dự kiến 200.000 tấn/năm. Về huy động vốn, Navico đã hoàn tất mua 500 ha, hiện còn thiếu 100 ha Công ty dự rót 1.000-1.500 tỷ đồng thông qua phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ vào quý 3/2019. Giá phát hành sẽ xin ý kiến cổ đông trông thời gian sớm nhất.
  7. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    CTCP Landmark Holding (LMH): Bà Đỗ Thị Phương, nhà đầu tư cá nhân, đã mua 233.000 cp (tỷ lệ 1%). Trước giao dịch bà Phương không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 7/12/2018.
    Có tin gì mà bà Phương mua hẳn 1% công ty thế nhỉ?
  8. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Con này cứ mù mờ, ko biết thế nào mà lần. Mà theo em con này cứ loanh quanh mốc 10, mua bây giờ giữ giá là được, chờ đánh lên là vừa
  9. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Chắc tranh thủ gom hàng khi đáng tích lũy vùng giá 10 thôi bác à, có thể có tin kết quả kinh doanh năm nay dự ngon thì múc trước khi tin ra cổ phiếu phi mạnh :rolleyes::rolleyes:
  10. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Con LMH cũng đè giá vùng 10 kinh phết, phiên nào cũng tham chiếu, giống con FTM nhưng hi vọng không nặng mông như con FTM

Chia sẻ trang này