Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

4429 người đang online, trong đó có 373 thành viên. 09:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 49033 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Cắt bớt chi nhánh cũng là phục vụ cải tổ bộ máy, tập trung chính sang mảng bất động sản và năng lượng sạch. BĐS TP HCM đang hot ở khu Đông chứ khu vực nội thành, trung tâm quỹ đất vô cùng khan hiếm rồi. Trung Quốc đang đổ xô mua nhà ở TP HCM.

    Tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà ở TP.HCM tăng đột biến

    Chỉ 9 tháng đầu năm 2018, người mua Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM dù trước đó quốc gia này không nằm trong 5 vị trí đầu tiên.

    Đây là số liệu được công ty nghiên cứu thị trường CBRE công bố tại Hội thảo "Bất động sản – Động lực tăng trưởng mới" được Forbes Việt Nam tổ chức tại TP.HCM chiều 10/12. Theo nhận định của đơn vị này, đây là chuyển biến rõ nét kể từ năm 2015 khi quy định cho phép người nước ngoài được mua 30% số lượng đơn vị nhà ở trong các dự án bất động sản tại Việt Nam có hiệu lực. Chuyển động chính sách ngay lập tức tạo nên cú hích, tạo ra sức cầu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

    CBRE: Người Trung Quốc mua nhà ở TP.HCM tăng mạnh
    Thống kê lượng giao dịch qua CBRE cho thấy nếu như sáu tháng đầu năm 2017, nhà đầu tư nội địa chiếm 79% giao dịch trên thị trường căn hộ thì sau một năm bức tranh đã đổi màu.

    Cụ thể, người mua nhà Việt Nam chiếm khoảng 24% các giao dịch trên thị trường trong 9 tháng đầu năm 2018. Từ việc không có mặt trong top 5 dẫn đầu thị trường với chỉ 4% vào năm 2017, người mua Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường, chiếm 31% giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2018.

    [​IMG]
    Nhóm các nhà đầu tư Hàn Quốc, Hong Kong cũng hoạt động sôi động không kém. Trong đó, giao dịch của các nhà đầu tư xứ sở kim chi chiếm 19% trong nửa đầu năm 2018, tăng gần năm lần so với mức 4% trong nửa đầu năm 2017. Tương tự, giao dịch các nhà đầu tư đến từ Hong Kong chiếm 10%, tăng ba lần so với mức 3% cùng kỳ trước đó.

    Bà Dương Thùy Dung, giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, cho biết: “Nếu hai năm trước lượng khách đến từ Hàn Quốc là đông đảo nhất thì hiện nay số lượng khách mua từ Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan đang dẫn đầu về các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều nhất vẫn là phân khúc căn hộ cao cấp ở những khu vực trung tâm TP.HCM”.

    Theo chuyên gia đến từ CBRE khách hàng Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hong Kong tỏ ra ưa chuộng các dự án có quy mô lớn, vị trí trung tâm như Alpha Hill của Alpha King mới mở bán hay Vinhomes Central Park và Vinhomes Golden River của tập đoàn Vingroup.

    Trong khi đó ưu tiên số 1 của người mua Hàn Quốc là các dự án tại khu vực Phú Mỹ Hưng, nơi phát triển khu đô thị được quy hoạch tốt, đồng bộ và đặc biệt là hình thành được cộng đồng cư dân đồng hương của họ ở khu vực này. Trái lại, nhóm khách hàng Âu Mỹ ưa thích phong cách sống biệt lập, thích lựa chọn biệt thự biệt lập, khu căn hộ riêng tư, diện tích rộng và yên tĩnh như City Garden hoặc các dự án khu vực Thảo Điền, quận 2, TP.HCM.

    Người chưa từng đặt chân đến Việt Nam cũng mua nhà ở TP.HCM
    Số liệu thống kê của CBRE cũng cho thấy những lát cắt khác đáng quan tâm về thị trường bất động sản. Khảo sát về nhu cầu mua nhà với người mua của CBRE cho thấy mục đích “mua để cho thuê lại” đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 75%, tính trong ba quý đầu năm 2018, tăng từ 61% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó mục đích “mua để ở” và “mua chờ tăng giá” chiếm tỷ trọng lần lượt là 12% và 13%, giảm so với mức tương ứng cùng kỳ năm trước là 17% và 22%.

    Bà Dung cho biết hai, ba năm trước, khách mua là người nước ngoài sinh sống và làm việc trong nước, giờ có những người sinh sống ở nước ngoài và thậm chí còn chưa từng đặt chân vào Việt Nam. Số lượng người mua với mục đích mua cho thuê chiếm tỉ lệ rất nhiều.

    Trong đó, căn hộ hạng sang số lượng ít nên bán rất chạy, chủ đầu tư cũng mạnh dạn đưa ra mức giá cao, thậm chí có thể lên 9.000-10.000 USD/m2, bà Dung đưa ra dự báo.

    Khi nhóm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đủ đông nhưng không có nhu cầu sử dụng trực tiếp thì thị trường xuất hiện các đơn vị chuyên nghiệp quản lý và cho thuê lại bất động sản cho riêng nhóm khách hàng người nước ngoài. Ngoài các tên tuổi lớn như CBRE, Savills, JLL… thị trường xuất hiện các công ty trẻ, năng động, quản lý cho thuê chuyên nghiệp chỉ phục vụ nhóm khách hàng nước ngoài.
  2. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Trung Quốc, Hàn Quốc, Hongkong chủ yếu mua căn hộ hạng sang với đầy đủ tổ hợp tiện ích, khu vui chơi giải trí, mua sắm, trường học, bệnh viện.... nên hệ sinh thái Vingroup luôn được khách ưu tiên lựa chọn
  3. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Quỹ đất LMH cũng ngon quá mà nhỉ

    Landmark Holding cũng đang trong quá trình thương thảo, đàm phán với các đối tác để ký hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc trở thành đối tác phân phối cho hàng loạt dự án tại Hà Nội như Dự án Lĩnh Nam (Hà Nội), một dự án khác trên đường Trần Phú (Hà Đông), dự án trên trục Lê Văn Lương (Hà Đông)... Hầu hết các dự án này đều là dự án cũ được mua lại thông qua hình thức M&A.

    Không chỉ đẩy mạnh quy mô tại thi trường miền Bắc, Landmark Holding cũng đang mở rộng quy mô bằng hình thức M&A dự án BĐS tại khu vực phía Nam. Hiện nay, công ty vừa mua lại các lô đất số 41-43-45-47-49 An Phú, Phường An Phú, Quận 2. Dự kiến, đầu năm 2019 Công ty dự định phá dỡ toàn bộ công trình trên đất, xây dựng tổ hợp chung cư – trung tâm thương mại cao 22 tầng (gồm 4 tầng hầm và 18 tầng căn hộ chung cư, văn phòng), tổng số căn hộ dự kiến 180 căn.

    Bên cạnh đó, Landmark Holding hiện cũng đang sở hữu khu đất vàng tại số 9 Mạc Đĩnh Chi tại Quận 1, TPHCM. Khu đất này vốn là khoản nợ thế chấp bằng đất tại thửa đất số 2, tờ bản đồ số 8 diện tích 1.317,3m2 tại Số 09, Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đứng tên ông Hoàng Như Luận trị giá 324 tỷ đồng và Landmark Holding đã mua lại toàn bộ khoản nợ này từ VAMC.

    Được biết, Landmark Holding sẽ triển khai xây dựng dự án trên khu đất vàng trên từ quý 1/2019. Đây sẽ là dự án tổ hợp văn phòng – khách sạn với tổng mức vốn đầu tư 1.540 tỷ đồng. Tòa nhà dự kiến xây dựng 19 tầng (trong đó có 4 tầng hầm, 15 tầng dùng làm văn phòng và khách sạn). Thời gian xây dựng dự kiến 24 tháng.
  4. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Năm tới sẽ là năm của cp mid cap nhé anh em. Lựa hàng ngon mà đi shopping thôi các bác.
    VinaCapital: Cổ phiếu tầm trung sẽ vượt trội năm 2019

    (NDH) Theo báo cáo của VinaCapital, một số nhà đầu tư dự báo cổ phiếu vốn hóa tầm trung sẽ diễn biến vượt trội trong năm 2019, sau một năm 2018 đầy thách thức với các cổ phiếu vốn hóa lớn.

    Quỹ đầu tư VinaCapital vừa ra báo cáo nhận định tình hình kinh tế Việt Nam và cơ hội đầu tư năm 2019.

    Theo đó, Chính phủ Việt Nam đang quản lý nền kinh tế một cách hợp lý, lạm phát trong tầm kiểm soát, nội tệ ổn định hơn hầu hết các thị trường mới nổi (EM) trong năm 2018.

    Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tiếp tục chảy vào Việt Nam, khoảng 7%/GDP năm 2018, giúp ổn định nội tệ và thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Việt Nam thu hút FDI nhờ có chi phí lương thấp, lực lượng lao động chất lượng cao và vị trí địa lý gần chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất khu vực, đặc biệt là trong ngành điện tử.

    Do đó, những yếu tố bên ngoài khả năng cao sẽ tác động đến Việt Nam nhiều hơn yếu tố nội tại.

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới, bao gồm cả Việt Nam biến động, nhân dân tệ (CNY) mất giá, có thể vượt qua mốc 7 CNY đổi 1 USD mà chính phủ Trung Quốc tuyên bố bảo vệ.

    USD/CNY cao hơn 7 có thể đẩy đồng nội tệ Trung Quốc vào vòng xoáy mất giá do các công ty nước này vay nợ hơn 3.000 tỷ USD, chủ yếu bằng đồng bạc xanh, trong 5 năm qua. CNY mất giá khiến họ khó trả nợ hơn. Đây là tình trạng từng xảy ra với baht Thái Lan (THB) và rupiah Indonesia (IDR) trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

    Kịch bản trên cũng tác động xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam bởi người dân thường đánh giá quá cao tác động từ việc CNY mất giá đến kinh tế Việt Nam.

    Chiến tranh thương mại sẽ có lợi cho Việt Nam trong dài hạn bởi tình trạng đó thúc đẩy các công ty tái bố trí cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Việt Nam cũng hưởng lợi trong ngắn và trung hạn khi các công ty Mỹ chọn đặt hàng với nhà cung ứng ở Việt Nam thay vì Trung Quốc để tránh thuế.

    Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại từ đầu năm 2018, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với nền kinh tế số 2 thế giới. Nguyên nhân là chính phủ Trung Quốc ồ ạt kích thích nền kinh tế trong giai đoạn 2016 – 2017 và những biện pháp đó đã bị xóa bỏ. Điều này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, tăng trưởng 21% trong 10 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.

    USD mạnh lên

    Fed tăng lãi suất cùng các yếu tố khác đã đẩy chỉ số USD DXY tăng 9% kể từ tháng 2. USD mạnh lên là tin xấu với các nền kinh tế mới nổi và thị trường chứng khoán.

    Việt Nam đã chi khoảng 6 tỷ USD dự trữ ngoại hội để ổn định giá trị VND so với USD kể từ tháng 7, khiến dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Việt Nam còn khoảng 58 tỷ USD, tương đương 2,9 tháng nhập khẩu, thấp hơn con số 3 tháng mà Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị.

    Trên thị trường tự do, VND đã mất giá khoảng 3% kể từ đầu năm. Trong khi đó, các đồng tiền khác như rupee Ấn Độ (INR), IDR, peso Philippines (PHP) đều giảm 2 con số và hồi phục một phần trong vài tuần gần đây.

    Một số quốc gia trong khu vực buộc phải tăng lãi suất để bảo vệ nội tệ, Indonesia và Philippines tăng 1,5%, Ấn Độ tăng 5%. Điều này sẽ làm tăng trưởng GDP của họ chậm lại. Việt Nam chưa cần tăng lãi suất để bảo vệ VND, phần nào nhờ thặng dư thương mại 7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, tương đương hơn 3% GDP. VinaCapital dự báo thặng dư trong năm 2019 tương đương mức này.

    Ngoài Fed tăng lãi suất, USD còn tăng giá do ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Italia và Liên minh châu Âu (EU), chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tình trạng khan hiếm USD ngoài Mỹ.

    Tăng trưởng EPS giảm tốc

    Tăng trưởng lợi nhuận trên cổ phần (EPS) của Việt Nam sẽ giảm từ 25% trong năm 2018 xuống còn 12 – 13% trong năm 2019. Theo VinaCapital, tăng trưởng EPS năm nay được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố “bất ngờ”. Nếu loại bỏ chúng đi, tăng trưởng EPS 2018 chỉ là 15%.

    Những yếu tố "chỉ xuất hiện một lần" nêu trên bao gồm hàng loạt công ty có tăng trưởng tốt và lợi nhuận vượt kỳ vọng trong lĩnh vực ngân hàng. Lợi nhuận ngành ngân hàng có được nhờ:

    - Thanh toán trả trước từ các công ty bảo hiểm quốc tế cho ngân hàng trong nước, đổi lấy việc các ngân hàng đó tham gia những thỏa thuận bảo hiểm ngân hàng để bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của họ.

    - Lợi suất trái phiếu quý I giảm khoảng 100 – 150 điểm cơ bản, tạo lợi nhuận vượt mức tại những ngân hàng chuyên về giao dịch trái phiếu.

    - Lợi nhuận từ thoái vốn trong đầu tư vốn/công ty con.

    Một lý do nữa khiến VinaCapital dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 giảm là tăng trưởng nợ toàn hệ thống có thể giảm từ 16% trong năm nay xuống còn 14%, khiến tăng trưởng EPS lõi lĩnh vực ngân hàng giảm 4%. Các cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 1/4 tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

    VinaCapital cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của các công ty phát triển bất động sản Việt Nam giảm từ hơn 100% trong năm nay xuống còn 17% trong năm 2019 do các hoạt động trên thị trường này bắt đầu giảm sau nhiều năm tăng mạnh. Tổng số dự án nhà ở mới mở bán tại TP HCM và Hà Nội năm sau cao gấp đôi năm trước trong giai đoạn 2014 – 2017. Các cổ phiếu bất động sản cũng chiểm khoảng 1/4 tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Đợt điều chỉnh gần đây của thị trường chứng khoán Việt Nam phần nào do các nhà phân tích giảm kỳ vọng về tăng trưởng EPS trong năm 2019. Do đó, giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hợp lý nếu so với khu vực EM về tỷ lệ “giá trên lợi nhuận so với tăng trưởng (PEG)”.

    Tăng trưởng EPS của Việt Nam giảm phù hợp với xu hướng toàn cầu. Kỳ vọng tăng trưởng EPS của Mỹ trong năm 2018 là trên 20% nhưng chỉ còn dưới 10% trong năm 2019.

    [​IMG]

    VinaCapital cho rằng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2019 không chậm lại. Tuy nhiên, do những lực kéo cơ bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chưa được các công ty niêm yết nắm lấy hoàn toàn, có một số khác biệt trong dự báo của VinaCapital về tăng trưởng lợi nhuận và GDP như sau:

    - Sản lượng lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng 12 – 13% trong năm 2018 và 2019 do dòng FDI chảy vào.

    - Sản xuất đóng góp 20% GDP Việt Nam, cao hơn con số ước tính chính thức 16%. Tuy nhiên, lợi ích từ tốc độ tăng trưởng sản xuất cao này ở Việt Nam chỉ đạt được một cách gián tiếp bởi các công ty niêm yết như Vinamilk, Thế giới di động và các công ty khác, hoặc thông qua doanh thu của các công ty logistic, khu công nghiệp.

    Luật chứng khoán sửa đổi

    Bộ Tài chính đã thảo luận sửa đổi Luật Chứng khoán từ đầu năm. Cơ quan này thông báo sẽ công khai dự thảo các quy định mới vào tháng 4/2019, hoàn tất sửa đổi vào tháng 10/2019 và có hiệu lực từ giữa năm 2020.

    Hiện vẫn chưa rõ những nội dung sửa đổi cụ thể nhưng những đồn đoán cho rằng luật mới có thể giải quyết vấn đề giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL) tại Việt Nam.

    Một số kỳ vọng luật sửa đổi sẽ nâng FOL “mặc định” (với các công ty trong lĩnh vực không bị hạn chế) lên 60% hoặc cao hơn. Các tin đồn liên quan dự thảo sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong năm 2019. Giải quyết FOL còn giúp Việt Nam chuyển từ trạng thái “Cận biên” sang “EM”, tương tự Pakistan năm 2017, sớm nhất là trước năm 2020.

    Cổ phần hóa đình trệ

    Việt Nam chưa tiến gần đến mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn trong các Doanh nghiệp Nhà nước Sở hữu (SOE) trong năm nay. Với tốc độ hiện tại, khả năng cao chưa đến 20% số SOE dự định cổ phần hóa/thoái vốn trong năm 2018 thực sự được tư nhân hóa hoặc bán cổ phần cho nhà đầu tư.

    Tâm lý thích cổ phần hóa của nhà đầu tư nước ngoài, thoái vốn SOE và các đợt IPO nằm trong nhóm nhân tố chính giúp VNIndex tăng 48% trong năm 2017. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay diễn biến không tốt phần nào do Chính phủ chưa kiên quyết thúc đẩy tư nhân hóa, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2018.

    Một số nhà đầu tư lo ngại tình trạng định giá cao trong một số đợt chào bán, ở cả lĩnh vực tư nhân cũng như SOE, sẽ cản trở những thương vụ IPO mới, hạn chế lượng hợp đồng hấp dẫn xuất hiện trong năm 2019.

    [​IMG]

    Ảnh: Nikkei.

    Phát triển hạ tầng có thể thúc đẩy tư nhân hóa

    Chi tiêu cho phát triển hạ tầng của Việt Nam dường như mới chỉ đạt được nửa kế hoạch trong năm 2018, chủ yếu do sự quan liêu – tình trạng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tìm cách xử lý trong suốt năm qua.

    Việt Nam có nhiều dự án hạ tầng tham vọng đang trong quá trình xây dựng hoặc mới lên kế hoạch chi tiết như metro ở TP HCM, sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam mới.

    Tăng trưởng chi tiêu hạ tầng của Việt Nam đã tăng với tốc độ 2 con số kể từ năm 2012.

    Nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành công trong điều chỉnh luật đầu tư công để thúc đẩy phát triển hạ tầng và có thể hợp tác với Bộ Giao thông vận tải, chính quyền địa phương, Việt Nam cần huy động vốn để trang trải cho phát triển hạ tầng. Tỷ lệ nợ công trên GDP hiện tại khoảng 61%, cách không xa giới hạn 65%.

    Tình trạng trên sẽ dẫn đến việc nối lại tư nhân hóa/bán cổ phần SOE trong năm 2019.

    60% nợ công của Việt Nam là bằng VND, 40% là ngoại tệ, chủ yếu là USD. Khoảng một nửa nợ ngoại tệ là vay từ WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn ODA.

    Cổ phiếu vốn hóa tầm trung

    Với những lý do nêu trên, một số nhà đầu tư dự báo cổ phiếu vốn hóa tầm trung sẽ diễn biến vượt trội trong năm 2019, sau một năm 2018 đầy thách thức với các cổ phiếu vốn hóa lớn.

    Những lý do cho quan điểm trên gồm:

    - Nhà đầu tư không kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, chiếm khoảng nửa tổng vốn hóa thị trường, diễn biến tốt trong năm tới.

    - Kinh tế Việt Nam ngày càng được công nhận sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.Hoạt động kinh doanh cốt lõi của nhiều cổ phiếu vốn hóa tầm trung của Việt Nam mang tính phòng vệ bởi những công ty này tập trung vào những khía cạnh quan trọng trong kinh tế thường nhật.

    Yếu tố bất lợi với diễn biến giá cổ phiếu vốn hóa tầm trung Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chiếm tới 85% khối lượng giao dịch hàng ngày. Những người này thường dựa vào phần ký quỹ (margin), do công ty chứng khoán cung cấp, để tăng sức mua.

    VinaCapital dự báo cho vay ký quỹ sẽ bị hạn chế trong năm 2019 bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam muốn giảm tăng trưởng tín dụng và lãi suất tăng.
  5. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Đất thì có, nhưng có xây dựng sắm sửa gì không bác ơi hay mua để đó chờ tăng giá rồi bác đứt đi cầm tiền về?
  6. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    2018 sóng mạnh thì vẫn ở dòng midcap thôi có dệt may và thủy sản là mạnh nhất năm nay.
  7. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    1.060 vào cuối năm 2019

    Bloomberg: Chứng khoán Đông Nam Á khả quan, dự báo VN-Index tăng 11% trong năm 2019

    Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ nhiều khả năng sẽ tạm ngừng thắt chắt tiền tệ đã làm giảm áp lực đối với nhiều đồng tiền khu vực Châu Á, còn diễn biến đi xuống của giá dầu cũng có tác động tích cực đối với hầu hết các thị trường.

    Nếu những xu hướng này tiếp tục, thị trường chứng khoán Châu Á có thể sẽ hút lại một phần con số 14 tỉ USD vốn ngoại đã chảy ra ngoài trong năm 2018.

    Ông Narongsak Plodmechai, CEO tại công ty quản lí tài sản tư nhân lớn nhất Thái Lan - SCB Asset Management, nhận định: “Mức định giá tại hầu hết thị trường Đông Nam Á đã giảm đáng kể xuống mức khá hấp dẫn. Chúng tôi cảm thấy lạc quan về triển vọng trong năm sau”.

    Các thị trường Philippine, Singapore và Thái Lan đang ở mức định giá thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây.

    [​IMG]
    P/E 12 tháng hiện tại (cột màu đen) so với trung bình 3 năm (cột màu đỏ) của 6 thị trường chứng khoán khu vực Đông Nam Á.
    Nói như vậy không có nghĩa là năm 2019 sẽ không có rủi ro. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn là một mối nguy hiểm lớn, đặc biệt là nếu những dấu hiệu hòa hoãn gần đây chỉ là cử chỉ thoáng qua. Thái Lan và Singapore – hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á tính theo vốn hóa – được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm sau. Trong khi đó, nguy cơ kinh tế Mỹ giảm tốc cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới tổng cầu.

    Việt Nam: Dự báo tăng trưởng GDP năm 2019: 6,6% so với 6,9% năm 2018
    Thị trường cận biên Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á hút ròng vốn ngoại trong năm 2018 này (Singapore không công bố số liệu này). Trong khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên, cổ phiếu Việt Nam không còn quá rẻ nữa.

    Ông Bernard Lapointe, Giám đốc nghiên cứu tại CTCP Chứng khoán Rồng Việt, cho biết ông lạc quan nhưng không quá hào hứng và kì vọng VN-Index trong năm sau sẽ nằm trong khoảng 900 đến 1.000 điểm (cuối thứ Sáu tuần trước chỉ số đóng cửa ở 952,04 điểm).

    Khác với quan điểm thận trọng của ông Lapointe, ông Michel Tosto – Giám đốc khối Khách hàng tổ chức và môi giới tại chứng khoán Bản Việt cho rằng VN-Index có thể đạt 1.060 điểm vào cuối năm 2019, tức tăng trưởng khoảng 11% so với hiện tại. Cơ sở để ông đưa ra dự báo này là sự ổn định của tiền đồng và ước tính EPS tăng trưởng 16% trong năm sau cùng với khoảng 19% trong năm nay.
  8. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Năm nay các chuyên gia không dự báo nổ như mọi năm nhỉ. Thị trường không có nhiều điểm sáng, vĩ mô Việt Nam ổn định chứ không có gì bứt phá, 2017 bùng nổ vì sóng thoái vốn và lên sàn thôi
  9. khoatran_s15

    khoatran_s15 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    54
    Thứ 4 này mình có tổ chức 1 buổi hội thảo lớn cho Nam Long, BDS phân khúc vừa túi tiền khu vực Q9, Q8, Long An nổi tiếng với dòng Ehome, Flora, Valora, anh chị em nào quan tâm thì tham gia giao lưu doanh nghiệp nhé
    Thời gian: 15h - 17h
    Địa điểm: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH, Số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM
    Link đăng ký: https://goo.gl/M3GDe4
  10. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Hôm nay thì khuyên thoát hàng rồi các bác nhé :D
    Vn-Index nhiều khả năng lùi về vùng 900 điểm, hồi phục là cơ hội “thoát hàng”?

    [​IMG]
    Nhiều CTCK chung quan điểm thị trường sẽ còn điều chỉnh và Vn-Index nhiều khra năng về vùng 900 điểm

    Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra không thực sự tích cực với áp lực bán tăng vọt trên toàn thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index giảm 18,39 điểm (1,93%) xuống 933,65 điểm, mức thấp nhất trong phiên. Số mã giảm điểm trên HoSE cũng áp đảo hoàn toàn với 231 mã, gấp 3 lần số mã tăng điểm.

    Không chỉ giảm mạnh về điểm số, thanh khoản thị trường cũng tăng lên đáng kể. Khối lượng khớp lệnh HoSE đạt 143 triệu đơn vị, tăng 9% so với phiên trước cho thấy áp lực bán là khá mạnh.

    Đáng chú ý, đà giảm của thị trường chỉ mới được kích hoạt trong 2 phiên gần đây, ngay sau khi Vn-Index vượt qua mốc tâm lý 960 điểm khiến không ít nhà đầu tư "mắc bẫy" bởi tin rằng thị trường đã thực sự hồi phục.

    Với diễn biến giảm mạnh trong 2 phiên gần nhất (Vn-Index mất tổng cộng gần 27 điểm), nhiều kịch bản không tích cực với thị trường đã xuất hiện.

    Vn-Index lùi về vùng 900 điểm, hồi phục là cơ hội "thoát hàng"

    Theo CTCK VNDIRECT, áp lực bán ra ở các cổ phiếu Bluechips rất quyết liệt với nhiều lệnh bán lớn trong suốt phiên giao dịch cho thấy tâm lý của các tổ chức, nhà đầu tư lớn nghiêng về thận trọng trong khi đó bên mua cũng hạ giá mua để tìm biên an toàn so với rủi ro ngắn hạn của thị trường. Trạng thái cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM; VIC; SAB; VRE; BVH vẫn tạm ổn khi chỉ dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản vừa phải nhưng số lượng cổ phiếu chuyển sang trạng thái tiêu cực sau phiên hôm nay đã tăng lên quá nhiều. Do đó, áp lực giảm điểm trong các phiên tới có thể tiếp diễn và thông thường các đợt hồi phục trong phiên sẽ là cơ hội giảm trạng thái cổ phiếu.

    VNDIRECT cho rằng sẽ xem xét lại khả năng mở các khuyến nghị mua trở lại nếu Vn-Index một lần nữa quay về vùng 895-910 điểm khi mốc hỗ trợ này sẽ bị xuyên thủng trong các phiên giao dịch tới.

    CTCK Bảo Việt (BVSC) cũng đánh giá thị trường sẽ còn tiếp tục điều chỉnh. BVSC dự báo tương quan cung cầu có thể sẽ trở nên cân bằng hơn trong một vài phiên kế tiếp khi mà thị trường về đến các ngưỡng hỗ trợ mạnh.

    Dư địa giảm điểm của thị trường có thể sẽ còn tiếp diễn và chỉ số nhiều khả năng sẽ lui về vùng hỗ trợ 915-925 điểm trong một vài phiên tới. Phản ứng hồi phục của thị trường được kỳ vọng sẽ xuất hiện tại vùng hỗ trợ này.

    BVSC cho rằng các nhịp hồi phục của thị trường trong những phiên tới được xem là cơ hội bán giảm tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn trong danh mục.

    [​IMG]
    Vn-Index đang trong xu hướng giảm giá kéo dài

    Chung quan điểm thận trọng, CTCK SHS cho biết Vn-Index và Vn30 đã giảm gần về các ngưỡng hỗ trợ quan trọng lần lượt tại 930 điểm và 900 điểm tương ứng với đường viền cổ (neckline) của mô hình 2 đáy trước đó. Đây là vùng giá quan trọng để xác định xu hướng sắp tới dựa trên các diễn biến của thị trường trong phiên tiếp theo quanh những ngưỡng này.

    Trường hợp tiêu cực xảy ra, Vn-Index và Vn30 xuyên thủng 2 ngưỡng nêu trên thì rủi ro giảm tiếp về 900 điểm và 865 điểm là hoàn toàn có thể. SHS dự báo trong phiên giao dịch 18/12, Vn-Index có thể hồi phục trở lại nếu test thành công hỗ trợ tại 930 điểm trong phiên. SHS khuyến nghị nhà đầu tư nên quan sát kỹ phản ứng của giá tại ngưỡng 930 điểm của Vn-Index trong phiên tiếp theo và có thể cân nhắc giải ngân nếu như ngưỡng hỗ trợ này được giữ vững.

Chia sẻ trang này