1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

5855 người đang online, trong đó có 606 thành viên. 23:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 49099 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    Giờ LMH xây dựng các công trình để phục vụ mục đích cho thuê văn phòng thương mại là quá hợp lý này
    Tp.HCM: Nhu cầu thuê văn phòng và mặt bằng kinh doanh tăng mạnh


    [​IMG]
    Năm 2019 sẽ có thêm nguồn cung mới và mặt bằng bán lẻ được dự báo sôi động hơn...

    Theo thống kê của các đơn vị nghiên cứu thị trường, nguồn cung mặt bằng văn phòng và mặt bằng bán lẻ trong mấy năm qua còn hạn chế, nguồn cung mới không có nhiều, từ đó giá cho thuê mặt bằng trong thời gian qua khá triển vọng. Vấn đề khan hiếm nguồn cung trong năm 2018 liên tục làm tăng giá thuê mặt bằng văn phòng cho cả hai hạng A và B. Giá thuê mặt bằng hạng A trong năm qua được ghi nhận ở mức 43,48 USD và hạng B là 23,42 USD, tăng lần lượt 15,8% và 10,8% so với năm 2017.

    Trước xu hướng giá tăng lên, không ít khách hàng chuyển đổi vị trí thuê, theo hướng chọn những vị trí rẻ hơn như văn phòng hạng B, thậm chí là các không gian làm việc linh hoạt để giảm bớt chi phí thuê văn phòng.

    Năm 2019 sẽ có thêm nguồn cung mới

    Theo Công ty CBRE đánh giá, trong năm 2018, Tp.HCM chỉ tiếp nhận thêm một nguồn cung hạng B duy nhất với tổng diện tích cho thuê ngoài là 3.600 m2. Tuy nhiên, thị trường văn phòng được kỳ vọng sẽ sôi động hơn trong năm 2019 khi có thêm nguồn cung mới. Trong năm 2019, tổng diện tích được chào thuê dự kiến là 151.855 m2 từ 9 tòa nhà là Friendship Tower, Lim 3 Tower (Hạng A), Crescent Hub, OneHub Saigon, Etown 5, Opal Office Tower, Thaco Building, DHA Tower và tòa Viettel Complex giai đoạn 2 (Hạng B).

    Trong lúc mặt bằng kiểu truyền thống hạn hẹp lại chính là cơ hội cho mô hình văn phòng kiểu mới phát triển. Giới chuyên gia đánh giá rằng, không gian làm việc linh hoạt ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, nguyên do phần lớn từ việc nguồn cung văn phòng truyền thống hạn chế.

    Dù vậy, thị trường không gian linh hoạt của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi. Theo JLL thống kê, hiện có 25 đơn vị khai thác không gian linh hoạt cao cấp, và một số đơn vị nổi bật có thể kể đến như Toong, Dreamplex, Circo, Workyos, Kloud, CEO Suites, UP và đặc biệt WeWork đã mở trụ sở đầu tiên vào tháng 12/2018.

    Nhu cầu thuê không gian văn phòng linh hoạt chủ yếu đến từ các công ty khởi nghiệp có nhu cầu thuê văn phòng ngắn hạn, cũng như các doanh nghiệp tìm kiếm vị trí văn phòng tạm thời. Song, hiện nay, với xu thế tiết kiệm chi phí và cải thiện môi trường làm việc, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang các mô hình văn phòng linh hoạt hơn.

    Theo đó, các đơn vị điều hành các tòa nhà co-working (không gian làm việc chung) đang chú trọng tìm kiếm và tiếp cận khách thuê doanh nghiệp có nhu cầu chuyển và cải tạo văn phòng thành mô hình co- working thông qua dịch vụ văn phòng may đo.

    Đối với loại hình dịch vụ này, các đơn vị điều hành sẽ tìm kiếm mặt bằng, thiết kế và quản lý không gian làm việc linh hoạt theo yêu cầu riêng của mỗi khách hàng. Động thái này được nhận định là xu hướng sẽ đem đến sự phát triển bền vững hơn cho loại hình không gian làm việc linh hoạt khi thị trường ngày càng phát triển hơn.

    Mặt bằng bán lẻ sẽ sôi động hơn

    Cũng với sự nổi lên của các không gian làm việc linh hoạt đang dần thay đổi tư duy trong việc chọn thiết kế văn phòng và cơ cấu khách thuê của khối văn phòng truyền thống. Các chuyên gia nhận định những không gian làm việc linh hoạt đang và sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cầu thuê văn phòng trong thời gian sắp tới. Từ các giao dịch được CBRE thu thập trong năm 2018 cho thấy các giao dịch về không gian làm việc linh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất với 22% trong tổng số tổng các khách hàng đã giao dịch.

    Sự gia tăng nhanh chóng của nguồn cung văn phòng linh hoạt đã giúp giải quyết được các vấn đề về nơi làm việc của rất nhiều công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến năm 2018, tổng nguồn cung theo diện tích sàn của không gian làm việc linh hoạt đã lên đến hơn 37.000 m2, tăng 109% so với năm 2017.

    Trong quý 4/2018, tỷ lệ lấp đầy trung bình của không gian làm việc chung tại thị trường Tp.HCM đạt xấp xỉ 80%. Theo CBRE dự báo, trong 3 năm tới, tổng nguồn cung mặt bằng văn phòng mới dự kiến lên đến hơn 360.000 m2 từ 15 tòa nhà. Thị trường văn phòng sẽ có những bước đi chậm hơn trong việc tăng giá thuê cho cả hai hạng A và B.

    Mặc dù nguồn cung mặt bằng bán lẻ trong những năm qua còn hạn chế, song trong những năm tới, thị trường này cũng sẽ được bổ sung thêm nguồn cung mới. Phần diện tích mới dần tiến ra khu vực vùng ven, nằm ở khu vực ngoài và rìa trung tâm.

    Dự kiến, 9/16 dự án sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ 2019 - 2020 với tổng diện tích cho thuê là 308,479 m2. Trong đó, gần một nửa trong 16 dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2019 với các dự án mới nổi bật như Giga Mall (Quận Thủ Đức - 32.000 m2), Sala Shopping Centre (Quận 2 – 60.000 m2), Aeon Celadon giai đoạn 2 (Quận Tân Phú - 36.000 m2), Crescent Mall giai đoạn 2 (Quận 7 - 18.000 m2) và Central Premium Mall (Bình Thạnh - 59.000 m2), rồi Union Square cũng sẽ khai trương lại sau thời gian đóng cửa nâng cấp.

    Với tỷ trọng lớn mặt bằng thương mại đưa vào khai thác, CBRE Việt Nam dự báo tỷ lệ trống sẽ tăng nhiều trong 3 năm tới, đặc biệt là khu vực ngoài trung tâm
  2. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Cái chính là bao giờ mới khởi công chứ dự án thì có hết rồi mà
  3. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    LMH còn có mảnh đất vàng này không biết có tính triển khai hay bán không, sang quý 1/2019 mà chưa có thông tin gì

    Không chỉ đẩy mạnh quy mô tại thi trường miền Bắc, Landmark Holding cũng đang mở rộng quy mô bằng hình thức M&A dự án BĐS tại khu vực phía Nam. Hiện nay, công ty vừa mua lại các lô đất số 41-43-45-47-49 An Phú, Phường An Phú, Quận 2. Dự kiến, đầu năm 2019 Công ty dự định phá dỡ toàn bộ công trình trên đất, xây dựng tổ hợp chung cư – trung tâm thương mại cao 22 tầng (gồm 4 tầng hầm và 18 tầng căn hộ chung cư, văn phòng), tổng số căn hộ dự kiến 180 căn.

    Bên cạnh đó, Landmark Holding hiện cũng đang sở hữu khu đất vàng tại số 9 Mạc Đĩnh Chi tại Quận 1, TPHCM. Khu đất này vốn là khoản nợ thế chấp bằng đất tại thửa đất số 2, tờ bản đồ số 8 diện tích 1.317,3m2 tại Số 09, Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đứng tên ông Hoàng Như Luận trị giá 324 tỷ đồng và Landmark Holding đã mua lại toàn bộ khoản nợ này từ VAMC.

    Được biết, Landmark Holding sẽ triển khai xây dựng dự án trên khu đất vàng trên từ quý 1/2019. Đây sẽ là dự án tổ hợp văn phòng – khách sạn với tổng mức vốn đầu tư 1.540 tỷ đồng. Tòa nhà dự kiến xây dựng 19 tầng (trong đó có 4 tầng hầm, 15 tầng dùng làm văn phòng và khách sạn). Thời gian xây dựng dự kiến 24 tháng.
  4. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Dự án này quy mô lớn hơn cả Manhattan Tower ở Hà Nội, LMH triển khai được dự án này thì quá ngon vì hiện cung văn phòng ở TP HCM đang rất ít trong khi nhu cầu thuê rất cao khi doanh nghiệp mọc lên càng nhiều, chưa kể FDI rót vốn vào VN và mở văn phòng tăng mạnh
  5. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Chán anh CTD quá

    Coteccons kinh doanh giảm sút, lãnh đạo mua chưa được một nửa số cổ phiếu đăng kí

    Thành viên Hội đồng Quản trị CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD), ông Turumbayev Talgat vừa công bố thông tin mua vào 626.000 cổ phiếu CTD, nâng số cổ phần nắm giữ từ 964.150 cổ phiếu, tương đương 1,23% vốn điều lệ công ty lên gần 1,6 triệu cổ phiếu, tương đương 2,03% vốn điều lệ Coteccons. Như vậy, ông Talgat mới thực hiện giao dịch 49% số cổ phiếu như đã đăng ký trước đó do diễn biến giá không thuận lợi như kế hoạch.

    Thời gian diễn ra giao dịch từ ngày 10/1 đến 21/1 theo phương thức giao dịch thoả thuận.

    Cùng trong tháng 1/2019, nhóm quỹ Korea Investment Management liên tục mua vào cổ phiếu CTD. Cụ thể, từ ngày 7/1 đến 11/1, quỹ thành viên KIM Vietnam Growth Equity Fund mua vào 374.000 cp, nâng tỉ lệ sở hữu từ 3,84% lên 5,59% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của Coteccons. Trước đó, ngày 3/1, một quỹ thành viên khác, KITM Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund cũng mua vào 50.000 cp CTD, tương ứng 0,066% vốn điều lệ.

    Mới đây, Coteccons công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 với doanh thu đạt 7.824 tỉ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán ở mức 7.415 tỉ đồng, tăng 12% và chiếm 95% doanh thu thuần khiến lãi sau thuế giảm 39% so với cùng kỳ, đạt 319 tỉ đồng.

    Tính cho cả năm 2018, doanh thu thuần của Coteccons đạt 28.561 tỉ đồng, tăng nhẹ so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế 1.510 tỉ đồng, giảm 9% và vượt kế hoạch năm.

    Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của Coteccons ở mức 16.823 tỉ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Hàng tồn kho giảm 23% và ở mức 1.443,5 tỉ đồng.
  6. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    Dòng tiền thông minh (25/1): Tự doanh ‘xuống tiền’ trăm tỉ mua vào, cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường tăng điểm?

    Chuyển động dòng tiền thông minh ngày (25/1), chấm dứt chuỗi bán ròng 11 phiên liên tiếp, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 170 tỉ đồng.

    Dòng tiền thông minh tìm đến cổ phiếu Ngân hàng
    Thị trường hồi phục trong phiên giao dịch buổi chiều sau khi giảm điểm vào cuối phiên sáng với sự dẫn dắt của một số cổ phiếu nhóm Ngân hàng (CTG, MBB, VPB) và cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VNM, VJC. Diễn biến trái chiều, VHM, BID, SAB giảm điểm kìm hãm đà tăng của chỉ số. Kết phiên, VN-Index tăng 0,61 điểm (0,07%) lên 908,79 điểm; HNX-Index tăng 0,11% lên 102,78 điểm; UPCoM-Index giảm 0,25% còn 53,76 điểm.

    Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt 147 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.228,7 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và vận tải. Cổ phiếu nhóm Thiết bị, Dịch vụ và Phân phối dầu khí, Dịch vụ & Giải trí, Ngân hàng tăng điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm qua. Ngược lại, nhóm Thiết bị và Dịch vụ y tế lại giảm điểm mannhj nhất với 3,98%.

    Bộ phận tự doanh mua ròng trở lại, giá trị 168 tỉ đồng
    Phiên giao dịch hôm qua, bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán mua ròng trở lại với giá trị gần 168 tỉ đồng, chấm dứt chuỗi bán ròng trong 11 phiên liên tiếp.

    [​IMG]
    Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh CTCK phiên ngày 24/1. Nguồn: Phan Quân tổng hợp
    Cổ phiếu MSN được bộ phận tự doanh mua ròng nhiều nhất trong phiên giao dịch hôm qua với giá trị hơn 154 tỉ đồng. Theo sau đó là cổ phiếu PHC với giá trị 13 tỉ đồng. Ngoài ra, khối tự doanh còn mua ròng một số cổ phiếu VIC, HPG, VNM.

    Diễn biến gần đây, cổ phiếu MSN liên tục xuất hiện những giao dịch "khủng", điển hình trong phiên sáng ngày 18/1, khối ngoại cũng trao tay hơn 12,3 triệu cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan theo phương thức thỏa thuận tại mức giá sàn 74.600 đồng/cp. Giá trị giao dịch ước đạt hơn 918 tỉ đồng.

    Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 với giá trị 7,68 tỉ đồng. Ngoài ra, HDC và MBB cũng dẫn đầu nhóm bị bán ròng hôm qua.

    Khối ngoại bán ròng nhẹ 13 tỉ đồng, tiếp tục gom CTG
    Phiên giao dịch 24/1, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 13 tỉ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, trên HOSE, khối ngoại bán ròng 24 tỉ đồng nhưng khối lượng mua ròng 1,9 triệu đơn vị. Trong đó, chứng chỉ quỹ ETF (nội) được mua ròng 7,6 tỉ đồng với khối lượng 536.800 đơn vị. Hoạt động bán ròng tập trung vào một số mã như PLX (29 tỉ đồng), CTD (17 tỉ đồng), VJC (16 tỉ đồng). Ngược lại, khối ngoại tiếp tục mua ròng CTG (31 tỉ đồng), STB (12,4 tỉ đồng). Như vậy, khối ngoại đã có 3 phiên mua ròng liên tiếp cổ phiếu CTG.

    Trên HNX, khối ngoại bán ròng 5,3 tỉ đồng với khối lượng 416.580 đơn vị. Trong đó, PVS bị bán ròng mạnh nhất (1,3 tỉ đồng); VCS mua ròng lớn nhất (107 triệu đồng).

    Giao dịch trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 16 tỉ đồng, tâm điểm vẫn là cổ phiếu VTP của Viettel Post được mua ròng với giá trị 12,8 tỉ đồng, QNS bị bán ròng nhẹ với giá trị 1,4 tỉ đồng.

    Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trong phiên giao dịch hôm qua thành viên Hội đồng Quản trị CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD), ông Turumbayev Talgat vừa công bố thông tin mua vào 626.000 cổ phiếu CTD, nâng số cổ phần nắm giữ lên gần 1,6 triệu cổ phiếu, tương đương 2,03% vốn điều lệ Coteccons. Như vậy, ông Talgat mới thực hiện giao dịch 49% số cổ phiếu như đã đăng ký trước đó do diễn biến giá không thuận lợi như kế hoạch.

    Nội bộ doanh nghiệp và người có liên quan giao dịch cổ phiếu gì?
    Thống kê đăng kí giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan trong phiên giao dịch hôm qua.

    [​IMG]
  7. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Hôm nọ thì bán CTG sấp mặt, hôm nay thì lại điên cuồng mua. Đến chịu với Tây
  8. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Tết lại cách xa hàng nghìn cây số với các anh em chứng sĩ rồi
    ‘Mỹ, Trung còn cách xa thỏa thuận thương mại hàng dặm’


    (NDH) Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói Mỹ cùng Trung Quốc còn một chặng đường dài phải đi trong quá trình giải quyết các bất đồng thương mại và việc đạt một thỏa thuận là có thể.


    Phái đoàn Trung Quốc gồm khoảng 30 người sẽ tới Washington vào tuần tới để đàm phán thương mại trong hai ngày 29 và 30/1, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói hôm nay.

    “Một phái đoàn rất lớn đang trên đường đến đây. Nhiều việc đã hoàn thành trước hạn nhưng chúng tôi vẫn còn cách một giải pháp hàng dặm. Điều này cũng không quá bất ngờ”, theo ông Ross. “Thương mại rất phức tạp. Có rất nhiều vấn đề, không chỉ là về đậu tương và khí tự nhiên hóa lỏng”.

    [​IMG]

    Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Ảnh: Reuters.

    Ông Ross cho biết Mỹ tin Trung Quốc cần có các cải cách cấu trúc kinh tế và cơ chế xử lý trong trường hợp các bên không tuân thủ những gì đã nhất trí.

    Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tìm cách giải quyết tranh chấp thương mại trước hạn chót 1/3, ngày cuối cùng của giai đoạn đình chiến 90 ngày mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được hôm 1/12.

    Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 2/3, trừ khi Trung Quốc có biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ, chấm dứt chính sách ép buộc chuyển giao công nghệ, tăng khả năng tiếp cận thị trường và giảm các hàng rào phi thuế quan.
  9. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    Thiếu dự án bàn giao trong năm 2019-2020 "kìm" tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh của ngành BĐS
    Trong báo cáo của mình, BSC cũng dự báo, tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh của ngành BĐS sẽ chậm lại so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu các dự án bàn giao trong năm 2019 – 2020, tăng trưởng lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận bất thường (chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng dự án) và lãi suất cho vay dự báo tăng trong khi tín dụng tiếp tục được siết chặt.

    Thay vì việc mở bán vào cuối năm 2018 như kế hoạch trước đó, nhiều dự án đã dời tiến độ mở bán qua năm 2019 vì các vấn đề liên quan đến pháp lý. Một số dự án trong số đó là: Vincity Grand Park tại quận 9, Gem Riverside, Hermosa hay Akira City (đều dời sang quý I hoặc quý II/2019)…

    BSC dự báo, trong vài năm tới, BĐS vẫn là một trong những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt là ở phân khúc trung cấp và bình dân.

    => chung quy năm 2019 nhu cầu vẫn cao, ngành còn nhiều tiềm năng, ai tận dụng được cơ hội thì dành được thị phần
  10. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Thị trường phân hóa quá, không có dòng nào bứt phá mạnh để làm trụ kéo thị trường. Tâm lý nhà đầu tư vẫn e sợ, chưa có động lực giải ngân, chắc phải chờ qua Tết âm bác à

Chia sẻ trang này