Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

3072 người đang online, trong đó có 108 thành viên. 05:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 48999 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    thị trường này cầm cash thôi không ham hố giải ngân đâu :) mấy ông thống kê thì thống kê vậy chứ với điều kiện thị trường như hiện nay thì e ngại lắm
  2. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Tầm này mà ko cầm cash, ham hố thì dễ mất cái tết ấm no lắm các bác ạ :D
  3. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    TT hôm nay có vẻ ngon nghẻ, xanh phết, cơ mà tết nhất rồi em cũng ko ham hố :))
  4. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Phân khúc cao cấp sẽ là “sân chơi mới” trong năm 2019

    Khan cung, giá cao vẫn hút khách mua

    Cùng với tình hình chung của thị trường BĐS, các dự án cao cấp, hạng sang được dự báo tiếp tục khan hiếm cung trong năm 2019. Theo CBRE Việt Nam nguồn cung chào bán trên toàn thị trường năm 2018, phân khúc trung cấp chiếm 42%, cao cấp 30%, trong khi hạng sang chiếm 2%.

    Tại Hội nghị BĐS 2018 do Forber tổ chức mới đây, Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE nhận định, căn hộ hạng sang sẽ là hướng đi mới cho các chủ đầu tư bất động sản, nơi chưa có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường.

    Theo thống kê dựa trên các giao dịch thông qua CBRE ở phân khúc cao cấp và hạng sang, thị trường thu hút sự quan tâm lớn của người mua đến từ nước ngoài. Tỉ lệ người mua căn hộ là nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc.

    [​IMG]
    Những dự án "chuẩn" cao cấp vẫn có sức hút riêng trên thị trường địa ốc

    Bà Dung cho biết, hai, ba năm trước, khách mua là người nước ngoài sinh sống và làm việc trong nước, giờ có những người sinh sống ở nước ngoài và thậm chí còn chưa từng đặt chân vào Việt Nam. Số lượng người mua với mục đích mua cho thuê chiếm tỉ lệ rất nhiều.

    Căn hộ hạng sang số lượng ít nên chủ đầu tư sẽ mạnh dạn đưa ra mức giá cao, thậm chí có thể lên 9.000-10.000 đô la Mỹ/m2, bà Dung đưa ra dự báo.

    "Năm 2017, thị trường thậm chí không ai nói tới căn hộ hạng sang. Nhưng giờ có những căn giá 5.000-6.000 đô la Mỹ/m2, thậm chí lên tới 9.000 đô la Mỹ/m2 vẫn giao dịch rất tốt", bà Dung nhấn mạnh.

    Thực tế, những dự án "chuẩn" cao cấp hay hang sang tọa lạc ở các vị trí đắc địa, mặc dù giá chi trả khá cao nhưng vẫn được khách mua quan tâm, đặc biết giới nhà giàu và khách nước ngoài.

    Tại Tp.HCM, các dự án thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang tại khu trung tâm phải kể đến một số tên như The Grand Manhattan, West Point, Sunshine City, Eldorado, Season Avenue…

    Trong đó, dự án tọa lạc tại trung tâm Q.1 khả năng hút giới nhà giàu mạnh mẽ nhất. Với những lợi thế của khu trung tâm, các dự án tại đây luôn nằm trong tầm ngắm của cả người mua thực lẫn NĐT. Chẳng hạn, dự án The Grand Manhattan của Novaland mặc dù mới "manh nha" ra thị trường nhưng đã nhận được sự quan tâm khá lớn từ giới nhà giàu.

    Dự án này có vị trí tại 2 mặt tiền đường Cô Giang - Cô Bắc thuộc lõi trung tâm Quận 1 được đơn vị phát triển công bố với mức giá từ 6.000 USD/m2, kèm theo ưu đãi đặc quyền – chỗ đậu xe định danh, tiến độ thanh toán chỉ 1,5%/tháng.

    Tiếp xúc với bà Elena Goh, NĐT BĐS người Singapore , hiện là một trong những chủ nhân của The Grand Manhattan. NĐT này cho biết, so với những thị trường khác mà tôi đã đầu tư như Hong Kong, giá một căn hộ hạng sang tại TP.HCM thấp hơn nhiều.

    Theo ghi nhận, không ít nhà đầu tư nước ngoài hào hứng với dự án này trong "cơn sốt" nhà giàu ngoại đổ xô mua nhà cao cấp tại TP.HCM. Theo con số thống kê từ Hội môi giới BĐS Việt Nam thì phân khúc cao cấp có tỉ lệ hấp thụ trong quý 3/2018 là 100% trong khi những phân khúc bình dân và trung cấp là 70-80%.

    BĐS cao cấp sẽ là hướng đi mới cho thị trường?

    Theo bà Thùy Dương, giai đoạn năm 2015-2017, thị trường bất động sản phục hồi, tạo ra một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ khiến các chủ đầu tư phải tìm ra hướng đi mới. Giám đốc CBRE tin rằng, căn hộ cao cấp và hạng sang sẽ là hướng đi mới cho các chủ đầu tư BĐS, nơi chưa có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường.

    [​IMG]
    Nhiều người lo ngại thị trường BĐS cao cấp năm 2019 tiếp tục chững lại, theo bà Dung, nhìn chung thị trường vẫn đang tăng trưởng ổn định do đáp ứng được nhu cầu và khả năng chi trả. Những dự án pháp lý rõ ràng, tọa lạc ở các vị trí đắc địa vẫn hút người mua.

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Savills Việt Nam nhận định, trong thời gian tới, ở phân khúc căn hộ nguồn cung tiếp tục theo chiều hướng khan hiếm do chủ đầu tư chuẩn bị kỹ càng pháp lý mới bung hàng. Những dự án "chuẩn" cao cấp, đáp ứng được các tiêu chí về vị trí, chất lượng sống…tiếp tục là tâm điểm thu hút của thị trường.

    Theo ông Duy, chính khan cung, nhu cầu còn lớn nên giá sơ cấp của loại hình BĐS cao cấp, hạng sang sẽ theo chiều hướng tăng lên trong thời gian tới.

    Theo ghi nhận, đa phần những căn hộ cao cấp hoặc hạng sang tại trung tâm Q.1 hiện nay đều có mức giá rất cao, lý giải về điều này giới chuyên môn cho rằng phân khúc hạng sang luôn đứng ở một vị trí rất riêng, không chịu nhiều tác động theo chu kì biến động của thị trường so với các dòng sản phẩm khác.

    Không chỉ là thể hiện đẳng cấp của chủ nhân, giá trị BĐS này cũng được cho là gia tăng bền vững theo thời gian. Đó cũng chính là lý do nhiều CĐT hiện nay "chuyên tâm" phát triển riêng biệt dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu rất riêng này của thị trường.
  5. MinhQuan1985

    MinhQuan1985 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    53
    http://images1.cafef.vn/download/25...lech-loi-nhuan-quy-42018-so-voi-quy-42017.pdf

    LMH đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2018 và cả năm. Quý 4 đạt 920 tỷ doanh thu, lỗ gần 9 tỷ do giá xăng dầu, dung môi liên tục giảm dẫn đến thu không bù chi dù ký kết được nhiều hợp đồng lớn.

    Tuy nhiên cả năm 2018 LMH vẫn đạt 19.4 tỷ đồng lãi sau thuế, 2.997 tỷ đồng doanh thu; tăng trưởng lần lượt 139% và 52% so với cùng kỳ
  6. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Con này phụ thuộc nhiều vào giá xăng dầu, nhiều ông to cũng lỗ chổng vó ra nữa là con này :))
  7. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Công nhận, lúc giá dầu lên thì ông nào cũng khoe đánh xăng dầu lãi lắm, bây giờ thì lòi ra là lỗ :))
    "Nếu tính riêng quý 4/2018, hiện trên sàn có khoảng trên 70 doanh nghiệp báo lỗ và đầu tiên phải kể đến khoản lỗ "ngoại hạng" của Lọc dầu Bình Sơn (BSR), doanh nghiệp này đã ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới 1.027 tỷ đồng trong quý 4/2018, trong đó phần lỗ thuộc về công ty mẹ là 1.010 tỷ đồng. Lý giải về nguồn cơn khoản lỗ lớn, theo BSR là đến từ việc "giá dầu thô và giá sản phẩm giảm đột ngột và nhanh trong thời gian ngắn" khiến hoạt động SXKD của công ty gặp bất lợi."
  8. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Doanh nghiệp xăng dầu năm nay khó khăn lắm, LHM chủ yếu giờ chỉ dựa vào nguồn thu từ bất động sản. Xăng dầu khó lường, biên thấp nên doanh nghiệp chuyển sang hướng BĐS làm mũi nhọn là đúng đắn
  9. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Không riêng gì LMH lao đao

    Thất vọng kết quả kinh doanh ngành dầu khí

    Ngày 17/1 vừa qua, báo cáo trước Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN ông Trần Sỹ Thanh cho biết, năm 2018, tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 23,98 triệu tấn quy dầu. Trong đó, khai thác dầu thô 13,97 triệu tấn. Khai thác khí đạt 10,01 tỉ m³. Gia tăng trữ lượng đạt 12 triệu tấn quy dầu. Sản xuất đạm đạt 1,63 triệu tấn cả năm 2018. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt mốc sản xuất 170 tỉ kWh điện vào ngày 2-12-2018. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2018 đạt 626,8 ngàn tỷ đồng, vượt 96 ngàn tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm. Đặc biệt, nộp ngân sách Nhà nước năm 2018 đạt 121,3 ngàn tỷ đồng, vượt 47,5 ngàn tỷ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm.

    Hiện tại, Tập đoàn đang có một số khó khăn cần Quốc hội xem xét tháo gỡ như: khó khăn trong việc thực hiện Luật Dầu khí và các văn bản hướng dẫn; công tác đầu tư ra nước ngoài; khó khăn trong việc tích hợp, áp dụng giữa các luật; việc thực hiện các mục tiêu chiến lược theo Nghị quyết 41; việc bù thuế sản phẩm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng như khó khăn trong việc xử lý các dự án chưa hiệu quả.

    Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2018 đã bắt đầu. Trong đó, nhóm ngành dầu khí mở màn quý IV với nhiều sự thất vọng từ các khoản lỗ lớn hay lợi nhuận suy giảm.

    Khoản lỗ bất ngờ 1.000 tỷ đồng của BSR

    Gây bất ngờ nhất trong số các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý IV là CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (HoSE: BSR). Trong kỳ vừa qua, BSR lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.

    Theo báo cáo, doanh thu thuần quý IV ghi nhận hơn 29.238 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn cao hơn doanh thu khiến lợi nhuận gộp của BSR bị âm 831 tỷ. Trừ thêm các chi phí hoạt động, BSR báo lỗ 1.027 tỷ đồng sau thuế.

    Kết quả trên được BSR lý giải là do thị trường dầu thô thế giới biến động bất thường. Giá dầu thô giảm từ 86,16 USD/thùng ngày 4/10/2018 xuống còn 50,21 USD/thùng tại ngày 28/12/2018 tương đương với giảm gần 36 USD/thùng (giảm 42%) và làm cho giá sản phẩm giảm theo.

    Với đặc thù về sản xuất, chế biến liên tục của Nhà máy lọc dầu, NMLD Dung Quất luôn phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến từ dầu thô cho ra sản phẩm xuất bán, điều này dẫn đến khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn sẽ có giá cao hơn giá thị trường.

    Bên cạnh đó, Bình Sơn còn chịu tác động do khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính (Crack margin) suy giảm nghiêm trọng. Có những thời điểm giá xăng Mogas 92 thấp hơn cả giá dầu thô đã khiến lợi nhuận gộp quý IV lỗ 812 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 310 tỷ đồng.

    Bất ngờ lỗ lớn trong quý IV nhưng BSR cho biết tính chung cả năm 2018, công ty vẫn sản xuất đạt hơn 7 triệu tấn, tổng doanh thu 113.493 tỷ đồng, tăng 45% so kế hoạch năm 2018. Lợi nhuận đạt 3.551 tỷ, tăng 2% so với kế hoạch 2018 (3.480 tỷ đồng).

    Tài sản của BSR cũng có sự biến động lớn. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ 11.879 tỷ đầu năm về 5.769 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 1.455 tỷ và công ty cũng trích lập dự phòng hàng tồn kho thêm 310 tỷ đồng.

    Nợ phải trả của BSR giảm hơn 10.000 tỷ so với đầu năm còn 20.350 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay với 10.137 tỷ đồng. Công ty có vốn điều lệ 31.005 tỷ đồng và hiện có lỗ lũy kế 346 tỷ đồng.

    PV GAS lãi 12.100 tỷ cả năm nhưng quý 4 giảm 13% cùng kỳ 2017

    Sau nhiều quý liên tiếp tăng trưởng cao, Tổng Công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) đã có sự chậm lại trong lợi nhuận.

    Theo báo cáo tài chính quý IV, doanh thu GAS vẫn tăng trưởng 11% lên 19.118 tỷ đồng. Dù vậy giá vốn tăng cao khiến biên lợi nhuận gộp của công ty bị thu hẹp và qua đó kéo lợi nhuận sau thuế về 3.273 tỷ, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2017.

    Theo giải trình của GAS, lãi ròng đi xuống do quý IV/2017 công ty ghi nhận doanh thu chênh lệch giá khí Cửu Long cho giai đoạn 2014-2017 với tổng số tiền là 1.209 tỷ đồng. Điều này làm lợi nhuận sau thuế tăng thêm 968 tỷ đồng.

    Dù vậy, tính chung cả năm 2018, GAS ghi nhận doanh thu đạt 75.991 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2017. Lợi nhuận ròng đạt 12.102 tỷ, tăng trưởng 25% và gấp đôi kế hoạch năm.

    Năm 2019, GAS dự kiến doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 59.000 tỷ đồng và 9.300 tỷ. Lãi ròng dự kiến hơn 7.400 tỷ đồng với kịch bản giá dầu 65 USD.

    [​IMG]

    PVB lỗ quý IV, từ vượt thành "vỡ" kế hoạch

    Một doanh nghiệp dầu khí khác báo cáo lợi nhuận sớm là CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam (HNX: PVB). Tương tự như cùng kỳ năm 2017, PVB tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn trong quý IV/201 8 khi ghi nhận lợi nhuận gộp âm 15 tỷ đồng. Kết quả công ty lỗ 7 tỷ, trong khi quý IV/2017 vẫn có lãi 37 tỷ đồng.

    Với việc lỗ trong quý IV, lợi nhuận cả năm 2018 của PVB còn 23,1 tỷ đồng, giảm 59% so với năm 2017. So với kế hoạch lãi sau thuế 28 tỷ đồng trong năm 2018, PVB đã không hoàn thành mục tiêu, dù rằng trong 3 quý trước đó, công ty đã vượt mục tiêu lợi nhuận.

    Một khoản lỗ khác của ngành dầu khí đến từ CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (HoSE: PXS).Doanh nghiệp này kinh doanh dưới giá vốn với lợi nhuận gộp âm 40 tỷ đồng trên doanh thu thuần 100 tỷ trong quý IV/2018.

    Công ty cho biết tình hình kinh doanh năm 2018 gặp nhiều khó khăn khi phần lớn các dự án đều là các dự án chuyển tiếp từ các năm trước, các dự án tìm được trong năm có giá trị thấp. Bên cạnh đó, các dự án Long Sơn và Sao Vàng Đại Nguyệt triển khai chậm nên sản lượng không bù đắp chi phí, lợi nhuận giảm.

    Kết quả, PXS báo lỗ hơn 56 tỷ đồng trong quý vừa qua, cao hơn so với con số lỗ 34 tỷ đồng quý IV/2017. Lũy kế cả năm 2018, công ty lỗ 139 tỷ đồng trong khi năm 2017 vẫn có lãi gần 1 tỷ đồng.

    Nhóm dầu khí vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp lớn chưa công bố báo cáo tài chính, tuy nhiên với sự mở màn khá thất vọng của các công ty trên dẫn đến sự kỳ vọng cho các doanh nghiệp khác cũng không quá sáng sủa.
  10. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    quý 4 giá dầu thô giảm hơn 40% chỉ trong 2 tháng nên mấy doanh nghiệp sản xuất rồi bán thương mại chịu lỗ nặng, chưa kể LMH chỉ có thương mại xăng dầu, chuyển hướng BĐS là đúng đắn khi nắm trong tay quỹ đất tương đối

Chia sẻ trang này