1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Landmark Holding - Ông lớn bất động sản sắp niêm yết HOSE

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binbo, 06/10/2018.

5865 người đang online, trong đó có 627 thành viên. 23:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 49099 lượt đọc và 699 bài trả lời
  1. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Quỹ đất tương đối nhưng ko làm gì thì mãi vẫn là "đất" thôi bác
  2. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Thế mới chờ tin triển khai đến từ LMH. Đất mà không khai thác thì vẫn là đất để đó, không đem lại lợi nhuận gì nhiều.
  3. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    PVS thế mà vẫn có lãi ròng 344 tỷ quý này.
    Phát sinh chi phí khác đột biến từ công ty con, PVS vẫn lãi ròng 334 tỷ đồng trong quý 4



    [​IMG]
    Lũy kế cả năm, PVS đạt doanh thu thuần 14.667 tỷ, giảm 13%; lợi nhuận sau thuế 549 tỷđồng, giảm 47%so với thực hiện năm ngoái. Tuy vậy, LNST của cổ đông công ty mẹ vẫn tăng nhẹ lên 1.023 tỷ đồng.

    Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC - PVS) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2018 với doanh thu thuần giảm mạnh 45% về 3.300 tỷ, giá vốn hàng bán tương ứng giảm hơn 50% mang về mức tăng trưởng hơn 46% chỉ tiêu lợi nhuận gộp, đạt 430 tỷ đồng.

    Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Công ty đạt 691,5 tỷ, gấp hơn 5 lần.

    Đáng chú ý, thu nhập khác trong kỳ PVS đạt 110,5 tỷ đồng, trong khi chi phí khác lên hơn 634 tỷ khiến PVS ghi nhận lỗ khác gần 524 tỷ, trong khi quý 4/2017 lãi hơn 259 tỷ đồng. Phía PVS giải trình, trong kỳ một công ty con đã thực hiện lập và trình bày BCTC trong trường hợp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo hướng dẫn của Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Ghi nhận tại phần thuyết minh, PVS chịu hơn 622 tỷ chi phí khác do ghi nhận "chênh lệch do đánh giá lại tài sản và nợ phải trả của Công ty TNHH Khảo sát Địa Vật Lý PTSC CGGV".

    [​IMG]
    Lũy kế cả năm, PVS đạt doanh thu thuần 14.667 tỷ, giảm 13%; lợi nhuận sau thuế 549 tỷ đồng, giảm 47% so với thực hiện năm ngoái. Tuy vậy, LNST của cổ đông công ty mẹ vẫn tăng nhẹ lên 1.023 tỷ đồng.

    [​IMG]
  4. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Con BSR còn lỗ hơn 1.000 tỷ trong riêng quý 4 thôi đó bác

    Điều gì khiến lọc dầu Bình Sơn (BSR) lỗ cả nghìn tỷ trong quý 4/2018?

    Mới đây, CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã công bố báo cáo KQKD hợp nhất quý 4/2018 với doanh thu thuần 29.238 tỷ đồng, tuy nhiên giá vốn hàng bán lên tới 30.069 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp 831 tỷ đồng.

    Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến lọc dầu Bình Sơn ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới 1.026 tỷ đồng trong quý 4/2018, trong đó phần lỗ thuộc về công ty mẹ là 1.010 tỷ đồng.

    Mặc dù lỗ lớn trong quý 4 nhưng tính chung năm 2018, Bình Sơn vẫn ghi nhận doanh thu 110.951 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.572 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thuộc về công ty mẹ là 3.630 tỷ đồng.

    Vì sao Bình Sơn lỗ quý 4?

    Theo lý giải của Bình Sơn, trong quý 4/2018, thị trường dầu thô thế giới biến động bất thường; giá dầu thô (Dated Brent) giảm từ 86,16 USD/thùng tại ngày 04/10/2018 xuống còn 50,21 USD/thùng tại ngày 28/12/2018 tương đương với giảm gần 36 USD/thùng (giảm 42%) và làm cho giá sản phẩm giảm theo, như giá xăng Mogas 92 từ 91,81 USD/thùng, còn 53,78 USD/thùng, giảm 38,03 USD/thùng.

    Sự biến động giá dầu thô này đều gây bất lợi cho tất cả các nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới, kể cả những đơn vị kinh doanh, phân phối xăng dầu.

    [​IMG]
    Giá dầu Brent giảm mạnh trong quý 4/2018 đã tác động tiêu cực tới KQKD BSR

    Với đặc thù về sản xuất, chế biến liên tục của Nhà máy lọc dầu, NMLD Dung Quất luôn phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến để từ dầu thô cho ra sản phẩm xuất bán, điều này dẫn đến khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn bị ảnh hưởng của tồn kho có giá cao hơn giá thị trường.

    Bên cạnh đó, Công ty còn chịu tác động từ tháng 10/2018, trên thị trường dầu mỏ, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính (Crack margin) suy giảm nghiêm trọng, có những thời điểm giá xăng Mogas 92 thấp hơn cả giá dầu thô Dated Brent đã khiến cho hiệu quả SXKD của các tháng cuối năm của Công ty bị giảm sút mạnh, cụ thể lợi nhuận gộp (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) quý 4/2018 lỗ 812 tỷ đồng (trong đó trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 310 tỷ đồng) đã làm cho lợi nhuận sau thuế quý 4/2018 lỗ 1.016 tỷ đồng trên Báo cáo tài chính riêng.

    Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho lợi nhuận sau thuế lỗ 1.026 tỷ đồng trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
  5. FranklinVinh

    FranklinVinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2018
    Đã được thích:
    27
    nền LMH chặt chẽ mà mãi không thấy mấy anh kéo nhỉ[​IMG]
  6. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Giữ giá 10 căng phết đó bác
  7. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Cơ hội cho bất động sản cao cấp còn khá lớn
    Phân tích cho nhận định trên, ông Neil MacGregor cho rằng động lực tăng trưởng của thị trường nhà ở Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy nhờ cơ cấu dân số vàng, triển vọng kinh tế tích cực và các dự án cơ sở hạ tầng mới.

    Tp.HCM và Hà Nội đang đi vào giai đoạn chuyển mình và sánh ngang với những thành phố khác trong khu vực. Thị trường căn hộ được thúc đẩy do nguồn cầu nhà ở mạnh mẽ, trong khi đó phân khúc cao cấp đang thu hút sự quan tâm của tầng lớp siêu giàu trong nước và khu vực.

    Trong bối cảnh nguồn vốn dồi dào, sự gia tăng các chủ đầu tư nước ngoài và chính sách vĩ mô phù hợp, thị trường nhà ở có triển vọng tăng trưởng đầy lạc quan. Thị trường đón nhận thêm các dự án hạng sang mới có vị trí đắc địa, chất lượng thi công tốt hơn và tiện nghi đẳng cấp thế giới.

    [​IMG]
    Theo Savills, TT BĐS cao cấp còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới

    Với thu nhập trung bình tăng ổn định và các gói tài chính tốt dành cho người mua trong nước, thị trường đã chứng kiến nhiều thay đổi tích cực. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa cao và cơ sở hạ tầng phát triển đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các sản phẩm cao cấp tại những thành phố trọng điểm.

    Cùng với đó, theo Tổng giám đốc Savills, nền kinh tế Việt Nam liên tục đón nhận những tin tức khả quan như GDP cả nước đã giữ đà tăng trưởng cao và nằm trong số những nền kinh tế phát triển tốt nhất thế giới. FDI tiếp tục tăng nhanh, kiều hối đạt mức kỷ lục và dự trữ ngoại hối cũng đạt mức cao nhất, hỗ trợ tích cực cho đồng Việt Nam.

    Theo nghiên cứu của Savills, giá căn hộ tại Tp.HCM và Hà Nội nhìn chung vẫn thấp hơn so với các thị trường tương đương trong khu vực như Kuala Lumpur và Bangkok, dù tốc độ tăng trưởng ở Tp.HCM cao hơn khi so sánh với các thị trường này. Mức giá trung bình dự kiến sẽ tiếp tục tăng, nhưng chậm hơn. Sự tăng giá này phần nào phản ánh về những tiêu chuẩn phát triển cao hơn, nhu cầu nhà ở mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng thuận lợi...

    Giá nhà mới tại khu trung tâm Tp.HCM đang giữ mức trung bình khoảng 5.500-6.500 USD/m2, thấp hơn nhiều so với Hong Kong (Trung Quốc) - nơi mà nhà ở luôn ở mức giá đắt kỷ lục.

    Theo ông Neil MacGregor, các biện pháp hạ nhiệt đã khiến thuế nhà ở tại nhiều quốc gia trở nên cao hơn, trong khi mức thuế này tại Việt Nam lại tương đối thấp, hấp dẫn người mua trong và ngoài nước. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu đầu tư BĐS tại Việt Nam đã tăng đáng kể từ khi chính sách sở hữu nhà ở cho người nước ngoài có hiệu lực vào năm 2015.

    Với sự thiếu hụt rõ rệt trong dự án cao cấp tại các đô thị lớn, người mua có thể thấy được tiềm năng tăng vốn dài hạn rõ rệt. Trong khi đó, với khoản lợi nhuận cho thuê vượt quá 5%, đây là một kênh đầu tư hấp dẫn so với lợi nhuận sụt giảm ở những địa điểm khác trong khu vực.

    Ngoài ra, sự xuất hiện ngày càng nhiều những cơ hội đầu tư dài hạn trong phân khúc nhà ở cao cấp, đặc biệt khi các chỉ số kinh tế vẫn phát triển vượt trội, người mua hoàn toàn được hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị đầu tư.

    "Mặc dù chặng đường để thị trường bất động sản Việt Nam đạt đến đỉnh cao như Hong Kong và Singapore còn dài, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bùng nổ tầng lớp trung lưu và giá cả phải chăng, Việt Nam sẽ tiếp tục tiến bước và trở thành điểm đầu tư hấp dẫn tiếp theo của châu Á," ông Neil MacGregor nhấn mạnh.
  8. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    mấy anh lái cũng cầm hàng kinh quá :) không chịu nhả nhưng lại không muốn kéo
  9. tuananh03

    tuananh03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    78
    Thị trường làm gì có cầu mà kéo hả bác, ngoại trừ cổ phiếu có nước ngoài gom thì kéo được chứ tầm này cổ phiếu nhỏ lấy đâu ra cầu
  10. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Nhỏ lẻ rút tiền về sắm Tết còn tay to xuống tiền kinh quá

    Dòng tiền thông minh (31/1): Khối ngoại và tự doanh ‘xuống tiền’ hơn 400 tỉ đồng phiên hôm qua, tiền lớn gia nhập thị trường?

    Dòng tiền thông minh hướng vào nhóm ngân hàng, công nghệ
    Thị trường giao dịch lình xình, VN-Index tăng nhẹ trong phiên sáng và giảm nhẹ trong phiên giao dịch buổi chiều. Kết phiên, VN-Index giảm 0,09 điểm xuống 915,84 điểm; HNX-Index tăng 0,43% lên 102,81 điểm; UPCoM-Index tăng 0,4% lên 54,28 điểm. Những mã tác động lớn nhất đến đà giảm của VN-Index là VNM, HPG, CTG và MWG. Trong khi đó, giao dịch tích cực của VHM, BVH, POW, MBB giúp thị trường thu hẹp đà giảm.

    Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt 210 triệu đơn vị, tương ứng 4.368 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 37,6 triệu đơn vị, tương ứng 1.481 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu sản xuất kinh doanh, ngân hàng và công nghệ với thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước.

    Khối tự doanh mua ròng hơn 300 tỉ đồng
    Phiên giao dịch 30/1, bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán mua ròng 302 tỉ đồng trên toàn thị trường. Đây là phiên mua ròng với giá trị lớn nhất kể từ đầu tháng 1 của khối tự doanh.

    [​IMG]
    Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh phiên 30/1. Nguồn: Phan Quân tổng hợp
    Trong đó, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup dẫn đầu cả về giá trị mua vào và bán ra. Tuy nhiên, khối tự doanh vẫn mua ròng hơn 18 tỉ đồng cổ phiếu này. HPG và VNM cũng được mua vào với giá trị lần lượt là 5 tỉ đồng và 2,55 tỉ đồng.

    Một số cổ phiếu vốn hóa trung bình cũng được khối tự doanh mua ròng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua như HMC, CNG.

    Ở chiều ngược lại, khối tự doanh bán ròng MSN, POW, FPT và TCM với giá trị dưới 3 tỉ đồng.

    Khối ngoại mua vào gần 200 tỉ đồng
    Thống kê phiên giao dịch hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 107 tỉ đồng trên toàn thị trường. Hoạt động mua ròng vẫn diễn ra trên cả hai sàn và thị trường UPCoM. Giá trị mua ròng của khối ngoại trên HOSE đạt hơn 80 tỉ đồng với khối lượng 3,5 triệu đơn vị.

    Cổ phiếu POW dẫn đầu về giá trị mua ròng trên toàn thị trường với giá trị gần 73,5 tỉ đồng, khối lượng 4,4 triệu đơn vị. Theo sau đó, VCB và VJC được mua ròng với giá trị 32,1 tỉ đồng và 19,9 tỉ đồng. Một số mã cổ phiếu khác cũng được mua ròng là VNM, MSN, VHM, PVD, SSI, VHC và NT2.

    Diễn biến trái chiều, khối ngoại bán ròng các mã HPG (42,7 tỉ đồng), theo sau đó là PLX (14,6 tỉ đồng). Những mã còn lại bị bán ròng với giá trị dưới 10 tỉ đồng gồm VIC, DHG, STB, HDB, GAS, CVT, NVL, BID. Ngoại trừ DHG và GAS tăng giá, những mã còn lại bị khối ngoại bán ròng đều giảm giá hoặc đứng giá tham chiếu.

    Trên HNX, khối ngoại mua ròng gần 21 tỉ đồng với khối lượng hơn 1 triệu đơn vị. Đáng chú ý, PVS được mua ròng nhiều nhất (20,5 tỉ đồng), theo sau là VGC (3,3 tỉ đồng). Ngược lại, VCG bị bán ròng mạnh nhất (1,6 tỉ đồng), tiếp theo là SHB (983 triệu đồng).

    Giao dịch trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 6 tỉ đồng, tập trung vào HVN (2,5 tỉ đồng) và VTP (2,4 tỉ đồng). Một số mã cổ phiếu khác cũng được mua ròng là BSR, VCW và EMS, trong khi đó ACV bị bán ròng hơn 300 triệu đồng.

Chia sẻ trang này