Lạnh lùng khẳng định...100%...sự thật........sóng lớn !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luotsong2080, 24/11/2012.

2864 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 04:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8321 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Nhà các bác có PTC, HQC chưa [r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán Tuần 24 - 28/12: Gom cổ phiếu chốt lời, kết thúc năm 2012 mỹ mãn!

    Vượt qua nhiều khó khăn, thị trường đã khép lại tuần giao dịch cuối cùng của năm 2012 với kết quả mỹ mãn khi các chỉ số đều tăng trưởng mạnh mẽ.

    I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 24 – 28.12.2012
    Giao dịch: Tuần cuối cùng của năm 2012, VN-Index tăng mạnh 4.27% và kết thúc năm ở mức 413.73 điểm, HNX-Index tăng 4.35% lên 56.40 điểm, VS 100 tăng 4.25% đang ở 64.37 điểm và VN30 tăng 4.33% lên 485.38 điểm.
    Các chỉ số VS-Market Cap đều có tuần tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, VS-Mid Cap có mức tăng mạnh nhất trong tuần qua với 3.74%, tiếp theo là VS-Small Cap tăng 3.57%, VS-Large Cap tăng 3.53% và VS-Micro Cap tăng 2.82%.
    Thanh khoản sụt giảm nhẹ trên HOSE khi tổng khối lượng khớp lệnh giảm 6.8% so với tuần trước. Trên HNX, khối lượng giao dịch khớp lệnh tăng 9.2%.
    Trái ngược với khối lượng khớp lệnh sụt giảm trên HOSE, giao dịch thoả thuận trên sàn này tiếp tục có tuần sôi động, chủ yếu diễn ra ở EIB với 24.7 triệu cổ phiếu, PPC với 21.91 triệu cổ phiếu, MSN với gần 6.6 triệu, TTP với 4.2 triệu, VIC với 2.6 triệu, SEC với 2.5 triệu...

    http://image.*********.vn/2012/12/c25879 Nguồn: VietstockFinance
    Thị trường đã kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của năm 2012 một cách mỹ mãn khi các chỉ số có tuần tăng điểm mạnh. Để đạt được thành quả này, thị trường đã vượt qua nhiều thử thách, đó là ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh 400 điểm và áp lực chốt lời gia tăng theo đà tăng liên tục của thị trường.
    Tâm lý giới đầu tư trong tuần qua tỏ ra bình tĩnh hơn là nhờ vào:
    Các thông tin vĩ mô tiếp tục hỗ trợ: Việc hạ trần lãi suất huy động cùng với việc Chính phủ tích cực thúc đẩy giải cứu nợ xấu, thị trường bất động sản đã hâm nóng tâm lý hưng phấn của trong giới đầu tư.
    Dòng tiền đầu cơ hoàn thành tốt vai trò dẫn dắt: Sự sôi động của dòng tiền đầu cơ đã giúp thị trường giao dịch sôi nổi và thu hút thêm dòng tiền mới, bất chấp hoạt động chốt lời rất mạnh. Bên cạnh đó là sự uyển chuyển khi “đánh” vào các nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Dòng tiền lựa chọn nhóm cố phiếu Chứng khoán làm trọng tâm trong những phiên giao dịch đầu tuần và chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu Khai khoáng cho những phiên giao dịch cuối tuần.
    Dòng tiền ổn định từ khối ngoại: Khối ngoại với quan điểm quan điểm mua vào (kể cả M&A) giúp giới đầu tư an tâm hơn về tính hấp dẫn của thị trường.
    Nhà đầu tư nước ngoài: Mặc dù giao dịch mua vào của khối ngoại không thực sự mạnh trong tuần qua, nhưng việc duy trì quan điểm mua vào đã giúp nâng đỡ khá tốt tâm lý của giới đầu tư trong nước.
    Thống kê cho thấy tổng giá trị mua ròng tuần qua trên HOSE của khối ngoại đạt 798 tỷ đồng. Lực mua ròng mạnh nhất tập trung ở MSN với 633.6 tỷ đồng; tiếp theo là CTG với 40.2 tỷ đồng, DPM với 35.4 tỷ đồng và VCB với 26.4 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh VIC với 16 tỷ đồng, SJS với 16.6 tỷ đồng và DRC với 9.5 tỷ đồng.
    Nếu loại bỏ giao dịch thoả thuận ở MSN, thì khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ 164 tỷ đồng trong tuần qua.
    Trên HNX, khối ngoại mua ròng trở lại với giá trị gần 21.8 tỷ đồng, chủ yếu do mua ròng mạnh PVS với 14.3 tỷ đồng và SHS với 4.8 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất PGS với 5.5 tỷ đồng và KLS với 2 tỷ đồng.
    Khối tự doanh CTCK: Trong tuần tính đến hết ngày 27/12 (Thứ Năm), khối tự doanh CTCK đã bán ròng khá mạnh với hơn 3.3 triệu đơn vị, tương ứng với 37.3 tỷ đồng.
    Nhiều khả năng hoạt động bán ra của khối tự doanh trong tuần là nhằm đón đầu những phiên điều chỉnh của thị trường. Có vẻ như các CTCK đã có tuần giao dịch không thành công khi thị trường vẫn duy trì đà tăng trưởng khá tốt.
    Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành tăng điểm đã bật tăng trở lại khi toàn thị trường 22/24 ngành tăng điểm. Trong đó, Bảo hiểm tăng mạnh 8.61% chủ yếu nhờ BVH; tiếp theo là Chứng khoán tăng 6.94% và Chứng chỉ quỹ tăng 6.81%.
    Các nhóm ngành nóng còn lại đều có tuần tăng trưởng mạnh mẽ. Khai khoáng tăng mạnh 6.54%, tiếp theo là Bất động sản tăng 4.51 %, Xây dựng tăng 4.39% và Ngân hàng tăng 3.09%.
    Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là VIS với mức tăng 20.29%, SVC với 19.3% và LSS với 16.06%; trên HNX: S96 tăng 20%.
    VIS tăng 20.29%. VIS tăng mạnh khi không có thêm thông tin nào mới về tình hình hoạt động trong tuần qua. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đổ vào cổ phiếu này khi đón nhận những thông tin tích cực liên quan đến việc “giải cứu” thị trường bất động sản với hi vọng ngành thép sẽ hưởng lợi từ gói giải cứu này. Hiện VIS đang giao dịch ở mức P/B chỉ 0.6 lần.
    SVC tăng 19.3%. SVC tăng mạnh khi không có thêm thông tin nào mới về tình hình hoạt động trong tuần qua. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đổ dồn về cổ phiếu này nhằm đón đầu kết quả kinh doanh quý 4, với hy vọng kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục khả quan như 9 tháng đầu năm 2012. Theo đó, trong 9T/2012, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 39.5 tỷ đồng, tăng mạnh 46% so với cùng kỳ.
    LSS tăng 16.06%. LSS tăng mạnh khi không có thêm thông tin nào mới về tình hình hoạt động trong tuần qua. Có thể dòng tiền đầu cơ đổ dồn về cổ phiếu này khi giới đầu tư đang thảo luận về khả năng “M&A” có thể đang diễn ra.
    S96 tăng 20%. S96 tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua khi không có thêm thông tin nào mới về tình hình hoạt động. Nhiều khả năng hoạt động đầu cơ tiếp tục nhắm vào mức cổ tức hấp dẫn trong tương lại.
    Cổ phiếu giảm điểm đáng chú ý trên HOSE là PPC giảm 7.03%. PPC giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng do áp lực chốt lời đã diễn ra ở cổ phiếu này, sau khi hoạt động cơ cấu danh mục của quỹ ETF qua đi. Thông tin đáng chú ý trong tuần đó là việc Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFC) tiếp tục đăng ký bán hết 16,311,000 cp, tương đương 5% vốn điều lệ từ 02/01/2013 đến 01/02/2013 và thông qua hình thức giao dịch thỏa thuận trực tiếp tại Trung tâm lưu ký (VSD).
  3. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Hơn 100 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên sáng đầu năm 2013

    VN-Index tăng hơn 4 điểm, HXN-Index tăng hơn 2%, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng trần ồ ạt như KBC, ITA..nhưng cổ phiếu dẫn dắt sàn Hà Nội có dấu hiệu bị bán ra.

    Đóng cửa phiên giao dịch sáng 2/1/2013, VN-Index và HNX-Index mặc dù có dấu hiệu trùng xuống so với giữa phiên song vẫn duy trì được mức tăng điểm trên 1%. Cụ thể, VN-Index tăng 4,15 điểm lên 417,88 điểm (+1%), HNX-Index tăng 1,23 điểm lên 58,32 điểm (+2,15%).

    KLGD hai sàn tăng vọt, riêng phiên sáng đã khớp lệnh gần 110 triệu cổ phiếu – chưa tính thỏa thuận (sàn Hà Nội giao dịch gần 62 triệu cổ phiếu), hai sàn có gần 170 cổ phiếu tăng trần.

    Trên sàn Hà Nội, DCS và PVA tăng trần, dư mua trần hơn 1 triệu cổ phiếu, các mã khác có dư mua trần khối lượng lớn có VIG, PVL (dư mua trần 700 nghìn đơn vị), SHN, KSD, ORS, S96, CMI (không có dư bán cuối phiên).

    Trong khi đó, các cổ phiếu thanh khoản nhất sàn Hà Nội và mang tính chất dẫn dắt thị trường đều bị bán mạnh và có xu hướng trùng nhẹ so với đầu giờ, cụ thể PVX, SHB, KLS, SCR đề có lúc chạm trần trong phiên tuy nhiên cuối phiên chỉ còn PVX duy trì được giá trần, mã này bị bán ra gần 6,8 triệu đơn vị, trong khi đó SHB khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị, chiếm 20% giao dịch toàn thị trường, KLS tăng 400 đồng, VND tăng 300 đồng, SCR chỉ còn tăng 100 đồng, ACB tăng 600 đồng, khớp lệnh 1,66 triệu đơn vị.

    Trong nhóm HNX30 có 2 mã giảm giá là OCH và PLC.

    Tại nhóm Vn30, ITA dư mua trần 1,5 triệu cổ phiếu, PVF dư mua trần 400 nghìn cp trong khi ST giảm nhẹ 100 đồng, FPT, HAG, MBB, GMD vẫn duy trì được đà tăng.

    Tại sàn HoSe, ITA, KBC, PVT là các mã có dư mua trần nhiều nhất sàn, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng trần đồng loạt, DLG, UDC, LCG, DIG, HQC, PTL, MCG không có dư mua cuối phiên sáng.

    Thị trường vẫn đang trong trạng thái hưng phấn nhưng thanh khoản tăng mạnh cho thấy một bộ phận nhà đầu tư chốt lời nhẹ.
    .........................
    Mở cửa phiên giao dịch năm mới 2013, VN-Index tăng 1,06 điểm lên 414,79 (+0,42%) trong khi HNX-Index tăng 0,8 điểm lên 57,9 điểm (+1,42%).

    Thị trường đang giao dịch với tốc độ khá nhanh, chỉ trong 30 phút đầu hai sàn đã khớp lệnh trên 33 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch gần 250 tỷ đồng, trong đó riêng sàn Hà Nội giao dịch gần 22 triệu cổ phiếu tính đến thời điểm 9h30.

    Tâm lý nhà đầu tư đang khá hưng phấn sau một tháng 12 giao dịch sôi động, chỉ trong 1 tháng cuối năm HNX-Index đã tăng gần 12% trong khi VN-Index cũng tăng được gần 10%. Động thái giảm lãi suất xuống trần 8%/năm, cộng với việc tín dụng cho chứng khoán đã được “cởi trói” khi tăng trưởng tín dụng 2013 sẽ không giới hạn tín dụng các lĩnh vực không khuyến khích.
  4. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Thị trường đang tiếp tục những bước đi khá vững, giờ là lúc mà nhiều NĐT cảm thấy bối rối, đặc biệt là người đang có tỷ lệ tiền mặt cao.

    Chứng khoán Đầu tư Việt Nam-IVS: Thị trường csẽ chứng kiến sự dịch chuyển của dòng tiền
    Cho dù thông tin về chỉ số PMI tháng 12 được HSBC công bố chỉ đạt 49,3 điểm, giảm so với tháng trước đó nhưng thị trường lại có được những thông tin khác hỗ trợ. Việc nới room tại Ngân hàng như một liều thuốc bổ khiến thị trường tiếp tục thăng hoa cho dù những phút giao dịch đầu tiên trong phiên đầu năm 2013 vẫn mang nhiều sự thăm dò. Lực cầu lại nhanh chóng đổ vào thị trường khiến chỉ số hai sàn tăng mạnh mẽ. Độ rộng của thị trường đã mở rộng rõ rệt khi số mã tăng điểm vượt trội so với mã giảm điểm. Ngay cả những mã như MBB, PET, ACB ... đã tiến đến vùng giá cao nhất.
    Thị trường đang tiếp tục những bước đi khá vững, giờ là lúc mà nhiều NĐT cảm thấy bối rối, đặc biệt là người đang có tỷ lệ tiền mặt cao. Việc chưa giải ngân không đồng nghĩa mất đi những cơ hội bởi sớm muộn thị trường cũng sẽ chứng kiến sự dịch chuyển của dòng tiền. Vì thế, đón đầu và tìm kiếm cơ hội trên những cổ phiếu cơ bản có tiềm năng là điều không tồi, kể cả có xảy ra sự điều chỉnh thì những cổ phiếu này luôn là chốt chặn tốt nhất giúp NĐT đến sau tránh được sự mất mát.
    Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội-SHS: Thị trường có thể điều chỉnh sau tín hiệu tăng nóng
    Thị trường tăng điểm mạnh ngay từ đầu phiên giao dịch và tiếp tục duy trì đà tăng cho đến cuối phiên. Nhìn chung đa số cổ phiếu trên cả hai sàn đều tăng điểm trong đó có rất nhiều cổ phiếu tăng điểm với mức tăng kịch trần.
    Chỉ số VN-Index tiếp tục break qua MA200 tiếp tục là tín hiệu tích cực. Thị trường tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay đặc biệt là chỉ số HNX-Index với mức tăng 3.54%. Thị trường đang có dấu hiệu tăng nóng khi mà số lượng cổ phiếu tăng áp đảo so với số lượng cổ phiếu giảm trong đó có hơn 50% cổ phiếu tăng với mức kịch trần. Chỉ số RSI cũng tiến vào khu vực overbought. Mô hình sóng Elliott của HNX-Index cũng đang cho thấy chỉ số HNX-Index sẽ điều chỉnh.
    Với những tín hiệu kỹ thuật này thì chúng tôi dự báo khả năng thị trường sẽ điều chỉnh trong những phiên tới. Nhà đầu tư trung hạn có thể xem xét bán ra và mua lại khi có tín hiệu kết thúc điều chỉnh. Nhà đầu tư ngắn hạn tạm thời đứng ngoài thị trường và quan sát diễn biến điều chỉnh.
    Chứng khoán ACB-ACBS: Các mô hình đảo chiều từ bản thân VN-Index vẫn chưa xuất hiện
    VN-Index: VN-Index tiếp tục đã tăng của tuần trước và có phiên tăng thứ 6 liên tiếp ngày hôm qua. Bị kéo xuống sau gap-up nhỏ đầu giờ, bên mua gia tăng áp lực, đẩy VN-Index tăng vọt sau đó. Kết thúc phiên, VN-Index dừng ở gần mức đóng cửa ngày thứ Ba đen tối 21/08/2012.
    Ở chiều giảm, chỉ báo RSI(14) đang ở kháng cự 85 là dấu hiệu tiêu cực đáng chú ý. Sóng tăng hiện tại của VN-Index kể từ đáy 374,15 ngày 28/11/2012 cho đến nay là khá dài mà ko có sóng điều chỉnh đáng kể nào. Do đó, khả năng điều chỉnh của VN-Index ngày càng tăng. Chỉ số này có thể quay về hỗ trợ 400-405, kháng cự vừa bị phá.
    Tuy nhiên, các mô hình đảo chiều từ bản thân VN-Index vẫn chưa xuất hiện. Do đó, VN-Index có thể tiếp tục hồi phục trong các phiên tới, quay về kháng cự 435-440.
    HNX-Index: Tương tự, HNX-Index có phiên tăng mạnh nhất trong vòng 4 tháng qua. Sự hình thành của cây nến dài cùng khối lượng lớn cho thấy bên mua hoàn toàn kiểm soát thị trường.
    Hiện HNX-Index đang giao dịch gần kháng cự 59 nên có thể giằng co một chút. Tuy nhiên, như đã đề cập trong các báo cáo trước, chúng tôi không đánh giá cao kháng cự này nên kỳ vọng sóng hồi phục của HNX-Index có thể kéo dài hơn nữa trong các phiên tới.
    Việc chỉ báo RSI(14) lên mức cao nhất trong gần 2 năm củng cố xu hướng tăng ngắn và trung hạn của HNX-Index. Tuy nhiên, điều này cũng cảnh báo khả năng điều chỉnh của HNX-Index
  5. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Giờ các cụ này bắt đầu đứng lên vuốt đuôi chém gió


    GĐ phân tích SHF: Tỷ suất sinh lời chứng khoán đầu năm 2013 hấp dẫn hơn mọi kênh đầu tư khác.

    Yếu tố niềm tin đã phản ánh vào đợt tăng trưởng từ tháng 12/2012 và có lẽ sẽ chấm dứt chậm nhất trong quý I/2013 khi thị trường đạt được mức tăng trưởng chung khoảng 20% trong vòng 2-3 tháng.

    Phiên giao dịch đầu năm 2013 đã diễn ra sôi động nhưng ngay sau đó thị trường bị bán ra khá mạnh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc phân tích Quỹ Sài gòn Hà Nội SHF về vấn đề này.
    Phiên giao dịch đầu tiên của năm 2013 thị trường đã khá hưng phấn theo ông sự hưng phấn này có kéo dài lâu không? Vì sao?

    Ông Nguyễn Việt Đức: Yếu tố niềm tin thì hiện đang là yếu tố chủ đạo tác động tới sự tăng trưởng của thị trường khi xét về cả định giá hiện tại (P/E khoảng 11 lần cho thị trường và gần 14 lần cho 50 mã lớn nhất) và tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết thời gian qua.
    Niềm tin này đến từ việc công bố các chính sách lớn là kim chỉ nam cho năm 2013 và sự ổn định rõ nét của kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Yếu tố niềm tin trên đã phản ánh vào đợt tăng trưởng trong tháng 12/2012 đến đầu tháng 1/2013 và có lẽ sẽ chấm dứt trong tháng 1 này (chậm nhất là trong quý I/2013) khi thị trường đạt được mức tăng trưởng chung khoảng 20% trong vòng 2-3 tháng, một tỷ suất quá hấp dẫn so với bất kỳ một kênh đầu tư nào khác và cao hơn tỷ suất chứng khoán trung bình trong khoảng 15%/năm.

    Trong thời điểm còn lại của năm 2013, thị trường sẽ biến động dựa trên tiến độ thực hiện chính sách. Và rõ ràng việc thực hiện hóa các chính sách sẽ là không dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi ngân sách đang còn hạn hẹp do chịu ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước.

    Những mã có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vượt trội sẽ lấy lại vai trò dẫn dắt trong 3 quý cuối năm khi mà thị trường nói chung vẫn chưa có sự phục hồi lợi nhuận rõ nét trong năm 2013.

    Thị trường dường như đang có những thông tin hỗ trợ khá tốt, chẳng hạn như: NHNN sẽ không quy định tỷ trọng đối với lĩnh vực phi sản xuất tại các tổ chức tín dụng, UBCK dự kiến sẽ nới tỷ lệ margin lên 50 - 50, biên độ, cổ phần hóa các DNNN... Ông có cho rằng những thông tin này sẽ tác động trực tiếp đến TTCK trong thời gian tới hay không?
    Rất nhiều chính sách nhằm xì hơi bong bóng bất động sản cũng như chứng khoán đã được đưa ra vào năm 2010 và sau sự thành công của các chính sách trên, có lẽ đã đến lúc các chính sách này đổi chiều và sự đổi chiều này đang và sẽ phản ánh vào sự tăng trưởng và tính hấp dẫn của hai thị trường trên trong ngắn hạn.

    Trong dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu kinh tế với 5 định hướng chính đã được thống nhất từ năm 2011. Đây chính là động lực chính cho cả chu kỳ tăng trưởng của thị trường chứng khoán bắt đầu từ đầu năm 2012 và dự tính sẽ kéo dài trong những năm tới.

    Thị trường chủ yếu có sự tham của các nhà đầu tư cá nhân, theo ông thời điểm nào nhà đầu tư tổ chức sẽ xuống tiền?
    Có một sự thay đổi về chất trong khối nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường. Nhà đầu tư tổ chức trong nước bao gồm các công ty đầu tư ngoài ngành và các công ty chứng khoán giảm sút trong việc tham gia thị trường do sự thay đổi về quan điểm tư duy (tập trung vào mảng hoạt động cốt lõi thay vì đầu tư dàn trải, đầu tư nóng) cũng như các chính sách hạn chế, rút vốn đầu tư ngoài ngành với công ty có vốn chủ sở hữu nhà nước. Tôi không cho rằng sẽ sớm có sự thay đổi trong nhóm nhà đầu tư này và có lẽ họ tập trung nhiều hơn vào việc thoái vốn ở các khoản đầu tư còn lại ở mức giá tốt.
    Dòng tiền trong nước trong tương lai có lẽ chỉ đến chủ yếu từ đầu tư cá nhân, bên cạnh hình thức tự đầu tư vốn khá thông dụng cho mục đích ngắn hạn là hình thức đầu tư mới, gồm cả ngắn hạn và dài hạn, thông qua các quỹ mở hay quỹ chỉ số.
    Nhà đầu tư nước ngoài sẽ là động lực lớn cho thị trường chứng khoán. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tham gia thị trường với quy mô ngày một lớn hơn và chỉ bị hạn chế chủ yếu bởi việc thiếu các mã cổ phiếu tốt và hạn chế room đầu tư và quy mô nhỏ của thị trường. Các biện pháp mở rộng thị trường sẽ khiến cho Việt Nam thu hút được nhiều hơn dòng vốn này và đây là điểm tựa chính cho thị trường trong chu kỳ phục hồi này.

    Ông dự báo như thế nào về TTCK Việt Nam trong năm 2013? Những điều gì sẽ là lưu ý đối với những nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ?

    Thị trường chứng khoán đã trải qua giai đoạn tăng trưởng thứ nhất vào đầu năm 2012 là giai đoạn tăng dựa trên niềm tin về một chu kỳ kinh tế mới với những biến pháp tái cấu trúc chất lượng nền kinh tế. Sau giai đoạn điều chỉnh kéo dài 6 tháng từ tháng 5 tới tháng 11/2012, thị trường nhiều khả năng đã bước vào một sóng tăng trưởng mới.

    Tôi ước tính thị trường sẽ tăng khoảng 15% đến 20% cho cả năm 2013, trong đó yếu tố cơ bản đến từ tăng trưởng EPS có thể đóng góp 10%. Yếu tố niềm tin đóng góp 10% và đang phản ánh vào nhịp tăng điểm đầu năm, bên cạnh +10% đã phản ánh vào tháng 12.2012. Yếu tố cơ bản sẽ phản ánh đặc biệt trong hai quý cuối năm với sự dẫn dắt của các mã có sự hồi phục tốt về kết quả kinh doanh.

    Trong thời điểm vừa qua, thị trường được dẫn dắt bởi các mã đầu cơ với tỷ suất lợi nhuận rất lớn nhưng tôi nghĩ rằng với mức giá hiện tại, hiệu suất lợi nhuận/rủi ro cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia các mã đầu cơ như vậy đã thấp hơn nhiều trong ngắn hạn.

    Nhà đầu tư nhỏ thường không thích đầu tư dài hạn nhưng với một số người theo phương pháp này, việc đầu tư vào các công ty sẽ phục hồi sớm theo chu kỳ kinh tế là một lựa chọn không tồi cho thời gian còn lại của năm 2013. Do sự thay đổi về tư duy tăng trưởng kinh tế nên nhiều mã đã dẫn dắt sự phục hồi trong năm 2009 như bất động sản có thể sẽ không còn là những mã dẫn dắt chu kỳ phục hồi trong những năm tới của thị trường chứng khoán.

    Xin cảm ơn ông.
  6. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    TS Quách Mạnh Hào – Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán MB (MBS)
    TS Quách Mạnh Hào: Chúng ta đã nhìn thấy những điều kiện cần cho một thị trường tăng điểm

    Hiện nay, ít ra thì chúng ta đã nhìn thấy những điều kiện cần cho một thị trường tăng điểm, đó là mặt bằng giá thấp và niềm tin đang trở lại sau những động thái gần nhất của Chính phủ.


    http://image.*********.vn/2013/01/07/Quach-manh-hao.jpg Tiến sĩ Quách Mạnh Hào

    Các bạn trẻ vẫn thường đùa với nhau bằng câu “sống bằng niềm tin à?” khi nói về những điều không tưởng, nhưng thật thú vị là nó đúng với thị trường chứng khoán năm 2012. Cuối năm 2011 đầu năm 2012 đã có những cam kết ban đầu từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong việc giảm lãi suất, giải quyết nợ xấu thể hiện qua việc sau đó tiến hành hạ trần lãi suất huy động và thị trường đã tin vào điều đó. Cuối năm 2012 một lần nữa thị trường lại tin vào những cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ nhưng lần này bằng những giải pháp cụ thể hơn chẳng hạn như thành lập công ty mua bán nợ xấu, gói cứu trợ bất động sản và tiếp tục hạ trần lãi suất huy động…
    Thị trường chứng khoán là thế. Nhà đầu tư tin vào những kỳ vọng và họ hành động theo niềm tin. Nhưng nếu điều đó không xảy ra thì người ta sẽ sửa sai. Khoảng giữa năm 2012 là quá trình sửa sai cho niềm tin chưa đúng thời điểm. Còn lần này, tôi hy vọng niềm tin sẽ được hỗ trợ thực sự bằng hành động. Nhà đầu tư rất quan tâm tới vấn đề giải quyết nợ xấu và khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế, chứ không đơn giản chỉ là việc hạ lãi suất.
    Hiện nay, ít ra thì chúng ta đã nhìn thấy những điều kiện cần cho một thị trường tăng điểm, đó là mặt bằng giá thấp và niềm tin đang trở lại sau những động thái gần nhất của Chính phủ. Nhưng điều kiện đủ để một thị trường phát triển bền vững trong năm 2013 sẽ là những hành động cụ thể về giải quyết nợ xấu và khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế. Những việc này tôi nghĩ là sẽ cần thời gian và do vậy, thị trường sau giai đoạn tăng điểm dựa trên niềm tin sẽ dừng lại nghe ngóng. Dù sao thì các giải pháp Chính phủ đưa ra đã rõ ràng hơn nhiều so với đầu năm 2012 và thị trường chắc là đang chờ đợi một cách tích cực các bước tiếp theo.
    Với tư cách là một thành viên của thị trường, điều đơn giản là chúng tôi mong muốn thị trường chứng khoán sôi động trở lại. Đối với chúng tôi thì việc thị trường tăng hay giảm điểm không phải là điều quá quan trọng, mà quan trọng là thị trường đó phải có thanh khoản cao và người mua, người bán có thể thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất giao dịch của mình.
  7. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) chảy vào TTCK bất ngờ tăng đột biến vào cuối năm 2012, qua đó đưa tổng vốn FII tăng 25% so với năm 2011.
    Bất ngờ ở phút… 89!

    Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), nếu như dòng vốn FII vào thuần tính đến hết tháng 10/2012 giảm 60% so với cùng kỳ năm 2011, thì trong tháng 11 và 12/2012 ghi nhận bước tăng trưởng đột biến, khi đạt gần 230 triệu USD. Diễn biến này làm cho dòng vốn FII cả năm 2012 tăng 25% so với năm 2011.

    Tín hiệu tích cực của dòng vốn ngoại tiếp tục thể hiện trong các phiên giao dịch đầu năm 2013. Phiên giao dịch ngày 2/1, NĐT nước ngoài mua ròng hơn 89 tỷ đồng, phiên 3/1 mua ròng gần 130 tỷ đồng. Con số tuyệt đối tuy không lớn, nhưng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và TTCK đối mặt với nhiều khó khăn, thì đó là một tín hiệu tích cực.

    [​IMG]
    2 phiên đầu năm 2013, khối ngoại mua ròng 220 tỷ đồng

    Ghi nhận từ thị trường, cũng như nhận định từ cơ quan quản lý cho thấy, có khá nhiều yếu tố thu hút dòng vốn ngoại. Cả hai yếu tố NĐT ngoại vốn thường xuyên quan ngại hàng đầu là tỷ giá bất ổn và lạm phát cao, đều đã được hóa giải khi kết thúc năm 2012. Trong khi lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, thì dự trữ ngoại hối tăng mạnh. Theo TS. Alan T. Pham, Kinh tế trưởng VinaCapital, năm 2012 dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt khoảng 23 tỷ USD, cao gấp đôi so với năm 2011. Điều này cho phép tỷ giá VND/USD tiếp tục ổn định. Dự báo, VND mất giá so với USD khoảng 2% trong năm 2013 và xoay quanh mốc 21.500 đồng/USD.

    Ở khía cạnh khác, khối ngoại nhìn thấy cơ hội tiềm ẩn. Những năm qua, điều không khó nhận ra là mỗi khi vĩ mô và TTCK Việt Nam đối mặt với những khó khăn gần như đỉnh điểm, thì các NĐT nước ngoài thường âm thầm tìm kiếm cơ hội giải ngân. Với cái nhìn dài hạn và có phần lạc quan hơn NĐT nội địa, trong nhiều trường hợp, khối ngoại đã chiến thắng thị trường. Hơn nữa, trong bối cảnh vĩ mô có những tín hiệu tích cực hơn, cho phép khối ngoại “xuống tiền” nhiều hơn.

    Một yếu tố khác khiến khối ngoại tăng giải ngân là kỳ vọng việc phá băng thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu của khối ngân hàng sẽ có kết quả tích cực, sau khi Chính phủ có hàng loạt động thái rốt ráo, quyết liệt. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là Chính phủ vừa kết thúc thảo luận hai đề án quan trọng: Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản.

    Đặc biệt, lộ trình tái cấu trúc TTCK đang bước vào giai đoạn trung tâm của việc thực hiện “Đề án tái cấu trúc TTCK và DN bảo hiểm”, khiến khối ngoại kỳ vọng sẽ có những bước cải cách mới về phương diện kỹ thuật, để tiếp sức cho sự phát triển của TTCK không chỉ trong năm 2013. Điều này cùng với diễn biến vĩ mô dần tích cực hơn, sẽ hỗ trợ cho sự khởi sắc của thị trường.

    Lực hút từ sức bật tiềm ẩn

    Chưa bao giờ tín hiệu về nỗ lực tìm kiếm những nhân tố mới nhằm tăng thu hút dòng vốn ngoại cho thị trường lại được Bộ Tài chính và UBCK phát đi nhiều như trong thời gian gần đây. Điều này thể hiện qua một loạt thông điệp và chính sách đã và sắp được ban hành. Sau hàng chục năm chờ đợi, NĐT ngoại đã được đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản giao dịch khi tham gia TTCK Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 213/2012. Còn Thông tư 212/2012 đã mở cửa cho NĐT ngoại lần đầu tiên được phép thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn ngoại tại TTCK Việt Nam.

    Nằm trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hút dòng vốn ngoại cho thị trường, một lãnh đạo UBCK cho hay, cơ quan quản lý đang tính giải pháp gỡ trần sở hữu 49% đối với bên nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam, thông qua cơ chế tỷ lệ sở hữu cổ phần không có quyền biểu quyết, hoặc thí điểm phân loại nhóm DN mà phía Việt Nam không thực sự cần nắm cổ phần chi phối. Để thuận lợi cho việc triển khai thí điểm, ban đầu có thể áp dụng đối với các DN thuộc diện hẹp trong rổ chỉ số VN30, bởi đã có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ…

    Khi được hỏi những cải cách trên đã đủ góp phần gia tăng sức hấp dẫn cho TTCK Việt Nam trong cuộc cạnh thu hút vốn ngoại với các thị trường khu vực, lãnh đạo UBCK nhìn nhận, mỗi thị trường đều có lợi thế cạnh tranh riêng. Trong khi các thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia... đã phát triển đến độ ổn định cao, nên khó có yếu tố đột biến, thì các thị trường Lào, Campuchia vẫn chưa làm nổi bật được các lợi thế cạnh tranh, bởi cấu trúc thị trường còn sơ khai, lượng hàng hóa quá ít và chậm phát triển. Đối với thị trường Myanmar, tuy có bước mở cửa mạnh mẽ, nhưng trong vài năm tới cũng chỉ có thể là đối thủ đáng gờm trong thu hút vốn FDI, chứ chưa thể tạo đột biến trong hút vốn FII.

    Nhìn nhận như vậy để thấy, với hơn 700 DN niêm yết, cùng với nền tảng thị trường khá đồng bộ, nền kinh tế và TTCK đang có những bước cải cách mạnh mẽ..., sẽ hứa hẹn tạo ra sức bật cho TTCK Việt Nam. Điều này, dưới cái nhìn của NĐT ngoại, mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho TTCK Việt Nam.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK TP. HCM (HCM)
    “Vốn ngoại trở lại thông qua các quỹ đầu tư chỉ số”

    Dòng vốn ngoại đã có tín hiệu quay trở lại TTCK Việt Nam trong quý IV/2012, đặc biệt là hai tháng cuối năm. Vốn ngoại chảy vào TTCK chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư chỉ số. Tuy lượng vốn vào ròng tăng tích cực, nhưng mức độ giải ngân của khối ngoại vẫn thận trọng và mang tính thăm dò. Ghi nhận từ thị trường cho thấy, ở một khía cạnh tích cực khác, một lượng vốn ngoại vừa có tính chất vốn FDI, vừa là vốn FII, đang chảy khá đều vào các DN Việt Nam trên sàn. Phía nước ngoài đang tìm kiếm, tham gia sở hữu tới 30 - 40% cổ phần của các DN niêm yết như những NĐT tài chính hơn là trực tiếp tham gia điều hành DN.

    Ngoài kỳ vọng TTCK sẽ có bước cải cách về mặt kỹ thuật để phát triển hiệu quả hơn, NĐT nhìn thấy những nền tảng cho sự ổn định tỷ giá và lạm phát. Tuy nhiên, một khi việc xử lý nợ xấu của khối ngân hàng, cũng như phá băng tín dụng và thị trường bất động sản chậm phát đi những tín hiệu tích cực rõ nét, thì nỗ lực thu hút thêm, cũng như giữ dòng vốn ngoại ở lại lâu hơn với thị trường sẽ gặp thách thức.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Trung Hà, Chủ tịch CTCK Thiên Việt (TVS)
    “Định giá DN Việt Nam hiện khá rẻ”

    Định giá DN Việt Nam hiện tương đối rẻ trong bối cảnh vĩ mô và TTCK đang trải qua những khó khăn tạm thời. Do năng lực vốn của NĐT trong nước chưa đủ lớn, nên khối ngoại nhìn thấy cơ hội đầu tư hấp dẫn khi Việt Nam đang thúc đẩy chương trình hợp tác công tư (PPP) trong các lĩnh vực: điện, nước, bệnh viện, cảng biển…

    Ngành điện, nước đang dần vận hành theo cơ chế thị trường. Giá điện, nước còn thấp hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cung chưa đáp ứng đủ cầu. Do đó, dòng vốn FII, nhất là từ châu Á sẽ tiếp tục đổ mạnh vào các ngành này ở Việt Nam. Ngành hàng tiêu dùng, y tế, giáo dục có tiềm năng tăng trưởng lớn, tỷ suất lợi nhuận (ROE) ở các ngành này trên 25%. Bán lẻ cũng là ngành còn nhiều tiềm năng.

    Trong khi đó, thị trường nước ngoài đã phát triển bão hòa, nên các DN ngoại muốn thúc đẩy tăng trưởng qua phương thức đầu tư M&A sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra, huy động vốn ở thị trường nước ngoài khá rẻ, thúc đẩy NĐT ngoại đầu tư vào những nước có tỷ suất lợi nhuận cao như Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đang là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh thứ 3 trong khu vực châu Á, nhóm dân số dưới 40 tuổi hiện chiếm gần 2/3, có sức mua rất lớn. Tốc độ đô thị hóa cao, khoảng 3,4%/năm, dẫn đến nhu cầu về đầu tư và phát triển hạ tầng tăng. Những yếu tố này tạo ra sức hút đáng kể đối với dòng vốn ngoại.

  8. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Nút thắt sẽ được tháo dần

    Theo dự báo, năm 2013 thị trường chứng khoán sẽ vẫn khó khăn nhưng đây là năm tái cấu trúc mạnh mẽ nền kinh tế, vì vậy vai trò của thị trường chứng khoán rất quan trọng.

    Phóng viên Báo Người Lao Động đã phỏng vấn ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về vấn đề này.
    Năm 2012, nền kinh tế trong nước rất khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giá cổ phiếu rớt mạnh, ông nhận xét như thế nào về thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm qua?

    - Ông Vũ Bằng: Tôi cho rằng năm 2012 mặc dù có nhiều khó khăn, nhiều biến động nhưng thực tế là một năm không quá tồi của TTCK Việt Nam. VN-Index có lúc sụt giảm mạnh, có khi đi ngang nhưng tính cả năm đã tăng hơn 17% (VN-Index từ mức 351 điểm ngày 30-12-2011 lên sát 413 điểm vào cuối năm 2012).

    Trong khi đó, năm 2012, chỉ số chứng khoán của Nhật Bản chỉ tăng 11%, DowJone Mỹ chỉ tăng 8%, còn Trung Quốc thì sụt giảm 8% so với năm trước. Còn về những khó khăn thì chúng ta đang bắt đầu vào giai đoạn tháo gỡ và tôi tin nút thắt sẽ được tháo dần.

    Những vấn đề tháo gỡ là gì thưa ông?

    - Chúng tôi đã và đang bắt tay thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ trên TTCK. Cụ thể là tập trung vào tái cấu trúc cơ sở hàng hóa; sở giao dịch, thị trường; tổ chức và cá nhân nhà đầu tư chứng khoán... Gần đây, Luật Chứng khoán, các nghị định, thông tư đã ban hành, nâng cao hơn các tiêu chuẩn cho doanh nghiệp niêm yết; đặc biệt là yêu cầu về quản trị, công bố thông tin để các công ty phát triển theo hướng tiếp cận dần với tiêu chuẩn quốc tế.

    Bộ Tài chính đã ban hành văn bản về quỹ mở, về công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản, đầu tư giao dịch ETF (quỹ đầu tư chỉ số), nhằm thu hút phát triển thành phần nhà đầu tư có tổ chức. Bộ Tài chính cũng đang triển khai quỹ hưu trí tự nguyện bổ sung.

    Thưa ông, đâu là những phần đã làm được? Kế hoạch cụ thể trong thời gian tới như thế nào?
    -Cái được lớn nhất mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tháo gỡ về mặt pháp lý là giải quyết được tình trạng yếu kém tại nhiều công ty chứng khoán. Đã có 13 công ty bị đưa vào kiểm soát đặc biệt, 4 công ty bị rút giấy phép môi giới… Mục tiêu lớn là thời gian tới phải nâng cao chất lượng các công ty chứng khoán.

    Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn thiện văn bản về công bố thông tin quản trị công ty và quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán; ban hành hệ thống cảnh báo sớm đúng theo thông lệ quốc tế. Những nội dung này căn bản đã dự thảo xong và sẽ ban hành trong tháng 1-2013. Tiếp theo giai đoạn 2, sẽ đòi hỏi cao hơn về vốn điều lệ, nguồn tài chính... nhưng phải có lộ trình chứ không gây sốc cho các công ty chứng khoán.

    Ông dự báo thế nào về TTCK năm nay trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế?
    - Tôi nghĩ dù còn khó khăn song có cơ sở để tin rằng TTCK năm 2013 ổn định hơn năm trước. TTCK là tấm gương phản ánh nền kinh tế vĩ mô. Năm nay, kinh tế dù còn khó khăn nhưng cũng sẽ phát huy một số kết quả mà năm 2012 đạt được như: lạm phát giảm, nhập siêu cải thiện, dự trữ ngoại tệ tăng, tỉ giá ngoại tệ ổn định và mặt bằng lãi suất đang giảm dần.

    Trong khi đó, Chính phủ đang tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc đầu tư công, từng bước tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu… TTCK là nơi mang vốn dài hạn cho doanh nghiệp, giảm dần gánh nặng vốn vào ngân hàng.

    Ngoài ra, thông qua TTCK, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và quá trình xử lý nợ xấu. TTCK cũng đóng vai trò rất quan trọng trongquá trình xử lý nợ, tái cấu trúc nền kinh tế, các tập đoàn cổ phần hóa hoặc bán bớt cổ phần…
  9. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.822
    Đang ôm hàng gì bác ơi?
  10. luotsong2080

    luotsong2080 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    0
    Nghị quyết của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường, giải quyết nợ xấu

    Đó là Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ với các giải pháp cụ thể như phải phân bổ ngay vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong năm 2013; gia hạn 6 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập phải nộp quý I và 3 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý II và quý III năm 2013;...

    * 9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

    http://image.*********.vn/2013/01/10/noxau.jpg Ảnh minh họa

    Để giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định.
    Phân bổ ngay vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong kế hoạch năm 2013, tập trung cho những dự án tạo sức lan tỏa lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh, sinh viên.
    Các địa phương có tồn kho sản phẩm bất động sản lớn hạn chế tối đa sử dụng nguồn từ ngân sách để đầu tư, xây dựng mới nhà ở tái định cư mà dùng nguồn vốn này và các nguồn tài chính hợp pháp khác để mua lại các dự án nhà ở thương mại phù hợp, phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách: Người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động. Bộ Tài chính tính toán, báo cáo Chính phủ hỗ trợ ứng trước một phần ngân sách cho địa phương giải quyết nhu cầu này.
    Gia hạn 6 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng
    Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm, Nghị quyết nêu rõ, gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I và 03 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý II và quý III năm 2013 cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng); Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; Doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở được gia hạn nộp thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở, không phân biệt quy mô doanh nghiệp và số lao động sử dụng.
    Đồng thời, gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2013 đối với các doanh nghiệp sau đây đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, trò chơi có thưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt); Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (sử dụng trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: Nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; Doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng: Sắt, thép, xi măng, gạch, ngói.
    Hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp từ ngày 1/1/2012 đến hết ngày 14/11/2012 đối với túi nylon làm bao bì đóng gói sẵn sản phẩm.
    Đồng thời, giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất mà số tiền thuê đất phải nộp theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ tăng quá 2 lần so với mức nộp năm 2010…
    Không thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ
    Nghị quyết Chính phủ nêu rõ, không ban hành chính sách thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện.
    Giảm lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi theo hướng: (i) Đối với ô tô đăng ký lần đầu: Mức thu chung là 10%, các địa phương được điều chỉnh tăng không quá 50% mức quy định chung; (ii) Đối với ô tô đăng ký lần 2 trở đi: Mức thu chung là 2% và thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
    Hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản
    Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.
    Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, như: Giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyển sang nhà ở xã hội; sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng, thực hiện công khai, minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.
    Cùng với đó, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
    Đặc biệt, cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách: Người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên và làm các công trình dịch vụ như: Bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại đang có nhu cầu nhưng phải phù hợp quy hoạch và điều kiện cơ sở hạ tầng.
    Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

Chia sẻ trang này