Lập hội Gà tìm kiếm cổ phiếu trên F319!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi npp2010, 16/11/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3855 người đang online, trong đó có 418 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 375853 lượt đọc và 4748 bài trả lời
  1. tnsangag

    tnsangag Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2014
    Đã được thích:
    24.847
    Mời các cụ :drm
    h5n1_nbnpp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  2. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.184
    Chào mừng bác gia nhập hội gà! Cảm ơn những pic mà bác rất quan tâm đến nhỏ lẻ, đặc biệt các gà mới tham gia thị trường!!!
    HoangnhTNTh5n1_nb thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  3. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.184
    GMD dẫn sóng logistic 2016! Múc!?
    Chiến lược cho GÀ khỏi bị vặt lông:
    - Từ mua cao (S1: Vol) chuyển về mua tích luỹ (S2: Price)
    - Từ đánh nhanh (T3+) rút về đánh du kích (T260/2)
    HoangnhTNT, h5n1_nbvan123 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  4. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Nhân tiện có bác @npp2010 nói đến chiến thuật mua & đánh :-?...thì Iem vừa học mót được thêm những chiến thuật mua bán cổ phiếu...của các bác bên http://*******/dien-dan/11793/Soi-nhung-chien-thuat-mua-ban-co-phieu/
    Họ làm dư lày các bác à...:D
    Mua theo kiểu
    1. Bán Cổ phiếu giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn:
    Đây là cách mà NĐT lớn thường sử dụng khi họ muốn mua CP ở giá rẻ hơn so với giá thị trường. NĐT này sẽ chủ động bán CP giá sàn ào ạt ở tài khoản A để tạo tâm lý hoảng loạn nơi các NĐT nhỏ. Trước hiện tượng tranh bán, NĐT nhỏ thường suy luận rằng, chắc công ty phát hành có tin xấu nên người ta mới bán tháo CP và nhao nhao bán ra theo giá sàn. Khi đó, NĐT lớn sẽ dùng tài khoản B hay C (trong hệ thống tài khoản của mình) ung dung mua lại số CP do chính mình vừa đặt bán và thu mua thêm CP của các NĐT khác bán ra ở giá rẻ. Khi NĐT lớn thấy lượng CP cần mua đã mua đủ, họ sẽ dừng "diễn kịch".
    2. Mua Cổ phiếu giá trần tạo tâm lý hưng phấn:
    Khi muốn bán được CP ở giá cao, "đại gia" lại thường sử dụng chiêu bài dùng tài khoản A đặt mua ào ạt CP ở giá trần, nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các NĐT khác. Khi thấy một lượng lớn CP được đặt mua giá trần, nhiều người cho rằng, chắc là công ty phát hành có tin tốt, nên người ta mới dám mua cao như thế và cũng đặt mua ào ào theo giá trần. Khi đó, "đại gia" sẽ dùng tài khoản B bán dần CP ra ở giá thấp, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua ở tài khoản A. Ví dụ, mua 30.000 CP ở tài khoản A, bán 50.000 CP ở tài khoản B, nhờ đó NĐT sẽ bán được 20.000 CP ở giá tốt. Vài hôm sau, NĐT này "ngừng diễn", giá CP sẽ đứng hoặc đi xuống, ai mua theo bị thiệt thòi.
    Thực tế, có những phiên giao dịch xuất hiện 2 hiện tượng trên, nhưng lại không phải là kỹ xảo của NĐT lớn tạo ra mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt được khi nào TTCK chịu tác động của kỹ xảo giao dịch, khi nào chịu tác động của thông tin thật, đòi hỏi NĐT phải có kinh nghiệm và bản lĩnh. Quan sát trên sàn giao dịch cho thấy, nhiều NĐT thiếu kinh nghiệm chơi chứng khoán ngắn hạn đã bị thua liểng xiểng chỉ vì không nhận biết được các kỹ xảo giao dịch.
    Hai kỹ xảo nói trên có thể giúp NĐT lớn trục lợi, nhưng cũng có thể bị hoá giải nếu một "đại gia" khác "biết bài" và đối lại cách mua, bán của NĐT lớn. Cụ thể, kỹ xảo bán giá sàn có thể hoá giải bằng cách đặt mua ngay giá trần sẽ khiến NĐT lớn bán CP giá sàn bị mua mất ngay số CP không muốn bán. Kỹ xảo mua giá trần cũng sẽ bị hoá giải nếu có "đại gia" khác bán ngay CP giá sàn, trường hợp này NĐT lớn đặt mua giá trần sẽ phải mua ngay số CP không mong muốn.
    3. Bán chặn giá trên:
    Kỹ xảo này cũng nhằm mục đích mua rẻ, nhưng nhẹ tay hơn kỹ xảo 1. "Đại gia" muốn mua CP giá rẻ, nhưng hoàn cảnh thị trường không cho phép thực hiện kỹ xảo 1, sẽ bán ra số lượng CP rất lớn ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi ở tài khoản B, "đại gia" này chỉ đặt mua CP với lượng vừa phải và đặt giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và số CP bán dưới giá tham chiếu này sẽ dễ dàng "sa bẫy" của "đại gia".
    4. Mua chặn giá dưới:
    Kỹ xảo này nhằm bán được giá cao, song nhẹ tay hơn kỹ xảo 2. Ngay từ đầu giờ giao dịch, NĐT lớn đặt mua số lượng lớn CP ở giá tham chiếu tại tài khoản A và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn giá tham chiếu tại tài khoản B. Thấy lượng cung ít quá so với lượng cầu, những NĐT nhỏ lao vào đặt mua giá cao để mua bằng được sẽ bị "mắc bẫy" vì ở một tài khoản khác, NĐT lớn đã trực sẵn lệnh bán lượng lớn CP với giá cao.
    Các kỹ xảo 1, 2, 3, 4 nói trên làm môi trường giao dịch CP mất đi sự lành mạnh và NĐT nhỏ là người chịu thiệt thòi nhất.
    5. "Rải đinh" che giá mua thật:
    NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để mua được giá tốt nếu không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua 1 lô, ví dụ 1 lô mua tại giá 35.000 đồng, 1 lô mua giá 34.900 đồng và 1 lô mua giá 34.800 đồng. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất, vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Phía sau những thông số giả trên bảng điện là cuộc đấu trí thú vị giữa các NĐT. Có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động "rải đinh". NĐT nước ngoài kinh doanh trên TTCK Việt Nam cũng học được cách "rải đinh", song họ có tiềm lực tài chính mạnh, nên thường "rải đinh" to như mua 100 lô tại giá 27.000 đồng; 100 lô tại 26.900 đồng và 100 lô tại 26.800 đồng.
    6. "Rải đinh" che giá bán thật:
    Ngược lại với "rải đinh" mua, cách "rải đinh" bán được thực hiện như sau: NĐT đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô giá 32.200 đồng, 1 lô giá 32.300 đồng, 1 lô 32.400 đồng, khiến các lệnh bán khác bị che lấp hoàn toàn. NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để bán được giá tốt, nếu không muốn bán giá sàn.
    Khi gặp kỹ xảo "rải đinh", NĐT nên để ý giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nên đặt trên giá khớp dự kiến 300 đồng đến 500 đồng là có thể mua được. Nếu muốn bán, nên đặt giá bán dưới giá khớp dự kiến 300 đồng đến 500 đồng là có thể bán được. Tuy nhiên, khi có NĐT nào đó hứng lên đặt mua CP ngay giá trần hoặc bán CP ngay giá sàn thì kỹ xảo 5 và 6 hoàn toàn mất tác dụng.
    7. "Rải đinh" để khớp mua giá thấp:
    Khi TTCK không "nóng" thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không đặt mua tất cả lượng CP muốn mua ở một mức giá, mà rải ra vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các sổ lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Ví dụ, bên bán có 5.000 CP bán ở giá sàn 24.900 đồng; nếu bên mua đặt 2.000 CP giá trần 27.500 đồng thì thị trường sẽ khớp giá tham chiếu 26.200 đồng. Song nếu bên mua lại đặt mua 1.500 CP giá trần 27.500 đồng; 200 CP ở giá 27.400 đồng; 200 CP ở giá 27.300 đồng và 100 CP ở giá sàn 24.900 đồng thì người mua sẽ được mua giá sàn.
    8. "Rải đinh" để khớp bán giá cao:
    Có trường hợp CP khớp giá 33.600 đồng, nhưng vẫn còn dư mua tại giá 44.100 đồng. Trong trường hợp này, nếu người bán tinh ý thực hiện "rải đinh" ở giá bán 44.100 đồng thì CP đó sẽ chuyển sang khớp tại giá 44.100 đồng. Người bán sẽ bán được CP với giá cao hơn 500 đồng so với cách không dùng kỹ xảo. Do đó, khi muốn bán CP, nên quan sát đặt nhiều mức giá để khớp được giá tốt nhất.
    Kỹ xảo 7 và 8 đòi hỏi NĐT phải nhanh mắt và có trí nhớ tốt để "rải đinh" chuẩn xác. Các kỹ xảo 5, 6, 7, 8 nhằm giúp NĐT mua, bán CP theo giá tốt nhất và không gây hại cho môi trường đầu tư.
    Một số chiến thuật của những nhà kinh doanh cổ phiếu lớn tại thị trường Mỹ.
    Những chiến thuật này được đúc kết trong cuốn “Lessons from the Greatest Stock Traders of All Time” - tạm dịch “Những bài học từ những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik, và cuốn “The 21 rrefutable Truths of Trading”, tạm dịch “21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu” của John Hayden.
    1. Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard Baruh Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson.
    Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán. Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình.
    2. Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore
    Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929. Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử.
    Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ.
    Chiến thuật thứ hai là chiến thuật “Thăm dò”. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình.
    Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn.
    3. Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M. Loeb
    Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác.
    Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham - một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch.
    Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó.
    Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra.
    4. Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas
    Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước.
    Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao.
    Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng lực quản lý cảu nguồn vốn
    5. Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil
    Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ.
    Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây:

    C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%.
    A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%.
    N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới.
    S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao.
    L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu.
    I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu.
    M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó.

    Những điểm quan trọng
    Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau:
    - Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những “phi vụ trước.
    - Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại.
    - Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn.
    - Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường.
    O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn.
    - Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.
    - Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷ suất lợi nhuận.
    - Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó.
    - Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh.
    - Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác.
    - Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.
    - Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.
    h5n1_nb, npp2010, khanhloan031 người khác thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  5. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090
    Các bác gà cho tôi hỏi
    Có nên múc HVG k? nếu đã múc có nên cắt lỗ k?
    Nếu cắt lỗ thì mua mã nào bây giờ
    h5n1_nb, khoaita2009npp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  6. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.184
    Cảm ơn bác Khoai đã dày công nghiên cứu!!!
    --- Gộp bài viết, 20/12/2015, Bài cũ: 20/12/2015 ---
    Hvg ngon thía mà lăn tăn gì nữa! Mai em soi thêm chart! Giờ canh mua giá thấp oki!
    npp2010 đã loan bài này
  7. MINHCHIEN88

    MINHCHIEN88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2013
    Đã được thích:
    407
    Em mua FLC giá 8.0, giờ có nên cắt lỗ không các bác ơi?:)
    HoangnhTNT, h5n1_nbnpp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  8. trieudo1689

    trieudo1689 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2012
    Đã được thích:
    21.583
    Giật cả mình............
    Chữ M có nghĩa là tuần sau Múc....
    npp2010 đã loan bài này
  9. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    Có lời chúc Merry Christmas dzồi đó các bác ợ :-?...http://f319.com/threads/su-lap-lai-ky-dieu-cua-index.708007/page-2#post-17956767....xin mời các bác nếm thử những món ăn như “Xe ông Táo lội vạc dầu”, “Heo vàng thử lửa”, “Gà cãi nước sôi”:-?… thực khách có thể liên tưởng và suy đoán được về cách chế biến, như “Xe ông Táo lội vạc dầu” có thể sẽ là món cá chép chiên trong dầu, “Gà cãi nước sôi” có thể là gà luộc giá 240k đây này...:((http://megafun.vn/xa-hoi/201406/cu-dan-mang-xon-xao-voi-kieu-thuc-don-ba-dao-352753/
    h5n1_nbnpp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  10. khoaita2009

    khoaita2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2009
    Đã được thích:
    80.785
    ...VND được dự báo có thể mất 5-10% năm 2016 thì sao nào...:-?http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chi...c-du-bao-co-the-mat-5-10-nam-sau-1525796.html
    ...“Đến thời điểm hiện tại, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã vượt qua USD về ảnh hưởng đối với các đồng tiền châu Á. Mức độ nhạy cảm của châu Á đối với đồng Nhân dân tệ đã gia tăng” thì sao nào...:-? Trong tháng 12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã giảm tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ 1,3%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 khi tỷ giá tham chiếu bị PBoC giảm 4,4% chỉ trong 3 ngày ...thì sao nào :-?http://bizlive.vn/tai-chinh/cac-dong-tien-chau-a-se-tiep-tuc-mat-gia-manh-trong-2016-1524628.html
    npp2010 đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này