Lập hội giải cứu PVS vùng giá 19.x.!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Lucky_girl_2014, 04/04/2018.

5112 người đang online, trong đó có 469 thành viên. 22:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19910 lượt đọc và 181 bài trả lời
  1. Lucky_girl_2014

    Lucky_girl_2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    1.908
    Buồn nhể. Đã vậy đạp giùm về 18 nhanh giúp cái để còn all in.
    sotochikaMr Duong thích bài này.
    Mr Duong đã loan bài này
  2. babygirl1310

    babygirl1310 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    9.545
    Hôm nay hàng bắt đáy về xanh làm sao nổi, như em mua bắt đáy 19.x, cũng táng 21 hôm thứ 6 tuần trước rồi, hàng về hôm nay chưa táng đc thì lại mua thêm rồi chờ lướt thôi. Với cả chỉ nên dành 1 tỷ trọng nhỏ cho P thôi bác, khi nào xu hướng vững vào thêm chưa muộn. Đoạn này các dòng khác ngon hơn, hihi :D
  3. Lucky_girl_2014

    Lucky_girl_2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    1.908
    Chậm mất một phiên. Ai mua hôm qua nay bán hạ giá vốn hàng nhập 19.x hoặc hold dài hạn đều ổn cả
    sotochika thích bài này.
    Lucky_girl_2014 đã loan bài này
  4. Mr Duong

    Mr Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/02/2014
    Đã được thích:
    2.086
    Chờ PVS về 18 múc full margin và đi du lịch đây. :))
  5. Chelskivn

    Chelskivn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2017
    Đã được thích:
    849
    Đi đi. Về mua sau bro, làm gì có giá 18=))
  6. Lucky_girl_2014

    Lucky_girl_2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    1.908
    Mr Duong thích bài này.
    Lucky_girl_2014 đã loan bài này
  7. Mr Duong

    Mr Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/02/2014
    Đã được thích:
    2.086
    Target của bọn quỹ đánh pvs là 35-38, nhưng giờ chưa lên nổi đâu... cứ từ từ. :))
  8. Lucky_girl_2014

    Lucky_girl_2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    1.908
    Mỹ và đồng minh sắp tấn công Syria trong vài giờ tới?
    Thứ Tư, ngày 11/04/2018 08:37 AM (GMT+7)
    Sự kiện:
    Vũ khí quân sự
    , Tin tức Syria
    Các máy bay chiến đấu Mỹ được cho là đang quần thảo trên bầu trời Syria, sẵn sàng cho khả năng tung đòn tấn công ngay trong vài giờ tới.
    [​IMG] [​IMG]135 [​IMG]45
    [​IMG]

    Quân đội Mỹ được cho là đã sẵn sàng và chỉ còn chờ mệnh lệnh của ông Trump.

    Theo Daily Star, thông tin về khả năng Mỹ tấn công Syria được đưa ra sau khi nhà bình luận Danny Makki nhắc đến việc có máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời Syria và Iraq.

    “Một lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ xuất hiện ở biên giới Syria và Iraq. Mọi người ở Damascus đều nín thở chờ khả năng Mỹ giáng đòn không kích”.

    Eurocontrol, cơ quan kiểm soát không lưu của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo các máy bay trong khu vực nên đề phòng khả năng có một đợt tấn công bất ngờ diễn ra.

    Lực lượng quân sự của Anh và Pháp cũng có thể phóng tên lửa không-đối-đất hoặc tên lửa hành trình để thể hiện lập trường ủng hộ đối với đồng minh Mỹ.

    [​IMG]

    Binh sĩ Syria có mặt tại nơi bị tố xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường.

    Các chiến đấu cơ Anh có thể cất cánh từ sân bay ở Cyprus còn chiến đấu cơ Rafale sẵn sàng cất cánh từ căn cứ St Dizier ở Pháp, nguồn tin cho biết.

    Truyền hình Syria dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên nói “mọi thứ đã sẵn sàng” cho một đợt tấn công nhằm vào Syria.

    Các máy bay chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hành trình sẵn sàng và chỉ còn chờ lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Mệnh lệnh của ông Trump có thể được đưa ra bất kỳ lúc nào”, kênh truyền hình Israel cho biết.

    Trong khi đó, Nga cảnh báo bất cứ hành động quân sự chống Syria nào của Mỹ và phương Tây cũng dẫn đến “hệ quả nghiêm trọng”.

    Tàu khu trục mang tên lửa hành trình Tomahawk, USS Donald Cook đã có mặt ngoài khơi Syria và sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào.

    Nga và Syria được cho là đã kích hoạt hệ thống phòng không 24/7 và sẵn sàng đáp trả mọi đợt tấn công của Mỹ và đồng minh
    ==> Dầu sẽ vượt 70 còn PVS sẽ về đâu?
    --- Gộp bài viết, 11/04/2018, Bài cũ: 11/04/2018 ---
    PVS giá này vẫn quá rẻ. Trong tuần sau sẽ có giá 26.x
    bienlangkutatachoi thích bài này.
    Lucky_girl_2014kutatachoi đã loan bài này
  9. Lucky_girl_2014

    Lucky_girl_2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    1.908
    Trong 72h tới Oil liệu sẽ vượt 70$

    Châu Âu phát cảnh báo nguy cơ Syria bị không kích trong 72 giờ

    Cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu đưa ra thông báo về "một cuộc tấn công tiềm tàng" nhằm vào Syria có thể sẽ diễn ra.
    Nguy cơ đối đầu trực diện với Nga nếu Mỹ không kích Syria / 'Thần biển' P-8A Mỹ áp sát căn cứ quân sự Nga tại Syria

    [​IMG]
    Bờ biển Syria giáp với phía đông Địa Trung Hải. Đồ họa: Steemit.

    "Do nguy cơ xảy ra không kích vào Syria bằng tên lửa trong vòng 72 giờ tới, cùng khả năng hệ thống định vị vô tuyến bị gián đoạn liên tục, các hãng hàng không cần xem xét cẩn thận khi lên kế hoạch thực hiện các chuyến bay ở phía đông Địa Trung Hải và vùng thông báo bay Nicosia", RT dẫn cảnh báo gấp do Cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu (Eurocontrol) đưa ra hôm nay.

    Eurocontrol đề nghị các phi công sẵn sàng nhận thông báo cụ thể liên quan tới rủi ro và những trở ngại phát sinh trong hoạt động bay. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát, điều phối các chuyến bay dân dụng tại châu Âu.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 8/4 tuyên bố sẽ khiến Iran và Nga "trả giá đắt" vì hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bên mà Washington cáo buộc gây ra vụ tấn công hóa học vào 7/4 tại thị trấn Douma khiến khoảng 70 người thiệt mạng. Chỉ một ngày sau, ông Trump cho biết sẽ ra quyết định về biện pháp đáp trả Syria trong vòng 24-48 giờ, sau khi họp bàn với các quan chức quân đội.

    [​IMG]


    Diễn biến vụ tấn công hóa học khiến Mỹ dọa tấn công Syria

    Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên của Mỹ cho biết hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Lầu Năm Góc hoạt động trên Địa Trung Hải đang áp sát Syria. Đây là những chiến hạm có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công chính xác các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria.

    Trước nguy cơ bị Mỹ tấn công, toàn bộ đơn vị quân đội chính phủ Syria và lực lượng đồng minh đang được đặt trong tình trạng báo động chiến đấu cao và thực hiện biện pháp phòng ngừa tại các căn cứ, tiền đồn trên khắp cả nước, theo Washington Post. Hạm đội Biển Đen của hải quân Nga cũng đã được đặt trong tình trạng báo động cao nhất nhằm chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công quân sự tiềm tàng của Mỹ nhằm vào Syria.

    Việt Hòa
    Last edited: 11/04/2018
    bienlang thích bài này.
  10. Lucky_girl_2014

    Lucky_girl_2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    1.908
    Dự Án Cá Rồng Đỏ Khi Nào Quay Lại ?

    Hiện Trạng
    Như vậy là dự án Cá Rồng Đỏ (CRD) đã chính thức tạm dừng từ 26/3/2018 đến nay, liên quan và ảnh hưởng đến nhiều bên. Như yêu cầu từ chính phủ thông qua PVN, chủ đầu tư Repsol đã cho dừng tất cả các hạng mục thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo cả giàn TLWP (1) và FPSO (2) trên nguyên tắc “bất khả kháng” để chờ quyết định chính thức từ chính phủ trong vòng 3 tháng, kể từ 23/3/2018. Thông tin mới nhất về tiến độ CRD là:-
    1. Giàn khoan ENSCO 8504: chiến dịch khoan phát triển mỏ từ tháng 4 đến tháng 8/2018 sẽ hủy;
    2. TLWP: Tất cả các hạng mục trong EPCIC sẽ tạm dừng, chờ;
    3. FPSO: OSX-1 sẽ về đến Singapore vào cuối tháng 5 và neo đậu. Các gói gia công chế tạo, hoán cải sẽ tạm dừng, chờ;
    Được biết, Repsol đang đàm phán chấm dứt sớm & đền bù giá trị hợp đồng khoan với công ty Ensco PLC, chủ giàn khoan ENSCO 8504. Song song, ngay trong tuần này các lãnh đạo cao cấp của Repsol sẽ qua Việt Nam, đàm phán với chính phủ & PVN về việc dừng hẵn hay tiếp tục phát triển mỏ. Theo đó, nếu dừng hẵn, chính phủ & PVN sẽ đền bù cho Repsol và thu hồi mỏ, rồi triển khai các phương án khác. Còn nếu tiếp tục với Repsol thì chính phủ & PVN phải cam kết về an toàn đầu tư và khai thác trong suốt vòng đời dự án – 20 đến 25 năm. Nghĩa là, chính phủ có thể phải mở cơ chế đặc biệt cho CRD nếu Repsol tiếp tục là nhà điều hành.

    Nhìn Từ Truyền Thông
    Do thông tin từ báo chí chính thống và các phương tiện thông tin đại chúng là không rõ ràng nên có nhiều cách hiểu khác nhau về nguyên nhân của việc tạm dừng này. Theo giới thạo tin thì xuất phát điểm của việc tạm dừng là do sức ép của Trung Quốc đối với Repsol trước chứ không phải chính phủ Việt Nam hay PVN. Tương tự như BP những năm 2007, 2008, Trung Quốc đã cảnh báo Repsol là sẽ không được đảm bảo an toàn khi thăm dò & khai thác ở khu vực mỏ CRD. Tạm gọi là khu vực chồng lấn, theo cách hiểu của phía Trung Quốc. Đương nhiên, quy chiếu theo luật biển quốc tế 1982 về phân vùng lãnh hải, khi các công ty đa quốc gia đặt giàn khoan thăm dò ở đâu thì ở đó được hiểu là đúng luật quốc tế - thuộc chủ quyền Việt Nam. Chưa kể, trước khi đầu tư thăm dò khai thác, họ đã tìm hiểu kỹ cả luật biển và các bộ quy tắc ứng xử ở biển đông trước khi đặt bút ký PSC (3). Có thể thấy là đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì dư chấn của việc tạm dừng hoặc dừng dự án CRD là rất lớn. Điều này sẽ làm sụt giảm niềm tin về một môi trường đầu tư bền vững của Việt Nam. Như vậy có thể hiểu, khi bị gây sức ép, Repsol đã chìa ra yêu cầu về các cam kết lồng ghép cả mức đền bù rủi ro. Những yêu cầu được xem là có quá nhiều rủi ro và quá sức về mặt kinh tế này cùng sức ép từ Bắc Kinh, chính phủ đã phải cho tạm dừng để đàm phán lại.

    Từ Chủ Quyền Biển Đảo & Sức Ép Hợp Tác Từ Trung Quốc
    Đúng là vấn đề biển đông đã luôn nóng xét cả về mệnh đề chủ quyền biển đảo hay là hợp tác kinh tế. Việt Nam, với 3260 km bờ biển, là quốc gia án ngữ giữa ngã ba Thái Bình Dương, và là cửa ngõ của Trung Quốc, nơi là trục dọc giữa giao thương hàng hải từ Âu sang Á, từ Bắc Băng Dương sang Thái Bình Dương trước khi qua Nam Ấn và Đại Tây Dương. Ngoài các quyền lợi kinh tế khổng lồ từ thủy hải sản và dầu khí chưa khai thác đúng và đủ, còn là lưu thông và an ninh hàng hải. Vì những vấn đề lịch sử để lại, gồm những xung đột ở Trường Sa & Hoàng Sa mà đến hiện tại, Việt Nam và Trung Quốc chưa ký bất kỳ hợp đồng PSC nào. Nghĩa là hai bên vẫn hợp tác về nhiều lĩnh vực trên cạn nhưng hợp tác dầu khí thì vẫn là con số không tròn trĩnh. Trong khi đó, với dân số 1,4 tỷ người, Trung Quốc đang thiếu dầu khí trầm trọng cho phát triển kinh tế. Đó là lý do Trung Quốc đã ký hợp đồng mua khí đốt từ Nga có giá trị lên đến 400 tỷ USD năm 2014 (4). Lý do là vì các mỏ của Trung Quốc ở vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải và biển đông quanh đảo Hải Nam, là không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. Sản lượng trung bình hàng năm của ngành dầu khí Trung Quốc là 200 triệu tấn dầu và 360 tỷ m3 khí. Năm nay, dự kiến Trung Quốc phải nhập khẩu gấp đôi sản lượng dầu khai thác ở mức 462 triệu thùng dầu và 11% lượng khí, mức 38 tỷ m3 (5). Chính điều này, đang thúc ép Bắc Kinh gia tăng áp lực về nhu cầu cùng hợp tác dầu khí ở biển đông.

    Đến Thông Điệp Của Bộ Chính Trị Và Từ Vương Nghị
    Có một sự trùng hợp kỳ lạ là 2 ngày sau khi chính phủ yêu cầu Repsol tạm dừng dự án, ngày 25 ông Nguyễn Phú Trọng đi Pháp và Cu Ba. Chuyện đi Pháp là dễ hiểu khi Việt Nam đang ưu tiên cho hiệp định thương mại Việt Nam – EU sắp ký. Nhưng chuyến đi Cuba thì không đơn giản là một chuyến thăm cấp nhà nước mà thôi. Theo nghị trình chuyến thăm Cuba, không có gì là đặc biệt ngoài việc Việt Nam xóa nợ nhà nước. Như vậy về nguyên tắc, *************, thủ tướng hay bộ trưởng ngoại giao về mặt nhà nước đi là đủ, không cần đến tổng bí thư. Như vậy, sự trùng hợp về thời điểm có thể giải thích là: thông điệp về ý thức hệ của bộ chính trị với người hàng xóm ! Cụ thể đó là gì ? Sau sự cố tạm dừng, hiển nhiên phải có đàm phán nhưng CRD không còn là chuyện 1 cái mỏ dầu khí nữa mà là chuyện biển đông, là an ninh biển đảo. Và theo đó, quyền quyết định cuối cùng không còn là PVN hay chính phủ mà lên đến bộ chính trị. Tuy nhiên, tư thế của tổng bí thư, không cho phép ông Trọng đi Bắc Kinh để tháo gỡ khủng hoảng chỉ vì 1 cái mỏ dầu khí, có thể gây hiểu nhầm cho truyền thông cả trong và ngoài nước. Ngược lại, lập luận việc 1 ông tổng bí thư đi thăm Cuba cấp nhà nước chỉ để xóa một khoản nợ là không đứng vững ! Từ đây, có thể hiểu là chuyến đi cả Pháp và Cuba là những thông điệp. Thông điệp với châu Âu là, Việt Nam vẫn cần và hợp tác với EU. Và Cuba, một nước XHCN như Việt Nam và Trung Quốc, là một lời nhắn đến Bắc Kinh, "chúng tôi" vẫn kiên định và nằm chung trong ý thức hệ. Tuy nhiên, việc đạt đến đồng thuận về hợp tác hay không, lại là chuyện khác !

    Ngay sau chuyến công du của ông Trọng kết thúc ngày 31/3, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đến Hà Nội ngày 1/4. Tất nhiên, các bên đều thừa hiểu thông điệp của bên còn lại là gì. Vương Nghị nói: “Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển”. Những lo ngại từ phía trung Quốc, có thể hiểu là vấn đề địa chính trị và ý thức hệ. Thông điệp từ Vương Nghị là kéo Việt Nam vào bàn đàm phán song phương về biển đông hơn là để Âu Mỹ vào khai thác. Hoặc là cả nhiều bên cùng hợp tác. Trong trường hợp mượn CRD mà không hoặc chưa đạt được đồng thuận, có thể để ngõ cho đàm phán trong tương lai. Về mặt lý luận, đàm phán coi như được thì Trung Quốc gần như có nửa biển đông mà không thì chẳng mất gì và quỹ thời gian lại dành cho tương lai. Theo đó, nếu đàm phán song phương chưa xuôi thì PVN vẫn có thể tự phát triển CRD thay vì Repsol ! Vì với Trung Quốc đó mới chỉ là 1 cái mỏ chứ chưa phải là cả biển đông, và vẫn chưa phải là các tập đoàn kinh tế Mỹ kéo theo hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hùng mạnh vào trước, có thể phá vỡ cấu trúc địa chính trị mà Trung Quốc lo ngại không còn tạo được ảnh hưởng ở Đông Nam Á nữa.

    Và Nhu Cầu Phát Triển Mỏ CRD
    Trong thiết kế, khí từ mỏ CRD được đưa về đường ống khí NCSP1, cần có từ cuối 2019 để cung cấp và bù đắp cho phần thiếu hụt của các mỏ hiện tại, kể cả khi đã cập nhật mỏ Cá Tầm. Nếu thiếu hụt khí, sẽ là ảnh hưởng dây chuyền cho hệ thống các nhà máy điện, đạm và khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân (BR-VT), Long Thành và nhà máy điện Nhơn Trạch 1+2 (Đồng Nai).
    Như vậy, việc phát triển mỏ CRD gần như là phương án mặc định. Chưa kể, nếu phát triển thì dự án CRD sẽ mang lại nguồn thu rất lớn cho PTSC, và mang lại gần 2000 công ăn việc làm trong quá trình xây lắp. Ngoài ra, về đối ngoại, việc tiếp tục CRD còn là 1 câu trả lời thỏa đáng cho các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư đáng tin cậy. Tất nhiên, sau tất cả còn là một câu trả lời về việc có hay không hợp tác với Trung Quốc như lời đề nghị của Vương Nghị.

    Những Kịch Bản Nào Cho CRD ?
    Có 3 kịch bản có thể xảy ra nhất bao gồm:-
    1. Repsol sẽ tiếp tục là nhà điều hành nếu chính phủ/PVN đạt được đồng thuận với Repsol và phía Trung Quốc
    2. Repsol rút và PVN tự phát triển
    3. Repsol rút, PVN tiếp quản và hợp tác với 1 đối tác mới.

    Theo quan điểm cá nhân của tôi, việc Repsol ở lại là rất thấp vì những ưu tiên của họ. Bản thân Repsol cũng đã có tiền lệ rút khỏi mỏ dầu khí Dead Cow, ở Argentina năm 2012 (6). Như phân tích ở trên, khả năng rất lớn sẽ là chính phủ đền bù cho Repsol và cho PVN tiếp quản. Nếu trường hợp này xảy ra, việc có thêm đối tác thay chân Repsol là dễ hiểu khi chính phủ và PVN đã tốn kém khoản chi lớn cho đền bù. Vậy đối tác đó là ai ? Câu trả lời, sẽ chưa phải là 1 công ty Mỹ nào cả. Đơn giản vì CRD chưa đủ lớn để các công ty Mỹ nhảy vào ngay trong khi theo thông lệ là tập đoàn kinh tế đi trước và hải quân Mỹ theo sau, rất tốn kém. Chưa kể với chủ nhà còn là các ưu tiên về mặt ổn định tình hình và thời gian. Vậy, theo truyền thống từ mỏ Hải Thạch/ Mộc Tinh mà BP rút năm 2008, chỉ có thể là 1 công ty dầu khí của Nga. Vì đơn giản chỉ có các công ty dầu khí Nga là đáp ứng đủ các tiêu chí ưu tiên hợp tác mang tính thời điểm ở hiện tại và làm giảm sức nóng ở biển đông. Và cũng chỉ có các công ty Nga là không bị Trung Quốc gây khó dễ khi bản thân nền kinh tế Trung Quốc đang lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.

    Dù là phương án nào, chúng ta cũng phải chờ qua hội nghị trung ương 7, nơi đặt biển đông là 1 trong các vấn đề trọng tâm trên bàn nghị sự. Và vì nhiều ưu tiên cả đối nội và đối ngoại, hội nghị trung ương 7, có thể diễn ra cuối tháng 4 thay vì tháng 5 năm nay.

    Và cũng từ những ưu tiên cả về chính trị và kinh tế cũng như ngoại giao, chúng ta có thể tin là bức tranh về CRD sẽ rõ ngay trong tháng 5. Từ những lập luận và phân tích trên đây, hy vọng là CRD sẽ quay lại ngay trong quý 3 năm nay.

    Ghi chú:-
    (1) – TLWP: Tension Leg Wellhead Platform: giàn đầu giếng chân căng
    (2) – FPSO: Floating Production Storage Offloading Vessel: Tàu chứa dầu
    (3) – PSC: Production Sharring Contract: Hợp đồng phân chia sản phẩm
    (4) – Báo VNExpress
    (5) – Báo Reuters và Nhịp Sống Số
    (6) – Báo Năng Lượng Mới (Petrotimes)
    (7) – Báo Vietnamnet, Tuổi trẻ, cổng thông tin chính phủ
    --- Gộp bài viết, 11/04/2018, Bài cũ: 11/04/2018 ---
    PVS vào Trend ngon là Tây lại nhảy vô cướp hàng. Khôn như Mấy a Tây là cùng.! Thảo nào chúng nó giàu thế

Chia sẻ trang này