LAS - Có duyên với dòng phân bón

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 22/01/2024.

5508 người đang online, trong đó có 729 thành viên. 22:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 454547 lượt đọc và 1627 bài trả lời
  1. bo2000us

    bo2000us Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/07/2017
    Đã được thích:
    431
    Vượt 23 mà không thấy các Bác có cảm xúc gì nhỉ! Chắc quen dần với cảm giác này rồi. :D
    tapchoick10trungken18 thích bài này.
  2. Green79

    Green79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2016
    Đã được thích:
    1.305
    quý 2 hy vọng BCTC đột biến thì mới kéo được các bác ạ
    tapchoick10 thích bài này.
  3. Voiconbenho

    Voiconbenho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2020
    Đã được thích:
    1.257
    Nay cung nhiều quá, nhưng vẫn giữ được trên mốc 23 cũng là một bước ngoặt tích cực, chắc đoạn này còn rung rũ thêm mới chạy được
    tapchoick10 thích bài này.
  4. Nguyendongsan

    Nguyendongsan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2021
    Đã được thích:
    777
    Break xong thi khỏe đc 1-2 hôm rồi lại tích lũy thôi, dòng tiền vào LAS ko phải khỏe nhất dòng hóa chất, phân bón nhưng khi giông bão đến thì mốc phòng thủ quanh 22 khá chắc.
    tapchoick10trungken18 thích bài này.
  5. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.103
    bán xuống 22.9 luôn à
  6. CHIEUTIM38

    CHIEUTIM38 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2024
    Đã được thích:
    26
    Bài này hay đấy
    Phân bón phấn khởi, hoá chất kém “tươi” trong quý 1
    Giống như dự báo của nhiều chuyên gia và các công ty chứng khoán, việc thị trường phân bón phục hồi trong quý 1 đã giúp các doanh nghiệp trong ngành đa phần được hưởng lợi. Trong khi đó, nhóm hoá chất phải đón nhận kết quả kém tích cực cũng do yếu tố thị trường đi xuống.

    Trước quý 1, nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán dự báo ngành phân bón có sự phục hồi mạnh so với cùng kỳ do những căng thẳng ở khu vực Biển Đỏ, sự cố gián đoạn đường ống dẫn khí amoniac tại sân băng Bethpage, và việc Nga - Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón đã khiến giá phân bón tăng liên tục. Diễn biến trong quý 1 cho thấy dự báo của họ phần nào đã trở thành hiện thực.

    Trong khi đó, thị trường hoá chất vẫn đang giữ ở mức nền thấp. Giá phốt pho vàng vẫn duy trì ở mức tương đương quý 4/2023, đạt khoảng 4,200 USD/tấn (giảm 25% so với cùng kỳ) – theo số liệu từ MBS.

    Tình hình trên cũng phản ánh vào bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón – hoá chất. Thống kê từ VietstockFinance, trong 23 doanh nghiệp phân bón và hoá chất công bố BCTC quý 1, có 12 doanh nghiệp báo lãi tăng (gồm 3 cái tên chuyển lỗ thành lãi), 7 doanh nghiệp đón nhận kết quả đi lùi, và 4 trường hợp thua lỗ. Nhóm báo lãi tăng chủ yếu thuộc ngành phân bón. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp hoá chất chứng kiến kết quả đi xuống.

    Kết quả kinh doanh của nhóm phân bón – hoá chất trong quý 1

    [​IMG]
    Nhóm ông lớn: Phân bón phấn khởi, hoá chất “cô đơn”

    Xét riêng trong nhóm các ông lớn đầu ngành, Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) và Đạm Cà Mau (HOSE: DCM) đều có sự tăng trưởng về lợi nhuận. Trong đó, DCM lãi ròng 346 tỷ đồng, tăng trưởng 51%, chủ yếu nhờ tăng doanh thu trong khi giá vốn đi lùi. Còn DPM đạt 264 tỷ đồng lợi nhuận, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ, nhờ sản lượng xuất bán của mặt hàng phân Ure tăng kéo lợi nhuận đi lên.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Một ông lớn khác trong ngành là Đạm Hà Bắc (UPCoM: DHB) cũng ngược dòng với khoản lợi nhuận 38 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 129 tỷ đồng). Trong giải trình, DHB cho biết, hệ thống sản xuất của Công ty đã ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường, hoàn thành vượt kế hoạch. Ngoài ra, thị trường phân bón diễn biến tích cực trong quý 1, do ảnh hưởng từ chiến tranh Biển Đỏ làm giá Urê tăng nhẹ, dù giá NH3 đi xuống vì cạnh tranh khốc liệt.

    Tuy nhiên, trường hợp của DHB có phần khác biệt. Doanh nghiệp thực chất lỗ thuần hơn 104 tỷ đồng trong quý 1. Yếu tố chính giúp Doanh nghiệp đi ngược dòng trong kỳ là nhờ chi phí lãi vay giảm đáng kể, do đề án tái cơ cấu các khoản nợ đầu tư của Doanh nghiệp tại VDB được Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, việc được xóa nợ lãi tính trên lãi trả chậm, hạch toán gần 142 tỷ đồng vào quý 1 cũng kéo kết quả đi lên.

    Trong khi đó, ông lớn Hoá chất Đức Giang (HOSE: DGC) tỏ ra khá… cô đơn khi chỉ một mình đảo chiều. Dù đạt lợi nhuận cao nhất ngành là 673 tỷ đồng, mức này vẫn đi lùi 15% so với cùng kỳ, và cũng là quý lãi thấp nhất của DGC kể từ quý 3/2021 tới nay.

    [​IMG]
    Phía DGC cho biết, doanh thu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả đi xuống trong kỳ. Cụ thể, dù doanh thu phân bón, DAP, bột giặt và chất tẩy rửa gia tăng, nhưng doanh thu phốt pho vàng và H3PO4 giảm 7%. Giá bán các mặt hàng này giảm do thị trường trong nước và thế giới đi xuống.

    Phân hoá

    Tương tự như các ông lớn, ảnh hưởng từ thị trường đã tô lên những mảng màu khác biệt với nhóm còn lại. Trong đó, đa phần các công ty phân bón báo lãi tăng.

    Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) chuyển lỗ thành lãi với khoản lợi nhuận 65 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 22 tỷ đồng) nhờ sản lượng phân bón bán ra trong kỳ tăng mạnh tới 65%. Doanh nghiệp lý giải, nguyên nhân do nhu cầu phân bón của nông dân tăng cao. Ngoài ra, BFC được hưởng lợi từ lượng tồn kho có giá nguyên liệu thấp, góp phần đẩy biên lợi nhuận gia tăng.

    [​IMG]
    LAS cũng ghi nhận lãi ròng tăng mạnh tới 58%, đạt 52 tỷ đồng nhờ gia tăng sản lượng tiêu thụ phân Supe Lân. Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC) báo lãi tăng 28%, đạt hơn 10 tỷ đồng nhờ doanh thu bán hàng cải thiện mạnh so với cùng kỳ và kiểm soát tốt chi phí.

    Ngược lại, nhóm hoá chất lại chứng kiến lợi nhuận đi xuống, như Hoá chất Việt Trì (HNX: HVT). Doanh nghiệp thuộc nhóm Vinachem rơi hơn 70% lợi nhuận, còn 10 tỷ đồng trong quý 1, với lý do thị trường cạnh tranh gay gắt, giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào tăng cao làm đội giá vốn.

    [​IMG]
    Thành viên khác của Vinachem là CSV cũng chịu cảnh tương tự với lợi nhuận giảm 26%, còn 47 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, việc giá bán bình quân của một số sản phẩm chính như phốt pho vàng, NaOH, HCl, H3PO4… giảm mạnh đã kéo lùi doanh thu, ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng.

    Triển vọng tốt

    Theo Chứng khoán Mirae Asset, ngành phân bón được kỳ vọng sẽ phục hồi đáng kể trên nền lùi sâu tại năm trước. Động lực đến từ việc nguồn cung nông nghiệp đang trong trạng thái thắt chặt khi so sánh tương quan với nguồn tiêu thụ toàn cầu trong 7 năm trở lại đây. Khi các quốc gia tìm cách tăng sản lượng nông sản, nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ cải thiện. Giá phân urê đã tăng 11% so với cùng kỳ, và nhiều khả năng tiếp tục tăng do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.

    Trong khi đó, nhóm hoá chất được MBS kỳ vọng sẽ trở lại đà tăng trưởng từ quý 3, nhờ nhu cầu phục hồi từ chất bán dẫn và các dự án mới. MBS cho rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp sở hữu nền tảng sản xuất nguyên liệu cho ngành bán dẫn như DDV, DGC… có thể tăng trưởng 25-30%.
    lehanhsctrungken18 thích bài này.
  7. CHIEUTIM38

    CHIEUTIM38 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2024
    Đã được thích:
    26
    Thêm bài này
    Kỳ VIII: Các chuyên gia nói gì về Luật thuế 71?

    07:30 | 03/06/2024

    1,846 lượt xem

    Theo dõi Petrovietnam trên[​IMG]

    |

    (PetroTimes) - Trao đổi với PetroTimes, nhiều chuyên gia đều nhất trí quan điểm rằng đã đến lúc phải áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho mặt hàng phân bón...

    Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Luật thuế 71 không những ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nông dân mà còn ảnh hưởng tới môi trường và nông sản đầu ra của Việt Nam.

    Bởi vì, nếu không có sự thay đổi về chính sách thuế, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với nguy cơ thay đổi chiến lược kinh doanh sang lĩnh vực khác, nhường thị phần lại cho các sản phẩm phân bón ngoại nhập giá rẻ, kém chất lượng. Đây chính là nguy cơ lớn nhất cho ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam.

    Khi không được khấu trừ thuế GTGT thì tự nhiên phân bón nội địa “lép vế” với sản phẩm nhập khẩu. Bởi thực tế cho thấy, Luật 71/2014/QH13 còn tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam một cách đột biến do giá thành cạnh tranh hơn so với phân bón trong nước vì chính sách thuế GTGT.

    Bên cạnh đó, với việc hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu ở Việt Nam theo cam kết của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp nước ngoài càng có điều kiện hạ giá bán phân bón mạnh để cạnh tranh với phân bón nội địa. Thực tế là các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong khu vực, kể cả các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, đều được hậu thuẫn để chen chân vào thị trường Việt Nam. Điều này, không những làm cho phân bón nội địa thụt lùi mà sản phẩm nông nghiệp và môi trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi lẽ các loại sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ lạc hậu giá rẻ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môi trường và nông sản đầu ra và đây chính là nguy cơ rất lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

    Về lâu dài, sự lệ thuộc vào phân bón nhập khẩu không thể đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp - nông dân và nông thôn, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nước nhà.

    Chính vì vậy, cần thiết phải đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu. Từ đó, mang lại lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp, cho người nông dân.

    Sự thay đổi này còn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm có chất lượng tốt, tính năng đặc thù dựa trên việc sử dụng công nghệ cao, tạo đòn bẩy cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung.

    “Theo tôi, Quốc hội, Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi quy định, chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%.

    Việc ban hành quy định này sẽ tháo gỡ được những bất cập, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành phân bón. Bên cạnh đó, thông qua áp dụng mức thuế GTGT sẽ giúp đơn vị trong ngành nâng cao nội lực, chia sẻ với người tiêu dùng và giảm giá bán thông qua hạ giá thành sản phẩm. Điều này cũng sẽ giúp cho đông đảo nông dân tiết kiệm được chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, canh tác. Và đặc biệt, quan trọng là tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón thế hệ mới”, ông Long khẳng định.

    Còn theo TS Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Luật thuế 71 góp phần để phân bón giả, phân bón kém chất lượng được thể tung hoành. Đã từ khá lâu, phân bón giả, phân bón kém chất lượng luôn được xem là vấn nạn trong sản xuất nông nghiệp. Người sử dụng rất khó phân biệt được đâu là phân bón thật, đâu là phân bón giả, có người chỉ biết dựa vào kinh nghiệm, có người phó thác vào uy tín của đại lý làm ăn lâu năm...

    Hậu quả của vấn nạn này là khá nặng nề, không chỉ đối với người sử dụng mà còn đến môi trường sinh thái... Đối với người sử dụng thì gây thiệt hại nặng về kinh tế, về tâm lý. Đối với nhà sản xuất thì ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với thương hiệu và ngành sản xuất, kinh doanh phân bón, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận.

    Với cây trồng, sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp khi trồng trọt vì cây trồng không phát triển, chết hàng loạt hoặc cây có lớn nhưng còi cọc, không có trái, không có hạt... ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản, năng suất cây trồng. Đối với đất đai, môi trường, khiến đất đai bạc màu, về lâu dài ảnh hưởng đến tài nguyên đất, làm giảm giá trị dinh dưỡng của đất, ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu không được kiểm soát nằm trong phân bón giả, phân bón rởm ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường, chất lượng, sức khỏe của người sử dụng và của cộng đồng.

    “Để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước duy trì và phát triển ổn định, bền vững, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, cần nhanh chóng đưa mặt hàng phân bón từ không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT. Về đề xuất tỷ lệ bao nhiêu % đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị. Ví dụ, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT 0-5% và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.

    Bộ Tài chính cho biết, kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy mặt hàng phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên chính sách thuế GTGT của nhiều quốc gia được thiết kế theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT ở mức 5%”, TS Phùng Hà chia sẻ.

    Ông Nguyễn Văn Phụng - Chuyên gia cao cấp về Thuế, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn nhìn nhận, khi mặt hàng phân bón không bị áp thuế sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp phân bón trong nước sẽ không có cơ hội để đầu tư thêm dây chuyền máy móc phục vụ cho sản xuất. Vì khi đầu tư sẽ phải nhập khẩu máy móc, thiết bị và phải nộp thuế GTGT cho đầu vào mà không được khấu trừ, không được hoàn lại cho nên nó tích tụ và dồn vào giá thành.

    Nếu như thực hiện áp thuế 5% thì phần đầu tư được kê khai khấu trừ, doanh nghiệp bớt khó khăn. Và trong thời gian đầu, doanh nghiệp có thể lỗ một chút, nhưng sau khi sản xuất đi lên thì sẽ bù lại được và thuế suất 5% sẽ rất khuyến khích cho đầu tư.

    “Để bảo đảm tính nhân văn, thực hiện chủ trương hỗ trợ nông dân - đối tượng yếu thế nhất trong xã hội và tăng sức cạnh tranh của nông sản, thì áp mức thuế suất 5% là hợp lý nhất. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thẳng thắn với nhau một điều rằng, khi áp thuế 5% thì giá phân bón cũng cần phải giảm tương ứng (dĩ nhiên còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như giá thế giới, hay giá nguyên liệu đầu vào...). Lâu nay, doanh nghiệp không được khấu trừ đầu vào nhưng khi áp thuế 5% thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi, do đó giá cả cũng cần phải thay đổi. Việc này cần phải có sự giám sát của Quốc hội, của các cơ quan chức năng, của bà con nông dân... Nếu khi áp thuế GTGT 5% mà giá phân bón vẫn không giảm thì cần câu trả lời thoả đáng của doanh nghiệp, thậm chí có thể mở các cuộc thanh tra, kiểm tra...”, ông Phụng nhấn mạnh.

    Minh Tiến - Mạnh Tưởng
  8. CHIEUTIM38

    CHIEUTIM38 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2024
    Đã được thích:
    26
    Bài này nữa

    Thiệt hại hàng nghìn tỷ mỗi năm, sao mãi chưa sửa Luật thuế 71?

    09:33 | 07/09/2023

    8,039 lượt xem

    Theo dõi Petrovietnam trên[​IMG]

    |

    Áp dụng Luật thuế 71, người nông dân phải “cõng” thêm giá phân bón tăng từ 5-8%, các doanh nghiệp sản xuất cũng thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 (Luật thuế 71) quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, phân bón từ mặt hàng chịu thuế GTGT 5% được điều chỉnh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT từ ngày 01/01/2015. Lý do không áp thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón là nhằm giảm gánh nặng cho nông dân.

    Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng Luật thuế 71 này, mục đích giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân không đạt được, thậm chí còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5-8% tùy loại.

    Ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2015. Qua hơn 8 năm đi vào cuộc sống, Luật thuế 71 đã dần bộc lộ nhiều bất cập, đẩy giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng. Nguyên nhân là do quy định phân bón không chịu thuế GTGT, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đầu vào (nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị, …), kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón. Từ đó, giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng lên do toàn bộ chi phí phát sinh về thuế GTGT được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất.

    Hiện các doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Việt Nam đang hạch toán toàn bộ chi phí này vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5 - 8%.

    Tiến sĩ Phùng Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, ước tính, với quy mô ngành phân bón và tỷ lệ thuế toàn ngành không được khấu trừ ở mức 5% thì các đơn vị toàn ngành gánh chịu 3.000-4.000 tỷ đồng/năm.

    Từ góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Sau hơn 8 năm thực hiện Luật thuế số 71 này, nhiều nghiệp phân bón trong nước đã “ngấm đòn”. Mỗi năm, chi phí không được khấu trừ đầu vào của Supe Lâm Thao khoảng hơn 100 tỷ đồng. Hơn 8 năm, con số đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng.

    Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho hay: Vấn đề có tính chất cơ bản và lâu dài cho ngành phân bón cần được “gỡ” từ năm 2015 đến nay là kiến nghị Bộ Tài chính trình Quốc hội sửa đổi Luật thuế số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang đối tượng chịu thuế GTGT.

    Mỗi năm, tính riêng số tiền các đơn vị sản xuất phân bón của VINACHEM không được hoàn thuế xấp xỉ 900 tỷ đồng. Con số này đã lên tới hơn 6.000 tỷ đồng từ năm 2015 đến nay.

    Với 2 đơn vị sản xuất phân bón lớn của Tập đoàn Dầu khí, con số còn lớn hơn nhiều lần: Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau mỗi năm không được khấu trừ gần 350 tỷ đồng tiền thuế. Với Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo - Đạm Phú Mỹ) cũng vậy, từ năm 2015 đến nay, khi phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Đạm Phú Mỹ không được khấu trừ khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.

    Cũng theo số liệu của Bộ Công Thương, ước tính khi thực hiện Luật 71 thì giá thành phân đạm tăng 7,2-7,6%; phân DAP tăng 7,3-7,8%; phân supe lân tăng 6,5-6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2-6.1%.

    Chính vì thế, sau hơn 8 năm thực hiện Luật số 71/2014/QH13, doanh nghiệp sản xuất phân bón, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… đã liên tục kiến nghị sửa đổi trong thời gian qua. Các đơn vị đã liên tục có văn bản gửi Bộ Tài chính, đồng thời có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu việc sửa đổi Luật Thuế số 71 theo hướng đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT với mức thuế suất phù hợp để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước.

    Thực tế, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế lại quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/1/2015 đã nảy sinh bất cập từ khi bắt đầu thực thi đến nay. Mặc dù đã có rất nhiều phản hồi từ các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất… nhưng vẫn chưa được giải quyết.

    Ông Lê Trọng Phúc - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa chất và Công nghệ Hà Nội (Hacheco) đưa ra ý kiến: Một bộ luật đưa ra nhưng đến nay đã hơn 8 năm, trong quá trình thực thi phát sinh quá nhiều bất cập, các doanh nghiệp, Hiệp hội, bộ ngành… đã “kêu than” đến mòn mỏi. Hơn nữa, việc này lại liên quan mật thiết đến người nông dân, bởi khi áp dụng Luật thuế 71 này, người nông dân phải “cõng” thêm giá thành phân bón từ 5-8%.

    Hơn 8 năm là khoảng thời gian quá dài, cả người nông dân và doanh nghiệp đều chịu thiệt và “kêu than” đến mòn mỏi. Mục tiêu, mục đích của Luật đưa ra cũng không đạt được. Thế nhưng việc sửa Luật lại quá chậm chễ. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao một vấn đề bức thiết, liên quan trực tiếp đến một mặt hàng thiết yếu và đối tượng hướng đến là người nông dân lại không được quan tâm và tháo gỡ kịp thời và thỏa đáng?

    Theo Báo Công thương
    tapchoick10anita11 thích bài này.
  9. CHIEUTIM38

    CHIEUTIM38 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2024
    Đã được thích:
    26
    Trong khi đó, nhóm hoá chất được MBS kỳ vọng sẽ trở lại đà tăng trưởng từ quý 3, nhờ nhu cầu phục hồi từ chất bán dẫn và các dự án mới. MBS cho rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp sở hữu nền tảng sản xuất nguyên liệu cho ngành bán dẫn như DDV, DGC… có thể tăng trưởng 25-30%.
    DGC có photpho vàng liên quan bán dẫn, DDV có gì cả nhà
    DDV liên quan bán dẫn giá tăng rất cao
    Last edited: 05/06/2024
    trungken18tapchoick10 thích bài này.
  10. Dungle0911666696

    Dungle0911666696 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2018
    Đã được thích:
    362
    2 ngày mất toi 1 giá, đãnh võng tàu lượn phết :D
    diavel86 thích bài này.

Chia sẻ trang này