LAS - Có duyên với dòng phân bón

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 22/01/2024.

5546 người đang online, trong đó có 733 thành viên. 22:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 454547 lượt đọc và 1627 bài trả lời
  1. CHIEUTIM38

    CHIEUTIM38 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2024
    Đã được thích:
    26
    chỉ là thời gian thôi

    BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT


    Nội dung sửa đổi, bổ sung dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)


    --------------------


    1. Sửa đổi quy định về người nộp thuế


    - Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành quy định: “Người nộp thuế GTGT là tổ chức, hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh); tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu)”.


    - Luật quản lý thuế số 38/2019/QH15 có quy định về người nộp thuế bao gồm:


    + Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) (Điều 2).


    + Ngân hàng thương mại khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam (khoản 3 Điều 27).


    + Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (khoản 4 Điều 42).


    - Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP có quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.


    Để đồng bộ với pháp luật quản lý thuế và luật hóa quy định đã được thực hiện ổn định tại văn bản dưới luật, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về người nộp thuế tại Điều 4 dự thảo Luật như sau:


    “Người nộp thuế GTGT bao gồm:


    1. Tổ chức, hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh).


    2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu).


    3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.


    2


    4. Người nộp thuế khác theo quy định của pháp luật quản lý thuế.”


    2. Sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT


    2.1. Sửa đổi quy định đối với sản phẩm vật liệu nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản


    - Luật thuế GTGT hiện hành quy định: “Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền”; “Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.


    - Luật trồng trọt quy định: Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây, nấm ăn hoặc bộ phận của nấm ăn có thể phát triển thành một cá thể mới, dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.


    - Tại khoản 23 Điều 2 Luật chăn nuôi quy định: “Sản phẩm giống vật nuôi bao gồm con giống, tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền khác được khai thác từ vật nuôi”.


    Tại khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi quy định: Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.


    - Tại khoản 14 Điều 3 Luật thủy sản quy định: Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.


    Trong quá trình thức hiện Luật thuế GTGT đã phát sinh vướng mắc trong việc xác định thế nào là giống vật nuôi, cây trồng, thức ăn chăn nuôi do quy định của Luật thuế GTGT hiện hành chưa đồng bộ với pháp luật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cả về thuật ngữ chuyên ngành cũng như phạm vi mặt hàng.


    Để đồng bộ với Luật trồng trọt, Luật chăn nuôi và Luật thủy sản, tránh phát sinh vướng mắc khi pháp luật chuyên ngành có liên quan sửa đổi, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi:


    + Cụm từ: (i) “sản phẩm trồng trọt” thành “sản phẩm cây trồng, rừng trồng”, “cây giống, hạt giống” thành “vật liệu nhân giống cây trồng theo quy định của pháp luật về trồng trọt” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 dự thảo Luật;


    + Cụm từ (ii) “trứng giống, con giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền” thành “sản phẩm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi”, “thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác” thành “thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT tại khoản 2 và khoản 4 Điều 5 dự thảo Luật.


    3


    2.2. Sửa đổi quy định đối với mặt hàng phân bón, tàu khai thác thủy sản tại vùng khơi, vùng biển và các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp


    a) Đối với mặt hàng phân bón


    - Tại khoản 3a Điều 5 Luật thuế GTGT hiện hành quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.


    - Trong quá trình thực hiện quy định nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã kiến nghị sửa đổi quy định này do doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất.


    Cùng với kiến nghị của doanh nghiệp sản xuất phân bón, Bộ Tài chính cũng nhận được kiến nghị của Bộ Công thương, Hiệp hội phân bón cũng phản ánh khó khăn của doanh nghiệp sản xuất phân bón và đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%.


    - Lãnh đạo Chính phủ cũng có nhiều văn bản chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế GTGT để tháo gỡ khó khăn cho dự án sản xuất phân bón (công văn số 10698/VPCP-KTTH ngày 21/12/2020, công văn số 1747/VPCP-KTTH ngày 17/3/2021, Thông báo “Mật” số 73/TB-VPCP ngày 01/7/2021, Thông báo Mật số 131/TB-VPCP ngày 11/11/2021, Thông báo số 142/TB-VPCP ngày 17/12/2021, công văn Mật số 1001/VPCP-KTTH ngày 08/4/2022, Thông báo số 201/TB-VPCP ngày 02/6/2023).


    Các Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố: Bắc Giang, Cà Mau, Bình Định, Hải Phòng, Nam Định, Tiền Giang cũng có kiến nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón và thực hiện yêu cầu của Quốc hội tại điểm đ mục 2 Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đề xuất nội dung kiến nghị chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%.


    - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy mặt hàng phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chính sách thuế GTGT (hoặc thuế hàng hóa dịch vụ, thuế bán hàng) của nhiều nước được thiết kế theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển ngành phân bón, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng. Tuy nhiên, cách thức thiết kế của các nước cũng rất khác nhau. Một số nước không thu thuế GTGT/thuế bán hàng đối với mặt hàng phân bón như Thái


    4


    Lan, Lào, Myanmar, Philippines, Pakistan, Mỹ,… Một số nước có thu thuế GTGT/thuế bán hàng đối với mặt hàng phân bón nhưng với mức thuế suất thấp hơn thuế suất phổ thông, ví dụ như Trung Quốc, Romania, Croatia, Ấn Độ,…


    Để vừa thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu vừa thực hiện mục tiêu thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón tại điểm b khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật.
  2. Green79

    Green79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2016
    Đã được thích:
    1.305
    lại quay về mốc 22 rồi
    tapchoick10 thích bài này.
  3. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    7.412
    https://owa.hnx.vn/ftp//PORTALNEW/H...240606_Chi_tiet_gd_tu_doanh_theo_ma_ck NY.pdf
    Nay tự doanh mua tiếp 200k nâng tổng số cổ thời gian qua mua là 1,3 triệu cổ.
    LuckySam, CHIEUTIM38, diavel861 người khác thích bài này.
  4. Dungle0911666696

    Dungle0911666696 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2018
    Đã được thích:
    362
    Hnay ae hăng hái chạy thế
    trungken18 thích bài này.
  5. Dungle0911666696

    Dungle0911666696 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2018
    Đã được thích:
    362
    DCM DPM BFC chạy đều tay, các cụ đang họp rồi hay sao
    trungken18CHIEUTIM38 thích bài này.
  6. CHIEUTIM38

    CHIEUTIM38 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2024
    Đã được thích:
    26
    Phân hôm nay thơm hơn rồi
    trungken18Voiconbenho thích bài này.
  7. Voiconbenho

    Voiconbenho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2020
    Đã được thích:
    1.257
    Thơm hay bốc mùi đây :D
    CHIEUTIM38 thích bài này.
  8. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    7.412
    Nay tự doanh múc tiếp 227.700 cổ, tổng lên hơn 1,5 triệu cổ
    Hàng quy về một mối
    Tuy mình không còn cầm nhiều như ban đầu, và kể cả sau này có không cầm nữa thì vẫn rất vui khi LAS được thị trường chú ý về giá xứng đáng nó có.
    Luật vat 10 năm chờ đợi, ae nào mà còn cầm tới giờ cố gắng kiên trì ít nhất tới 17/6 Quốc hội bàn về vat xem phản ứng thị trường thế nào.
  9. GVIN

    GVIN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/07/2017
    Đã được thích:
    3.750
    Khi bạn nói MWG ACV kêu chim và pr nhưng cơ bản là siêu cổ khắp nơi. Con tăng nhiều thì cần tái tích lũy.
    Sharre anh em cùng chiến thôi. Chứ tôi cũng khiếp luật của F rồi. Nói cổ khác là ko đc phép.
    Các cụ vô room tôi chơi phím tôi với. Tôi mở pic mục tiêu ăn hết uptrend.
    LAS nhìn đẹp ghê. Chắc mai múc ít.
    LuckySamtapchoick10 thích bài này.
  10. NGUYENVUDO

    NGUYENVUDO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2021
    Đã được thích:
    87
    mai giảm rồi tha hồ múc bác ơi
    tapchoick10 thích bài này.

Chia sẻ trang này