LCG hàng cạn rồi, làm chút đón Xuân !!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoaxacphao, 29/11/2012.

5688 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 20:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13840 lượt đọc và 294 bài trả lời
  1. cuchuoi6868

    cuchuoi6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Không vội được đâu bác.
  2. kirm2005

    kirm2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2008
    Đã được thích:
    29
    Cái hấp dẫn nhất thì bác ko liệt kê ra, làm sao lôi kéo người khác dc, BDS h xây xong để đó thôi !

    Làm công trình thì ok !

    LCG giá này hold ngon, giảm thì 15% là cùng lên thì 50-100%

    Chúc moi người may mắn ^_^
  3. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất cho vay mua nhà đã giảm mạnh
    Cho vay mua bất động sản đang được nhiều ngân hàng coi như cửa ra cho đồng vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, khó đẩy vốn vào khối khách hàng DN. Để thu hút khách hàng cá nhân vay mua bất động sản, các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất kèm theo nhiều ưu đãi.
    Cho vay mua bất động sản đang được nhiều ngân hàng coi như cửa ra cho đồng vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, khó đẩy vốn vào khối khách hàng DN. Để thu hút khách hàng cá nhân vay mua bất động sản, các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất kèm theo nhiều ưu đãi.

    Theo ông Phương Tiến Minh, Giám đốc cấp cao phát triển chiến lược khách hàng của Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam, tình hình giải ngân cho vay mua bất động sản của các ngân hàng thời gian gần đây diễn ra khá tích cực.
    “Lãi suất cạnh tranh, thủ tục nhanh gọn, những thay đổi tích cực này của các ngân hàng đang thu hút được sự quan tâm của khách hàng, đồng thời cũng tạo cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn khi quyết định đi vay”, ông Minh cho biết.
    Gần đây nhất, VietinBank Chi nhánh Hà Nội và CTCP Xây dựng Công nghiệp, đại diện liên danh Dự án NO4 - Khu đô thị Đông Nam đã ký biên bản hợp tác về cấp tín dụng cho khách hàng. Ông Phạm Huy Thông, Phó tổng giám đốc Vietinbank Hà Nội cho biết, để hỗ trợ khách hàng có cơ hội sở hữu những căn hộ tại Dự án NO4, VietinBank cam kết sẽ cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi 12%/năm trong tối đa 12 tháng. Các khoản vay trong chương trình ưu đãi có thời hạn dài, tối đa lên tới 15 năm, mức cho vay lên tới 70% giá trị căn hộ, với thủ tục vay vốn đơn giản, hồ sơ thẩm định nhanh chóng…
    Tương tự, Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng mạnh dạn hợp tác với các công ty bất động sản trong việc hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Cuối tuần trước, Ngân hàng đã ký hợp tác toàn diện với CTCP Hà Đô trong việc triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay mua nhà/căn hộ tại các dự án của Công ty này với mức lãi suất khoảng 13,5%/năm, giảm 3%/năm so với biểu lãi suất cho vay thông thường. Thời hạn của khoản vay lên tới 15 năm, hạn mức cho vay lên đến 1,5 tỷ đồng. Trước đó, OCB ký kết hợp đồng tín dụng với CTCP Đầu tư Nam Long để triển khai dự án EHome3 Tây Sài Gòn.
    Tại HSBC Việt Nam, theo ông Phương Tiến Minh, Ngân hàng đã và đang tiếp tục triển khai chương trình hợp tác cho vay với một số chủ đầu tư dự án uy tín và có tiềm lực tài chính tốt trên địa bàn TP. HCM và Hà Nội.
    Việc đẩy mạnh cho vay cá nhân mua bất động sản không chỉ là lối ra cho tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại khi sản xuất bị đình trệ, khả năng hấp thụ vốn của các DN yếu, mà còn được coi là biện pháp nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng. Đây cũng là cơ hội để sở hữu bất động sản cho những người dân có nhu cầu chỗ ở nhưng mức thu nhập còn khiêm tốn.
    Có thể thấy, việc cấp tín dụng cho cá nhân mua bất động sản chủ yếu diễn ra ở những dự án thuộc phân khúc nhà có diện tích nhỏ, giá bán phù hợp với túi tiền của người dân nhưng ở khu vực xa trung tâm. Còn với phân khúc cao cấp, tuy khách hàng có điều kiện tài chính tốt vẫn có nhu cầu nhưng thường đòi hỏi những điều kiện kèm theo như vị trí đẹp, thiết kế nội thất hiện đại, an ninh và các dịch vụ tiện ích, giải trí cao cấp xung quanh nên lượng tiêu thụ chậm.
  4. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhiều mặt hàng tồn kho đã về mức an toàn

    Tại phiên họp Chính phủ ngày 29-11, một trong những chỉ đạo của Thủ tướng trong điều hành thời gian tới vẫn là tập trung mạnh vào xử lý nợ xấu, hàng tồn kho mà trực tiếp là bất động sản.
    Một thông tin đáng mừng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 là nhiều mặt hàng tồn kho đã trở về mức an toàn. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011.

    Hàng tồn kho và nợ xấu là 2 vấn đề lớn của nền kinh tế. Mọi chỉ đạo điều hành thời gian qua đều tập trung để tháo gỡ 2 vấn đề này. Về hàng tồn kho, đến nay, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất của Chính phủ và các bộ, ngành đã có hiệu quả, đưa nhiều mặt hàng tồn kho về mức bình thường.

    Năm 2012, tình trạng tồn kho lớn diễn ra trong nhiều lĩnh vực, nhất là ngành công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng, sắt thép, vật liệu xây dựng, bánh kẹo, bia và nước giải khát... Nhất là từ quý 2, tác động của sự suy giảm thị trường nội địa và nước ngoài càng tạo thêm áp lực lên hàng tồn kho. “Nguyên nhân lớn nhất của tình hình hàng tồn kho tăng cao là giá cả đầu vào biến động mạnh, lãi suất tín dụng cao khiến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam giảm mạnh trên thị trường nội địa và nước ngoài. Việc cắt giảm đầu tư công cũng khiến một số ngành, đặc biệt là vật liệu xây dựng khó tiêu thụ sản phẩm”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh lý giải.

    Các giải pháp được tập trung triển khai thời gian qua là khuyến khích doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất để phù hợp với thực tế, chủ động khai thác thị trường. Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường nước ngoài bằng Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia định hướng xuất khẩu, tận dụng triệt để lợi thế của các thỏa thuận thương mại tự do (FTA), các mối quan hệ song phương và đa phương… Tại thị trường nội địa, bộ có một số giải pháp mở thị trường cho doanh nghiệp thông qua chương trình hỗ trợ đưa hàng Việt về nông thôn và miền núi, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau, thúc đẩy liên kết giữa sản xuất với phân phối. Cùng với kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về thuế và tháo gỡ khó khăn về vốn, hạ lãi suất của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, đến nay, hàng tồn kho đã giảm mạnh.

    “Hiện nay, các mặt hàng bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát tồn kho còn cao vì để phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp tết, còn mức tồn kho các mặt hàng công nghiệp khác như phân bón, sắt thép, ô tô đã về gần như mức năm 2011”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh thông báo. Cũng theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, chương trình mở rộng đầu tư công của Chính phủ tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng giảm mạnh lượng tồn kho trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tiếp tục xử lý hàng tồn kho, tới đây Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tiếp tục các giải pháp tổng thể, chú trọng cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, làm tốt công tác quản lý thị trường đối với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái.

    Tại phiên họp Chính phủ ngày 29-11, một trong những chỉ đạo của Thủ tướng trong điều hành thời gian tới vẫn là tập trung mạnh vào xử lý nợ xấu, hàng tồn kho mà trực tiếp là bất động sản.
  5. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Phó chủ tịch UBKT Quốc hội: Doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng phải cùng chết


    Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm vừa qua gắn chặt với tăng trưởng tín dụng, không thể nói dừng là dừng lại ngay được. Đó là liệu pháp “shock”.
    Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm UBKT của Quốc hội cho rằng, năm 2012 Chính phủ đã đặt ra 3 chỉ tiêu lớn bao gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và giữ mức tăng trưởng hợp lý. Ông cho rằng về cơ bản chúng ta đã đạt được kế hoạch đề ra. Cụ thể, vĩ mô cơ bản đã được ổn định, lạm phát năm nay được dự báo sẽ dừng ở mức 7,5%.
    Tuy nhiên, riêng chỉ tiêu tăng trưởng năm nay được xác định ở mức 5,3% thì dường như vẫn chưa hết dư địa vốn có. Nhiều ý kiến đã cho rằng, chúng ta có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn thế nhưng do bộ máy điều hành yếu (bao gồm cả vĩ mô của Chính phủ và vi mô của doanh nghiệp) đã làm lãng phí nguồn lực tài nguyên; nhiều doanh nghiệp nhà nước – tổng công ty kinh doanh yếu kém gây thất thoát tài sản...
    Đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế đã được thông qua, ông có cho rằng đó sẽ là cú huých tạo sự chuyển biến trong những năm tới không?
    Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII (tháng 5/2012) nhưng việc tái cơ cấu một số lĩnh vực của nền kinh tế đã được bắt đầu triển khai sớm (như tái cơ cấu lại hệ thống NHTM, Thị trường chứng khoán...). Tuy nhiên, cho đến nay Đề án cơ cấu vẫn chưa được phê duyệt chính thức, một số nhiệm vụ mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được sự thống nhất cao, nhưng việc thực hiện trên thực tế đến nay vẫn chưa mang lại kết quả rõ nét.
    Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết của Quốc hội đều nêu rõ tái cơ cấu nền kinh tế phải gắn với mô hình tăng trưởng nhưng đến nay việc cụ thể hóa mô hình tăng trưởng chưa được xác định rõ và công khai để làm định hướng cho các bộ, ngành và doanh nghiệp.
    Viêc thực hiện Đề án có phần rời rạc và thiếu tính chất tổng thể vì mỗi bộ, ngành lại được phân giao xây dựng đề án riêng, chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tổng thể hợp chung và theo dõi tiến độ thực hiện Đề án tổng thể và các đề án thành phần.
    Riêng về chính sách tiền tệ nhiều ý kiến nói rằng, điều hành chính sách tiền tệ trong năm qua cũng quá chặt chẽ và đột ngột khiến nhiều DN đã bị nghẹt thở. Quan điểm của ông thế nào?
    Tôi cho rằng sang năm 2013 Việt Nam phải xác định đâu là nút thắt và đâu là điểm có thể tác động để gây hiệu ứng lan tỏa cho cả nền kinh tế.
    Một trong những vấn đề phải giải quyết đó là mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, với nhiều cách đánh giá khác nhau. Chẳng hạn như các tổ chức tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất của doanh nghiệp, không thể nói vì nợ xấu mà ngân hàng ngừng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
    Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm vừa qua gắn chặt với tăng trưởng tín dụng, không thể nói dừng là dừng lại ngay được. Đó là liệu pháp “shock”. Nếu có liệu pháp “shock” thì phải có giải pháp đỡ được đi kèm song song. Điều này chúng ta chưa làm được.
    Do đó, theo tôi trong năm 2013 tạo được sự gắn kết trách nhiệm cộng sinh; tức nếu doanh nghiệp phải chết thì ngân hàng cũng phải chết. Không thể chấp nhận được thực trạng ngân hàng nợ xấu rất cao mà yêu cầu doanh nghiệp phải có các chỉ số báo cáo tài chính đẹp mới có thể tiếp tục tiếp cận được với vốn tín dụng.
    Ngân hàng đang quên mất một điều mà là sở dĩ tình hình của doanh nghiệp xấu như hiện nay là do đã có một giai đoạn ngân hàng nới lỏng tín dụng. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn như năm qua, doanh nghiệp lại bị đột ngột cắt vốn nên ngân hàng cần phải xem lại trách nhiệm của mình đối với các doanh nghiệp.
    Vậy theo ông, trong năm 2013 chính sách tiền tệ nên điều hành như thế nào để đảm bảo hài hòa giữa tổng thể vĩ mô và tình hình cụ thể của doanh nghiệp.
    Năm 2013 Chính phủ xác định vẫn đặt vấn đề ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát lên hàng đầu. Chính vì thế việc cân đối hài hòa giữa tổng đầu tư của toàn xã hội, với chính sách tiền tệ và sức khỏe của doanh nghiệp để lượng tiền được đưa ra một cách hợp lý ngay từ những tháng đầu năm tránh tình trạng “no dồn đói góp” như năm 2012.
    Và trong năm 2013 tới đây, vấn đề lãi suất phải được đặt mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. NHNN phải đánh giá, phân loại lại các tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng bên cạnh việc xử lý nợ xấu phải tiến hành tái cơ cấu lại vấn đề quản trị doanh nghiệp ngân hàng.
    Xin cảm ơn ông!
  6. sake2006

    sake2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    531
    Đã lên tàu LCG cùng các bác
  7. 8800N

    8800N Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    571
    so với các hàng đầu cơ khác như OGC PVF LCG hút thanh khoản tốt hơn hẳn hi vọng e nó sliway trong vùng này 1 thời gian nữa rồi bật
  8. 8800N

    8800N Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    571
    em đặt 6.2 mãi vẫn chưa ăn dc mong thị trường đi mẹ 5 điểm LCG có giá đỏ
  9. hoaxacphao

    hoaxacphao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2010
    Đã được thích:
    697
    tt xấu quá nhỉ . LCG có gián sàn ko đây ??????
  10. huynguyenftu

    huynguyenftu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này