LCM tích lũy đủ rồi bao giờ mới chạy $$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xgame09, 16/04/2012.

2418 người đang online, trong đó có 140 thành viên. 05:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 6762 lượt đọc và 169 bài trả lời
  1. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Ông Bùi Đức Thăng , tổng thư ký Hiệp hội Địa chất Việt Nam có phần nào hửu lý , khi nói rằng đừng đặt quá nhiều hy vọng thu nhiều ngoại tệ khai thác đất hiếm. Vì nếu thử Việt Nam đạt xuất khẩu mỗi năm 10 000 tấn quặng giá trung bình là 8000 đô la/tấn thì V.N. cũng chỉ thu được khoảng 80 triệu đô la . So với xuất khẩu dầu lữa thô trị giá trên 10 tỉ mỗi năm thật quá thấp .
    Và đúng như ông nói, nếu chúng ta xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, chúng ta phải nhân cơ hội này học cho được kỷ thuật cận đại chế biến , tinh lọc ( luyện ) thành các kim loại - nguyên tố đất hiếm, giảm đến mức tối thiểu việc xuất khẩu vật liệu thô, quặng hay ngay cả thân quặng giàu chứa 30 % kim loại đất hiếm . Giá các sản phẩm đất hiếm tinh luyện cao hơn đất hiếm thô mấy trăm lần ( như một tấn kim loại cerium kể trên nay giá đến 70 000 đô la /tấn ). Vấn đề khó khăn , nhưng không nan giải ( như Estonia đã tinh luyện các vật thải khai thác uranium, xuất khẩu oxyds đất hiếm ), là khó mà có đầu tư thiết lập nhà máy biến chế tinh lọc, vì yêu cầu thế giới không nhiều và yêu cầu vẫn quá thấp, ngay cả khi chúng ta học được kỷ càng kỷ thuật tinh luyện. Việt Nam nay đã có một ngành công nghệ điện tử ( bán dẫn …) , công nghệ chế tạo lasers , công nghệ làm bình điện- batteries cao cấp ( ? ) và sạch, công nghệ ráp và chế tạo vài bộ phận xe hơi ( xem hình về xe hơi lai dùng kim loại đất hiếm đính kèm ), công nghệ quốc phòng ( hỏa tiễn, radar , vệ tinh v.v… nay chỉ mới dùng ở la bô thử nghiệm ? ) , công nghệ lọc dầu lữa ( Dung Quất , Nghi Sơn )…. Và hy vọng hoàn tất được công nghệ hóa, cận đại hóa xứ sở năm 2020.( ? ). Cho nên Việt Nam nên hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm thô. Tránh bẩy thòng lọng thắt cổ mình, xuất khẩu vật liệu thô rồi mua lại các sản phẩm tinh luyện sau đó. Việt Nam cần tìm thêm thị trường khác Nhật, vì rằng Nhật hiện có đến 300 000 tấn đất hiếm, tồn trữ trong các vật dụng điện tử không xài nữa . Nhật đang xây dựng những nhà máy tái sử dụng - recycling các vật dụng này với những kỷ thuật tân tiến trích kim loại đất hiếm chứa trong đó .
    Một khía cạnh khác cần tìm ngay giải pháp thích nghi là các vấn đề môi sinh . Khai thác mỏ , tinh luyện ( lọc- refining ) , tái dụng ( recycling ) đất hiếm có nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một hiểm nguy đặc biệt là các chất bùn vật thải - slurry tailings có phần phóng xạ - midly radioactive, thành quả việc chứa đựng thorium và uranium trong các quặng đất hiếm . Thêm vào đó, còn có các acid độc hại thiết yếu cho tiến trình tinh luyện . Xử lý không đàng hoàng những chất này, có thể gây ra nhiều tai họa môi sinh. Tháng 5 năm 2010, Trung Quốc tuyên bố một chiến dịch trừng phạt năng nề (đã kể trên) khai thác mỏ bất hợp pháp , hầu bảo vệ môi sinh và tài nguyên xứ sở. Chiến dịch chỉ mới tập trung ở miền Nam, nơi chỉ có mỏ đất hiếm nhỏ, ở nông thôn và hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt giải tỏa ra các phế thải độc hại trên nguồn cung cấp nước uống ( còn hiện nay xuất khẩu đôi chút vật liệu thô đất hiếm Lai Châu , Lào Cai thì sao ?). Tuy nhiên, hoạt động chánh ở Baotou- Nội Mông, trong đó đa số là quặng đất hiếm được tinh luyện , thì đã khổ sở nhiều rồi về các tai hại môi sinh .
  2. xiclohoavien

    xiclohoavien Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Đã được thích:
    6.906
    tính xả hàng VIP mua hàng chợ (LCM) hả chú....giờ mà còn ôm em này ah!!
  3. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Ngoài 5 tụ khoáng gốc trên, dọc bờ biển miền Trung cũng có quặng monazit, xenotim kèm ilmenit trong sa khoáng. Theo dự báo, VN có tài nguyên đất hiếm trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn, được xem là nước có tiềm năng lớn về đất hiếm. VN đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ô tô... nhưng hiện vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp. Hằng năm, VN mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch.
  4. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Ngoài Nhật Bản, nhiều đối tác như Ba Lan, Czech, Đức, Pháp... đã đến tìm hiểu và dự định hợp tác với VN để khai thác đất hiếm. Gần đây, khi TQ định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012, Nhật càng chú ý đến đất hiếm ở VN. Nhiều công dụng Đất hiếm được dùng rất rộng rãi, nhất là trong các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra đa, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu... TQ là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. TQ cũng là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay, sản lượng khai thác đất hiếm của TQ là 120.000 tấn/năm, chiếm 96,8% thế giới. TQ khai thác bastnaesit và các khoáng vật đất hiếm khác ở vùng Nội Mông và bastnaesit ở tỉnh Tứ Xuyên, còn quặng hấp phụ ion đất hiếm được khai thác ở các tỉnh phía Nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm 2007, TQ xuất các loại sản phẩm đất hiếm đạt 1,5 tỉ USD. Nhằm bảo đảm tiêu dùng trong nước và môi trường, TQ nhanh chóng hạn chế xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài và đến năm 2012 sẽ ngừng hẳn xuất khẩu, đồng thời đóng cửa các khu mỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, TQ còn thu mua các nguồn đất hiếm tại các nơi khác trên thế giới. Trong những năm qua, có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là TQ (120.000 tấn/năm, chiếm 97% tổng sản lượng thế giới), Ấn Độ (2.700 tấn/năm, 2,1%), Brazil (650 tấn/năm), Malaysia (350 tấn/năm)... Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây, thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng 99 triệu tấn và sản lượng khai thác 120.000 tấn/năm. Tính cả nhu cầu tăng hằng năm 5%, thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa.
  5. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Đúng là hàng chợ . Chạy ngay thôi [r24)][r24)][r24)]
  6. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Nhiều ông Pr em này không thể lên nổi [r24)][r24)][r24)]
  7. DongNaiClub

    DongNaiClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chí chọn hàng có thể đánh cp trên 100 -500% khi TT bùng nổ:
    KSH KSS KSA KTB hàng độc LCM>>>>>>>>>>>>>80 trong năm nay
    1> Giảm mạnh trong 3 năm qua, giảm càng mạnh càng tốt,
    2> Có lái mạnh (con mắt cú vọ của anh em sẽ cho anh em biết điều đó)
    3> Vốn nhỏ dưới 150 tỷ-200tỷ
    4> Có nhiều dự án KHỦNG
    5> Săn lùng mấy con hàng rò rỉ lợi nhuận khủng.
    6> Có Chart đẹp, có tín hiệu BÙNG NỔ ... xem quá trình bịp bợm đè gom của Nhà Cái Macao !
    7> Tránh xa mấy con hàng thua lỗ triền miên vì có thể trọng tài đuổi ra khỏi sân bất cứ lúc nào.
    8> Ưu tiên Bất động sản - Khoáng sản.
    9> Có một quá khứ oai hùng hoặc nhân tố mới - số này không nhiều đâu nhé.
    10> Đừng xem thường những con hàng bị lãng quên....ví dụ BMC - Anh hối hận khi bỏ rơi em !
    11> Ưu tiên các mã có giá 4.000 - 8.000-12000
    12> Lãnh đạo doanh nghiệp nắm số lượng lớn cổ cánh, 30-50% là đẹp !
  8. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Thông tin Chính phủ Việt Nam vừa quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác hợp tác trong việc khai thác đất hiếm ở trong nước đã làm nhiều người rất phấn khởi, bởi vì cánh cửa “kho báu” trên sắp được mở ra. Có được niềm vui này cũng là điều dễ hiểu, bởi lâu nay nước ta được xem là một trong số không nhiều quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên quý giá này, nhưng chưa tận dụng được lợi thế đó.
    Đất hiếm là loại đất chứa nhiều nguyên tố hiếm, những nguyên tố này có hàm lượng rất rất nhỏ trong mỏ khoáng nên từ “hiếm” là để nói lên điều này. Đất hiếm gồm có 17 nguyên tố, đều là những nguyên tố dạng hiếm có trong bảng tuần hoàn Mendeleev như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu), Terbium (Tb),... Đất hiếm đã trở thành loại nguyên liệu tối cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn của các quốc gia phát triển. Nó được sử dụng trong nhiều công nghệ cao cấp như: từ máy tính xách tay, điện thoại di động đến xe hơi hybrid…; từ ngành vô tuyến, hàng không, cho tới chế tạo ô tô; từ công nghệ laser đến việc sử dụng làm chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu... Đặc biệt là chúng có nhiều tính chất kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium giúp cáp quang truyền dữ liệu nhanh và xa hơn. Một số nguyên tố trong đất hiếm được dùng để sản xuất nam châm có kích thước nhỏ nhưng mạnh dành cho ô tô; sản xuất ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác có tác dụng làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại dùng để quan sát trong đêm…
    Trên thế giới, các quốc gia có đất hiếm như: Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn), Brazil (0,84 triệu tấn)… Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn.
    Đất hiếm ở Việt Nam (khoảng 17 - 22 triệu tấn) phân bổ chủ yếu ở 5 khu vực thuộc Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Tại miền Trung thì cũng có đất hiếm, nhưng chỉ dọc theo ven biển và chủ yếu nằm trong sa khoáng nên trữ lượng không lớn lắm. Lâu nay nước ta cũng có khai thác đất hiếm nhưng công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công và dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn (có những mỏ tổn thất tới 60%), công suất thấp, không tách được hết thành phần nguyên tố hiếm; Việt Nam cũng đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, chế tạo hợp kim gang, thép, thủy tinh, bột màu... nhưng vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc qui mô nhỏ.
  9. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Đã ăn KSA 6>>13,3
    BMC 40>> 58
    có còn hàng LCM các pác lái làm em nản với nó quá raòi 11 phiên đè nén Vãi quá ^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Nói tóm lại nó không chạy thì mềnh chay chờ có biến vào sau [r24)][r24)][r24)]

Chia sẻ trang này