Lẽ nào AVF sẽ x 30 lần tài khoản gấp 10 lần VCF?????????????????????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Five_stars, 25/02/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6509 người đang online, trong đó có 900 thành viên. 13:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61173 lượt đọc và 1136 bài trả lời
  1. hoangdungtong

    hoangdungtong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/02/2010
    Đã được thích:
    152
    Em gia cát dự không cần MSN thâu tóm nó cũng nên xứng đáng theo đuổi HVG :-bd:-bd:-bd:-bd
  2. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    mpc còn chưa nói huống gì hvg
    về tay con vạc nó là số 1
  3. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    cụ này oánh chứng ko hiểu gì cả
    trong khi cp lỗ giá gấp 3 avf mà cụ nói khủng hoảng à???
    là do nhà cái đè gom
    vụ đè gom xuống 6 nhưng bọn nó mua giá 10 (cầm 20%) và dự sắp vào mấy chân trong hdqt rồi đó
    avf ông nào bán cứ bán
    còn *** chờ vượt vcf thì bán
    nói cho nhanh
  4. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    việc đầu tư tiếp mấy chục ha nuôi cá cho thấy avf sẽ tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào khi đó giá càng lời cao
    thặng dư đến thời điểm này là 100 tỷ
    trích lập dự phòng 30 tỷ
    e rằng những chú nào thiếu i ốt mới ko mua avf
  5. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    Chi cao hơn 30-50% so với giá giao dịch trên sàn chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài đang tỏ rõ quyết tâm mua bằng được cổ phần doanh nghiệp Việt khi thị trường đang ở mức không thể thấp hơn.

    Hoạt động mua bán, chuyển nhượng cổ phần manh nha từ giữa năm 2012 và đang ngày càng sôi động, với hàng loạt thương vụ giá trị lớn. Đình đám và mới nhất (27/12) phải kể đến hợp đồng bán 20% cổ phần của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) cho đối tác Nhật bản, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ với trị giá lên tới 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu USD. Đây được xem là giao dịch mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành tài chính ngân hàng.

    Chủ tịch Vietinbankk Phạm Huy Hùng cho biết đối tác Nhật đã chi 24.000 đồng một cổ phiếu, trong khi giá đóng cửa trước hôm công bố thương vụ này (26/12) là 20.300 đồng. Chốt phiên giao dịch ngày 3/1, giá CTG đạt 20.900 đồng. Đại diện đối tác ngoại khẳng định, Vietinbank là sự lựa chọn “sáng giá và hợp lý nhất”, đồng thời tỏ rõ quan điểm không có ý định đầu tư vào ngân hàng nào khác ở Việt Nam.

    Một thương vụ khác cũng từng gây chú ý dư luận liên quan đến “ông lớn” trong lĩnh vực thực phẩm Việt Nam là Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC). Hồi tháng 9, 10% cổ phần của Kinh Đô, tương đương 14 triệu đơn vị đã sang tay cho Ezaki Glico, đối tác Nhật Bản với giá đắt gấp 1,7 lần thị giá KDC lúc đó. Chủ trương công ty cho rằng, chuyện chào bán cổ phần cho đối tác ngoại cũng là cách để nâng tầm doanh nghiệp lên quy mô quốc tế.

    Từng thâu tóm thành công nhà máy kem Wall từ tay Unilver, Kinh Đô vẫn rất thận trọng với các kế hoạch bán cổ phiếu. Thương vụ này giúp Kinh Đô thu về 700 tỷ đồng. Trong quan hệ hợp tác, Kinh Đô sẽ là nhà phân phối độc quyền cho một số nhãn hàng của Ezaki Glico tại Việt Nam. Sau cuộc mua bán trên, Tổng giám đốc Kinh Đô, ông Trần Lệ Nguyên cho biết doanh nghiệp không có ý định bán thêm cổ phần KDC cho đối tác nào khác.

    Việc khối ngoại tích cực đưa nhiều doanh nghiệp Việt vào tầm ngắm, thậm chí không cần mặc cả giá, sẵn lòng trả cao gấp nhiều lần thị giá thực để mua cổ phần còn khiến nhiều công ty nội địa khác chùn bước, quay đầu cẩn trọng tính toán lại. Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco, OTC) dù đã có kế hoạch bán thêm cổ phần theo đề nghị của Tập đoàn Carlsberg Breweries A/S, lãnh đạo và các cổ đông công ty vẫn bối rối.

    Carlsberg Breweries A/S hiện nắm hơn 16% vốn Habeco và vẫn muốn nâng tỷ lệ sở hữu lên 30%. Theo một số công ty chứng khoán, giá giao dịch cổ phiếu Habeco dao động mức 25.000-28.000 đồng, Carlberg Breweries A/S cho biết sẵn sàng mua ở mức cao hơn gấp 2 lần, đạt 50.015 đồng một cổ phiếu. Nếu thương vụ này thành công, Habeco sẽ thu về khoảng 1.507 tỷ đồng. Tuy nhiên, những mức giá hấp dẫn vẫn chưa đủ làm an lòng lãnh đạo cùng các cổ đông khác tại Habeco.

    Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu nâng tỷ lệ sở hữu lên 30% tại Habeco, Carlsberg Breweries A/S sẽ có cơ hội đứng ở vị trí số 1, thống lĩnh toàn bộ thị trường bia Việt Nam. Hiện Carlberst Breweries A/S đã thâu tóm thành công Bia Huế và sở hữu 100% cổ phần, đồng thời nắm 60% cổ phần tại Bia Đông Nam Á (Halida), 55% cổ phần Bia Hà Nội – Vũng Tàu và 30% cổ phần tại Bia Hạ Long.

    Trong lĩnh vực thủy sản, nhiều công ty niêm yết cũng tích cực mở cửa tìm vốn ngoại. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn bao phủ chủ yếu lên các doanh nghiệp. Ngoại trừ Công ty cổ phần Gò Đàng (AGD) mạnh tay bán gần 49% cổ phần cho khối ngoại và tuyên bố muốn rời sàn chứng khoán, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vẫn đang lưỡng lự trước nhiều sự lựa chọn.

    Trước đó, Thủy sản Minh Phú từng dự kiến chiêu mộ đối tác ngoại thông qua việc bán 30 triệu cổ phần. Tuy nhiên, mới đây công ty đã từ chối hợp tác với một đối tác ngoại đến từ Thái Lan là Công ty Charoen Pokpand Foods (CP Foods) dù giá thỏa thuận lên tới 50.000 đồng một cổ phiếu, gần gấp đôi thị giá MPC hiện tại.

    Ông Nguyễn Xuân Toán, Người công bố thông tin tại Thủy sản Minh Phú từng chia sẻ với VnExpress.net về lý do từ chối hợp tác: “Một số yêu cầu họ đòi theo quan điểm của riêng họ, tuy nhiên Thủy sản Minh Phú lại thấy có những điểm không phù hợp với công ty. Bên cạnh đó, các cổ đông và khách hàng của Thủy sản Minh Phú cũng lên tiếng phản đối việc hợp tác với đối tác chiến lược này."

    Đại diện Thủy sản Minh Phú cho biết, chiến lược công ty không chỉ dừng ở trong nước mà muốn vươn tầm quốc tế, tìm kiếm cơ hội trở thành công đa quốc gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Đồng thời, Minh Phú cũng chủ trương chọn nhà đầu tư để giúp công ty phát triển mạnh trong tương lai, tận dụng hết các cơ hội và tiềm năng của doanh nghiệp.

    Cho rằng đây là việc hết sức bình thường khi doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phiếu với mức cao hơn thị giá, ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc phân tích Quỹ Sài gòn Hà Nội (SHF) phân tích: "Từ xưa đến nay chuyện này vẫn thế. Chẳng ai tự nhiên lại bán rẻ hơn thị giá. Hơn nữa, đây là mua lô lớn, không thể mua trên sàn được, phải chấp nhận một giá cao cấp hơn. Lúc nào cũng phải trả như thế. Kể cả lúc thị trường lên hay xuống cũng phải trả hơn khoảng 30% so với giá thị trường".

    "Nói chung là việc mua bán cổ phiếu này không phải tác nhân có thể gây biến động giá trên thị trường cổ phiếu. Vì bây giờ nước mình quen với việc tây trả cao hơn khoảng 30% rồi. Nó không mang tính hỗ trợ nhiều như ngày xưa. Chứng khoán bây giờ lên xuống chủ yếu do thông tin vĩ mô và yếu tố thị trường", ông Đức nói.

    Về mục đích mua cổ phiếu giá cao, ngoài nguyên nhân tất yếu là kiếm lợi, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành phân tích, nhà đầu tư nước ngoài có 2 trường hợp khi muốn thâm nhập vào thị trường nào đó. Thứ nhất, họ mua cổ phiếu công ty chiếm quyền sở hữu rồi vực dậy vì nhận thấy có tiềm năng phát triển. Hoặc, thứ hai, họ mua cổ phiếu doanh nghiệp để phá hoại, giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang xâm nhập.

    "Trường hợp thứ 2 trên thế giới có rất phổ biến. Có nhiều khi họ thâu tóm để phát triển doanh nghiệp ấy ra, có nhiều khi thâu tóm để diệt bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Cái đó thì tùy theo chiến lược của từng tập đoàn. Hiện nay ở Việt Nam nguy cơ thâu tóm rất lớn, bởi cổ phiếu hiện có giá rất rẻ. Không phải là do chúng ta không có vốn, mà chủ yếu do thiếu vốn lưu động", ông Thành nói.

    Tường Vi - Hàn Phi
  6. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    top đầu DN thuỷ sản
    mọi chỉ số đều ngon ROE ROA
    vậy mà giá dưới đáy
    bằng 1/2 BVS
    đúng là vịt ngan
  7. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    ... tất cả chỉ là lòng tham vô đối của con người nhằm phục vụ cho ý đồ của mình
  8. phot.phet

    phot.phet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2012
    Đã được thích:
    0

    Các bác để ý doanh số MSN hiện nay là nhỏ so với vốn chủ sở hữu (Vốn CSH 14K tỉ mà DS chỉ có 10.4K tỉ, hệ số < 1). MSN phải tăng trưởng doanh số/lợi nhuận nhanh mới đáp ứng đc yêu cầu của các cổ đông lớn vừa rót vốn vào, và mới có cơ hội gọi thêm vốn mới. Đang cầm lượng tiền mặt rất lớn gần 10K tỉ lại càng bị áp lực giải ngân nhanh. Thuỷ hải sản cũng là thực phẩm tiêu dùng lại có volume lớn nên dễ gì MSN bỏ qua, mua lại cty cám hàng đầu là bước đi đầu tiên rồi
    Bản thân các vụ M&A của MSN cũng đang tạo áp lực cho ngành TPTD, nên AVF rất dễ là tầm ngắm của nhiều nơi không riêng gì MSN đâu vì vốn hoá thị trường của AVF đang quá rẻ so với quy mô hoạt động, muốn thôn tính cũng dễ & nhanh
  9. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    dân tình đang xôn xao msn mua lix
    loạn hết rồi
    nhà nước cầm 51% nó tăng vốn lên gấp 2 thì mua cái gì nữa
    avf cơ cấu cổ đông nói lên tất cả
    nếu msn ko mua thì nhật nùn nó cũng cướp
    tuy nhiên game này đã có từ 6 tháng trước khi mà avf bán cho đối tác X 5 triệu cp với giá 10 rồi
    bài toán đã có lời giải
  10. maihuongtran

    maihuongtran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    2.298
    Má ơi em thấy các cụ tự sướng vói avf này nhiều quá,rồi sẽ đến lúc vở mộng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này