Liên tiếp 2 ngày cuối tuần, nhiều ngân hàng lại tiếp tục gọi mời vay vốn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haikdck, 12/06/2010.

5138 người đang online, trong đó có 572 thành viên. 08:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2095 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    thì thank, nhưng mà em vẫn chưa hiểu :-w

    Chẳng lẽ mình càng già càng dốt.
    Bác pm rõ ràng cho em nhé. Thankssss

    V15 còn ít, nhưng tạm thời lình xinh, chưa lên mạnh được đâu. Khi nào ổn em lại đẩy topic lên [:D]
  2. haikdck

    haikdck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Đã được thích:
    84
    Cãi nhau nhặng cả lên. Lúc cãi nhau là lúc cần phải đi trước, chờ đến lúc lãi suất giảm xuống 12% rồi thì giá CK nó tăng 50% rồi nhá. Chơi chứng quan trọng là phải nhìn triệu chứng. Xu hướng kiểu gì cũng phải giảm LS NH. Lúc nó giảm về ngưỡng 12% lại là lúc bán CK ra đó. Toàn các bác ăn sổi. Chán chả muốn nói.
  3. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    Tuy nhiên, nhìn vào lãi suất có sự chênh lệch, ví dụ có ngân hàng công bố lãi suất chỉ từ 0,7% - 0,8% một tháng, trong khi đó có ngân hàng lại tới 1,5%.
    Hiện nay trên thị trường, các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên dư nợ ban đầu. Trên cơ sở hai cách tính lãi này, lãi suất thực tế sẽ chênh lệch nhau khá nhiều.
    Ví dụ, ngân hàng A áp dụng lãi suất là 13% một năm với cách tính là trên dư nợ ban đầu. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng, tính ra mỗi tháng sẽ phải trả gốc là 1.666.667 đồng và lãi là 325.000 đồng. Tổng lãi phải trả trong 12 tháng là 5.850.000 đồng.
    Trong khi đó, Ngân hàng B áp dụng lãi suất 18% một tháng với cách tính là trên dư nợ thực tế giảm dần. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng. Với cách xác định gốc và lãi phải trả theo niên kim, tức là trả nợ gốc và lãi cố định hàng tháng thì tổng lãi phải trả của khách hàng là 4.097.447 đồng.
    [​IMG]

    Một góc không gian tại Techcombank.
    Như vậy thoạt nhìn lãi suất của hai ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể và lãi suất theo cách tính dư nợ ban đầu có vẻ hấp dẫn hơn so với cách tính dư nợ thực tế, tuy nhiên với cách tính lãi suất như vậy thì trên thực tế tổng lãi phải trả của trường hợp trả theo dư nợ ban đầu sẽ lớn hơn đáng kể so với trả lãi theo dự nợ thực tế.
    Nếu nhìn lại trên thị trường, hầu hết các ngân hàng áp dụng cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu, dẫn đến lãi suất chênh lệch tương đối lớn. Một số ngân hàng áp dụng các tính trên dư nợ ban đầu thì lãi suất chỉ khoảng dưới 1% một tháng (khoảng từ 0,7% - 1%), các ngân hàng áp dụng cách tính trên dư nợ thực tế giảm dần thì lãi suất thường khoảng trên 1%. Với mức lãi suất công bố như vậy thì đương nhiên hầu hết khách hàng sẽ chọn ngân hàng có lãi suất thấp hơn. Tất nhiên, lãi suất thực tế mà khách hàng phải trả ở cả hai trường hợp này là như nhau, thậm chí lãi suất thực tế của trường hợp dư nợ gốc sẽ nhỉnh hơn so với dư nơ thực tế như ta thấy ở trường hợp trên.
    Tại ngân hàng Techcombank, để tính lãi suất thực cho một khoản vay tín chấp áp dụng lãi suất trên dư nợ ban đầu, khách hàng có thể sử dụng công thức: Lãi suất thực tế = 2 x n x r/(n+1). Trong đó, (n) là thời hạn khoản vay và (r) là lãi suất của ngân hàng công bố.
    Nếu tính theo công thức này thì với mức lãi suất 13% một năm trên dư nợ ban đầu của một ngân hàng thì lãi suất thực tế khách hàng phải trả cho khoản vay trong 18 tháng là 24,63%. Nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng tính lại trên dư nợ ban đầu lại không áp dụng mức lãi suất 24,63% mà thường là 25% hoặc 26%.
    Techcombank cho biết, hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế là một cách thức marketing của các ngân hàng. Ở nước ta, khách hàng chưa hiểu rõ về hai cách tính này nên mới dẫn đến tình trạng các ngân hàng sử dụng để thu hút người đi vay. Một khi đã hiểu rõ về vấn đề, người có nhu cầu tín dụng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên những điều kiện thực tế mà các ngân hàng đưa ra. Lúc này, năng lực cạnh tranh thực sự của các ngân hàng phải được thể hiện rõ nhất qua từng điều khoản tín dụng mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
    Tham khảo cách tính lãi sản phẩm Tiêu dùng trả góp của một số ngân hàng
    Ngân hàng Thời hạn Hạn mức cho vay Cách tính lãi
    Techcombank Tối đa 36 tháng Từ 2 đến 200 triệu. Trên dư nợ thực tế
    An Bình Tối đa 60 tháng Tối đa là 200 triệu . Trên dư nợ gốc
    Đông Á Tối đa 36 tháng Tối đa 20 triệu đồng Trên dư nợ gốc
    ACB Từ 12 đến 60 tháng. Tối đa 250 triệu đồng Trên dư nợ gốc
    N.S
  4. nocomment

    nocomment Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    0
    :D Nói vậy thôi, chứ em vẫn giải thích cho các pak mà.

    Tính lãi add-on là lãi tính trên dư nợ ban đầu chứ ko phải tính trên dư nợ giảm dần.

    VD: Pak vay 50tr thì cái 10,5% sẽ tính cho pak tháng nào cũng là 10,5 của gốc 50tr ban đầu chứ ko phải là tính theo dư nợ còn lại sau khi pak đã trả gốc hàng tháng.

    Đấy như thế thì pak có phải thiệt ko. Còn có 1 số NH quốc doanh thì có chính sách ưu đãi cho CBNV thì cũng có nghe thấy có nhưng chắc ae mình khó kiếm, chừ khi quen biết nhờ vả gì đó :D

    Pak bán V15 đi, làm con Merc GLK, đang có ưu đãi lãi suất thấp đó :D
  5. nocomment

    nocomment Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    0

    Cãi nhau gì đâu pak, ae public thông tin lên đây, nếu đúng thì cùng tham khảo, có phải ai cũng biết hết đâu, ae nào ngứa chân ngứa tay, thì đi vay, có thêm tiền đổ vào khoán có phải tăng thanh khoản ko :D
  6. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    V15 còn đẻ ra tiếp đc con Merc nữa, chứ rước con merc về rồi, chỉ đi chơi làm gì đc [:D]
    Mới cả con Cam của anh đi vẫn đc, chưa phải thay
  7. haikdck

    haikdck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Đã được thích:
    84
    Nhà băng đua kéo khách hàng đại gia
    Dưới áp lực giảm lãi suất cho vay, một số nhà băng đang tìm cách tiếp cận những doanh nghiệp lớn làm điểm nhấn cho lộ trình hạ lãi suất đầu ra.
    Trong khi nhiều ngân hàng công bố hạ lãi suất vay đối với cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức giảm 1-1,2%, ABBank lại tung ra gói sản phẩm trọn gói dành cho doanh nghiệp Top VNR 500 - 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình của Fortune 500 dựa trên tiêu chí doanh thu.
    “Chúng tôi dự kiến dành 500 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp trong Top VNR 500 vay với lãi suất ưu đãi (lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp trừ biên độ 0,5%) từ giờ đến cuối năm. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn nhiều và an toàn”, ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc ABBank nói.
    Theo ông Thanh, bên cạnh việc giảm lãi suất, ngân hàng còn cho các doanh nghiệp này khi có nhu cầu bổ sung vốn lưu động và tài trợ dự án đầu tư, có thể vay tín chấp với hạn mức lên đến 100 tỷ đồng. Hiện tổng dư nợ tín dụng ABBank hơn 14 nghìn tỷ đồng, tổng huy động đạt trên 18 nghìn tỷ đồng. Riêng nhóm doanh nghiệp trong Top VNR 500 chiếm 15,78% tỷ trọng.
    [​IMG]
    Nhà băng đang bắt đầu cuộc chinh phục khách hàng doanh nghiệp lớn. Ảnh: Hoàng Hà Vị phó tổng giám đốc này cho biết thêm, từ khi triển khai chương trình (tháng 4) đến nay, số lượng khách hàng doanh nghiệp thuộc Top VNR 500 đã tăng từ 64 lên 76; số tiền huy động đạt trên 787 tỷ đồng (tăng 185 tỷ đồng); số tiền cho vay đạt 2.200 tỷ đồng (tăng 830 tỷ đồng). "Sáu tháng cuối năm, nhà băng phấn đấu tiếp cận 100 doanh nghiệp mới và đến 2012 sẽ tiếp cận tất cả doanh nghiệp còn lại trong top VNR 500 ", ông Thanh nói.
    Ngân hàng Quân đội (MB) không tung hẳn ra gói sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng lớn, nhưng hôm 1/6 cũng đã cam kết cung cấp hạn mức tín dụng và bảo lãnh tương đương 1.500 tỷ đồng cho Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và các đơn vị thành viên, với lãi suất ưu đãi.
    Đối với Ngân hàng Tiên Phong, Tổng giám đốc Đào Trọng Khanh cho biết, bên cạnh khách hàng cá nhân thì doanh nghiệp quy mô lớn cũng là đối tượng được nhà băng quan tâm song song với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Ông Khanh cho rằng, nhóm doanh nghiệp lớn không tạo ra rủi ro riêng lẻ trong hoạt động tín dụng nhưng lại mang đến cho ngân hàng rủi ro tổng thể. "Vì bao giờ họ cũng vay với những khoản tiền rất lớn", ông Khanh nói.
    Vị Tổng giám đốc này đưa ra một ví dụ chứng minh, chẳng hạn nhà băng cho 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, khả năng đổ vỡ có thể lên 5% nhưng số tiền mất lại không đáng kể. Trong khi đó, ngân hàng cho 100 doanh nghiệp lớn vay, khả năng đổ vỡ chỉ 1% thì cũng có thể mất một số tiền rất lớn. “Đây chính là rủi ro tổng thể khiến nhiều nhà băng còn e ngại khi tiếp cận nhóm khách hàng này”, ông Khanh nhấn mạnh.
    Tuy nhiên, theo ông Khanh, điểm mạnh của nhóm doanh nghiệp Top VNR 500 là làm ăn ổn định, lâu dài, số liệu kinh doanh tài chính cũng minh bạch, rõ ràng. "Muốn tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng lớn không thể một sớm một chiều mà phải phụ thuộc vào từng thời điểm và mục tiêu riêng của mỗi ngân hàng. Nhưng cái khó khi tiếp cận nhóm này là lãi suất cho vay phải thấp, còn lãi suất huy động thì phải cạnh tranh" ông Khanh nói.
    Nguồn vốn từ dân cư trước nay vẫn đều đều, hiện nay lại bị hút mạnh bởi chứng khoán, bất động sản. Còn đối với doanh nghiệp quy mô lớn, họ là những đơn vị lớn nên tài sản tích trữ khá nhiều. Ông Khanh cho rằng, để thu hút vốn từ nhóm này thì ngoài lãi suất huy động phải cạnh tranh so với thị trường, nhà băng phải đưa ra được gói sản phẩm tổng thể như dịch vụ cho vay, thanh toán, và các dịch vụ khác… Về lâu dài, Tienphongbank sẽ có một chiến lược riêng thu hút nhóm đối tượng này.
    Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa tài chính ngân hàng, Đại học Mở TP HCM, nếu thời gian tới, các ngân hàng đều có xu hướng chinh phục nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn ắt sẽ xảy ra cuộc cạnh tranh lãi suất thấp. “Vì bao giờ doanh nghiệp lớn đi vay họ cũng "mặc cả" mức lãi suất thấp nhất có thể. Dần dần sẽ góp phần kéo mặt bằng lãi suất chung về mức thấp. Đây được xem là một xu hướng tích cực”, ông Thuận nói.
    Ngoài ra, ông Thuận cho rằng, ngân hàng đóng vai trò khá quan trọng đối với một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, không chỉ giúp cho họ quản lý tài chính mà còn cung cấp những giải pháp tài chính thích hợp, tạo nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp.
    Việc chọn lựa ngân hàng có uy tín trong việc tư vấn và quản lý tài chính cho mình là rất quan trọng đối với doanh nghiệp lớn. Đặc biệt đối với các công ty chuyên về xuất nhập khẩu, việc nhà băng có mạng lưới rộng khắp toàn cầu là một hỗ trợ rất lớn cho hoạt động kinh doanh của họ.
    Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay thỏa thuận. Mặt bằng lãi suất thỏa thuận hiện đã được điều chỉnh xuống mức 12-14% một năm áp dụng cho khoản vốn vay ngắn hạn và 13-16% một năm với vốn vay trung, dài hạn. Nếu so với tháng trước, mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận trong tháng 5 đã giảm trên dưới 1% mỗi năm.


    http://ebank.vnexpress.net/GL/Ebank/2010/06/3BA1CD8B/
  8. nocomment

    nocomment Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Em đang cố gắng kiếm cái túi khí cho con mini Thống Nhất, đời 1998, chạy bằng CƠ, nhiên liệu super-hybrid của em [r23)]
  9. lpc2010

    lpc2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    26
    [:D][:D][:D] chú nhiều nghề quá, anh không theo kịp [:D][:D][:D]
  10. Jmc_Nhan

    Jmc_Nhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    0

    vote cụ một phát

Chia sẻ trang này