Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng đến 2000 điểm trong năm nay không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoathuong_thich_du_thu, 17/01/2007.

5934 người đang online, trong đó có 811 thành viên. 13:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 8199 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. VSH

    VSH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Giới tài chính nước ngoài tiếp tục tin tưởng TTCK Việt Nam?
    19/01/2007 08:16:00 AM

    Mặc dù giá cổ phiếu Việt Nam đã tăng hơn 30% so với đầu năm 2007, tăng trên 300% so với đầu năm 2006 và được cho là ?ođang ở mức cao ngất ngưởng? nếu xét theo các phân tích cơ bản, các tập đoàn tài chính nước ngoài vẫn coi Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng và đang đổ tiền vào đây.

    Nhiều nhà đầu tư tài chính nước ngoài, trong đó có những cái tên đáng chú ý như Ngân hàng JP Chase Morgan, Citigroup, ABN Amro, Merrill Lynch, Goldman Sachs, HSBC, Dragon Capital ? đang nhìn nhận Việt Nam như là một điểm đến hàng đầu trong năm 2007 bởi Việt Nam đã chính thức trở thành viên WTO, ổn định về môi trường chính trị - xã hội và có môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện.

    Ngân hàng JP Chase Morgan cho biết Việt Nam sẽ là thị trường ưu tiên số một để đầu tư của Ngân hàng này trong năm 2007. Trong khi đó, Công ty Dragon Capital thì cho rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam là rất có tiê?m năng và có tính dài hạn.

    Trước đó, theo tờ "Điện tín" của Anh, các đại gia tài chính nước ngoài đang kỳ vọng vào sự thành công của một nền kinh tế được đánh giá là phát triển nhanh nhất châu Á. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh với sự tác động tích cực từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang ngày càng gia tăng, đặc biệt vào các lĩnh vực như công nghệ cao và bất động sản.

    Bên cạnh đó, theo điều tra mới nhất về lòng tin người tiêu dùng do MasterCard Worldwide vừa công bố ngày 17/1, Việt Nam đã trở thành thị trường lạc quan nhất châu Á - Thái Bình Dương. Đây cũng là một yếu tố giúp các tập đoàn tài chính đưa ra quyết định đầu tư của mình vào Việt Nam.

    Riêng về TTCK, các nhà đầu tư nước ngoài (mà chủ yếu là các quỹ đầu tư), tiếp tục tăng cường mua vào.

    Trong phiên giao dịch ngày 17/1 trên TTGDCK TP.HCM, khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư ngoại chiếm hơn một nửa tổng giao dịch toàn thị trường. Cụ thể, họ bỏ ra 518 tỷ đồng mua vào 3,2 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tăng tương ứng 13% và 50%, so với phiên giao dịch 16/1.

    Tuy nhiên, trước đó, một đại diện tổ chức đầu tư tài chính nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam đã khẳng định không mua vào các cổ phiếu bằng mọi cách, đặc biệt là các cổ phiếu trên sàn với mức giá đã tăng quá cao. Các nhà đầu tư nước ngoài có một danh mục đầu tư khá đa dạng, bao gồm một phần lớn các cổ phiếu chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên các sàn chứng khoán của Việt Nam.

    Trong phiên giao dịch ngày 18/1, chỉ số VN-Index của TTGDCK TP.HCM đã tăng mạnh trở lại với mức tăng 18,13% (tương đương tăng 1,88%) lên 983,09 điểm, so với mức kỷ lục là 1.012,7 điểm đạt được trong đợt giao dịch thứ 1 trong phiên giao dịch sáng hôm qua (ngày 17/1).

    Source: VNN
  2. VSH

    VSH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    VN-Index rất gần 1.000 điểm, khối nước ngoài tăng mạnh lượng mua
    Tú Uyên

    Bất chấp những lời cảnh báo từ các chuyên gia về ?obong bóng? giá cổ phiếu, liên minh làm giá để trục lợi, thị trường có thể xuất hiện những phiên điều chỉnh theo đúng quy luật của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư vẫn như những ?ocon thiêu thân? vẫn lao vào thị trường.

    Bởi lẽ, không một hình thức đầu tư nào lại mang lại lợi nhuận nhiều và nhanh cho họ như việc mua bán cổ phiếu. Với những ai may mắn mua được cổ phiếu, nhất là những cổ phiếu ?oblue-chip? trong thời gian qua đều thắng lớn.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/1, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường tập trung đang tiến gần sát cột mốc 1.000 điểm, đạt 983,6 điểm, tăng mạnh 36,45 điểm (tăng 3,85%), một mức điểm mà không một nhà hoạch định chiến lược về thị trường chứng khoán nào có thể nghĩ tới.

    Đây là phiên thứ 10 liên tiếp thị trường luôn phá vỡ kỷ lục và tăng trưởng ở mức báo động. Chỉ trong vòng 2 tuần, kể đầu năm 2007 đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng 32,5% (tăng 241,28 điểm) so với mức điểm đóng cửa của năm 2006.

    Thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có 63/106 cổ phiếu đang niêm yết tăng giá, trong khi số lượng cổ phiếu giảm giá là 30 cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng toàn thị trường cũng tăng hơn 12% đạt 7,36 triệu cổ phiếu và tổng giá trị 906,24 tỷ, tăng 15,5% so với phiên trước đó.

    Những thông tin tốt về việc hoàn thành vượt kế hoạch, chia cổ tức ở mức cao, chia cổ tức bằng cổ phiếu... từ các công ty niêm yết đã tác động tích cực đến thị trường.

    Cụ thể, thông tin Sacom đạt 1.637 tỷ đồng doanh thu, vượt 72,5% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế ước đạt 195 tỷ, vượt gần 80% so với kế hoạch là nguyên nhân khiến cổ phiếu này tăng kịch trần trong nhiều phiên gần đây. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/1, giá SAM tăng kịch trần và tạm dừng ở mức 232.000 đồng/cổ phiếu.

    Thông tin hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm, cổ tức dự kiến chia ở mức cao khiến giá cổ phiếu FPT tiếp tục tăng kịch trần lên 578.000 đồng (+ 27.000 đồng/cổ phiếu).

    Rồi thông tin chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 12% của Sacombank và theo tỷ lệ 5:1 của Tân Tạo cũng là lý do đẩy giá cổ phiếu STB và ITA của hai công ty này tăng kịch trần trong phiên này.

    Ngoài các cổ phiếu kể trên, còn có những tên tuổi quen thuộc khác như BMP, KDC, GMD, REE, TYA, VNM, VSH... Đây cũng là những cổ phiếu tăng giá, có khối lượng giao dịch khá lớn. Những cổ phiếu này đã áp đảo nhóm cổ phiếu giảm giá, vốn là những cổ phiếu nhỏ có khối lượng giao dịch thấp như HMC, LBM, MCP, NSC, SCD, VPK.., đẩy VN-Index tăng lên mức kỷ lục khi đóng cửa phiên giao dịch.

    Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong phiên này nhờ yếu tố ngoại đóng góp vào. Khối các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh lượng mua, đặc biệt là mua các mã chủ chốt như BMP, FPT, GMD, SAM, TDH, VNM, VSH...

    Chính vì thế, giá trị giao dịch mua vào của khối này đạt xấp xỉ 50% giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường với 456,6 tỷ đồng; trong khi khối lượng chỉ đạt khoảng 30% với 2,13 triệu chứng khoán.

    Hai chứng chỉ quỹ VF1 và BF1 đều tăng giá nhẹ (VF1 tăng 1.000 đồng lên 44.000 đồng/chứng chỉ quỹ và BF1 tăng 100 đồng lên 13.200 đồng/chứng chỉ quỹ), khối lượng giao dịch cũng khá lớn với gần 1,37 triệu đơn vị quỹ, đóng góp thêm cho thị trường gần 42 tỷ đồng, cộng thêm với 71 tỷ đồng giá trị của 628.070 trái phiếu các loại, nâng tổng giá trị giao dịch toàn thị trường lên hơn 1.019 tỷ đồng.

    Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index phiên này lại giảm nhẹ 0,44 điểm, xuống 322,8 điểm. Có hơn 3,43 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị đạt 275,77 tỷ đồng.

    Theo VNECONOMY
    http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=97effb214d6f04
  3. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    VIP: TB ngày đăng ký cuối cùng cho việc phát hành thêm cổ phiếu

    Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để phát hành thêm cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000VNĐ) của CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO (mã CK VIP)như sau:

    Tổng số lượng đăng ký phát hành thêm: 7.020.000 cổ phiếu.

    Khối lượng vốn cần huy động: 70.200.000.000 đồng

    Mục đích huy động vốn: Phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động vốn đầu tư tàu chở dầu ALNOMAN trọng tải 37.256 DWT

    Phương thức phát hành: Phát hành cho cổ đông hiện hữu: Mỗi cổ đông sở hữu 01CP sẽ được 1 quyền mua, có 05 quyền mua thì được mua 01CP mới. Số lượng CP phát hành thêm mà nhà đầu tư sở hữu quyền được mua sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị.

    Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm được phép chuyển nhượng. Số lượng CP mà cổ đông hiện hữu được phân bổ quyền mua không mua hết và tổng số cổ phiếu lẻ phát sinh sau khi thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu sẽ do HĐQT của Cty quyết định phương án xử lý.

    Giá phát hành: 10.000 đồng/cổ phần.

    Ngày giao dịch không hưởng quyền: 26/01/2007

    Ngày đăng ký cuối cùng: 30/01/2007

    Thời gian chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu của cổ đông hiện hữu: từ ngày từ ngày 12/02/2007 đến ngày 07/03/2007.

    Thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu: từ ngày 12/02/2007 đến ngày 09/03/2007

    Ngày dự kiến giao dịch của cổ phiếu phát hành thêm: 30/03/2007

    Địa điểm nhận đăng ký mua cổ phần và công bố Bản cáo bạch:

    Đối với cổ đông đã lưu ký, đăng ký mua tại CTCK, nơi mở tài khoản.

    Đối với cổ đông chưa lưu ký, đăng ký mua tại trụ sở Cty và tham khảo Bản cáo bạch tại:

    CTCP Vận tải xăng dầu VIPCO: 37 Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng

    Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phần: Số tài khoản phong toả: 179010000001227, tại Ngân hàng Công thương Hồng Bàng, 90 Trần Quang Khải, quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

    Trung tâm lưu ký chứng khoán chi nhánh Tp.HCM sẽ tạm ngừng nhận lưu ký chứng khoán VIP vào các ngày 29-31/01/2007.
  4. VSH

    VSH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Nếu thị trường mà lên 2000 điểm trong năm nay thì khối bác chết vì sung sướng
  5. hoathuong_thich_du_thu

    hoathuong_thich_du_thu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Đánh cuộc với các bác là trong năm nay sẽ đạt 2000 điểm
  6. dtunghn

    dtunghn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/01/2004
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ cũng đạt khoảng 1800 đến 2000 vào cuối năm 2007.
  7. hoathuong_thich_du_thu

    hoathuong_thich_du_thu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Thứ Bảy, 27/01/2007, 01:07
    Các tập đoàn thế giới tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

    Bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, ngày 26/1, Thủ tướng *************** đã đối thoại với hơn 50 Tổng giám đốc CEO - BIG (các Tập đoàn hàng đầu thế giới), tham gia Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Sĩ, đối thoại với báo chí quốc tế và gặp gỡ Chủ tịch WEF Klaus Schwab.

    Phát biểu tại cuộc gặp trên 50 Tổng giám đốc tập đoàn hàng đầu thế giới, Thủ tướng *************** đã giới thiệu những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là liên tục trong 20 năm qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng bình quân 7%/năm, riêng năm 2005 và 2006 tăng trưởng trên 8%/năm.

    Việt Nam đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả cao với nền kinh tế thế giới. Đến nay, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 8.000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD. Riêng năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam hiện có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 tương đương hơn 60% GDP của cả nước.

    Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam giữa tháng 12/2006, số vốn cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam trong năm 2007 đã đạt con số 4,44 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đây là sự công nhận thành tựu đổi mới của Việt Nam và sự tin tưởng vào Việt Nam của cộng đồng quốc tế.

    Thủ tướng *************** nhấn mạnh rằng với sự ổn định chính trị và xã hội, Việt Nam sẽ ngày càng phát triển vững chắc hơn, nền dân chủ của Việt Nam đang phát triển tốt đẹp và ngày càng được tăng cường, nhân dân Việt Nam vui mừng về thành tựu của đất nước, tin tưởng vào đường lối và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện.

    Công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt kết quả nổi trội với việc Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa nghèo trước thời hạn 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19% năm 2006. Đồng thời, Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở và thực tế đang có quan hệ chính trị tốt với tất cả các nước và có quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

    Các Tổng Giám đốc đều đánh giá cao sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong 20 năm Đổi mới, đồng thời bày tỏ mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Các tập đoàn như tập đoàn bảo hiểm AXA (Pháp), Công ty điện lực Pháp (EDF), Ngân hàng Thụy Sỹ, tập đoàn Metro... đều bày tỏ tin tưởng chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam.

    Phát biểu tại cuộc đối thoại với báo chí quốc tế, Thủ tướng *************** đã nêu rõ những mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, phấn đấu GDP tăng bình quân 8%/năm giai đoạn 2006-2010 và bình quân GDP đầu người năm 2010 sẽ đạt 1.100-1.200 USD, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

    Trả lời câu hỏi của các phóng viên quốc tế, Thủ tướng *************** nêu bật một loạt vấn đề, như sự thay đổi khí hậu, tình trạng đói nghèo trên toàn cầu và những biện pháp giúp thu hẹp khoảng cách ngày càng tăng giữa những nước phát triển và đang phát triển do quá trình toàn cầu hóa.

    Về tình hình cụ thể tại Việt Nam, Thủ tướng *************** cho biết Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế để phù hợp hơn với yêu cầu của kinh tế thị trường và đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như của WTO; cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; xây dựng nhà nước pháp quyền, bao gồm vấn đề xây dựng luật pháp, cải cách hành chính, kiên quyết chống tham nhũng; thực hiện phát triển bền vững với 3 trụ cột là tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường...

    Nhân dịp này, Thủ tướng *************** bày tỏ đánh giá cao đối với báo chí quốc tế đã phản ánh khá sôi động và khách quan về công cuộc Đổi mới mọi mặt của Việt Nam trong thời gian qua.

    Tại cuộc tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng Thụy Sĩ, Thủ tướng *************** đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận thu xếp vốn giữa ngân hàng này với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Thụy Sĩ sẽ cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay 700 triệu USD để phát triển các cơ sở đóng tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng nhu cầu đóng tàu trong và ngoài nước với trị giá hợp đồng trên 6 tỷ USD.

    Đồng thời, Ngân hàng Thụy Sĩ sẽ cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam vay 1 tỷ USD để đầu tư dự án phát triển đội tàu vận tải biển, xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khác phục vụ hoạt động kho bãi kết nối vận tải giữa các vùng kinh tế.

    Trước đó, Thủ tướng *************** đã thân mật tiếp Chủ tịch WEF - Giáo sư Klaus Schwab. Tại buổi tiếp Giáo sư Schwab bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng *************** và đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam. Ông hoan nghênh Thủ tướng *************** đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên WEF lần này và coi đây là thành công của Hội nghị.

    Giáo sư cho rằng Việt Nam có rất nhiều cơ hội và hiện các tập đoàn lớn trên thế giới rất quan tâm tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Giáo sư cho biết hội nghị thường niên lần tới của WEF có thể tổ chức tại châu Á, trong đó Việt Nam có thể được lựa chọn tổ chức diễn đàn khu vực và tổ chức hoạt động của các tập đoàn hàng đầu thế giới.

    Tối 26/1 (giờ địa phương), Thủ tướng *************** và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Phiên toàn thể đặc biệt kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ASEAN.

    Theo TTXVN
  8. tgbach68

    tgbach68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán Việt Nam qua cái nhìn của một nhà đầu tư nước ngoài

    Mới hôm rồi nhận được email của một người quen, ông Yoshiaki Ueda, giáo sư kinh tế tại một đại học của Nhật, thông báo rằng ông vừa cho đăng một bài báo trên NNA (một tờ báo điện tử chuyên về châu Á của Nhật) về thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày 22/1.

    Vào xem mới biết ông cũng đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Tư vấn đầu tư của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Lotus (mà theo ông thì mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam gần đây).

    Vì đây là một bài viết của một nhà đầu tư nước ngoài với những nhận định rất chuyên nghiệp, nhưng cụ thể hơn và chứa những khác biệt so với những gì mà báo chí trong nước hay đăng khi nói về đánh giá của giới đầu tư nước ngoài về triển vọng của thị trường Việt Nam (thường chỉ thấy sự lạc quan chung chung về triển vọng) nên tôi mạn phép ông Ueda tóm tắt, lược dịch và giới thiệu với bạn đọc, không ngoài mục đích giúp bạn đọc hiểu đầy đủ hơn về những nhận định đa chiều của giới đầu tư nước ngoài về thị trường Việt Nam.

    Bài viết của ông có tiêu đề, tạm dịch, là ?oCao trào của thị trường chứng khoán Việt Nam: Sốt nhưng có đúng 100% là ?okhông có vấn đề gì???. Ông vào đề với việc thuật lại chỉ số VN-Index đã tăng 39,96 điểm vào ngày 19/1 so với hôm trước đó, đạt kỷ lục 1023,05 điểm, và là lần đầu tiên vượt mức 1000. So với phiên đầu năm, mức này đã tăng tới 38%.

    Sau đó, ông bình luận ngay rằng 100% là thị trường đang lên cơn sốt, nhiệt độ tăng từng ngày từng giờ; bầu không khí hiện nay giống hệt của Nhật ngay trước thời điểm nước này bước vào thời kỳ tăng trưởng bong bóng trước đây.

    Nếu so sánh một cách tương đối với Nhật thời kỳ cho đến cuối năm 1989, thì cần phải nhìn vào động hướng của dân chúng (ý nói những nhà đầu tư ?otay mơ?) để xác định thời điểm mà cao trào của thị trường chứng khoán bước vào vùng nguy hiểm.

    Ông minh họa rằng trong các đại học ở Hà Nội hay Tp.HCM, nào là người ta lập ra các ?ohội nghiên cứu chứng khoán?, nào là với suy nghĩ cứ đầu tư vào chứng khoán là có lãi nên sinh viên từ các vùng nghèo khó của đất nước bắt đầu góp vốn để đầu tư chứng khoán chung với nhau.

    Trong khách sạn ông ở, có một nữ quản lý trung niên với khuôn mặt gợi những nét điển hình của ?othần giữ của? nhưng cũng cho biết bắt đầu chơi chứng khoán. Lái xe taxi cũng hả hê tiết lộ ?otôi cũng kiếm bộn từ chứng khoán?.

    Cứ như vậy, cơn sốt chứng khoán đang dần tiến đến hồi kết. Khi sinh viên, các bà nội trợ, và dân thường lao vào chơi chứng khoán, điều này có nghĩa là cung vốn đổ vào thị trường chứng khoán tiến gần đến giới hạn.

    Trong chừng mực vốn tiếp tục được rót vào thị trường thì giá còn tiếp tục tăng. Ở trên giác độ này, để tránh các tổn thất to lớn từ sự sụp đổ của thị trường thì cần phải đặc biệt chú ý đến động hướng của nguồn vốn rót vào thị trường.

    Các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam thông qua mua bán thực tế hàng ngày có thể cảm nhận được chiều hướng xoay chuyển của đường cung này. Ngoài ra, họ cũng để mắt chăm chú vào động hướng đầu tư của dân chúng như nói ở trên để phán định tình hình. (Như vậy có nghĩa là nhà đầu tư cá nhân chắc sẽ là nạn nhân đầu tiên và nặng nề nhất?)

    Vấn đề đáng lo ngại nhất trong việc đầu tư vào chứng khoán Việt Nam thời gian tới là liệu việc chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu với khối lượng lớn giữa các quỹ đầu tư quy mô lớn có diễn ra suôn sẻ hay không. Các quỹ đầu tư nước ngoài với tiềm lực vốn cực lớn vẫn phải bán chứng khoán đang sở hữu để thu hồi vốn đầu tư.

    Vậy vấn đề là ai đủ tiềm lực để mua lượng chứng khoán với khối lượng lớn như thế này (nếu không phải là các quỹ đầu tư nước ngoài khác)? Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh thì cục diện này là điểm trọng yếu.

    Theo ông, từ nay cho đến lúc thị trường thoái trào (có lẽ ý nói là để kéo dài thời kỳ phát triển sôi động của thị trường chứng khoán) thì điều lý tưởng là phải tăng được mức thu nhập của dân chúng và doanh nghiệp (chắc ý nói là để ?olàm giàu? nguồn vốn đổ vào thị trường), và dịch chuyển sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư nước ngoài vào tay các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước (chắc ý nói nhằm tránh một sự xáo động mạnh khi các quỹ tiến hành hiện thực hóa lợi nhuận). Tất nhiên, theo ông, sự tham gia của các quỹ đầu tư nước ngoài mới cũng là điều có ích.

    Ông Ueda thêm rằng chắc chắn trong thời gian tới, các cơ quan hữu trách của chính phủ sẽ có thể liên tục đưa ra những cảnh báo về bong bóng chứng khoán. Tỷ suất thu lợi từ chứng khoán cũng có thể sẽ tăng cao hơn nữa. Nhưng chừng nào vốn còn tiếp tục đổ dồn vào thị trường chứng khoán thì chừng đó giá chứng khoán Việt Nam còn tiếp tục thăng hoa, và sẽ không có vấn đề gì.

    Với ý nghĩa này, đối với nhà đầu tư vào chứng khoán Việt Nam, hiện tại đang là thời kỳ hạnh phúc nhất. Nhưng tiếp theo lộ trình thăng hoa sẽ chỉ là lộ trình suy thoái/tháo chạy (chứ không có giai đoạn chuyển tiếp/điều chỉnh dần dần). Vấn đề là kịch bản suy thoái/tháo chạy sẽ là kịch bản nào mà thôi.

    TBKTVN
  9. VSH

    VSH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Theo các bác thì đến giữa năm nay VNI lên đến bao nhiêu?
  10. vietnam_quehuongtoi

    vietnam_quehuongtoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Với tình hình dòng tiền từ nước ngoài tiếp tục đổ vào như hiện nay thì VNI lên đến 1500 trong quý 1 là điều chắc chắn

Chia sẻ trang này