LIG sẻ trở lại với 2 thế mạnh: điện gió , đầu tư cơ sở hạ tầng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TuanTVN, 09/08/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3762 người đang online, trong đó có 148 thành viên. 00:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9451 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Ok bác .LIG giá hiện tại đã chiết khấu rất nhiều rồi
    vitco76 thích bài này.
  2. Quanghung_48

    Quanghung_48 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2021
    Đã được thích:
    9
    Mai còn điểm vào không nhỉ
  3. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.864
    DuyAnh9999TuanTVN thích bài này.
  4. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Quanghung_48 thích bài này.
  5. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Canh mút LIG từ giá 7.1-7.3 nhé
  6. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.925
    Em LIG này , năm nay sẻ ngon đây :-B
  7. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Tranh thủ múc giá đỏ anh em nhé <:-P<:-P<:-P
  8. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Thủ tướng Chính phủ: Không để thiếu điện và khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống
    [​IMG]
    Thu Hường
    NĂNG LƯỢNG THỨ TƯ, 13/07/2022 - 12:06 Theo dõi Congthuong.vn trên

    Bộ Công Thương chỉ đạo EVN không tăng giá điện, đảm bảo cấp đủ điện cho mục tiêu kép
    Ngày 09/7/2022, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 200/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam diễn ra trước đó vào ngày 27/6/2022.

    Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

    Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù giá nhiên liệu thế giới tăng cao, chi phí đầu vào cho sản xuất điện cũng vì thế mà tăng lên, tuy nhiên với sự cố gắng, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động trong trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, chủ động tính toán vận hành hệ thống điện quốc gia linh hoạt, phù hợp và không tăng giá bán lẻ điện, góp phần quan trọng vào bảo đảm an sinh xã hội phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch covid-19.

    [​IMG]
    Thủ tướng Chính phủ: Không để thiếu điện và khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống (Ảnh: VOV)
    Để đạt được kết quả này, Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định đó là nhờ sự phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả của các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Công Thương và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và sự quyết liệt, quyết tâm cao trong chỉ đạo, lãnh đạo triển khai các công việc trọng điểm của tập thể lãnh đạo EVN.

    Tại cuộc họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với ngành điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo là phải bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện, không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống; Đồng thời, phải phát triển ngành điện bền vững, hiệu quả, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.

    Để thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu cấp thiết và trước mắt là EVN phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện nói chung và các dự án trọng điểm, bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong phát triển của ngành điện nói riêng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cho phát triển kinh tế chung của đất nước.

    Tại cuộc họp này, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo và yêu cầu EVN, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần có quyết tâm cao nhất, tuyệt đối không được trì trệ làm chậm tiến độ các dự án, đặc biệt là phải tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các bộ, ngành liên quan, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc.

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đưa ra các kiến nghị về cơ chế đảm bảo cân bằng tài chính, về các vấn đề liên quan đầu tư các dự án điện trọng điểm của EVN, về thủ tục nhập khẩu điện từ Lào sau năm 2025… Thủ tướng đã giao cho Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

    Liên quan đến các kiến nghị mua điện, huy động các dự án điện gió và điện mặt trời đã đầu tư xây dựng xong không đủ điều kiện áp dụng biểu giá cố định đã hết hiệu lực, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng như nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia của các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn cũng như xây dựng cơ chế, xây dựng quy định giá điện gió cho các dự án đầu tư mới theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm giá mua điện hợp lý và mức độ khuyến khích phát triển hợp lý, theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật; chú ý hài hòa lợi ích Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhân dân; Thực hiện đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm và “chạy” dự án, “xin cho” dự án.

    Thủ tướng cũng chỉ đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xem xét, giải quyết các kiến nghị cụ thể của EVN theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, không để ách tắc do các thủ tục làm chậm tiến độ triển khai các dự án.../.

    Thu Hường
    WanBes thích bài này.
  9. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.925
    2 NM ĐG Hướng Hoá 1 và Hưóng Hoá 2 đang cấp tốc hoàn thành đóng để đóng điện phát lên lưới . Thuỷ điện Sông Nhiệm 3 sắp phát điện hoà lưới . Khi hoà hoàn thành các dự án này thì LIG có nguồn thu rất tốt
  10. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.978
    Quảng Trị hướng đến tầm nhìn "thủ phủ" năng lượng tái tạo miền Trung
    [​IMG]
    Thành Long
    NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO THỨ BA, 24/05/2022 - 10:02 Theo dõi Congthuong.vn trên

    Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung và cả nước vào năm 2030.
    "Trải thảm" cơ chế, chính sách phát triển năng lượng

    Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Trị đã chủ động thu hút đầu tư về phát triển nguồn năng lượng tái tạo và đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Với lợi thế tự nhiên thuận luận, tỉnh Quảng Trị đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại hình nguồn điện năng lượng tái tạo gồm điện gió tại khu vực phía Tây và điện mặt trời tại khu vực phía Đông của tỉnh với mục tiêu đưa tỉnh trở thành Trung tâm năng lượng của miền Trung mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

    Để xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Trị ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng tỉnh có lợi thế; ưu tiên quỹ đất cho phát triển năng lượng tái tạo.

    [​IMG]
    Thủ phủ năng lượng tái tạo mới tại Hướng Hoá-Quảng Trị
    Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, điện gió và điện khí có lợi thế là ít gây ô nhiễm môi trường hơn những nguồn năng lượng khác. Tỉnh phấn đấu phát triển các dự án điện trên địa bàn đến năm 2025 đạt khoảng 6.500 MW, đến năm 2030 khoảng 8.000 MW và sau năm 2030 hơn 10.000 MW nhằm góp phần tích cực tăng thu ngân sách địa phương, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Ðây là cơ sở để Quảng Trị hướng đến trung tâm năng lượng tái tạo của miền trung và cả nước.

    Các dự án năng lượng tỷ "đô" được hình thành

    Để quy hoạch Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung và cả nước, mở ra hướng phát triển mới của tỉnh, nhiều dự án đã được tỉnh xin quy hoạch trong thời gian tới, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo lớn, mang tầm quy mô- Quảng Trị lợi thế có đường biển dài hơn 75 km với tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, vì vậy tỉnh đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo điện gió ngoài khơi.

    Các dự án năng lượng đã được UBND tỉnh Quảng Trị trình Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch (từ 2018 đến nay) có 54 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 2.883,7 MW. Điện mặt trời mặt đất, có 14 dự án với tổng công suất 1.293,02 MWp. Gần đây nhất ngày 24/3/2022, Sở Công Thương trên cơ sở phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Nhà đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh và đề nghị UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hồ sơ đề nghị bổ sung Quy hoạch nhà máy điện gió ngoài khơi thuộc địa phận Biển Đông Quảng Trị với công suất 1.000 MW.

    Tại khu kinh tế Ðông Nam, Quảng Trị cùng Tập đoàn T&T Group và các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc gồm: Công ty cổ phần năng lượng Hanwha, Tổng công ty Ðiện lực Nam Hàn Quốc, Tổng công ty Khí Hàn Quốc đã khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 công suất 1.500 MW với tổng số vốn đầu tư hơn 54 nghìn tỷ đồng, phấn đấu quý I/2023 khởi công xây dựng nhà máy, phát điện vào năm 2026 và 2027. Dự án này là chuỗi công trình liên kết chặt chẽ đồng bộ với nhau, dự án nhằm đầu tư xây dựng nhà máy điện khí độc lập tại hai xã Hải An và Hải Ba trên tổng diện tích hơn 140 ha, sử dụng khí LNG và mỏ khí tự nhiên ngoài khơi để hoạt động.

    Cũng trong tháng 3/2022, Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) đã đề xuất đầu tư và xin bổ sung dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII). Theo đề xuất, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 72.000 tỷ đồng (tương đương 3,1 tỷ USD); có vị trí cách bờ biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng khoảng 8km; quy mô công suất 1.000MW, diện tích nghiên cứu 22.000ha, diện tích chiếm mặt biển có thời hạn (bố trí trụ tuabin) 350ha.

    [​IMG]
    Dự án điện gió tại Hướng Hoá- Quảng Trị
    Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung, do đây là điểm tiếp nhận khí thiên nhiên từ mỏ Báo Vàng cách đất liền 100km và trong tương lai không xa là mỏ khí Kèn Bầu, có trữ lượng lớn nhất từ trước đến nay mới được phát hiện cách đất liền Quảng Trị 80km. Với gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, là điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện từ năng lượng gió.

    "Đến năm 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đạt khoảng 5.000MW điện từ các nhà máy nhiệt điện, điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và thủy điện, góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế", ông Đồng nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Dự án điện mặt trời tại tỉnh Quảng Trị
    Được biết, trước đề xuất của Intracom, UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu các sở ngành liên quan hỗ trợ nhà đầu tư lập quy hoạch dự án trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và giao Sở Công Thương chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đảm bảo đầy đủ các điều kiện để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đưa dự án vào Quy hoạch điện VIII kịp thời.

    Hiện tại Quảng Trị cũng đang phối hợp Bộ Công Thương, EVN, nhà đầu tư hoàn thiện các nội dung về vị trí, quy mô kho cảng LNG, xây dựng cảng nhập khẩu LNG đáp ứng quy mô nhà máy; kho chứa; hệ thống truyền tải điện để đấu nối vào hệ thống điện quốc gia…

    Cải thiện môi trường thu hút nhà đầu tư

    Theo UBND tỉnh Quảng Trị, để đạt được mục tiêu trên, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương sớm cập nhật bổ sung các dự án đã được phê duyệt vào quy hoạch điện lực quốc gia làm cơ sở để tỉnh triển khai, kêu gọi đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời, rà soát từng dự án năng lượng cụ thể đặt trong tổng thể chung để đánh giá thực tiễn khả năng giải tỏa công suất hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp kỹ thuật cho từng khu vực.

    Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư trên cơ sở đúng pháp luật, tạo sự thân thiện, an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại địa phương; định hướng lựa chọn nhà đầu tư lớn, tầm cỡ trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều việc làm, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

    [​IMG]
    Hội thảo phát triển các dự án năng lượng tái tạo giữa tỉnh Quảng Trị và các doanh nghiệp đến từ Israel
    Mặc dù có những tín hiệu lạc quan khi Quảng Trị liên tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tuy vậy, vẫn có những trở ngại đáng kể trong việc thu hút đầu tư năng lượng tái tạo ở địa phương hiện nay.

    Theo đó nguyên nhân chủ yếu được đưa ra nằm trong vấn đề truyền tải, theo đó tiến độ bổ sung quy hoạch các dự án điện gió của tỉnh chậm do hệ thống truyền tải điện chưa đáp ứng được nhu cầu giải toả công suất. Ngoài ra các dự án nguồn điện phía Tây (điện gió-PV) của tỉnh triển khai còn chậm, do lo ngại tính đồng bộ của nguồn phát với các dự án truyền tải; các dự án truyền tải cũng gặp khó khăn trong triển khai do các thủ tục liên quan quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng.... Đáng chú ý, theo tỉnh Quảng Trị, các dự án truyền tải hiện do EVN đầu tư chưa có quy định cụ thể để khuyến khích được tư nhân đầu tư truyền tải điện.

    Để định hướng phát triển một nền năng lượng tái tạo xanh, ông Lê Tiến Dũng- Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị cho hay, tỉnh Quảng Trị rất quan tâm đến hợp tác các lĩnh vực phát triển năng lượng xanh như: Đầu tư ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ xanh để giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Công nghệ tích trữ năng lượng, các động cơ điện dùng công nghệ mới, sao cho hiệu suất động cơ điện cao hơn, nguồn tích trữ năng lượng tốt hơn.

    “Thời gian tới, Quảng Trị cũng sẽ phối hợp với Israel hợp tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để sản xuất hydro bằng nước biển; sử dụng công nghệ sinh học và điện phân nước để chuyển hóa sinh khối thành methane sinh học; nghiên cứu, hợp tác sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo…”- ông Dũng cho biết.

    Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: "Quảng Trị là địa phương có dư địa năng lượng tái tạo lớn nên số lượng dự án trình lên để bổ sung vào quy hoạch cũng khá nhiều. Tuy vậy, Trung ương có đồng ý hay không thì còn phải chờ đợi".
    Thành Long
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này