1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Lòng mẹ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 29/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5342 người đang online, trong đó có 464 thành viên. 20:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45854 lượt đọc và 949 bài trả lời
  1. xanhchin8668

    xanhchin8668 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    41.539
    Ah...sắp đến ngày Quốc tế các nhà giáo em nhỉ...Em nhắc mới nhớ...
    Lại sắp đc họp lớp rồi...
    Kinhkha70, baovelephaiBongHongGai81 thích bài này.
  2. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    Dạ, họp lớp vui anh ha, em hôm trước đi họp bị lũ bạn cho gục luôn tại chỗ ạ :))
    Hoa_Sim, Kinhkha70, baovelephai1 người khác thích bài này.
  3. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    [​IMG]
    Hoa_Sim, ILikeYou70, Kinhkha701 người khác thích bài này.
  4. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    [​IMG]
    Hoa_Sim, ILikeYou70, Kinhkha701 người khác thích bài này.
  5. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    VÌ SAO CON LÀ CON MẸ

    Những khi say bố nó thường hung dữ thế. Còn lúc bình thường bố nó rất ít nói. Hai bố con đều lầm lì như nhau nên cái nhà nhiều khi cái nhà lạnh lẽo đến phát sợ. Bố quát mắng nó thường xuyên vì nó vụng về quá, nhưng chỉ khi say mới ra tay đánh nó. Tội nghiệp nó, ai bảo càng lớn càng giống mẹ chi. Có lẽ, bố ghét nó, đánh nó, mắng nó cũng vì thế


    ***

    Nó ôm lấy mẹ òa khóc nức nở. Cái từ "mẹ" được bật ra, vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Nó đã mong đợi được gọi dì là mẹ từ rất lâu rồi. Cuối cùng thì nó cũng tìm thấy mẹ, tuy không sinh ra nó nhưng vẫn là một người mẹ đúng nghĩa.

    "Trời mưa bong bóng phập phùng

    Mẹ đi lấy chồng con ở vơi ai"

    Tiếng ai ru con văng vẳng trong chiều nghe sao buồn thế. Mắt nó chợt cay cay khi nhớ đến người mẹ của mình. Nó đã từng có một người mẹ dịu dàng và một gia đình hạnh phúc. Nhưng rồi mọi chuyện đổi thay từ khi bố mất việc. Mà nguồn thu nhập của cả gia đình chủ yếu chỉ trông chờ vào đồng lương của bố thôi.

    Chán nản, bố đâm ra rượu chè, cờ bạc rồi về đánh mắng mẹ. Đêm nào nó cũng nghe tiếng loảng xoảng của chén bát vỡ. Nhiều khi đang ngủ cũng giật mình thon thót. Nó thấy mẹ khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên đôi má bầu bĩnh của nó. Tiếng đổ vỡ hòa với tiếng khóc xé lòng của mẹ, giày vò tâm trí nó, ám ảnh nó cả trong những giấc mơ.

    Và rồi mẹ cũng bỏ nó mà đi, mẹ ra đi trong một chiều mưa bong bóng, như chiều nay. Khi ấy nó mới năm tuổi. Nó bật khóc khi nhớ về chiều mưa năm ấy, một con bé năm tuổi, chạy dưới mưa, vừa gào khóc vừa gọi mẹ đến khản cả cổ. Nhưng mẹ đi mãi không về. Chiều nay nó lại khóc. Nó khuỵu xuống: "Con có tội tình gì đâu, sao mẹ nỡ bỏ con mà đi?"

    Thời gian trôi, nó đã bước vào tuổi thiếu nữ. Nhưng thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, nó thành một đứa con gái "phát triển tự nhiên", như một bông hoa hoang dại không được ai chăm bón. Trông nó cũng xinh xắn nhưng ăn mặc tuềnh toàng, mái tóc lúc nào cũng rối bù, nó hoàn toàn không biết làm điệu như những cô bạn khác.

    Việc nhà, từ lớn đến nhỏ, nó cứ động vào cái gì là hỏng cái ấy, rửa bát không sạch, quét nhà không nên. Mà chẳng hiểu sao nó động vào cái gì cũng loảng xoảng mà bố nó vẫn bắt nó làm. Cơm nó nấu thì bữa sống bữa khê, thức ăn thì mặn chát, toàn kiểu chém to kho dừ. Có lần bố nó giận hất cả mâm cơm đi rồi quát nó ầm ầm:

    - Con gái lớn rồi mà không biết làm ăn một cái gì cả. Cứ để ****** phải hầu mãi à?

    [​IMG]

    Nó không nói câu nào, lẳng lặng nhặt từng mảnh bát vỡ, tuyệt đối không có lấy một giọt nước mắt. Bao nhiêu năm trôi qua nhưng thói quen uống rượu của bố nó vẫn không thay đổi. Mà mỗi lần say bố lại đánh mắng nó. Ngày trước nó còn khóc, dần dần nó cũng chả buồn khóc nữa, bố nó đánh đến gãy cái roi là cùng chứ gì. Có lần nó hét lên:

    - Bố cảm thấy đánh chết được con thì đánh đi. Vì bố nên mẹ mới bỏ đi. Con ghét bố.

    Bố nó nghe xong liền tát nó một cái và quát:

    - Câm mồm! Con ****** nó bỏ đi theo trai rồi. Đừng có nhắc đến nó trước mặt tao.

    - Dù sao thì tất cả cũng là tại bố.

    Nó lẩm bẩm trong miệng nhưng cũng đủ để bố nó nghe thấy. Bố nó lại như phát điên lên, túm lấy tóc nó rồi đay nghiến:

    - Cái con mất dạy này. Mày càng lớn càng giống con ******.

    Hơi men phả vào mặt nó khiến nó choáng váng. Rồi bố nó buông tay ra khiến nó đổ sụp xuống nền nhà. Đưa tay lên vuốt một bên mặt hằn năm đầu ngón tay, nó chua chát:

    - Bố có dạy con đâu mà bảo con mất dạy.

    Những khi say bố nó thường hung dữ thế. Còn lúc bình thường bố nó rất ít nói. Hai bố con đều lầm lì như nhau nên cái nhà nhiều khi cái nhà lạnh lẽo đến phát sợ. Bố quát mắng nó thường xuyên vì nó vụng về quá, nhưng chỉ khi say mới ra tay đánh nó. Tội nghiệp nó, ai bảo càng lớn càng giống mẹ chi. Có lẽ, bố ghét nó, đánh nó, mắng nó cũng vì thế.

    Nó ngồi lặng lẽ trước gương, nó nhìn lại những bức ảnh gia đình đặt trên bàn. Phải công nhận một điều, những đường nét trên khuôn mặt nó rất giống mẹ, nhất là đôi mắt. Nó bỗng xua tay gạt tất cả xuống đất. Cả chiếc gương, cả những khung ảnh. Những mảnh kính vỡ văng tung tóe trên sàn nhà. Nó cúi xuống, nhặt lấy một mảnh thật sắc rồi cắt bỏ đi từng mớ tóc, mái tóc dài hoe màu nắng bỗng chốc cụt ngủn.

    Từ đó nó không để tóc dài nữa, cũng chẳng mấy khi soi gương nữa. Nó trở nên hoang tàn, lì lợm. Tính cách ngày một bất cần. Ở lớp nó chẳng có đứa bạn gái thân nào cả, nó toàn chơi với lũ con trai, cũng đá bóng, đánh đấm như con trai. Nhiều khi còn theo bọn con trai đi đánh nhau nữa. Những lời quát mắng, đòn roi chẳng có nghĩa lí gì với nó. Nó dường như đã chai lì.

    ***

    Một ngày, bố nó dẫn về một người phụ nữ, làm một cái lễ cưới hỏi đàng hoàng, và bảo nó gọi người ấy là "mẹ". Làm sao nó có thể gọi một người đàn bà xa lạ là mẹ chứ. Nó chỉ có một người mẹ thôi. Dẫu người mẹ ấy có đành lòng bỏ nó đi thì mẹ vẫn là mẹ. Không thể nào khác được. "Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời" – nó đã được dạy như thế. Vậy thì, nó phải xưng hô với người phụ nữ kia thế nào đây? Như đoán được điều khó xử của nó, người phụ nữ kia chủ động nói:

    - Con không muốn thì cứ gọi cô là "dì" cũng được.

    Ngay từ lúc mới về nhà nó, cô ấy đã tỏ ra rất tốt với nó, nhưng nó vẫn giữ thái độ lạnh lùng và lì lợm. "Mấy đời bánh đúc có xương" – nó nghe mấy bà hàng xóm nói vậy. Đối với người vợ thứ của bố, nó không yêu quý cũng không ghét bỏ, nó cứ lạnh lùng như một tảng băng. Sống cùng một mái nhà nhưng nó với người mẹ kế hầu như không bao giờ nói chuyện với nhau. Thỉnh thoảng, trong những tình huống buộc phải giao tiếp, nó mới nói với mẹ kế được vài câu, nhưng rất gượng gạo.

    Phải công nhận là từ ngày nhà nó có thêm thành viên mới mọi thứ trong nhà đều tươm tất, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng, cơm canh nóng hổi. Bố con nó được ăn những món ngon chứ không phải nhai thứ cơm trệu trạo trên sống dưới khê như trước. Dì nó mở một hiệu may nho nhỏ ở gần nhà để có thêm thu nhập.

    Thỉnh thoảng dì lại may cho nó khi thì chiếc váy, khi thì cái áo, nó nhận hết nhưng rồi lại xếp vào tủ, chẳng bao giờ nó mặc mấy thứ đồ điệu đàng đó. Toàn mặc quần jean với áo phông hay áo sơ mi rộng thùng thình như con trai.

  6. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    CHÚNG TA ĐÃ TỪNG TRÁCH CHA MẸ MÌNH

    Cha mẹ là người cho chúng ta cuộc sống này, nuôi dưỡng, dạy bảo và luôn dõi theo những bước chân những đứa con. Đó là thứ tình cảm lớn lao, thiêng liêng nhất. Nhưng là con cái, tôi và bạn chắc chắn đã từng có những lúc trách móc, giận dỗi với những bậc sinh thành của mình.

    --------
    Khi còn nhỏ, mấy đứa trẻ có cái kiểu đầu cắt cua, thằng cạo trọc lốc, mặt bướng, lêu lổng đi khắp xóm làng, đi đá bóng trầy da, máu ứa ra rồi lại ngồi xuýt xoa. Đánh nhau chạy giông ngoài đường cầm gạch, cầm đá, doạ nhau. Rồi mỗi đứa cùng bà, cùng mẹ đi tát nước, nhổ mạ, đi chợ, dỡ khoai, nghịch nước,.. Hình ảnh bọn trẻ con là thế, một thời nghịch ngợm "vỡ xóm", "vỡ nhà"....

    Rồi khi về nhà đứa nào, đứa ấy lại ngoan ngoãn nghe lời người lớn. Chúng sống trong sự yêu thương, trở che, bao bọc của mẹ cha.



    Bọn trẻ muốn mẹ cho đi mua kẹo mút, mua quần áo mới, cặp mới,... muốn bố mua thật nhiều thứ cho mình chơi, giải trí hay chí ít là phục vụ sở thích cá nhân của chúng. Muốn nhận được nhiều hơn yêu thương từ phía mẹ, và cũng không muốn bản thân mình kém bọn bạn. Nhưng đôi khi đòi hỏi đó không được đáp ứng, sẽ xuất hiện trong suy nghĩ non nớt đó những tiêu cực, xáo động trong tư tưởng còn lắm những ngây thơ; ghen tị với bạn bè, tại sao mình phải làm nhiều việc nhà hơn lũ bạn, không được cha mẹ dành thời gian đưa đi chơi công viên, vườn bách thú hay đơn giản chỉ là ở nhà để bầu bạn, trò chuyện với mình nhiều hơn,...

    ***
    Chúng không muốn mình làm tất cả các công việc nhà, cũng không muốn là những người anh, người chị phải gánh vác công việc cơm nước, bếp núc, rau cỏ, chăm lo đồng ruộng. Bởi cái suy nghĩ vị kỉ, luôn sợ khó, luôn cho rằng mình làm nhiều nhưng người khác không làm. Chúng cau có, biểu hiện ra mặt bằng những việc làm nhỏ nhặt, nó cho thấy sự không bằng lòng với cha mẹ. Trong chúng luôn là những suy nghĩ quẩn quanh không có lời đáp: "Tại sao luôn là con?, "Tại sao luôn là con làm việc nhà?", "Nhà mình có em, anh có chị, có cha mẹ đấy thôi!"



    Việc con cái không được cãi cha mẹ, nó như là một điều luật quái dị những bậc cha mẹ đặt ra mà chúng không thể hiểu nổi. Và cũng không có cách nào khác chúng phải tuân theo trong sự ấm ức, luôn không bằng lòng vì tranh luận vấn đề, con luôn là người nhận phần thua: "Tại sao con không có quyền được làm những điều mình thích?"

    ***
    Họ muốn lắm chứ những khoảnh khắc cùng con cái của họ cùngd vui đùa, cùng đắm say trong niềm hạnh phúc "nhỏ bé", nhưng không phải lúc nào mong muốn đó cũng được thực hiện. Không phải là điều gì đó quá cao siêu, nhưng đặt vào hoàn cảnh nhà nông, quần quật làm ăn, chăm lo cho con cái là trách nhiệm của mẹ cha, nhưng đằng sau đó là cả muôn vàn nỗi lo toan, suy nghĩ cho những ngày sống tiếp theo. Đằng sau ấy là những nỗi vất vả, gặm nhấm bệnh tật để nai lưng ra kiếm từng hạt cơm, mảnh vải cho con mình được no bụng ấm cật.

    Trẻ thơ vẫn mãi là trẻ thơ, những suy nghĩ chưa biết lo toan, chưa thấu hiểu hết những khổ cực của cha mẹ, những nỗi niềm mà từ con mắt con nít, điều đó trở nên quá đỗi mơ hồ và trong sáng. Tất nhiên, không thể trách móc, đòi hỏi ở những đứa trẻ một trách nhiệm với người lớn, khi chúng vẫn đang ở tuổi ăn tuổi lớn. Và tất nhiên là chúng có quyền được thắc mắc, được nói lên những suy nghĩ của mình. Mỗi tuổi thơ đi qua những đoạn đường đê lầy lội, những cánh đồng nắng gắt cháy đỏ những vựa lúa quê hương. Nơi ấy có bóng mẹ gầy sương gió với ruộng đồng bờ bãi, nơi có dáng cha kiếm cho con cái những miếng cơm manh áo, là bờ vai cho mẹ con dựa vào mỗi khi mỏi mệt. Đó là hình ảnh của những phụ mẫu hết lòng vì con cái của họ, sống vì con, lao động vì sự lớn khôn của con, yêu thương và sẽ làm mọi thứ để con mình có một cuộc sống như bao bè bạn cùng trang lứa.

    ***
    Đã thôi rồi cái thời con nít còn bập bẹ những câu nói không sõi tiếng, những ngày mưa đùa nghịch ướt sũng vơí lũ bạn, cũng thôi những suy nghĩ còn non nớt vụng dại đến vô tâm. Cha mẹ là tất cả! Không hoa mĩ như những bông hoa đầy mầu sắc, cũng không giàu có như bao người khác, nhưng ở họ có tình yêu thương vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh tất cả vì những đứa con của mình.


    Không còn là những đứa trẻ của năm tháng "tuổi thơ dữ dội", cũng đã qua rồi cái thời bạt mạng đi chơi trưa rồi lang thang khắp làng trên xóm dưới, để mẹ cha phải lo lắng cho mình. Đôi khi chỉ là nghe lại những ca từ trong bài "Ba ngọn nến lung linh", để lại được sống lại những phút giây của tuổi ấu thơ, của tình thân. Trở về là mình của ngày xưa ấy, của những ngày tháng "giận hờn" trẻ con, "trách móc" cha mẹ với những vòng ôm nồng ấm, ánh mắt yêu thương trìu mến. Để mỗi đứa trẻ của ngày nào lại có thể lại được sà vào lòng mẹ, nũng nịu đòi mẹ mua cho những que kem còn thơm mùi đá lạnh, để lại được bố đưa đi mua bóng đá, mua những chiếc diều để con lại được thả những giấc mơ "con" bay cùng tình yêu con vẫn riêng dành.

    Hoa_Sim, ILikeYou70BongHongGai81 thích bài này.
  7. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Ôi chức năng sữa và xóa bài viết chưa có nên không biết phải làm sao sữa bài đây, các bạn thông cảm nhé.
  8. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    [​IMG]
    Hoa_SimILikeYou70 thích bài này.
  9. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    [​IMG]
    themoon1407, Hoa_SimILikeYou70 thích bài này.
  10. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    [​IMG]
    themoon1407, Hoa_SimILikeYou70 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này