1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Lòng mẹ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 29/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4704 người đang online, trong đó có 406 thành viên. 23:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45825 lượt đọc và 949 bài trả lời
  1. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Con Vẹt Xanh

    [​IMG]
    Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.

    Rồi anh cũng đã tạm thu xếp mọi việc về quê thăm mẹ. Lòng tràn ngập hân hoan… Mẹ con lâu ngày gặp lại mừng mừng tủi tủi khôn xiết. Sờ nắn bờ vai con, người mẹ rưng rưng: Con ơi, mẹ nhớ con lắm…! Anh ôm lấy người mẹ dường như héo mòn đi qua năm tháng mà nhòa lệ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm…! Lần này con về mang cho mẹ Con Vẹt Xanh mua đắt tiền lắm, con đã nuôi dạy nó lâu… Khi con đi xa nó sẽ ở nhà bầu bạn với mẹ cho đỡ cô quạnh và mẹ cũng thấy con bên cạnh hàng ngày. Mẹ nghe chỉ bảo: Con tốn tiền đến vậy thật không thỏa đáng. Mẹ chỉ muốn thấy con hàng ngày… Anh bảo: Mẹ hãy kiên tâm, đến khi con tích lũy đủ tiền sẽ đón mẹ đi cùng.

    Ở nhà được vài ngày, Lưu Tư Kinh chia tay mẹ lên đường trở lại thành phố, lại lao vào làm ăn, phấn đấu. Mẹ già ở nhà một bóng. Con Vẹt Xanh bên cạnh bà, thỉnh thoảng nó lại cất tiếng:Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé…Bà cảm thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý Con Vẹt Xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó, trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy.

    Một năm, bà bị trọng bệnh, sau thời gian ngắn đã qua đời. Hàng xóm đã làm đám cho bà và tìm cách báo cho anh biết. Hẫng hụt, đau khổ, Lưu Tư Kinh dứt bỏ mọi công việc, ngay lập tức lên tàu xe trở về… Căn nhà trống không, vẫn còn mùi hương khói. Lọ tro của mẹ được đặt trên bàn hướng chính giữa. Anh nức nở thương xót mẹ và ân hận vô cùng đã không về chăm sóc và đưa được mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.

    Mệt mỏi và suy sụp, anh ôm tấm ảnh mẹ vào lòng thiếp đi lúc nào không biết. Anh mơ thấy mẹ hiền đang ngôi khâu vá bên anh, mỉm cười, quạt cho anh ngủ, thoang thoảng bên tai anh tiếng nói: Con ơi, mẹ nhớ con lắm… Anh sung sướng muốn nhào vào ôm lấy mẹ! Choàng tỉnh, không có ai xung quanh cả, nhưng tiếng nói : Con ơi, con có khỏe không… Mẹ nhớ con lắm… vẫn từ như rất gần đây đấy vọng đến… Anh đi nhẹ gần đến ban công sát vườn. Tiếng nói phát ra từ đó. Dưới ánh nắng hoàng hôn cuối cùng chiếu qua kẽ lá. Anh nhận ra Con Vẹt Xanh đang đậu trên cành cây! Anh đỡ nó lên tay, nó lại hót : Con ơi, con khỏe không? Mẹ nhớ con lắm… Con Vẹt đã gầy và tả tơi đi quá nhiều. Lưu Tư Kinh ôm con Vẹt vào ngực mình nức nở: Mẹ ơi, con thương nhớ mẹ vô cùng…

    Ôi! Mẹ anh trước khi qua đời đã mở lồng thả Vẹt Xanh ra. Nhưng nó đã sống bầu bạn bên cạnh bà bao ngày, dường như thấu được tình cảm của Bà mà không bay đi, vẫn ở lại căn nhà nghèo trống trải này như đợi Lưu Tư Kinh trở về mà nhắn nhủ lời yêu thương của Bà với anh ấy…

    Nguồn: Sưu Tầm
    baovelephai, BongHongGai81Hoa_Sim thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chúc chú sớm gặp được người phụ nữ toàn diện !
    Sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối diện !
    Lên giường cũng diện !

    :D:D:D:D:D:D
    dungnanlamlai, BongHongGai81baovelephai thích bài này.
  3. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Nghệ thuật là đây.

    [​IMG]
    baovelephai, Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  4. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    [​IMG]
    baovelephai, Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  5. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    [​IMG]
    baovelephai, Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  6. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    [​IMG]
    baovelephai, Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  7. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Cái khoản lên giường cũng diện này mình khoái à nghe bác Sim.:)):))
    BongHongGai81, baovelephaiHoa_Sim thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mình thì khoái vụ lên giường hổng diện gì hết hơn :D:D:D:D:D:D
    BongHongGai81, baovelephaidungnanlamlai thích bài này.
  9. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    Anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời

    Trong những cuộc hôn nhân như câu chuyện, người ta chung sống với nhau, nhẹ vì tình, nặng vì nghĩa. Người phụ nữ trong câu chuyện là ngưới có phước phận, có cho đi và có nhận lại, là người có hạnh phúc . Người đàn ông trong câu chuyện là người đạo đức, có trước, có sau, biết hy sinh đền đáp. Cuộc đời ông lo trả nghĩa cho người. Không biết liệu ông có cảm nhận được tình yêu? Nhưng chắc chắc đời ông sẽ có được sự ấm áp và thanh thản trong tâm hồn.

    Anh xin đưa em đi đến cuối cuộc đời



    Khi được gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi.

    Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

    1. Sung túc
    Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

    Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

    2. Cảnh nghèo

    Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.
    Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
    Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha,

    còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".
    Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".
    Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị.

    Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!
    Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài.

    Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.
    Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

    3. Cười xót xa
    Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng.

    Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.
    Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm

    chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.
    Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.
    Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...
    Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình:

    "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".
    Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to:

    "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..."
    Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
    "Chị ơi, em yêu chị!".
    Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

    4. An ủi nhỏ nhoi

    Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.
    Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.
    Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua.

    Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
    Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi.

    Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
    "Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".
    Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.
    Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?
    Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học.

    Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.
    Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
    Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.
    Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".
    Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

    5. Kiếp này
    Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
    Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc.

    Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.
    Lúc đó chị đã 29 tuổi.
    Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát ly đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.
    Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!
    Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.
    Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
    Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về.

    Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.
    Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
    Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu.

    Chị không dám ngờ anh đã nói với chị:

    "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".
    Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
    Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

    5. Xin lỗi
    Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng.

    Họ có với nhau một con trai, một con gái.
    Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình.

    Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng.

    Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.
    Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà.

    Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:
    "Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".
    Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị.

    Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi.

    Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
    "Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".
    Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

    6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
    Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.
    Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.
    Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:
    "Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".
    Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.
    (st)
    baovelephai, Hoa_Simdungnanlamlai thích bài này.
  10. BongHongGai81

    BongHongGai81 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2013
    Đã được thích:
    3.078
    Mẹ vẫn thích trồng rau



    Con bé bần thần đứng trước ruộng rau xanh mướt của mẹ, xunh quanh là những mảnh đất bỏ không, ẩm ướt, trơ ra những gốc rạ xác xơ. Quê nó khác quá, giờ không còn nhiều nhà chăm chút trồng rau đón Tết nữa.

    Trời vào đông, lạnh và buốt đến thấu xương, mẹ nó vẫn gọi là cái “rét muối” nên dặn dò đi đâu cũng phải mặc ấm. Ấy vậy mà mỗi lần về quê, cứ tầm 3, 4 giờ chiều là mẹ nó lại chân trần, tay cầm hai cái xô cũ và chiếc gáo dừa nứt mẻ ra đồng tưới rau. Bà con lối xóm nhìn thấy, ai cũng gàn: “Bây giờ rau bán rẻ như cho, nhà lại không ăn nhiều nên mẹ nó đừng trồng nhiều thế, hôm nào cũng lụi cụi tối mịt mới về mà thời tiết này động chân tay vào nước là buốt lắm”.




    [​IMG]

    Theo chân mẹ ra đồng, mắt nó cay cay khi nhìn khoảnh ruộng giờ chỉ có lác đác màu xanh của rau ở một vài góc nhỏ. Ngày còn bé, cũng vào thời gian cách Tết âm lịch khoảng 2,3 tháng, cứ chiều đến là cả làng nó lại gọi nhau í ới đi tưới rau, đông vui và nhộn nhịp. Lúc đó những đứa trẻ con như nó lại le te chơi trò đuổi bắt nhau hay ngồi vặt hoa cải bày chơi đồ hàng ngay ở ruộng. Tiếng múc nước, tưới nước trong tiếng nói cười giòn giã, ở đó mọi người lại bàn nhau đủ các thứ chuyện trên trời, dưới đất.

    Quê nó nghèo, ngày Tết mẹ không mua sắm gì nhiều nhưng chị em nó cảm nhận được không khí Tết ngay từ những ngày đầu mẹ đi mua hạt giống về trồng rau. Những buổi chiều lạnh cóng le te theo chân mẹ ra đồng, chị em nó cùng đám trẻ trong làng vẫn chân trần đùa nghịch trên nền ruộng ẩm ướt còn ngai ngái, tanh tanh mùi bùn đất. Ngày ấy, Tết với nó là thời điểm tiếng cười được bắt đầu và khi mọi người tụ tập đông vui nhất mỗi lần chiều về rủ nhau đi tưới rau.


    Bây giờ mỗi người lại tản mát với những công việc kiếm tiền xa quê nên việc trồng rau bị bỏ quên từ lâu lắm. Những mảnh ruộng xanh ngút ngàn trước kia giờ lạnh lẽo, ảm đạm trơ những gốc rạ nằm ngả nghiêng sau vụ gặt. Chị em nó theo nhau lên Hà Nội học, ở nhà mình mẹ lầm lũi sớm tối chăm chút ruộng rau với đủ các loại. Sợ mẹ lạnh lại ốm vì khi sương muối xuống nhiều về tối là mẹ lại đang cặm cụi ngoài đồng, mấy chị em nó gàn: “Mẹ không cần trồng rau nhiều nữa vì giờ cái gì cũng sẵn, giáp Tết đi chợ sắm 1 ngày là đủ rau ăn cho cả tuần”. Đáp lại lo lắng của chị em nó, lần nào mẹ cũng bảo: “Mẹ không sao, công việc của nhà nông hết trồng lúa rồi sang trồng rau cho nó vui, vả lại nhà có rau sạch ăn vẫn hơn chứ con”.

    Có lẽ với mẹ, cả đời gắn bó với ruộng đồng cùng cây rau, cây lúa, mẹ chẳng tính thiệt hơn hay giá trị kinh tế của việc trồng màu. Hàng ngày mẹ vẫn thích tự tay chăm chút, tưới tắm cho ruộng rau xanh tốt để có rau sạch gửi lên thành phố cho các con và gia đình thoải mái dùng trong dịp Tết. Nhưng cứ chiều về là nó lại chạnh lòng khi hình dung ra dáng mẹ lầm lũi một mình xách xô ra đồng tưới rau mặc những lời gàn của bà con lối xóm.
    (st)
    baovelephai, Hoa_Simdungnanlamlai thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này