Lòng mẹ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 29/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5524 người đang online, trong đó có 509 thành viên. 22:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45586 lượt đọc và 949 bài trả lời
  1. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Em xin kính tặng tất cả những ai yêu quý topic này cả 1 cây hoa sa la đẹp tuyệt ạ !
    [​IMG]
  2. Tuyduyen

    Tuyduyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    1.889
  3. themoon1407

    themoon1407 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    7.914
    --- Gộp bài viết, 31/10/2014, Bài cũ: 31/10/2014 ---
    --- Gộp bài viết, 31/10/2014 ---
    @baovelephai , em chúc anh và cả nhà luôn thật nhiều sức khỏe, an vui, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong đầu tư CK nha ! Em xin tạm biệt cả nhà ạ! I love all of you!>:D<@};-:drm1
  4. Tuyduyen

    Tuyduyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    1.889
    NHỮNG THẰNG GIÀ NHỚ MẸ


    Hai mươi năm trước, ông tổng giám đốc công ty tôi mất Mẹ. Lúc đương quyền, ông đem Mẹ vào Sàigòn ở với ông. Khi ông về hưu, bà đòi về quê ở vùng ngoại ô Hà Nội và mất ở đó. Tôi đến thăm khi ông trở lại Sàigòn được vài tháng.

    - Tuổi già được về quê sống những năm tháng cuối đời, rồi mất nhẹ nhàng như thế thì còn gì bằng, tôi an ủi.
    - Mất Mẹ tớ cảm thấy như thiêu thiếu thế nào ấy…
    - Thiếu cái gì?
    - Tớ muốn trồng dàn bầu hay dàn mướp ở sau nhà cho mát, trồng cây nào hay hơn vì tớ sợ kiến… Tớ vẫn hay hỏi bà những chuyện lặt vặt như thế. Tớ sinh ra ở quê, nhưng có sống ở quê đâu. Bây giờ bà mất, tớ chẳng biết hỏi ai…

    Hồi đó tôi mới xấp xỉ 40, còn Mẹ, thấy cái thiêu thiếu của ông đúng là lẩm cẩm. Mấy chuyện vặt đó hỏi đâu chẳng được. Bây giờ thì tôi cảm được cái thiêu thiếu của ông thế nào rồi.
    ***

    Tôi có thằng bạn hồi trung học. Tay này quậy phá thầy cô dàn trời. Trường đuổi học, mời phụ huynh đến thông báo. Mẹ nó đến, đứng khoanh tay như người phạm tội, nhẫn nhục nghe thầy tổng giám thị trút cơn thịnh nộ, hài tội thằng con gần nửa tiếng đồng hồ..

    Mẹ nó chảy nước mắt: “ Nhà cháu nghèo, chạy cơm từng bữa cho anh em nhà nó có cái ăn. Nhà cháu lại không biết chữ, biết thế nào mà dạy nó. Nhờ thầy cô thương đến mà dạy dỗ. Đuổi học, thì nó học ở đâu? Ra trường tư làm gì có tiền. Trăm sự nhờ thầy thương cháu, roi vọt cho cháu nên người. Để rồi tối về, nhà cháu răn đe nó…”

    Cơn thịnh nộ trôi qua, dường như thương cảm với người đàn bà quê mùa trước mặt, thầy tổng giám thị rồi cũng bỏ qua.

    Tôi và thằng ông mãnh đó lấp ló ngoài văn phòng theo dõi. Nó cười hi hí khi biết mình… tai qua nạn khỏi. Chưa hết, hôm sau nó hớn hở : “ May quá, bà già tao giấu biệt chuyện này với ông già, nếu không thì… hì…hì…”.

    Nó tiếp tục quậy phá, nhưng kín đáo hơn, quậy phá cho đến khi vào lính vẫn còn, nên lãnh “củ” đều đều. Lần này thì chẳng ai nhẫn nhục thay cho nó.

    Hôm rồi, thằng ông mãnh về nhà sau ca đêm, ngồi uống rượu một mình, lướt “net”, đọc được bài “Cá bống kho tiêu” nào đó, gọi phone cho tôi từ Mỹ, nói rằng, tự nhiên nhớ Mẹ, rồi khóc hu…hu… qua điện thoại: “ Cả đời tao làm khổ bà già. Bà già bệnh, tao bận việc, cứ hẹn lần, không về chăm sóc được. Bà già mất, tao về, không kịp nhìn mặt… Tiền bạc bây giờ có ích gì…”. Mẹ nó mất cũng gần 10 năm rồi… Càng quậy phá, càng mềm nhũn. Nguôi ngoai gì nổi !
    ***

    Mẹ tôi mất hồi đầu năm. Thấy tôi buồn, thằng bạn học rủ về quê nó ở Châu Đốc chơi cho khuây khỏa. Chén thù chén tạc, say túy lúy, cả bọn chuệnh choạng kéo nhau đi hát… karaoke. Thằng bạn cầm micro :” Xin giới thiệu với các anh em Châu Đốc, thằng bạn tôi đây ở Sàigòn vừa mất Mẹ. Tôi xin hát tặng nó bài… “Bông hồng cài áo”…

    Rồi nó say sưa hát, động tác biểu diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp. Bỗng nhiên giọng hát run run… Nó khóc nấc lên. Cách đây 2 năm, tôi ghé Châu Đốc dự đám tang Mẹ nó.
    ***

    Chuyện khác, lần này không phải thằng, mà là …bà già. Tôi có cô bạn người Ý trạc tuổi, mỗi lần về Milan , ra nghĩa trang thăm Mẹ, mang theo thỏi chocolate, ngày xưa bà thích ăn (mà cô ta cũng thích nữa), bẻ chocolate, cùng ăn với cái… bóng Mẹ. Chocolate Tây thay cho nhang đèn Ta, cũng chỉ là tấm lòng. Mẹ cô ta mất cũng 10 năm rồi.
    ***

    Lại có thằng, có thức ăn hay trái cây nào hay hay, lại mang để trên bàn thờ Mẹ, và đặc biệt chỉ thích món ăn lấy từ bàn thờ Mẹ. Khách đến chơi, thân thiết lắm, mới mang đồ cúng mẹ xuống đãi. Hỏi vì sao ? Ừ, thì cũng như hồi xưa bà cho mình ăn vậy, có đồ gì ngon cũng để dành cho mình…

    Mà có thằng con nào, dù có làm tới cái ông gì vĩ đại đến đâu, mà trưởng thành dưới con mắt của Mẹ mình đâu nhỉ ? Có thằng 6 bó rồi, xách xe ra khỏi nhà, vẫn bị gọi lại “ Lại quên mang nón (bảo hiểm)”. Mùa mưa, trời chưa mưa, ngồi một chỗ, nhưng vẫn gọi vói thêm thằng con « Mang theo áo mưa ».
    ***

    Tôi có thằng bạn trẻ người Đức chừng… 50, ra ngoài đường cũng bị bà già vói theo “Alex, quên mang dù !”. Thằng này lúc nào cũng vênh váo tự hào vì còn Mẹ. Nó khoe: “ Từ hồi tôi qua Việt Nam , Mẹ tôi lấy làm lạ vì tôi quan tâm tới bả khác xưa nhiều lắm. Bả vui !”. Alex làm ăn ở Việt Nam hơn 12 năm rồi.

    Bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cho Ngày của Mẹ, đối với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về Mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng càng nhớ chuyện xa xôi. Tuổi đời, tình đời trải miết rồi, nay nhớ về Mẹ, thôi thì với bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà….

    Nụ cười của người già , dù là nghễnh ngãng, dù là mù lòa,… nhớ lại, sao mà dễ thương chi lạ, nhớ xoáy tận đáy lòng. Ray rứt và ân hận là thế ! Ước gì thời gian lùi lại, sẽ tìm cách ghẹo bà, để có nhiều hơn nụ cười móm mém như thế. Nụ cười của Mẹ già là nụ cười mãn nguyện, con cháu chưa quên bà, vẫn ở bên bà.

    Tôi viết bài này, tặng cho các bạn trẻ 30, 40,.. gì đó. Các bạn hẳn có nhiều cơ may còn Mẹ. Hãy biết trân trọng thời gian bên Mẹ. Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và hẹn lần.

    Thời gian chắc gì đã làm nguôi ngoai nỗi nhớ ?

    Nhà thơ Nguyễn Khuyến có câu thơ khóc bạn:
    Tuổi già giọt lệ như sương
    Hơi đâu ứa lấy hai hàng chứa chan

    Ừ, nếu giọt lệ già này mà nhớ mẹ, thì ray rứt biết chừng nào !

    Ví mà tôi đổi thời gian được
    Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười.
    (Thơ Trần Trung Đạo)
    (St)

    Purple2B, baovelephai, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  5. Tuyduyen

    Tuyduyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    1.889
  6. GiaiphongThuDo

    GiaiphongThuDo Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    196
    Bố tôi là lão điên phía bên kia đường

    Mười hai giờ khuya, cả xóm nhỏ xôn xao thức giấc bởi những âm thanh kinh khủng. Tiếng la hét chửi rủa của một người đàn ông, tiếng đổ vỡ loảng xoảng của chén bát, tiếng khóc tru tréo của người đàn bà...

    ***

    Hai giờ sau. Đám đi đòi nợ thuê đã kéo nhau về sau khi chẳng thu được gì ngoài lời khất nợ, và cũng không còn gì để đập phá.

    Tiếng nẹt- pô xe từ chiếc xe côn lâu ngày không tra dầu mỡ của chúng rú như con thú hoang say mồi, hú lên ầm ĩ rồi xa dần. Màn đêm vừa từ từ yên tĩnh trở lại thì giọng người đàn bà thét lên lanh lảnh, uất ức, xé vụn nó:

    - Trời ơi là trời! Anh làm gì đi chứ! Sao ông trời đày đọa tôi mãi...

    Câu nói của người đàn bà chìm nghỉm trong tiếng nức.Chị ta đang khóc cho đã cơn hoảng sợ.

    Người chồng mặt đỏ lừ, không rõ vì tức giận hay đang buông mình theo nước mắt, mệt mỏi thu từng mảnh sành vỡ, cứ chậm rãi nhặt lên, bỏ vào cái bô rồi lại với đôi tay lòng khòng xuống đất.

    Bỗng, người đàn bà lau nước mắt, đứng trước mặt chồng, nói gằn giọng. Từng chữ một, nhỏ nhưng rất rõ ràng:

    - Ngày mai là anh đi rút tiền lương cho cơ quan hả?

    Hả? Là lần đầu tiên phải không? Có phải không?

    Hình như người đàn ông đọc được suy nghĩ của vợ mình. Mặt anh ta bỗng nhiên không đỏ nữa mà chuyển sang tím tái. Anh ta dường như trút hết sức lực và cơn giận, ném thẳng cái bô đựng đầy mảnh sành lên trần nhà, rồi thét lên:

    - Mẹ kiếp! Khốn nạn.

    ***

    Sáng hôm sau, khi trời vừa mờ sáng, người đàn ông đã dắt chiếc xe đạp như đống sắt vụn ra khỏi ngõ. Anh đi sớm, phần vì không muốn hàng xóm nhìn thấy bộ dạng khủng khiếp của người nhiều đêm mất ngủ và vụ lộn xộn đêm qua.Thật sự chẳng ai muốn nhìn thấy ánh mắt soi mói, xét nét của họ.

    Vừa định leo lên xe, chị vợ đã lật đật chạy ra, đứng sau lưng anh. Nói rất quả quyết:

    - Anh cứ yên tâm, em chuẩn bị hết đồ đạc rồi. Anh về là mình đi ngay.

    Người đàn bà không dám đứng trước mặt người đàn ông để nói. Người đàn ông cũng không dám quay lại nhìn mặt vợ mình để nghe. Nhưng người đàn ông vẫn chờ vợ anh ta nói hết mới lững thững đặt chân vô cái bàn đạp.

    Anh ta đi rút tiền lương. Và chị ta đang soạn đồ để chờ chồng về và bỏ trốn.

    Bỏ trốn, tất nhiên là với cục tiền mà người đàn ông vừa đi rút cho cả cơ quan.

    ***

    Trưa nay, mười hai giờ trưa, cả xóm lại xôn xao một đận nữa. Nhưng chẳng phải vì những tiếng ồn ào. Chỉ là những con chữ lạnh lùng nằm im trên mặt giấy, ngắn ngủn trong mục tin vắn báo An Ninh Thủ Đô :

    "Ngày 17/12/1990 tổ trinh sát đội "Đổi mới" đã bắt gọn đối tượng Nguyễn Thanh Sang khi đang trên đường bỏ trốn cùng một trăm tám mươi bảy triệu tiền lương công ty X"

    Hôm nay, phiên tòa mở xử người đàn ông.

    - Số tiền tôi ăn cắp bị cáo đã giao cho bọn đòi nợ hết rồi.
    ...

    - Không, vợ bị cáo không liên can, vợ bị cáo đã đi trước khi bị cáo bỏ đi mà.
    ...

    Phiên tòa khép lại. Án 18 năm tù đã định. Người đàn ông lầm lũi đi ra. Tuy đau khổ trước cái án tù dài đằng đẵng nhưng anh ta cũng vui mừng không ít vì đã "qua mặt" được mọi người. Vậy là, vợ anh sẽ bỏ trốn thật xa trót lọt cùng số tiền tội lỗi đó sau khi khai khớp với anh. Vậy là, đứa con bé bỏng mới thành hình của vợ chồng anh trong bụng sẽ không..chết đói. Anh nhìn gã canh tù, mắt anh long lên rồi cười một tràng dài khùng khục.

    Hôm nay, nhìn người đàn ông thật đáng sợ. Anh ta chưa bao giờ tưởng tượng nổi mình có thể đáng sợ như vậy.

    ***

    Người đàn bà, nhanh chóng rời khỏi thành phố và chuyển đến một vùng hẻo lánh tận Cà Mau. Cô đi cùng với mẹ ruột mình.

    Chừng năm tháng sau, người đàn bà hạ sinh một bé gái. Giống người đàn ông như lột. Đặt tên Nguyễn Thanh Vy.

    Chừng vài năm sau đó nữa, lúc bé Vy khoảng hai tuổi, tin đồn chồng người đàn bà bị điên trong trại giam, điên đến nỗi cắn rách tai, lưng người bạn tù cùng phòng cũng đến tai chị ta.

    Chừng nửa tháng sau đó nữa, người đàn bà bỏ đi cùng một người đàn ông mới.

    Người đàn bà chỉ để lại cho con một tấm hình, là hình người đàn ông cũ của chị ta. Hàng tháng, gửi về ít tiền là xong nhiệm vụ.

    ***

    Mười sáu năm sau, bé Vy năm nào vẫn giống ba như lột.Từ dạo mẹ bỏ đi, cô vẫn chưa gặp lại lần nào.Cô bé lớn lên như cây cỏ mọc dại cùng với bà ngoại.

    Cô gái đất mũi chăm chỉ, ngoan ngoãn đậu đại học, lên học tận Sài Gòn. Thứ quý giá nhất trong hành lý của cô là tấm hình của ba. Ngày nào cô cũng đem nó ra nhìn ngắm, rồi thỉnh thoảng so với gương mặt mình. Nhớ lại, những lúc cô làm thế bà ngoại đều chặc lưỡi:

    - Nghe đâu ba mày điên dữ lắm. Tội nghiệp, người tốt thì khổ!

    Hôm nay là ngày nhập học. Cổng trường trường Vy rõ là đẹp, đại học có khác. Cô thầm nhủ. Bất chợt, cô nghe thấy tiếng một của cô gái hét lên:

    - Á, điên. Bỏ ra!

    Cô gái mặc quần jean rách loang lổ đang cố giằng đôi chân mình ra khỏi đôi tay bẩn thỉu của một người điên đang giương gương mặt lấm lem, hàm răng vàng ợt của mình ngước lên cô gái cười hềnh hệch.

    Vy cũng tò mò bước tới xem. Chợt nhận ra điều gì, cô bỗng thấy tối tăm mặt mũi, cô nhìn người đàn ông điên trừng trừng rồi bỏ chạy khi tim thắt lên từng cơn đau nhói.

    Cô nhận ra gương mặt ấy.

    Gương mặt trong bức hình mà cô nhìn ngắm mỗi ngày.

    Nhưng...cô bỏ chạy.

    Cả mấy ngày sau đi học, Vy vẫn thấy người đàn ông ấy ở đấy. Cười hềnh hệch. Thỉnh thoảng lại nhìn xa xăm như cũng suy nghĩ điều gì.

    Cô muốn tiến lại.Nhưng chân cô không dám bước.

    Cô muốn trò chuyện với ông, muốn xác nhận điều đó, nhưng lại cố gắng tự nhủ đó không thể là ba mình.

    Hôm nay, trời Sài Gòn nắng như đổ lừa, từng hơi nóng hầm hập thè lưỡi liếm láp khắp mọi ngóc nghách . Nóng, nóng mọi nơi. Và tất nhiên, hôm nay, người đàn ông điên vẫn ngồi đó. Bên kia đường, đối diện với cái cổng trường cô.

    Vy mua một cốc nước mía, run rẩy rờ rẫm tưng bước chân bước tới người đàn ông. Cô cúi xuống và thật nhanh để ly nước xuống. Người đàn ông đang ngủ. Dựa vào cái cây bằng lăng cạnh chỗ chờ xe buýt mà ngủ. Cô sợ hãi, chua xót ngồi xuống. Nhìn kĩ gương mặt người đàn ông.

    Bỗng, nếp nhăn trên mắt ông xô lại vào nhau, lông mi run khe khẽ và mắt từ từ mở ra. Vy sợ hãi hết sức ngã ngồi ra phía sau. Người đàn ông nhìn cô chằm chặp. Rồi nhăn trán. Rồi lại cười hềnh hệch. Còn cô, cô sợ hãi bỏ chạy.

    Hình như, cô đã xác nhận được điều mình nghi ngờ.

    Bẵng đi một tuần, cô không dám đi ra cổng trước, cô đi bộ ra cổng 16. Cô gái tránh mặt sự thật.

    Chiều nay, mấy người bạn mới của cô rủ nhau đi chơi bằng xe buýt. Cô quyết định đi cùng họ. Đi với đám đông, cô sẽ có cơ hội xác nhận điều đó lần nữa.

    Cả đám cười cười nói nói ra đến trạm. Một vài người bạn kéo tay cô ra xa người đàn ông điên đang nhìn chòng chọc vào họ. Có người rỉ tai cô: mày thấy không, ông ta cầm ly nước mía đó cả tuần rồi đấy.

    Xe buýt vừa kịp tới. Chân cô cuốn theo chân họ lên xe buýt lúc nào không hay.

    Vy ngồi ở băng ghế cuối cùng, đờ đẫn ngoái nhìn lại phía sau. Phía người đàn ông đang ôm ấp ly nước mía như người ta bế con và say sưa ngủ.

    Sau cả đêm trắng suy nghĩ, cô chỉ mong đến sáng để nhanh chóng ra với ông ta. Sáng ngày mai, cô sẽ cho ông ta xem bức hình này. Phải rồi. Chắc chắn phải cho người ấy xem bức hình này.

    Sáng hôm sau, khi trời còn mờ sáng, chỉ vừa mờ sáng thôi, mờ sáng như sáng hôm nao người đàn ông xách chiếc xe đạp hoen gỉ đi rút tiền. Thanh Vy đã đến chỗ người đàn ông điên vẫn ngồi mỗi ngày.

    Nhưng thật lạ, hôm nay cô không thấy ông ở đấy.

    Cô sợ hãi, chạy đi tìm một vòng xung quanh trường. Vẫn không thấy ông.

    Người bán nước mía trả lời cô:

    - Thành phố đang phát động phong trào thành phố văn minh, không có người điên, người ăn xin. Đêm qua họ hốt hết mấy người đó lên xe rồi cháu ơi! Sao vậy? Nó lấy gì của cháu hả?
    ...

    Mãi sau, người ta vẫn thấy cô gái trẻ đứng đó, chỗ người đàn ông điên ngày nào cũng ngồi, cô gào to: Ba ơi, ba ơi, ba của con ơi.....!
    (TTFB)






    baovelephai, Binh Yen, hoangda2 người khác thích bài này.
  7. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Mẹ!!!

    "Mẹ là bếp lửa đêm đông,
    Mẹ là người ở không công suốt đời..
    Khi gần gũi, lúc xa xôi
    Già nua như chiếc lá rơi cuối vườn...

    Là thời tiết thay đổi luôn
    Khi vui - khi nắng, khi buồn - khi mưa.
    Là hoa nở khắp bốn mùa,
    Là quả khi ngọt, khi chua.. mới tài.

    Mẹ là người chẳng giống ai,
    Ăn ít, ngủ ít, nhớ dai nhất nhà..
    Ngày nghỉ con đi chơi xa,
    Mẹ là bảo vệ giữ nhà cho con.

    Là máy giặt.. chạy bằng... CƠM
    Là thùng nước gạo thu gom đồ thừa.
    Là người cả nghĩ, cả lo
    Chỗ ướt mẹ nhận, chỗ khô mẹ nhường.

    Mẹ là vại muối, vại tương,
    Gạo, nước, thịt, cá, mắm, đường, điện, gas..
    Là hiếu, là hỷ gần xa
    Ngược xuôi trăm thứ việc nhà bủa vây.

    Bảo tàng đồ cổ đông, tây,
    Mẹ là giám đốc - một tay giữ gìn.
    Làm thì toàn việc không tên.
    Ăn thì xương xẩu chẳng nhường cho ai.

    Thủ quỹ: sụt két dài dài,
    Chi tiêu chẳng có biên lai, chứng từ.
    Là tài khoản chẳng số dư...
    Xoay tròn như cái đèn cù quanh năm.

    Khi yêu mềm mịn như bông,
    Khi giận nhọn sắc như chông, như chà.
    Mỗi khi trời nổi phong ba,
    Lệnh ông còn kém lệnh bà vài phân.

    Vừa là tướng - vừa là quân,
    Tivi đời cũ - công nông đời đầu.
    Tivi: rè tiếng, mất màu.
    Công nông đời đầu hỏng hóc khó thay...

    Là hàng mất giá từng ngày,
    Lù lù như cái cối xay giữa nhà.
    Đường đường là một quản gia,
    Cháu hư cũng đổ cho bà tiếng oan.

    Con mà quậy phá, không ngoan
    Quy ngay: con dại cái mang... tội tình.
    Chồng, con sự nghiệp thành công,
    May ra mẹ có chút công với đời...!

    Ngẫm ra muôn sự tại trời!
    Giao nhiều thiên chức một đời khó qua...
    Mẹ là ai??? Mẹ là ta!!!
    Ngọt ngào chia hết - xót xa nhận về.

    Uy quyền nhiều lúc cũng ghê,
    Đến khi "thất sủng"... khó bề nói hay.
    Là người giữ lửa đêm ngày,
    Lửa to - hoả hoạn. Lắt lay - lụi tàn.

    Là chánh án - là bị can,
    Một lời không chuẩn cũng tan cửa nhà.
    Mẹ là ai??? Mẹ là ta!!!
    Mẹ là lãnh đạo, mẹ là nhân dân.

    Cháu con đi xa về gần,
    Mẹ là cái bến yên bình, yêu thương.
    Là phép chia của.. túi tiền
    Phép trừ của những muộn phiền, đắng cay.

    Phép cộng.. ước mơ xa bay
    Phép nhân hạnh phúc trao tay từng người.
    Mẹ là đơn giản thế thôi.
    Có bốn phép tính suốt đời không xong.

    Nói ra lại bảo kể công
    Nếu không có mẹ... Con không có gì
    Chẳng quan trọng, chẳng là chi.
    Nếu không có mẹ... ... CÁI GÌ CON CŨNG KHÔNG!!!
    [​IMG]
    Purple2B, baovelephai, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  8. haobui688

    haobui688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2014
    Đã được thích:
    75.604
    :-bd=D>=D>=D>@};-:drm3
  9. Trovecatbui88

    Trovecatbui88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2014
    Đã được thích:
    15.192
  10. Thathu

    Thathu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2014
    Đã được thích:
    704
    Lòng con đau quá mẹ ơi.:((

    Purple2B, baovelephai, Binh Yen1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này