LPB - Payback Time – Chuyến tàu phục thù (Trà đạo dư âm)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoangthanhvan, 13/07/2023.

3710 người đang online, trong đó có 138 thành viên. 06:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 540089 lượt đọc và 3807 bài trả lời
  1. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.583
    Nay chính thức bán xong hết phần hàng sẵn giá 8 nhé bác, chờ ngày nộp tiền ủng hộ các a thôi :)
    tomriddle1234 thích bài này.
  2. StylistCharlieMunger94

    StylistCharlieMunger94 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2022
    Đã được thích:
    1.901
    Em xin trích nội dung sau để anh em nghiên cứu.
    Như bác Tom nói về việc chính sách có khả năng đảo chiều, cần quan sát. Nay đã có một số báo chí đăng về thông tin này. Em gửi mọi người xem. Nguồn vietnambiz.

    Theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, điều hành lãi suất cần dựa trên thị trường chứ không phải một công cụ duy ý chí, nhất là với một nền kinh tế mở như Việt Nam. Nếu tỷ giá tăng cao cơ hội giảm lãi suất gần như không có mà thậm chí nếu tỷ giá căng thẳng quá thì ngược lại còn phải tăng lãi suất.
    Áp lực tỷ giá đang gia tăng trong tháng 7 và đầu tháng 8. Cụ thể, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng giao dịch ở mức 23.761 đồng tại ngày 3/8/2023 và sau đó lập đỉnh ngày 17/8, tỷ giá trung tâm giao dịch ở mức 23.951 VND/USD, tăng khoảng 1,3% so với đầu năm và sau đó giảm nhẹ về mức 23.886 đồng trong ngày 22/8.

    Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh từ mức giá 23.700-23.750 đồng lên mức 23.950-24.000 đồng, tương đương với mức mất giá 1,2% của VND và là mức tăng là mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây
    Đồng USD đang mạnh lên khá nhanh so với các đồng tiền trong khu vực và còn tăng mạnh hơn trong tháng 7, tháng 8. (Nguồn: VNDirect).
    Bối cảnh khá giống năm ngoái
    Dù tỷ giá đã có dấu hiệu giảm nhẹ song chuyên gia Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả, Bộ Tài Chính vẫn cảnh báo cần hết sức cẩn trọng vì bối cảnh năm nay khá giống với năm ngoái.

    "Tỷ giá tăng cao khá giống với giai đoạn tháng 8, tháng 9 năm ngoái, khi đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải sử dụng khoảng 25 tỷ USD/100 tỷ USD để duy trì tỷ giá. Tỷ giá đột ngột tăng cao cũng là lý do cơ bản khiến NHNN phải điều chỉnh tăng lãi suất hai lần liên tiếp mỗi lần 1% vào tháng 9 và tháng 10/2022", ông nói.

    Nguyên nhân là do năm ngoái khi Fed và một số ngân hàng Trung ương tăng lãi suất Việt Nam vẫn chưa tăng. Trước tháng 9/2022 lãi suất vẫn còn ở mức khá thấp nhưng sau đó tỷ giá đột ngột tăng phi mã nên NHNN đã phải liên tiếp tăng lãi suất để ổn định mặt bằng tỷ giá.


    TS. Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả, Bộ Tài Chính. (Ảnh: NVCC).

    Với năm nay, NHNN nỗ lực rất nhiều để đưa lãi suất điều hành về mức thấp như hiện nay nhưng Fed và các quốc gia châu Âu vẫn chưa hạ lãi suất nên bối cảnh khá giống năm ngoái. Hiện nay mới chỉ có một số quốc gia châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ còn Mỹ hay châu Âu thì vẫn tăng lãi suất và mới chỉ để ngỏ khả năng sẽ giữ lãi suất ở mức cao cho đến hết năm nay chứ chưa có động thái quay đầu giảm.

    Bối cảnh giống nhau nên hoàn toàn có khả năng tỷ giá sẽ "bùng lên" vào cuối quý III, đầu quý IV tương tự năm 2022. Chỉ có điểm khác một chút đó là năm nay xuất khẩu rất kém và nhập khẩu còn sụt giảm mạnh hơn nên thặng dư thương mại cao gấp mấy lần năm ngoái. Điều này sẽ tác động tích cực đến cán cân thanh toán, chuyên gia phân tích.


    Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước tính đạt khoảng gần 100 tỷ USD trong năm 2023. (Nguồn: VNDriect).

    Cho đến nay, NHNN mới chỉ công bố cán cân thanh toán đến hết quý I là thặng dư 5,9 tỷ USD. Vì vậy, chưa có số liệu cập nhật để đánh giá tác động của thặng dư thương mại trong cán cân thanh toán. Có thể thấy, bối cảnh tỷ giá hai quý cuối năm nay rất giống với năm ngoái chỉ có một điểm khác là thặng dư thương mại tích cực hơn.

    Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng và cân nhắc trong việc sử dụng các công cụ để bình ổn tỷ giá, ông Ánh khuyến nghị. Hiện dự trữ ngoại hối cũng đã ở mức gần 100 tỷ USD để sẵn sàng đối phó với những rủi ro về tỷ giá.

    Báo cáo từ Công ty Chứng khoán VNDirect cũng nhận định rằng, cần cẩn trọng với biến động tỷ giá trong giai đoạn cuối năm 2023.

    Các yếu tố có thể gây sức ép lên tỷ giá VND trong nửa cuối năm 2023 vẫn còn rất hiện hữu, gồm: Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tiếp tục thu hẹp do lãi suất điều hành của FED có thể duy trì ở vùng đỉnh đến cuối năm 2023 để kiềm chế lạm phát, trong khi NHNN định hướng tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng và lạm phát trong nước có thể tăng từ cuối quý III/2023.

    Tuy vậy, cũng giống như chuyên gia Vũ Đình Ánh, các chuyên gia từ VNDriect cho rằng, điểm tích cực là tỷ giá VND năm nay sẽ được hỗ trợ tốt hơn so với nửa cuối năm 2022 nhờ thặng dư thương mại duy trì mức cao hơn, trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất siêu 16,5 tỷ USD, gấp hơn 12 lần cùng kỳ năm 2022.

    Hai là, dòng vốn FDI và kiều hối ổn định và thứ ba là, các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2023 sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ.

    Vì vậy, VNDirect cho rằng tỷ giá có thể biến động mạnh hơn trong nửa sau năm 2023, tuy nhiên, tỷ giá USD/VND sẽ dao động không quá 2,0% so với đầu năm 2023.

    Lãi suất các tháng cuối năm phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá
    Chuyên gia Vũ Đình Ánh cũng nhấn mạnh điều hành lãi suất cần dựa trên thị trường chứ không phải một công cụ duy ý chí nhất là với một nền kinh tế mở như Việt Nam. Nếu tỷ giá tăng cao cơ hội giảm lãi suất gần như không có mà thậm chí nếu tỷ giá căng thẳng quá thì ngược lại còn phải tăng lãi suất.

    Nhắc lại “tam giác bất khả thi” - mối quan hệ giữa chính sách lãi suất - chính sách tỷ giá hối đoái - dòng vốn nước ngoài, ông Ánh cho biết, để đảm bảo dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có một trong hai lựa chọn: Hoặc ổn định lãi suất, hoặc ổn định tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước không thể cùng một lúc thực hiện cả hai nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ.

    Hiện chính sách tiền tệ đang phải “gánh” nhiệm vụ rất lớn là hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ mình lãi suất là không đủ. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tháng 7 không những không tăng mà còn giảm cho thấy doanh nghiệp không hấp thụ được vốn tín dụng.

    Vì vậy, ông Ánh cho rằng, không nên quá tập trung vào việc hạ lãi suất mà cần thực hiện tổng hoà các giải pháp, “san sẻ” nhiệm vụ sang chính sách tài khoá và việc tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho doanh nghiệp. Đặc biệt, không nên hạ điều kiện cho vay vì điều này rất nguy hiểm gây rủi ro cho hệ thống tài chính.

    Ngày mới vui vẻ, học hỏi nhiều hơn.
    NguyenDuy17, Dtgt1, thetaurus3 người khác thích bài này.
  3. hoangthanhvan

    hoangthanhvan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2023
    Đã được thích:
    1.195
    VFS làm khó VNI, trước các anh quay quần dễ thống nhất, này các anh khó đánh, lại phải có "khúc ruột ngàn dặm" bên kia remote cho :D
    Original103tomriddle1234 thích bài này.
  4. tomriddle1234

    tomriddle1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2007
    Đã được thích:
    76.525
    Ít nhất còn có 1 ông chuyên gia nói đúng sự thật chứ trên F toàn cao thủ nói tỷ giá chả ảnh hưởng méo gì đến kinh tế VN và thị trường ck :D
  5. thewinnerstakeitall

    thewinnerstakeitall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2021
    Đã được thích:
    5.098
    Ông chuyên gia này là tiếng nói ngược hiếm hoi lúc này. Thế cũng còn may.
    tomriddle1234 thích bài này.
  6. tomriddle1234

    tomriddle1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2007
    Đã được thích:
    76.525
    Tôi trước giờ không xếp nhóm VIN vào nhóm của Nó vẫn lừa. Thậm chí có 1giai đoạn tôi còn đi ăn ké tàu VRE.

    Nhưng hiện nay case VFS này phải nói là quá nhiều thứ để bàn luận. Tôi cũng nói thẳng tôi có nhà VHM nhưng để xoay tiền là chính chứ tôi vẫn ở nhà đất có sân vườn và hồ cá Koi :D. Xe tôi không đi Vinfast vì tôi có thời gian ở Đức khá lâu nên thích BMW hơn. Do đó nếu nói đến VFS thì đơn thuần là 1 case tôi thấy lạ chứ không phải là ghen ăn tức ở gì ở đây hay không đủ tinh thần dân tộc :D

    1. VFS xây nhà máy ở Mỹ chi phí khoảng 4 tỷ USD. Giai đoạn 1 là 1,4 tỷ USD. Vậy tiền này ở đâu, chắc các bác không nghĩ là VFS lên sàn rồi huy động được hết đống này rồi lấy xây nhà máy đâu nhỉ :D. Vậy khả năng cao là đổi VND thành USD rồi đẩy sang Mỹ. Rồi, vậy tỷ giá có ảnh hưởng gì đến case này không? và giả sử đúng đi, thì khoan hãy nói tiền này ở đâu ra, tôi chỉ thắc mắc ngoại tệ chảy ra ngoài bây giờ dễ thế này rồi ah?

    2. Media VN rất thích giật tít VFS vốn hóa 100 tỷ USD, anh Vượng top 16 người giàu nhất hành tinh. Vậy giờ anh Vượng về VN vay VCB tầm 10 tỷ USD thôi và bảo đảm bằng cổ VFS :D. Không biết VCB có cho vay không?
    TBK, kimtrungxdkny, codienlanh12 người khác thích bài này.
  7. Deptraiqua

    Deptraiqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2021
    Đã được thích:
    1.151
    bên Mỹ người ta nói VFS là “xe tệ nhất”:(:(
    tomriddle1234 thích bài này.
  8. hoangthanhvan

    hoangthanhvan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2023
    Đã được thích:
    1.195

    Ấy bác, Thread này để nói linh tinh thôi ạ, bác đi hơi sâu sâu về VFS rồi :D
    Nhân tiện em là Fan của Volkswagen, giống bác ở điểm nước Đức :D
    tomriddle1234 thích bài này.
  9. Deptraiqua

    Deptraiqua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2021
    Đã được thích:
    1.151
    E BMW 7:D:D
    tomriddle1234 thích bài này.
  10. 0901491819

    0901491819 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2023
    Đã được thích:
    687
    uầy e đang tính làm con vf8 mà mấy bác nói thế :))
    tomriddle1234 thích bài này.

Chia sẻ trang này