LTG : Cổ phiếu dành cho phái đẹp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PayBackTime86, 04/06/2022.

7351 người đang online, trong đó có 992 thành viên. 10:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11171 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. phantan1992

    phantan1992 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2017
    Đã được thích:
    169
    Bác vẫn còn TNG chứ
  2. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.788
    Tháng 5 xuất khẩu gạo tăng 39.9% so với tháng 4 và tăng 14% số với cùng kỳ. LTG Cổ tức tăng 5% hàng năm bằng tiền. LTG ổn áp
    [​IMG]
    Last edited: 04/06/2022
    ValenhuPayBackTime86 thích bài này.
  3. PayBackTime86

    PayBackTime86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2020
    Đã được thích:
    9.192
    Mình ko đánh TNG bác
    --- Gộp bài viết, 04/06/2022, Bài cũ: 04/06/2022 ---
    Tin tức chỉ để tham khảo bác. Mình đánh theo chart thôi
  4. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.788
    Chart và kết hợp vào cả cơ bản doanh nghiệp như bạn phân tích ở trên nữa thì tuyệt vời.
    PayBackTime86 thích bài này.
  5. daccuong_ht

    daccuong_ht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2014
    Đã được thích:
    6.167
    https://danviet.vn/cam-ket-vuot-chi...long-mat-da-vi-dieu-nay-20220414163307113.htm
    Cam kết vượt chỉ tiêu lợi nhuận, lãnh đạo Lộc Trời còn khiến cổ đông “mát lòng mát dạ” vì điều này

    Quốc Hải Thứ năm, ngày 14/04/2022 22:54 PM (GMT+7)

    Ngoài việc giữ nguyên cam kết lợi nhuận sau thuế 400 tỷ mỗi năm đến năm 2023, HĐQT và Ban điều hành Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cũng quyết định trích lập toàn bộ khoản lãi sau thuế vượt chỉ tiêu vào các quỹ “tích cốc phòng cơ” cho các hộ nông dân liên kết và đội ngũ nhân viên...
    Bình luậ


    [​IMG]
    Chủ tọa đoàn trả lời thắc mắc của cổ đông. Ảnh: LTG

    Sáng nay (14/4), Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022, tại An Giang.

    Cam kết vượt kế hoạch lợi nhuận, không nhận thưởng vượt chỉ tiêu
    Báo cáo với cổ đông, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho hay, năm 2021, dù phải đối mặt với các khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 như tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới, nhưng Lộc Trời đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mức doanh thu thuần cao nhất trong lịch sử hoạt động.
    Cụ thể, doanh thu thuần của LTG đạt 10.224 tỷ đồng, tăng 36%; lợi nhuận hợp nhất sau thuế công ty mẹ đạt 418 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu cam kết 5% và tăng 14% so với cùng kỳ.

    "Trong năm, tập đoàn đã giữ vững cam kết không tăng giá cung ứng vật tư nông nghiệp, đồng hành cùng đại lý và nông dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; tổ chức sản xuất quy mô lớn và chủ động thu mua lúa không tiếp xúc trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, đáp ứng các đơn hàng trong nước và xuất khẩu", ông Thuận nói.

    Bên cạnh ngành vật tư nông nghiệp, ngành lương thực của Lộc Trời đã có bước tiến đáng kể, đóng góp 4.073 tỷ đồng vào doanh thu chung của tập đoàn.
    Với kết quả kinh doanh khả quan, LTG đã tiến hành chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% vào tháng 11/2021.

    [​IMG]
    Dàn máy gặt đồng loạt của Lộc Trời. Ảnh: LTG

    Tại đại hội, Lộc Trời cũng báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh tạm tính trong quý 1/2022 với nhiều điểm khả quan, theo đó doanh thu thuần 3 tháng đầu năm 2.345 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 184 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

    Năm 2022, tiếp tục thực hiện chiến lược mà HĐQT đã đề ra về phát triển nông nghiệp bền vững, tối ưu lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư trong dài hạn, Lộc Trời giữ vững cam kết lợi nhuận ít nhất 400 tỷ đồng và chia cổ tức năm 2021 ở mức 20% (tăng 5% so với năm 2020, cổ tức các năm tiếp theo: 2022 là 25% và 2023 là 30%).

    Để thực hiện tốt kế hoạch này, ngay từ đầu năm 2022, Lộc Trời đã thành lập Công ty CP Nông sản Lộc Trời (LTA) và Công ty CP Giống cây trồng Lộc Trời (LTS) để đẩy mạnh hoạt động. Đặc biệt, LTA đã ký kết với các đối tác và các ngân hàng để tài trợ mua – bán 2 triệu tấn lúa trong năm 2022.

    Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) cũng đã ký liên kết sản xuất với Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn (An Giang) để tổ chức sản xuất đơn hàng này theo tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu, đồng thời trao tặng 123 bộ máy nông nghiệp cho các hợp tác xã để sẵn sàng cùng bà con nông dân bước vào giai đoạn cơ giới hóa đồng bộ hoạt động sản xuất.

    Bên cạnh hoạt động truyền thống về lúa gạo, tập đoàn cũng mở ra hướng sản xuất kinh doanh mới khi bắt tay vào việc trồng để cung cấp thức ăn xanh cho các công ty chăn nuôi gia súc trên phạm vi cả nước.

    [​IMG]
    Kỹ sư của Lộc Trời tư vấn kỹ thuật cho nông dân. Ảnh: LTG

    Tại đại hội, dù dưa ra cam kết lợi nhuận ít nhất 400 tỷ đồng, nhưng HĐQT và Ban lãnh đạo Lộc Trời cũng khẳng định sẽ không nhận thưởng vượt chỉ tiêu cho đến khi hai quỹ "tích cốc phòng cơ" tích lũy được 360 tỷ đồng mỗi quỹ.

    "Số tiền này thuộc sở hữu của cổ đông nhưng là khoản dự phòng "bảo hiểm" cho nông dân và CBCNV trong trường hợp có biến động lớn, giúp bà con nông dân an tâm canh tác, ổn định chuỗi sản xuất của Tập đoàn", ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ.

    Tăng vốn thêm 100 tỷ đồng, phát triển "bảo hiểm nông nghiệp" đầu tiên tại Việt Nam
    Để chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, Ban lãnh đạo Lộc Trời cũng trình ĐHĐCĐ về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính; trích quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới.

    Đặc biệt, Lộc Trời cũng trình đại hội kế hoạch tăng vốn bằng phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với tổng giá trị cổ phiếu dự kiến phát hành tính theo mệnh giá là 100 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ công ty lên hơn 905 tỷ đồng, triển khai trong năm 2022 và thời gian tới.[​IMG]
    Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, năm 2022, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp, duy trì và phát huy vị thế của Tập đoàn trong ngành vật tư, dịch vụ nông nghiệp, chế biến, phân phối và xuất khẩu lúa gạo, Lộc Trời sẽ tiếp tục thử nghiệm các hướng đi mới, bao gồm việc cung cấp dịch vụ canh tác, bao tiêu, phân phối và xuất khẩu các loại rau màu, cây ăn quả.

    Đồng thời, Lộc Trời từng bước mở rộng sang thị trường thức ăn gia súc, sản phẩm hữu cơ, vi sinh… tận dụng thế mạnh trong việc có sẵn nguyên vật liệu đầu vào, sở hữu tri thức nông nghiệp, năng lực sản xuất lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng với sự đồng hành của đối tác chiến lược.

    "Dự kiến, chúng tôi sẽ phối hợp với đối tác để phát triển một sản phẩm bảo hiểm với mục đích bảo đảm thu nhập cho bà con nông dân liên kết với Lộc Trời, nếu thành công thì đây sẽ là bảo hiểm nông nghiệp đầu tiên tại Việt Nam", ông Thuận cho biết thêm.

    "Trong thời gian tới, Lộc Trời sẽ hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thương mại nông sản, công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, hợp tác tín chỉ carbon... Tôi được biết, gạo của Lộc Trời từ lâu đã đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính nhất thế giới và được ưa chuộng tại Châu Âu, tuy nhiên chỉ đang được phân phối dưới thương hiệu của đối tác tại các nước sở tại.

    Là thành viên HĐQT, tôi đang góp sức cùng đội ngũ đưa các sản phẩm như Lộc Trời 28, Jasmine, Vibigaba và Sức sống Mekong… xuất khẩu vào các nước Châu Âu dưới chính thương hiệu Lộc Trời, giúp gạo Lộc Trời khẳng định vị thế chất lượng và tăng sản lượng tiêu thụ qua từng năm" - Ông Philipp Roesler, thành viên HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ.
    hatdauxanhValenhu thích bài này.
    hatdauxanh đã loan bài này
  6. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.788
    Quá tuyệt vời. Thời buổi lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực. LTG là lựa chọn tốt lúc này
    daccuong_ht thích bài này.
  7. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.788
    Xuất khẩu gạo tăng mạnh trong tháng 5, đạt mức 800.000 tấn
    Nhà đầu tư | 32 phút
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (6)
    Theo số liệu từ Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong tháng 5 tăng gần gấp đôi so với mức bình quân của 4 tháng đầu năm. Với nhu cầu mua gạo của các thị trường đang tăng, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm.

    Gạo Việt cạnh tranh tốt

    Theo Bộ Công Thương, nếu như bình quân 4 tháng đầu năm mỗi tháng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo thì trong tháng 5, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 800.000 tấn với giá trị đạt 386 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2022 đạt 2,86 triệu tấn và 1,39 tỷ USD, tăng 10,3% về khối lượng nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

    Về tình hình giá gạo xuất khẩu, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng lên mức 425 USD/tấn vào giữa tháng 4, thì sang đầu tháng 5/2022 đã giảm nhẹ về mức 415 USD/tấn, tương đương mức trung bình tháng 3. Nhìn chung giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng giảm từng thời điểm nhưng mức điều chỉnh không nhiều. Hiện gạo 5% tấm Việt Nam đã tăng trở lại mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm giá chào bán 403 USD/tấn và gạo 100% tấm giá bán 378 USD/tấn.

    Về thị trường, các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, các quốc gia Châu Phi...đã ký hợp đồng mua gạo với sản lượng tăng trong những tháng đằu năm.

    Về chủng loại gạo xuất khẩu, gạo trắng chiếm khoảng 40%, gạo thơm chiếm 28%, gạo nếp chiếm 11%, còn lại là các loại gạo khác.

    Theo nhận định của Bộ Công Thương, thị trường gạo năm 2022 sẽ biến động mạnh do tác động của thị trường thương mại gạo toàn cầu, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt trên 6,4 triệu tấn cao hơn 200.000-300.000 tấn so với năm 2021.

    Về phía doanh nghiệp xuất khẩu gạo, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết sau thời gian đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa, hiện nay có trên 75% diện tích trồng lúa được bà con gieo sạ bằng các giống lúa hạt dài chất lượng cao, áp dụng tiến bộ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, nhờ đó mà vị thế của hạt gạo Việt đã được nâng tầm, có thể sánh ngang với chất lượng gạo của nhiều quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

    Nhận định về triển vọng xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết thị trường xuất khẩu gạo đang rất sôi động do nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka. Xuất khẩu sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.

    [​IMG]

    Nhờ chú trọng chuyển đổi giống và quy trình sản xuất, vị thế hạt gạo Việt đã được nâng tầm. Ảnh CTV

    Nguồn cung gạo hàng hóa xuất khẩu đảm bảo

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng lúa năm 2022 đạt 7,2 triệu ha, với năng suất bình quân đạt 60,3 tạ/ha, tổng sản lượng thóc năm 2022 có khả năng đạt 43,5 triệu tấn.

    Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất lúa cả năm đạt 3,88 triệu ha, sản lượng 24,2 triệu tấn.

    Tính chung cả nước sau khi trừ tiêu dùng nội địa, lượng lúa hàng hóa phục vục cho xuất khẩu khoảng 13,4 triệu tấn, tương đương 6,7 tấn gạo. Với dự kiến xuất khẩu 6,4 triệu tấn thì vẫn còn tồn kho khoảng 300.000 tấn đề gối đầu cho năm sau.

    Về dự báo về tình hình thị trường gạo, lương thực thế giới năm 2022, Bộ Công Thương cho biết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2021/2022 sẽ đạt mức kỷ lục 519,3 triệu tấn, tăng khoảng 4 triệu tấn so với niên vụ trước, Trong khi mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2021/2022 dự báo tăng đến 9 triệu tấn đạt 520 triệu tấn trong năm 2021/2022. Thương mại gạo toàn cầu tăng 3 triệu tấn và đạt mức 53,4 triệu tấn.

    Về nguồn cung, mặc dầu các quốc gia xuất khẩu gạo lớn là Ấn Độ, Thái Lan cho biết sẽ tăng sản lượng gạo xuất khẩu, Campuchia cũng dự kiến xuất khẩu 800.000 tấn gạo. Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung là do xung đột giữa Nga-Ukraine, nguồn cung vật tư đầu vào như khí đốt, phân bón bị đứt gãy; vận chuyển quốc tế bị hạn chế. Cùng với đó các quốc gia xuất khẩu lương thực lớn như Ấn Độ cũng đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu càng làm cho nguồn cung lương thực căng thẳng hơn.

    Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo nhận định của Bộ Công Thương, với việc Philippines điều chỉnh mức nhập khẩu gạo từ 2,5 triệu tấn lên 2,9 triệu tấn; Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu gạo nhiều hơn (do mất mùa, giá gạo trong nước cao hơn nhập khẩu) và một số thị trường khác cũng có nhu cầu nhập khẩu gạo cao nên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang rộng mở.

    Mặc dù xuất khẩu gạo đang trên đà thuận lợi nhưng trong nhiều ngày qua giá lúa tại các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đi ngang.Theo lý giải của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì không chỉ nông dân mà doanh nghiệp cũng đang chịu nhiều áp lực khi chi phí đầu vào tăng cao, đáng quan tâm là cước vận chuyển quốc tế vẫn chưa hạ nhiệt. Chí phí đầu vào tăng, đầu ra khó tăng do bị cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác. Do vậy mà doanh nghiệp chưa thể tăng giá mua nguyên liệu đầu vào được trong thời gian này.

    Theo ông Nam, Chủ tịch VFA để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, qua đó nâng cao thu nhập cho cả chuỗi sản xuất trong đó có nông dân trồng lúa thì ngành lúa gạo cần tái cơ cấu theo hướng giảm sản lượng nhưng phải tăng giá trị xuất khẩu.

    Cụ thể là phải tập trung nhiều hơn cho phân khúc gạo thơm, gạo hữu cơ, gạo dinh dưỡng, bởi vì hiện nay phân khức gạo trắng đang bị cạnh tranh rất lớn bởi các quốc gia chuyên sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “giảm sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm còn khoảng 4 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu phải cao hơn so với hiện nay.
    daccuong_htValenhu thích bài này.
  8. Valenhu

    Valenhu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/01/2021
    Đã được thích:
    1.807
    LTG tăng tốt quá, @};-@};-@};-TAR cũng được nhờ
  9. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.788
    Thái Lan muốn mua gạo Việt Nam
    07-06-2022 07:15:00+07:00

    1 giờ trước
    Nếu các công ty Việt Nam thâm nhập vào thị trường Thái Lan và khai thác thành công phân khúc sản phẩm gạo chế biến sẽ nâng được vị thế hạt gạo nước ta.

    Nhiều công ty của Việt Nam cho biết dù Thái Lan rất mạnh về gạo và nằm trong nhóm nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng họ đang muốn mua gạo từ nước ta. Đây là tín hiệu tốt để gạo Việt có cơ hội thâm nhập mạnh vào thị trường Thái Lan cũng như nhiều thị trường khó tính khác.

    Người Thái thích ăn gạo Việt

    Bà Huỳnh Mộng Thúy, Trưởng Phòng kinh doanh Công ty TNHH Gạo Hoa Sen (Lotus Rice), thông tin: Mới đây, bà có dịp đến Thái Lan để tìm hiểu về thị trường và nhận thấy tại một số siêu thị, gạo của Việt Nam vẫn chưa hiện diện. Khó khăn của nhà xuất khẩu Việt khi bán gạo sang Thái Lan là do tính tương đồng về sản phẩm và mức thuế cao 50%. Đặc biệt, gạo Thái Lan nổi tiếng thế giới về chất lượng, giá cả tốt, tổ chức quảng bá hiệu quả.

    https://image.*********.vn/2022/06/07/vietstock_s_thai-lan-muon-mua-gao-viet-nam_20220607065055.png
    Hiện chưa có nhiều công ty Việt nghiên cứu, đầu tư, chế biến sâu để mang lại giá trị gia tăng cho hạt gạo. Ảnh: TU

    “Tuy nhiên, thực tế một số công ty Thái Lan đã nhập khẩu gạo của Việt Nam nhưng chỉ với sản phẩm gạo đặc thù rồi chế biến lại, tung ra thị trường dưới thương hiệu riêng của mình. Thị trường Thái Lan có thế mạnh về gạo nhưng sau dịch COVID-19, người dùng hướng đến sản phẩm tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, hiện nay nhà nhập khẩu Thái Lan rất tha thiết muốn mua gạo chất lượng cao cấp của Việt Nam như gạo hữu cơ đạt tiêu chuẩn EU, USDA…” - bà Thúy phân tích.

    Bên cạnh đó, lãnh đạo Lotus Rice cũng nhận xét người dân Thái Lan chuộng các sản phẩm được “công nghệ hóa” nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, sự tiện lợi, nhanh gọn lẹ. Ví dụ tại Thái Lan có những sản phẩm từ gạo được chế biến thành món ăn nhanh như cơm ăn liền được tẩm vị sầu riêng, vị chuối. Sau khi cho vào lò vi sóng vài phút có thể dùng ngay.

    Cùng nhìn nhận trên, ông Lê Bá Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Pacific Foods, khẳng định Thái Lan lâu nay vẫn mua gạo và nước mắm của Việt Nam về chế biến lại theo công thức của họ. Ngược lại, các nhà xuất khẩu Việt lại e ngại khi nghĩ rằng người dân Thái Lan không ưa chuộng sản phẩm Việt Nam nên không đi xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Song gần đây, một số công ty Việt Nam đã mạnh dạn tiếp cận thị trường Thái Lan.

    “Thị trường Thái Lan muốn tiêu thụ gạo cao cấp của Việt Nam là cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt. Thái Lan cũng mua gạo để xuất đi các nước khác khi những thị trường đó có nhu cầu ăn gạo cao cấp của Việt Nam” - chủ tịch Pacific Foods khẳng định.

    Gạo Việt tự tin cạnh tranh gạo Thái Lan

    Ông Nguyễn Thành Huy, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, nhận định: Tiềm năng của thị trường gạo tại Thái Lan còn khá lớn. Ngành du lịch là một trong những yếu tố thúc đẩy mức tiêu thụ tăng khi Thái Lan dự báo năm nay đón 5 triệu lượt khách và sang năm đón 20 triệu lượt khách.

    Tuy nhiên, các công ty Việt cần nghiên cứu các nhóm sản phẩm mà người Thái Lan quan tâm là gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ, thực phẩm chế biến sẵn từ gạo... “Người Thái Lan ưa chuộng các sản phẩm gạo hạt mềm, giàu dinh dưỡng, mùi hương đặc trưng, dễ dàng chế biến, tiết kiệm thời gian…” - ông Huy gợi ý.

    Tổng giám đốc Cỏ May Group Phạm Minh Thiện nói hiện gạo của công ty đã xuất khẩu sang Úc, Hàn Quốc, Pháp… Tất cả đều mang thương hiệu Cỏ May với giá bán đều trên 1.000 USD/tấn. Cơ hội để gạo Việt xuất hiện ở thị trường Thái Lan là có nhưng sẽ cạnh tranh rất khốc liệt.

    Thái Lan xuất khẩu và bán được gạo cho thị trường Việt Nam thì

    các công ty Việt cũng làm được.

    “Gạo Long Châu của chúng tôi có thể cạnh tranh bán bằng giá với gạo Thái Lan. Tuy nhiên, tôi lo ngại về sự đón nhận của thị trường nên chỉ dám bán với giá thấp hơn gạo Thái Lan” - ông Thiện thừa nhận.

    Tương tự, đại diện Lotus Rice nói hiện nay các công ty Việt đi sau Thái Lan khi chỉ dừng lại ở việc chế biến gạo thành món ăn nhanh với cơm chiên dương châu, cơm kim chi. Vì vậy, nếu gạo Việt thâm nhập vào thị trường bán lẻ Thái Lan và khai thác thành công phân khúc sản phẩm gạo chế biến sẽ nâng giá trị gạo Việt. Thái Lan xuất khẩu và bán được gạo cho thị trường Việt Nam thì các công ty Việt cũng làm được.

    Tuy vậy, nhiều công ty gạo khuyến nghị muốn xuất khẩu sang Thái Lan, các công ty Việt nên đa dạng hóa về quy cách sản phẩm, tăng tính sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và phù hợp với đời sống hiện tại. Cụ thể, người dùng Thái Lan không có nhiều thời gian nấu ăn nên họ thường mua sản phẩm ăn liền. Mặt khác, các công ty Việt cần chú trọng nhiều hơn nhằm đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng gạo để xuất khẩu thuận lợi.

    Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết những năm qua gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam được xuất khẩu sang khu vực ASEAN. Sản phẩm gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei. Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

    “Tôi cho rằng ngành gạo cần rà soát nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường. Trong đó cần xác định rõ những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp và gạo thơm để có giải pháp phù hợp” - bà Thủy nói.•

    Không dám mạo hiểm vì suốt ngày lo “cơm áo gạo tiền”

    Tổng giám đốc Cỏ May Group Phạm Minh Thiện nhìn nhận việc người Thái Lan muốn ăn gạo ngon của Việt Nam là tín hiệu đáng mừng cho gạo Việt. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều công ty Việt nghiên cứu, đầu tư, chế biến sâu để mang lại giá trị gia tăng cho cây lúa, hạt gạo.

    Đại đa số công ty Việt đều làm lúa để lấy gạo, xây nhà máy để làm ra hạt gạo rồi bán đến tay khách hàng. “Ngay cả Công ty Cỏ May cũng loay hoay với việc làm sao đảm bảo chất lượng hạt gạo, chống mối, chống mọt…” - ông Thiện nói.

    Vị lãnh đạo Cỏ May Group cũng thừa nhận các công ty Việt suốt ngày lo “cơm áo gạo tiền”, không đủ thời gian và công sức để tìm hướng phát triển mới cho thị trường gạo. Mặt khác, việc đổi mới sáng tạo chưa chắc đã thành công, chưa kể để làm được đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn nhưng khả năng của các công ty Việt chưa mạnh nên rất rủi ro. Vì vậy, nếu có sự đồng hành của cơ quan nhà nước để thấy sự rủi ro được chia sẻ nhiều thì các công ty Việt sẽ mạnh dạn đầu tư, đổi mới, tìm thị trường mới.
    https://*********.vn/2022/06/thai-lan-muon-mua-gao-viet-nam-768-970697.htm
    --- Gộp bài viết, 07/06/2022, Bài cũ: 07/06/2022 ---
    Theo số liệu từ Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong tháng 5 tăng gần gấp đôi so với mức bình quân của 4 tháng đầu năm. Với nhu cầu mua gạo của các thị trường đang tăng, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm.
    --- Gộp bài viết, 07/06/2022 ---
    TAR, PAN trần. LTG lên mạnh nào
    daccuong_ht thích bài này.
  10. PayBackTime86

    PayBackTime86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2020
    Đã được thích:
    9.192
    Mong cho LTG nó vượt đỉnh . Ko lại mang tiếng lùa gà. =))
    nguyenkhanh7x, UmiHYhatdauxanh thích bài này.

Chia sẻ trang này