1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

LTG Hành trình nhiều tỷ đô của ông trùm lúa gạo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dongnuoc2021, 27/05/2022.

5113 người đang online, trong đó có 398 thành viên. 16:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 50819 lượt đọc và 177 bài trả lời
  1. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    Phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL
    Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng các địa phương xây dựng đề án sản xuất 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để phục vụ xuất khẩu.

    [​IMG]
    Phát triển 1 triệu héc ta sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh
    Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

    Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng đề án sản xuất bền vững 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở vùng ĐBSCL. Việc này nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến xuất khẩu.

    Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ và các cơ quan liên quan trình quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ để triển khai Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội. Tổ chức hoạt động điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.

    Thêm vào đó là nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo, hỗ trợ thỏa đáng cho các địa phương, hộ nông dân giữ ổn định đất trồng lúa, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa địa phương phát triển công nghiệp với địa phương chuyên trồng lúa.

    Trong chỉ thị, người đứng đầu Chính phủ đánh giá ĐBSCL là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước, có đóng góp 31,37% GDP toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

    Chính phủ đặt mục tiêu, trong thời gian tới sẽ phát triển ĐBSCL nhanh, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp sinh thái; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp dự trên cơ sở phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

    Trong chỉ thị này, Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa địa phương phát triển công nghiệp với địa phương chuyên trồng lúa…

    Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 968.436 tấn gạo trắng, 829.051 tấn gạo thơm, 199.635 tấn gạo nếp, 43.994 tấn gạo giống Nhật, 15.851 tấn gạo lứt, 1.000 tấn gạo đồ và các loại khác khoảng 1.000 tấn.

    Liên quan đến vùng ĐBSCL, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030.

    Trong đó, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan và UBND các địa phương ĐBSCL chuẩn bị tổ chức hội nghị này.
  2. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    LTG: Lộc Trời đề xuất dự án lúa gạo chất lượng cao vào Quy hoạch ĐBSCL
    Khoảng 2 tiếng
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (11)
    [​IMG]

    Theo Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, nếu làm tốt theo quy hoạch, xây dựng và vận hành dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo tư duy kinh tế ngành thì chắc chắn sẽ tạo ra sự đột phá có tính bước ngoặt cho nền kinh tế lúa gạo.

    Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030 sáng 21/6, ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời đã đề xuất dự án lúa gạo chất lượng cao vào Quy hoạch ĐBSCL. Theo ông, dự án này sẽ góp phần quan trọng vào an ninh lương thực, đời sống người nông dân trồng lúa ngày càng được nâng cao, nông thôn ngày càng văn minh và ngày càng đáng sống hơn.

    Đồng thời còn góp phần đáng kể vào chương trình trung hoà khí thải mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết tại hội nghị COP26. Lãnh đạo Lộc Trời cũng đề xuất được tham gia xây dựng và vận hành dự án này, với những thế mạnh riêng của doanh nghiệp mình.

    Theo đó, Lộc Trời tham gia hoạt động chuyên ngành nông nghiệp đã 29 năm với số lượng nhân viên gần 4.000 người, trong đó có đội ngũ "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm – PV) gồm 1.300 kỹ thuật viên nông nghiệp, được nông dân tin yêu thông qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mùa vụ và luôn sát cánh với bà con trên từng mảnh vườn ruộng.

    Năng lực nghiên cứu khoa học của công ty có Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời, với sự tham gia cơ hữu và hợp tác của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, tự nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu để tìm ra các giống cây trồng phù hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng đất đồng thời được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

    Lộc Trời cũng có năng lực xử lý mùa vụ, đảm bảo năng suất cây trồng và tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường tiêu thụ. Tập đoàn thực hiện các dịch vụ bao sâu bệnh, bao năng suất và bao lợi nhuận cho nông dân trong các Hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất với Lộc Trời.

    Hiện nay Lộc Trời đang tổ chức sản xuất trên diện tích gần 1 triệu ha lúa và rau màu, thể hiện năng lực tổ chức sản xuất lớn. Đặc biệt ở An Giang, Lộc Trời ký thoả thuận với tỉnh tổ chức sản xuất và bao tiêu 110.000 ha trong năm 2022. Lộc Trời cũng đã đạt được thoả thuận với tỉnh Kiên Giang trong việc tổ chức sản xuất và bao tiêu lúa của nông dân toàn tỉnh. Lộc Trời hiện có hơn 100 máy nông nghiệp và hơn 200 thiết bị bay không người lái phục vụ sạ giống, bón phân và phun thuốc.

    Bên cạnh đó, Lộc Trời còn là đơn vị đầu tiên đạt được chứng nhận cao nhất về trồng lúa bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, thông qua việc áp dụng quy trình canh tác lúa bền vững do Liên Hợp Quốc ban hành, đó là tiêu chuẩn SRP. Số điểm tối đa của tiêu chuẩn trồng lúa bền vững SRP là 100 và Lộc trời liên tục đạt điểm tuyệt đối trong 3 năm, từ 2020-2022. Lực lượng huấn luyện viên SRP được đào tạo và được cấp chứng chỉ quốc tế của Lộc Trời là hơn 100 người, thường xuyên thực hành trên đồng ruộng cùng với bà con nông dân.

    [​IMG]

    Lộc Trời là đơn vị xuất khẩu gạo lớn.

    Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL

    Trong khi đó, vốn là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước; ĐBSCL đang đóng góp 31,37% GDP toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu; đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

    Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ tác động của biến đổi khí hậu, khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn; cơ sở hạ tầng còn bất cập trước yêu cầu sản xuất quy mô lớn, thiếu hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp; biến động thị trường khó lường với xu thế tiêu dùng xanh đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn ngày càng cao.

    Trong Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 18/6/2022 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND TP Cần Thơ và các cơ quan liên quan khẩn trương trình Thủ tướng quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

    Bên cạnh đó, xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu.

    Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo, hỗ trợ thỏa đáng cho các địa phương, hộ nông dân giữ ổn định đất trồng lúa, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa địa phương phát triển công nghiệp với địa phương chuyên trồng lúa.

    "Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Văn phòng Điều phối Nông nghiệp, Nông thôn vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ đã đi vào hoạt động. Văn phòng đang thực hiện vai trò điều phối tích hợp thông tin nông nghiệp cấp vùng thông qua số hoá các cơ sở dữ liệu, công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hoá vùng nguyên liệu, chuẩn hoá quy trình sản xuất; kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; hình thành chuỗi ngành hàng thông qua các hiệp hội ngành hàng bắt đầu từ chuỗi lúa gạo, hỗ trợ nâng cao chất lượng hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ; điều phối vận hành các công trình thuỷ lợi đảm bảo đồng bộ toàn hệ thống.

    Ngoài ra, cũng sẽ hỗ trợ điều phối các dự án tài trợ quốc tế có tính liên tỉnh, liên vùng, kết hợp hài hoà giữa đầu tư công trình và các giải pháp phi công trình, mở ra không gian kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tích cực đàm phán, kêu gọi các dự án đầu tư hạ tầng logistic nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chuỗi kho lạnh bảo quản nông sản cấp độ liên huyện, liên tỉnh dọc theo sông Hậu và sông Tiền."
  3. chienbinhphowall

    chienbinhphowall Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/08/2016
    Đã được thích:
    632
    Giảm manh mạnh thêm đi còn múc nào....
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  4. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    Khoảng 500 tấn gạo mang thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang thị trường châu Âu. Đây được xem là cột mốc quan trọng của chuỗi ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

    [​IMG]
    Gạo mang thương hiệu của doanh nghiệp Việt xuất sang châu Âu. Ảnh: LTG
    Thông tin từ Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho biết, khoảng 500 tấn gạo mang thương hiệu “Cơm ViệtNam Rice” vừa được công ty giao trong tháng 6 vừa qua sẽ tới Đức, Hà Lan và Pháp trong tháng 7 này.

    Trong đó, lô hàng có chủng loại gạo thơm là chủ yếu, bao gồm gạo thơm Lộc Trời 28- loại gạo đã được chứng nhận đạt giải nhất tại Hội nghị thương mại gạo đại lục lần thứ 5 được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2018
    hatdauxanhUmiHY thích bài này.
  5. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.787
    Nay bị đạp mạnh quá
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  6. BiBi140683

    BiBi140683 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/10/2021
    Đã được thích:
    4.341
    Bọn Short lại lộng hành! Chứng tỏ quản lý yếu kém quá!
  7. dongsongbac09

    dongsongbac09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/05/2013
    Đã được thích:
    2.273
    LTG đang xây nền tảng cho mục tiêu tỷ đô.
    2021 tạo tiền đề
    2022 toạ nền móng.
    2023 bắt đầu đột phá.
  8. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    2022 chia tay Syngenta LTG không những không yếu đi mà con mạnh lên
    - LN mãng thuốc tăng dù doanh thu giảm
    - Dthu mãng gạo tăng mạnh, LNG cũng khá lên
    Có thể nói từ 2023 LTG sẽ đi lên sau khi thay máu thành công
  9. herolove

    herolove Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    4.505
    Cẩn thận:
    năm 2022: Có khoảng chênh lệch tỷ giá=> Bù đáp LN
    năm 2022: Có khoảng giảm quỹ lương=> Bù đáp LN
    năm 2022: Có khoảng hoàn nhập dự phòng=> Bù đáp LN

    Năm 2023: Càng xuất khẩu càng lỗ (Hợp đồng bán đã ký; mà giá lúa đang lên...)
    Năm 2023: Ổn định tỷ giá
    Năm 2023: Lãi vay tăng cao đột biến
    chuki thích bài này.
  10. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    Làm gì cũng có rủi ro mà.
    Bank cho LTG vay mấy nghìn tỷ LS chưa tới 6% rủi ro cực lớn :D

Chia sẻ trang này