lúc này em chả biết nói gì! Chỉ biết chia buồn các chú thứ 2 CP chưa về tài khoản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chienthanXXX, 10/04/2009.

4798 người đang online, trong đó có 505 thành viên. 18:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6027 lượt đọc và 98 bài trả lời
  1. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Nhận định tuần từ 13/4 đến 17/4/2009



    Tuần qua đã có phiên điều chỉnh và thị trường tiếp tục đi lên đúng như dự đoán. Với những diễn biến của thị trường tôi cho rằng tuần tới tiếp tục là tuần tăng điểm.

    Tuy nhiên đo độ dài của chu kỳ tăng giá tôi cho rằng thị trường lại có khả năng điều chỉnh sau 4 phiên giao dịch tới.

    Xét về mặt kỹ thuật: nhìn vào mô hình giá lên này có nhiều khả năng Vn-index tuy lưỡng lự nhưng sẽ vượt qua 350 điểm.

    Xét về các yếu tố cơ bản và tâm lý tôi cho rằng có căn cứ để Vn-index điều chỉnh sâu trước việc báo cáo quý I của các công ty niêm yết sắp được công bố và kết quả kinh doanh không thực sự khả quan sẽ ít nhiều tác động đến tâm lý và kéo nhà đầu tư trở lại với thực tế cùng với áp lực chốt lời khi VNI đã tăng được 38% ( kể từ đáy 235.5 điểm )

    Tóm lại, tôi cho rằng tuần sau Vn-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và có thể có điều chỉnh vào cuối tuần. Và tôi cho rằng không nên tiếp tục vào thị trường trong tuần sau bởi rủi ro của ngày T+4 và ngày công bố báo cáo tài chính quý I của các công ty niêm yết đang tới gần.



    Nguyễn Thị Thu Hà

    (Trưởng phòng phân tích chứng khoán Đại Dương)
  2. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Thứ Sáu, 10/04/2009, 19:19

    Tuần 6-10/4/2009: Vượt qua tuần căng thẳng, giá chứng khoán vẫn ?ocưỡi sóng?

    A. Thông tin và biến động vĩ mô

    I. Tình hình kinh tế tài chính thế giới

    Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc khủng hoảng nhưng cũng là nước đi tiên phong, mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến vượt qua suy thoái và phục hồi nền kinh tế. Nỗ lực đã được đền đáp tại Hội nghị G20 khi kế hoạch kích thích thương mại trị giá 1,100 tỷ USD được thông qua. Mỹ vừa qua còn thể hiện quyết tâm của mình khi tuyên bố sẽ sử dụng tất cả công cụ để bình ổn các thị trường và thể chế tài chính.

    Mặc dù kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ tăng trưởng trở lại vào cuối năm nay, nhưng các chuyên gia cảnh báo Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ tiếp nếu các chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn tới lạm phát tăng mạnh.

    Khó ai có thể thoát khỏi tác động của cuộc khủng hoảng lần này, đó là điều chắc chắn. Nhiều công ty địa ốc Trung Quốc đã và sẽ sớm rơi vào cảnh vỡ nợ, nguy hiểm hơn, không ít thỏa thuận đã ký kết giữa các công ty này với các quỹ đầu tư và ngân hàng lớn của Mỹ. Điều này có khả năng làm cho khủng hoảng tài chính ở Mỹ càng thêm trầm trọng và kéo dài hơn nữa.

    Một số dấu hiệu tích cực về sự phục hồi đã xuất hiện nhưng các khó khăn vẫn là mối quan tâm lớn nhất. Niềm vui quay trở lại ngành ô tô khi Ford cho biết họ đã hoàn thành đợt mua lại trái phiếu công ty từ các cổ đông, giúp giảm 9.9 tỷ USD trong tổng khoản nợ 25.8 tỷ USD. Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn khi General Motors (GM) cho biết hãng sẵn sàng các thủ tục phá sản. Nếu điều đó xảy ra thì đây không chỉ là một thảm họa của ngành công nghiệp ô tô mà còn để lại nhiều hệ lụy về xã hội.

    Khủng hoảng và suy thoái dường như tồi tệ hơn dự tính khi các nước liên tục phải điều chỉnh giảm mục tiêu kinh tế. Trong dự báo mới nhất, FED cho rằng trong nửa cuối năm 2009, GDP của Mỹ sẽ không thay đổi và chỉ tăng chậm vào năm sau. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh cho rằng kinh tế nước này sẽ giảm 3% trong năm 2009, cao hơn 3 lần so với ước đoán trong báo cáo dự thảo ngân sách mà chính phủ đưa ra hồi tháng 11/08.

    Thế giới vẫn miên man trong các gói cứu trợ và giải pháp kích cầu

    Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm của khu vực EU và hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự vực dậy, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) buộc phải giảm lãi suất cơ bản đồng Euro thêm 25 điểm phần trăm, từ 1.5% xuống còn 1.25%/năm. Chính sách này hy vọng sẽ bơm thêm tiền và đưa nền kinh tế khu vực thoát ra khỏi suy thoái.

    Các nước đang phát triển vừa có thêm niềm hy vọng khi G20 cho biết IMF sẽ dành 300 tỷ USD trong gói 1,100 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển theo hình thức ODA.

    Sau cam kết cung cấp gói kích thích lên tới 1,100 tỷ USD của G20, Nhật Bản là nước tiên phong khi bơm thêm hơn 15,400 tỷ yên (145 tỷ USD) để kích thích kinh tế, chủ yếu là trợ giá và giảm thuế. Gói kích cầu lần này tương đương 3,1% GDP của Nhật và sẽ đưa tổng giá trị các kế hoạch kích thích kinh tế của Nhật lên mức 27.000 tỷ yên.

    Lợi dụng vị thế của Mỹ yếu đi, Trung Quốc đang từng bước thực hiện các biện pháp để làm tăng vai trò của mình. Trung Quốc một mặt vận động đưa đồng CNY vào rổ tính SDR và thúc đẩy SDR thay thế dần USD trong vai trò đồng tiền dự trữ quốc tế. Mặt khác, nước này bắt đầu triển khai các swap lines với một số nước đang phát triển có quan hệ thương mại với mình và khuyến khích các nước dùng đồng nhân dân tệ như một đồng tiền thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì đồng USD rất khó để hạ bệ cũng như vị thế của kinh tế Mỹ vẫn còn rất vững vàng ở ngôi vị số 1.

    Chưa có quốc gia nào trong lịch sử, kể cả Mỹ, thu được phần lợi lớn hơn khi ?ochơi? với Trung Quốc. Sự ?odại khờ? của châu Phi vừa qua đã phải trả giá. Chính phủ các nước này giờ đây đã khá muộn màng khi nhận ra rằng các thỏa thuận với Trung Quốc thực chất là những món nợ có hại cho thu nhập trong tương lai, và tình trạng giá khoáng sản giảm sút có thể làm tăng gánh nợ nần trên vai họ.

    Thị trường chứng khoán thế giới

    Sự trượt dài trong 2 phiên giao dịch đầu tuần đã chấm dứt chuỗi 4 ngày tăng điểm liên tiếp trước đó của chứng khoán Mỹ. Sự giảm điểm này được giải thích là do những nhận định bi quan của các chuyên gia cũng như mối lo ngại của các nhà đầu tư về sức khỏe của hệ thống ngân hàng và khả năng đổ vỡ của thương vụ tiếp quản Tập đoàn công nghệ Sun Microsystems. Triển vọng kết quả kinh doanh cũng là tác nhân chính đẩy thị trường đi xuống. Quý 1/2009, số công ty Mỹ giảm cổ tức tăng kỷ lục và số công ty tăng cổ tức cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1955.

    Tuy nhiên, gần giống kịch bản tuần trước, sau khi giảm điểm vào đầu tuần, chứng khoán Mỹ có cú lội ngược dòng ấn tượng trong những phiên sau đó nhờ thông tin Chính phủ đang tiến hành hỗ trợ các nhà bảo hiểm nhân thọ. Mặt khác, niềm lạc quan về chi tiêu tiêu dùng tăng lên sau khi Tập đoàn bán lẻ Bed Bath & Beyond công bố lợi nhuận kinh doanh khả quan trong quý 1. Ngoài ra, ngân hàng Wells Fargo đã ?ogây sốc? đối với Phố Wall khi đưa ra dự báo lợi nhuận của họ trong quý 1/2009 vượt ngoài mong đợi (ước đạt 3 tỷ USD), đã tiếp thêm sinh lực cho chứng khoán Mỹ đi lên.

    Thị trường vàng, dầu

    Dư âm của kết quả đạt được từ Hội nghị G20 và sự tăng điểm ấn tượng của chứng khoán trong tuần qua có lẽ đã làm cho vàng bị "lép vế". Giá vàng vẫn duy trì quanh mức 880 USD/oz và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhiều khả năng giá vàng tiếp tục đi xuống, tuy nhiên xu hướng này khó có thể kéo dài vì vẫn còn đó các rủi ro trong nền kinh tế.

    Nguồn: OPEC

    Áp lực cắt giảm sản lượng của OPEC và kết quả khả quan của hội nghị G20 giúp giá dầu tuần này đạt mức cao so với thời gian trước. Mức giá hiện nay có thể tiếp tục được duy trì thậm chí tăng thêm do những tín hiệu lạc quan trong nền kinh tế. Tuy vậy, trong một diễn biến đáng chú ý, đà tăng khá mạnh của giá dầu từ đầu tháng đến ngày 6/4 đã bị chặn đứng bởi thông tin dự trữ xăng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng và suy thoái đang kiềm chế tiêu thụ.

    II. Tình hình kinh tế tài chính trong nước

    Tiếp theo gói kích thích kinh tế 17 nghìn tỷ đồng đang được triển khai, Chính phủ tiếp tục tung ra gói kích thích kinh tế thứ hai. Gói kích thích kinh tế này cũng cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng. Với khoảng thời gian tương đối dài, áp lực trả nợ trở nên nhẹ nhàng hơn, doanh nghiệp có thể yên tâm thực thi các dự án cũng như ổn định sản xuất kinh doanh.

    Tuy nhiên, vấn đề tồn tại đó là tiền được đưa vào nhanh và mạnh nhưng vấn đề cải cách về luật, tổ chức quản lý cũng như phương thức sản xuất hầu như chưa được đề cập đến. Các tồn tại này có thể sẽ làm mất tác dụng của các gói hỗ trợ, thậm chí nảy sinh tiêu cực và để lại nhiều hệ quả không mong muốn.

    Khó khăn nhiều hơn dự đoán, sau khi đưa ra gói kích thích kinh tế thứ hai, Chính phủ đã thận trọng hạ chỉ tiêu tăng trưởng năm 2009 xuống còn 5%. Trong bối cảnh nhu cầu thế giới suy giảm và Việt Nam lại là một nước phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu nên sự điều chỉnh giảm này là hợp lý nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

    Sự tấn công của các tập đoàn hùng hậu nước ngoài đang là mối lo lớn của các doanh nghiệp trong nước. Với lợi thế về nguồn tài chính và kinh nghiệm ?ochinh chiến?, những nhà bán lẻ nước ngoài đang hiện diện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam. Mối nguy từ hàng Trung Quốc vẫn chưa tan thì nay hàng Thái đang trở thành mối đe dọa mới và có thể còn mạnh mẽ hơn. Hàng Thái có chất lượng tốt và chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng hơn nhiều so với hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Số liệu công bố cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan vào Việt Nam đạt 200 triệu USD.

    Giới công viên chức vừa đón nhận một tin vui khi Chính phủ ban hành quyết định tăng lương vào ngày 6/4 vừa qua. Từ ngày 1/5/2009, mức lương tối thiểu chung cho công viên chức là 650,000 đồng/tháng. Theo kinh nghiệm từ những lần trước đây, các đợt tăng lương luôn đi kèm theo làn sóng tăng giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức cầu sụt giảm, lạm phát thấp hiện nay thì nguy cơ về tăng giá không quá lo ngại.

    Theo thông tin công bố, giải ngân xây dựng cơ bản đạt cao nhất từ trước đến nay. Quý 1/2009 đã giải ngân 1,216 tỷ đồng tại các dự án xây dựng công trình giao thông nguồn vốn Nhà nước. Chi tiêu xây dựng cơ bản là một biện pháp kích cầu, tạo công ăn việc làm. Mặt khác, hạ tầng cơ bản vẫn là điểm yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế, vì thế, việc rót tiền vào đây luôn được cho là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên vấn đề thực thi luôn là điều nhức nhối với ngành xây dựng. Những dự án xây dựng dễ xảy ra nạn tham nhũng và hậu quả mà các sản phẩm tồi để lại thì khôn lường.

    Về vụ kiện bán phá giá túi PE, phía Việt Nam đã thuê công ty luật Hoa Kỳ kháng kiện. Vụ kiện này tuy không lớn về kim ngạch xuất khẩu nhưng có tầm quan trọng đặc biệt. Vì đây là vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên đối với Việt Nam, có nguy cơ trở thành tiền lệ cho các vụ kiện chống trợ cấp trong tương lai, nhằm vào các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam như dệt may, giày dép.
  3. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    B. Diễn biến VN-Index:

    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau ngày nghỉ bù lễ giỗ Tổ đã gặp phải ngưỡng cản mạnh và rất vất vả để vượt qua mốc 320 điểm. Kết thúc tuần giao dịch sôi động, Sở GDCK TPHCM (HoSE) có với số phiên tăng mạnh và điều chỉnh giảm bằng nhau. VN-Index mở đầu tuần mới suôn sẻ nhờ tiếp nối đà hưng phấn trong tuần trước. Nhưng sau đó chỉ số này phải điều chỉnh giảm 2 phiên liên tiếp trước khi đóng cửa tuần tăng mạnh trở lại mức 325.05 điểm, cao hơn cuối tuần trước 14.77 điểm (tương ứng tăng 4.76%). Điểm nhấn trong tuần là việc khối lượng giao dịch tiếp tục tăng vượt trội, bình quân mỗi phiên đạt trên 40.54 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị hơn 915 tỷ đồng.

    Đây quả là tuần giao dịch đầy căng thẳng và gây nhiều ngạc nhiên cho giới đầu tư. Thị trường dao động mạnh và liên tục đổi chiều trong phiên tạo nên sự hấp dẫn cũng như mở ra cơ hội, thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh các kênh đầu tư đều cùng có những rủi ro nhất định thì tín hiệu tích cực từ TTCK thật sự lôi cuốn được giới đầu tư. Dòng tiền chảy về kênh này ngày càng nhiều và một minh chứng sinh động là cuộc ?ochạy đua? chào đón khách của các CTCK gần đây cũng như dấu hiệu quá tải lệnh đặt cho sàn Hà Nội tại một số CTCK.

    TTCK là thị trường của niềm tin và khi niềm tin trở lại cùng sự hưng phấn và kỳ vọng của nhiều người, khả năng xuất hiện đợt sóng tăng giá không phải phi hiện thực. Điều này phần nào giải thích cho chu kỳ tăng giá tiếp diễn phiên đầu tuần dù chứng khoán Mỹ đã giảm trước đó. Tuy nhiên, do gặp ngưỡng kháng cự mạnh tại vùng 320 điểm, VN-Index bắt đầu điều chỉnh với lượng giao dịch cực lớn.

    Nổi bật nhất là ngày 8/4 khi lượng khớp lệnh lên đến hơn 55 triệu đơn vị, mức cao nhất từ ngày thành lập TTCK Việt Nam đến nay. Con số này đã gây nhiều nghi ngại và bất ngờ do mức kỷ lục này vượt quá xa các kỷ lục từng thiết lập. Tương ứng với lượng chuyển nhượng thành công này là hơn 78 triệu đơn vị đặt mua và gần 82 triệu đơn vị đặt bán. Một dòng tiền thực sự ?okhổng lồ? trong điều kiện hiện nay đã và đang lay chuyển sự ?osợ hãi? sang ?olòng tham?. Hẳn không ai muốn ?olỡ tàu? và điều đó đã giúp VN-Index trở lại xu hướng tăng sau tuần giao dịch giằng co quyết liệt.

    Nhìn chung, tuần qua có thời điểm bên bán thắng thế áp đảo và tưởng chừng như thị trường có thể điều chỉnh sâu hơn nữa, nhưng lực cầu thực sự mạnh mẽ và đầy quyết tâm đã không chịu ?okhuất phục? khiến cho phía cung hàng dần ?ochùn tay?. Diễn biến thuận lợi từ chứng khoán thế giới cũng là một trong những động lực giúp thị trường trở lại tăng điểm mạnh vào phiên cuối tuần. Lượng đặt bán cao nhất vào ngày 8/4 sau đó giảm dần và có dấu hiệu ?okhan hàng? trên nhiều mã chứng khoán phiên Thứ Sáu. Không khí sôi động lan tỏa từ sàn chứng khoán đến từng màn hình máy tính của mỗi nhà đầu tư. Niềm hân hoan chào đón thị trường khởi sắc và sự phấn khích của giới đầu tư đã làm tan biến bầu không khí u ám lâu nay.

    Trong khi việc tăng điểm tuần trước có sự tham gia tích cực từ nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ thì lần tăng điểm này đến từ nhóm bluechips. Sự vững chắc từ khối cổ phiếu vốn hóa lớn như SSI, SAM, ITA, STB cùng việc ?otrở mình? của HAG giúp giữ vững niềm tin của nhóm mua vào trước những thời điểm giằng co mạnh mẽ. Lực cầu lớn luôn duy trì đều đặn tại nhóm này giúp VN-Index duy trì đà tăng điểm ngay trong tuần điều chỉnh.

    Tiêu biểu nhất phải kể đến SAM của Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom khi luôn có vài triệu đơn vị tranh mua ?otreo sẵn? mức giá trần trong khi không có dư bán trong những phiên giao dịch gần đây. Đáng nói hơn vào phiên cuối tuần có gần 10 triệu đơn vị tranh mua chỉ trong đợt khớp lệnh mở cửa! SAM trở thành một ?ohiện tượng? và là điển hình cho dấu hiệu ?okhan hàng? khi lượng đặt mua lên đến 31 triệu đơn vị và lượng khớp chỉ có 7.67 triệu đơn vị trong cả tuần này. Trong đó, phiên cuối tuần chưa đầy 200 ngàn đơn vị khớp lệnh.

    Để thị trường ?oleo dốc? bền vững và tăng mạnh không thể không kể đến ?ocông lao? của nhóm bluechips còn lại. SSI của Chứng khoán Sài Gòn cũng để lại nhiều ấn tượng khi phục hồi với độ dốc lên thẳng đứng. Mã này tăng giá liên tiếp từ 31/3 đến nay và tăng được 85.9% kể từ ngày 3/3/2009. Ngoài ra, tại các mã khác như ITA, REE, HAG, HPG? lượng cầu luôn duy trì mạnh và áp đảo lượng cung, sức bật tại các mã này giúp cho thị trường luôn sôi động và hấp dẫn. Đặc biệt, HAG của Hoàng Anh Gia Lai được xem là ?ochiến binh cuối cùng? trong nhóm cổ phiếu đầu tàu bứt phá tăng mạnh. HAG gần như chỉ bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 4 và có dư mua hàng triệu đơn vị phiên cuối tuần.

    Trong nhóm 10 mã tăng mạnh nhất trong tuần có 3 mã thuộc nhóm ngành vận tải (VTO, DDM và HTV) và 2 cổ phiếu thuộc nhóm ngành dệt may (GMC và TCM).

    Nhóm cổ phiếu vận tải thể hiện sự vững mạnh khi duy trì đà tăng điểm trong 2 tuần qua. DDM của Hàng hải Đông Đô đã tăng liên tục 9 phiên, trong đó 7 phiên tăng trần. Còn HTV của Vận tải Hà Tiên có 5 phiên tăng trần trong 7 phiên liên tiếp tăng. VTO của Vitaco cũng có đến 5 phiên tăng trần.

    Trong khi đó, nhóm ngành dệt may cũng có tuần giao dịch đầy hứng khởi và nổi bật. GMC của Garmex đang có 9 phiên tăng điểm kịch trần. TCM của Dệt Thành Công cũng có 8 phiên tăng điểm liên tiếp.

    Như vậy, đã có sự dịch chuyển nhóm ngành tăng điểm mạnh nhất thị trường, sự luân phiên này tạo cơ hội cho các cổ phiếu ở nhiều ngành thay đổi mức giá hiện tại. Thông thường, kỳ vọng vào sự phục hồi trở lại của nền kinh tế, người ta chú ý nhiều đến chỉ số chung của các cổ phiếu nhóm ngành vận chuyển. Điều này có thể phần nào giải thích cho việc tăng điểm mạnh mẽ trong thời gian gần đây của nhóm ngành vận tải. Ngoài ra, ngành dệt may cũng là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi xuất hiện thêm thông tin ngành dệt may có thể phục hồi sớm hơn những dự báo trước đó. Các thành viên trong Hiệp hội dệt may Đông Nam Á (Aftex) đều dự báo các đơn hàng sẽ tăng dần trở lại trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay.

    Ở phía đối lập, 10 mã giảm mạnh nhất so với cuối tuần trước chủ yếu là các cổ phiếu nhỏ và đã tăng nóng trong thời gian trước đó như TRI, SMC, MCV, DXP? Do đó, giới phân tích cho rằng các nhà đầu tư nắm giữ những mã này bán ra nhằm hiện thực hóa lợi nhuận là điều khó tránh khỏi.

    Nhìn chung, TTCK tuần này kết thúc trong niềm hân hoan của nhiều nhà đầu tư. Trước diễn biến khả quan từ chứng khoán thế giới, cùng niềm tin về đợt sóng tăng mới, nhiều nhà đầu tư đã tranh mua vào phiên cuối tuần. Lượng đặt mua phiên này vượt trên 100 triệu đơn vị, gấp hơn 3.5 lần lượng đặt bán. Sự lệch pha cung cầu và việc hạn chế cung hàng khiến cho khối lượng giao dịch giảm sút và đạt mức thấp nhất trong tuần. Những tín hiệu này cùng với đà hưng phấn trong mỗi nhà đầu tư cho phép hy vọng một con sóng sắp tới.

    Tuy VN-Index đang nằm dưới đường MA 50 cho thấy khả năng thị trường còn tiếp tục tăng trong khoảng thời gian tới. Nhưng RSI đang ở ngưỡng bán mạnh và việc chỉ số này điều chỉnh khi gặp ngưỡng 320 cho thấy mức kháng cự này khá vững chắc. Do đó, dù thị trường đang đổi xu hướng và có đà tăng điểm trong ngắn hạn, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng VN-Index sẽ còn test lại ngưỡng này sau khi có thể chạm đến ngưỡng 330 - 350 trong tuần tới.

    Đức Anh Hoàng Vy
  4. depgiai05

    depgiai05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Có một thực tế là quá nhiều (phần lớn?) nhà đầu tư đều đang khẳng định sẽ sớm vượt 350. Một bộ phận lạc quan cho rằng sẽ phi một mạch lên 4xx.

    Vậy, rõ ràng là càng để cổ thì khả năng thắng càng cao. Có hàng một phát là bị chộp ngay một khi VNI chưa đạt 350-360. Mong các bác cho ý kiến.


  5. chienthanXXX

    chienthanXXX Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2009
    Đã được thích:
    0

    Good morning, men!

    Một số chú cho rằng Morgan Stanley sẽ kiếm được lãi để trả tiền cho chính phủ Mỹ! nhưng thực ra là MS đang định bán trái phiếu (bonds) để trả nợ thôi!

    Theo chuẩn mực kế toán mới thì MS lỗ mịa nó rồi! lại còn sắp bị Stress Tests nữa chứ! DJ sớm tèo thôi

    Thứ 2 chạy nhanh thì thoát, ko thì kẹp nặng! anh khuyên thật lòng!




  6. asahi611

    asahi611 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý hưng phấn đẩy chứng khoán bứt phá

    Dấu hiệu hồi phục kinh tế chưa rõ ràng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết chưa được công bố, nhưng giới đầu tư đang hân hoan với nguồn tiền lớn tiếp tục đổ về chứng khoán.

    ADVERTISEMENT

    Khối lượng giao dịch bùng nổ trở thành tâm điểm của thị trường suốt cả tuần. Khởi đầu tuần mới sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ, sàn TP HCM lập kỷ lục mới với 49,3 triệu chứng khoán khớp lệnh thành công, tăng gần 27% so với kỷ lục vừa lập được hôm 3/4. Đà hứng khởi tiếp nối sang phiên 8/4, giới đầu tư hồ hởi chuyển nhượng hơn 55,2 triệu chứng khoán.

    Giới đầu hân hoan trao đổi về xu hướng thị trường và những đợt "lên tàu, xuống tàu" thành công. Những đợt chốt lời ồ ạt không làm họ lo lắng, giúp tuần giao dịch khép lại với phiên bứt phá 13,33 điểm của Vn-Index và trên 100 mã còn dư mua giá trần.

    Kết thúc tuần giao dịch, Vn-Index đóng cửa tại 325,05 điểm, tăng 14,77 điểm (4,76%) so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên tiếp tục tăng mạnh, với 40,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng, so với 22,8 triệu đơn vị trong tuần trước. Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index chốt tuần tại 118,58 điểm, tăng 9,73 điểm.

    Phiên cuối tuần chứng kiến động thái kìm "hàng" trước diễn biến tăng điểm mạnh mẽ hơn cả dự đoán, khiến hàng chục mã mua mua giá trần mà dư bán đã bỏ trống. Diễn biến này cho phép giới đầu tư nghĩ đến mốc điểm 330 trong tuần tới, sau khi đã vượt qua ngưỡng 320 điểm.

    Thị trường qua nhiều dao động và giằng co mạnh, nhưng cũng tạo cơ hội cho giới đầu tư. Nhiều người tranh thủ diễn biến sôi động của thị trường để hiện thực hóa lợi nhuận và tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trên các diễn đàn, không nhiều nhà đầu tư bàn luận về khả năng hồi phục kinh tế, mà phần lớn về nguồn tiền lớn đang chảy về chứng khoán, và ngành nào có khả năng đạt lợi nhuận khả quan trong quý đầu năm.

    SAM là tâm điểm trong tuần giao dịch vừa qua, khi liên tục được tranh mua và khối lượng khớp lệnh cao hàng đầu thị trường. Ở đầu các phiên giao dịch, dư mua vài triệu đơn vị xuất hiện dồn dập, giúp cổ phiếu của Công ty Cáp và Vật liệu viễn thông liên tiếp tăng trần. Cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu tư tài chính cũng đang tăng mạnh trở lại, với kỳ vọng những khoản trích lập dự phòng sẽ sớm được trả lại giá trị.

    Những cổ phiếu ngành tài chính cũng bứt phá mạnh trong tuần, khi STB, SSI liên tục là những mã chống đỡ cho thị trường trong những phiên giới đầu tư chốt lời. Các blue-chip khác, như ITA, HPG, REE với sức cầu lấn át lệnh bán trong nhiều phiên, cũng là những mã hỗ trợ mạnh cho đà đi lên thị trường.

    Nhà đầu tư nước ngoài sau những phiên mua ròng mạnh mẽ trước thời điểm 31/2, hiện đã quay lại với xu hướng bán ròng. Điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại trong tuần là động thái gom trái phiếu mạnh mẽ trong 5 phiên liên tiếp.

    Giới đầu tư trong tuần đón nhận một loạt thông tin vĩ mô có khả năng tác động trực tiếp đến thị trường. Vào đúng dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ, Chính phủ công bố gói kích cầu thứ hai nhằm hỗ trợ lãi suất vay trung và dài hạn từ ngày 1/4/2009 đến hết 31/12/2009. Gói hỗ trợ lãi suất này hướng đến phát triển hạ tầng và nông thôn. Nguồn tài chính cho kế hoạch kích thích kinh tế thứ hai chưa được công bố.

    Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay cũng được điều chỉnh xuống 5%, được đánh giá là gần hơn với thực tiễn nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới trong tuần cũng đưa ra nhận định, kinh tế Việt Nam có khả năng tăng trưởng 5,5% trong năm nay. Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy nhận định, quý I đã lã đáy khủng hoảng, vài ngày sau khi Chính phủ đưa ra gói kích cầu thứ hai.

    Thị trường ngoại hối trong tuần có dấu hiệu nóng lên và giá đôla trên thị trường tự do gần chạm ngưỡng 18.000 đồng, dù theo các ngân hàng, nguồn ngoại tệ vẫn dồi dào. Diễn biến mới trên thị trường ngoại hối thường xuất phát từ nhận định của giới đầu tư trước tín hiệu về các chính sách tiền tệ.

    Thị trường vàng có phần chùng lại, đồng thời Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng không mở sàn vàng mới, còn những nơi đang kinh doanh sàn vàng cần báo cáo với cơ quan này về quy mô và hoạt động. Nguồn vốn từng dịch chuyển từ chứng khoán sang sàn vàng đang tìm lại hướng đi, khi giao dịch trên các sàn vàng chững hẳn lại, nhà đầu tư án binh bất động, dù thị trường không thiếu "sóng".

    Bất chấp con số trên 202.000 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu thứ nhất được các ngân hàng báo cáo là đã giải ngân, hàng chục chuyên gia kinh tế tại một hội nghị do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hôm 10/4 bày tỏ quan ngại về hiệu quả của gói kích cầu cũng như các cân đối vĩ mô của Việt Nam. Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, các chuyên gia kinh tế lo ngại về tình trạng đảo nợ, và ước tính có gần 1/3 nguồn vốn này đổ vào các tập đoàn nhà nước. Trong khi đó, không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào, đối tượng chính của gói kích cầu, cũng có thể tiếp cận vốn. Nguồn vốn này đang giúp các ngân hàng "dễ thở" - đây có thể là tin tốt cho thị trường tài chính.

    Giới chuyên gia cũng cho rằng, những bất ổn vĩ mô vẫn có thể quay lại với nền kinh tế. Trong đó, những cân đối vĩ mô như thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai cũng như sức ép lạm phát đều đáng quan tâm. Quan điểm của giới chuyên môn đã phát đi tín hiệu, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi nghĩ đến việc nền kinh tế thực sự hồi phục.

    Trên thị trường quốc tế, giới đầu tư tài chính trong tuần qua có cớ để kỳ vọng, khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, lãnh đạo các nền kinh tế này cam kết chi trên 1.000 tỷ USD cho các khoản vay khẩn cấp, nhằm khơi thông nguồn tín dụng. Đồng thời, những cam kết của khối này về việc tăng tính minh bạch cho hệ thống tài chính quốc tế và hỗ trợ các ngân hàng xử lý bảng cân đối tài sản được đánh giá là những tín hiệu tích cực.

    Chính phủ Mỹ cũng tiếp tục mở rộng đối tượng nhận trợ cấp từ gói kích thích kinh tế, đồng thời một loạt ngân hàng công bố kết quả kinh doanh có lãi. Những thông tin này đẩy lùi mối quan ngại của giới đầu tư và giúp thị trường Mỹ có 2 phiên tăng điểm hứng khởi trước khi kết thúc tuần giao dịch trước lễ Phục Sinh. Thị trường đón nhận những dấu hiệu đầu tiên cho thấy thị trường tín dụng tan băng, với sự hồi phục của cố phiếu ngân hàng, ngành sẽ đi đầu khi nền kinh tế hồi phục.

    Ngọc Châu

    nguồn: http://vn.news.yahoo.com/vne/20090411/tbs-tam-ly-hung-phan-ay-chung-khoan-but-2cb0122.html
  7. hathu5

    hathu5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Một ba?i viết rất logic va? khá xuất sắc..Nhưng nếu có thê?, bác có thê? phân chia xem thơ?i điê?m hiện tại na?y thi? nhân tố na?o đang chi phối Index : DJI, GOLD hay nội lực va? trạng thái hưng phấn cu?a thị trươ?ng cufng như % chi phối cu?a chúng với INDEX.. ko xét vê? da?i hạn, chi? đánh trong ngắn hạn thi? sóng na?y lên đến được bao nhiêu ( tính đến khi hết sóng va? bước va?o sóng điê?u chi?nh thật sự)..
    PS: Khi thị trươ?ng đang hưng phấn quá mức, như một con bo? điên thi? thay vi? cố gắng theo đuô?i nhưfng mốc kháng cự thi? hafy đê? ca?m giác chi phối va? lựa sóng. ..kinh nghiệm sống chết tư? ba?n thân...share..

  8. DemandSupply

    DemandSupply Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ ban hành quyết định tăng lương vào ngày 6/4
  9. hathu5

    hathu5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Đoạn na?y hi?nh như bác bị lộn kif thuật rô?i... RSI đang dâ?n mất tác dụng khi ADX va? MA đang có kha? năng hi?nh tha?nh 1 trend (bé thôi). Co?n nưfa, tuâ?n sau Volume khu?ng ma? chă?ng may INDEX test lại mốc hôf trợ 320 vư?a mới thiết lập thi? đó la? tín hiệu xấu đó.
    PS: Thị trươ?ng trong mất nhiê?u bác đang rất hưng phấn. Cá nhân tôi cufng ca?m thấy rất vui mư?ng vi? cứ môfi nga?y 5 7% đê?u đê?u nhưng vâfn nhắc các bác nhớ ca?nh giác. Ngươfng kháng cự tiếp theo ma? "đám đông" ki? vọng 360 đang ơ? rất gâ?n, liệu Index có lên dc tới đó không?
    Bây h đi chơi đây, tối sef post cái chart index cu?ng va?i nhận định đê? các bác tham kha?o...hehe
  10. daophuCKVN01

    daophuCKVN01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này